Câu chuyện "Người Việt xấu xí ở nước ngoài" vốn đã âm ỉ và tạo ra những cảm nhận khá trái ngược nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình ảnh, hành động, cách cư xử… của từng cá nhân người Việt ở trong nước khi ra nước ngoài có phần nào làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, dân tộc. Đây là ảnh hưởng văn hóa nô lệ mà chúng ta khi nô lệ Tàu cộng mắc phải…Trung Quốc luôn lúc nào cũng muốn thôn tính đất nước chúng ta, qua bao thế hệ, chúng muốn chia cắt, đồng hóa và biến chúng ta thành thứ nô lệ thấp hèn vong quốc nô để “dễ sai, dễ dạy và dễ diệt!”…có những thứ dân tộc ta phải tự nhận thấy và sửa đổi nhiều trong cách ăn, nết ở của mình nhằm chứng mình cho cả thế giới biết chúng ta không phải bị đồng hóa nô lệ bởi Trung Cộng, là bản sao của Trung Cộng mà họ coi ta là An Nam-Giao Chỉ.
Không phải không có lý do khi Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết một bản so sánh về người Việt và người Mỹ (một văn hóa đa quốc gia!)
– Người Mỹ giàu nhưng ít tiền mặt, người Việt ngèo nhưng lắm tiền mặt.
– Người Mỹ yêu chó, người Việt yêu thịt chó.
– Người Mỹ làm chuồng cho chim về ở, người Việt làm bẫy để bắt chim.
– Khi gặp nhau người Mỹ hỏi có khỏe không, người Việt hỏi làm ăn thế nào.
– Người Mỹ vay tiền ngân hàng để mua nhà, người Việt vay tiền bạn bè để xây nhà.
– Người Mỹ thăm nhau tặng hoa, người Việt thăm nhau tặng phong bì.
– Người Mỹ xem hồ sơ của người xin việc để quyết định nhận hay không,còn người Việt thì xem hồ sơ của bố người xin việc hoặc xem phong bì không đựng hồ sơ.
– Người Mỹ xin việc thì đến công sở gặp giám đốc, người Việt xin việc thì đến nhà riêng giám đốc.
– Thư ký của giám đốc người Mỹ thì mang hồ sơ, thư ký của giám đốc người Việt thì mang son phấn.
– Nhà hàng Mỹ giới hạn khách uống rượu, nhà hàng Việt rủ rê khách uống rượu.
– Buổi trưa người Việt ngủ, người Mỹ đọc sách.
– Người Mỹ ăn sáng xong thì đến công sở làm việc, người Việt đến công sở và sau đó đi ăn sáng, cà phê và tán gẫu.
– Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì xin lỗi nhau, người Việt va chạm nhau thì gây gổ nhau.
– Người Mỹ vừa uống cà phê vừa đọc sách, người Việt vừa uống cà phê vừa nhắn tin.
– Người Mỹ thấy đèn đỏ thì tìm cách dừng lại, người Việt thấy đèn đỏ thì tìm cách vượt qua.
– Người Mỹ rủ nhau đi ăn thì chia nhau trả tiền, người Việt ai rủ thì người đó chi.
– Bố mẹ người Việt đến thăm con thì ngủ trên giường, bố mẹ người Mỹ đến thăm con thì ngủ trên ghế (nếu không có đủ giường)
– Ở Mỹ, Sếp đến thăm nhân viên khi nhân viên đau ốm, ở Việt Nam, nhân viên đến thăm Sếp khi Sếp được thăng chức.
– Người Mỹ lên Sếp thì gầy, người Việt lên Sếp thì béo.
– Người Mỹ chặt một cây thì trồng ba cây, người Việt chặt ba cây thì trồng một cây.
– Người Mỹ im lặng để nghe người khác nói, người Việt bắt người khác im lặng để nghe mình nói.
– Ở Mỹ, người đi tìm thùng rác, ở Việt Nam, thùng rác đi tìm người.
– Người Mỹ thích cụ thể, người Việt thích chung chung.
– Ở Việt Nam dân nịnh lãnh đạo, ở Mỹ lãnh đạo nịnh dân.
– Người Mỹ tìm cách được nghỉ hưu, người Việt đến tuổi hưu tìm cách ở lại…
……..
Nhiều người mỉa mai tôi cho rằng tôi rỗi hơi, tầm sàm khi cứ so sánh văn hóa nước người ta như Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore…với một nước nghèo, lạc hậu như Việt Nam …, tại sao mình không tự khen mình lại đi khen nước người ta…
Xin thưa 40 năm vể trước, các nước này chưa hẳn đã hơn Việt nam về mọi mặc, nhưng bây giờ thì sao !? Còn chê khen là hình thức nhắc nhở bản thân và dân tộc đừng u mê tăm tối để rơi vào kiếp nô lệ Tàu cộng để vạn kiếp bất phục…
Ai đã từng đi du lịch những nước như Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Singapore, Taiwan, HongKong, Korea, Japan…khi nhìn thấy văn hóa của người Việt, Xã Hội Chủ Nghĩa – tự hào là “Đỉnh cao trí Tuệ” mới biết : họ chen lấn không tôn trọng xếp hàng, nói năng thì ồn ào không biết tế nhị, ăn uống (nhất là Buffer) thì hỗn loạn, ào ào giành giựt thức ăn, xã rác bừa bãi, ăn cắp vặt và không tôn trọng luật giao thông…
Các Siêu Thị ở Nhật, ở Úc…nơi có người Việt sinh sống hay đi hợp tác lao động, thường có bảng cảnh báo bằng tiếng Việt “Chỗ này có camera theo dõi” hay in hẳn trên cảnh báo bằng lá cờ máu có ngôi sao vàng với hàng chữ rất đẹp mặt người Việt:
– Ăn cắp vặt là phạm tội
– Nếu ăn cắp sẽ phạt tù 10 năm
– Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động
Người Nhật luôn tôn trọng văn hóa hướng đến cộng đồng, tránh làm ảnh hưởng đến cộng đồng một cách tối đa và cùng lúc đó đóng góp cho cộng đồng càng nhiều càng tốt. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào, trong đó có ăn cắp, được coi như gây tổn tại nghiêm trọng đến cộng đồng. Cũng chính vì tâm lý đó mà nước Nhật nằm trong nhóm nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.
Ăn cắp ở bất kỳ nước nào cũng là xấu nhưng với người Nhật, đó còn là một hành vi tồi tệ khủng khiếp. Chắc hẳn chưa ai trong chúng ta quên được rằng sau trận động đất sóng thần năm 2011, dù hàng trăm nghìn người Nhật chìm trong đau khổ, cùng cực nhưng không có hành vi hôi của, trộm cắp, những người no bụng và có áo ấm sẵn sàng trả lại phần ăn, miếng áo của mình cho người thiếu thốn hơn.
rất, rất nhiều người Việt tâm sự và kể về những vấn nạn mắt thấy tay nghe này như :
“Bạn của mình là người Việt làm nhân viên bán hàng cho Macys ở California. Thỉnh thoảng cô ta phải làm thông dịch cho cảnh sát Mỹ khi bắt được mấy bà người Việt qua du lich đi mua đồ ở Macys rồi ăn cắp áo quần trong Macys vì tưởng dể.”
“Hồi mới sang Mỹ tôi ở cùng nhà với một đám sinh viên Việt Nam du học. Một hôm cả bọn tổ chức mở tiệc, mời cả bạn bè tới dự nữa, đông vui lắm. Ông chủ nhà cũng dự và kéo theo một ông bạn mà qua lời giới thiệu thì ông đó làm trong ban lãnh đạo một tổ chức cộng đồng người Việt tại Boston. Khi mọi người khui bia, cụng ly thì ông khách kia giơ tay ngăn một cô bé lại và hỏi:
-Cháu sinh năm bao nhiêu?
Khi nghe cô bé trả lời là năm 1990 thì ông lắc đầu:
-Vậy thì cháu chưa được 21 tuổi, cháu không được uống rượu bia.
Tôi đứng gần đó nên huơ huơ tay:
-Đừng lo chú ơi, con bé này dân miền Tây tửu lượng cao lắm, cháu đã từng uống với nó rồi, không sao đâu!.
Ông khách nghiêm mặt:
-Luật pháp không cho phép, mọi người nên nhớ là chúng ta đang ở trên đất Mỹ!.
Tôi phẩy tay nói với cô bé:
-Cứ uống đi, đừng lo, có ai biết đâu!
Ông khách hơi lớn tiếng nói gay gắt.
-Vậy thì mọi người cứ tự nhiên còn tôi sẽ không tham gia nữa. Tôi không thể ngồi yên chứng kiến sự phạm luật. Lẽ ra tôi phải báo Cảnh sát mới đúng.
Rồi ông ấy bỏ ra về thật. Buổi nhậu sau đó vẫn tiếp diễn, cả bọn ăn uống, cười dỡn, chả ai còn để ý đến "ông khùng" (theo cách gọi của người trong bữa nhậu đối với ông khách) đó nữa.
Ở Việt Nam, tôi có thằng em thường hay vượt đèn đỏ khi đi xe máy. Ngồi sau nó mà tôi run.Tôi la nó thì nó trả lời tỉnh queo:
-Không có Cảnh sát Giao thông mà anh, em nhòm kỹ rồi!
Nghe tôi nói không phải vì sợ Cảnh sát mà phải chấp hành Luật giao thông thì nó nhún vai:
-Việt Nam mà anh, có phải Mỹ đâu? Mà sao anh thay đổi nhiều thế từ khi sang Mỹ, nhát chết hẳn lên?
Nghe nó nói vừa tức vừa giật mình vì những hình ảnh đó của mình của bao năm trước khi ở cái quốc gia Cộng Sản này đi học ở các nước Tư bản.
Ở VN bạn chạy đúng luật là bị thiên hạ chửi ! Bạn tôi, mỗi khi về Việt Nam hay chạy xe gắn máy đi vòng vòng ; mỗi khi đèn đỏ là phải ngừng lại. Những xe sau tìm cách qua mặt bạn tôi và lớn tiếng : " Điên hay sao mà dừng lại !? Cảnh Sát Giao Thông đâu có ở đây giờ nầy ! ".
Không tôn trọng kỷ luật, luật pháp và phô trương là cố tật của người Việt. Đâu khoảng giữa những năm 1990 làn sóng Việt Kiều về Việt Nam đầu tư nhất là trong lãnh vực công nghệ thông tin. Một lần một người Việt chở "boss" (sếp) của nó là một Việt kiều đi bằng xe máy trong Sài Gòn. Vừa để tiết kiệm thời gian và cũng vừa muốn chứng minh cho ông chủ thấy sự nhanh nhẹn , năng động của bản thân nên thằng em chạy lạng lách rồi cũng có màn tấp vô cây xăng để tránh đèn đỏ như mọi người dân Việt thường làm hàng ngày. Ngỡ được ông chủ khen, ai ngờ cuối buổi ông dội cho gáo nước lạnh:
-Bạn vô kỷ luật lắm. Cây xăng là nơi để bán xăng chứ không phải là đường để lưu thông, sao bạn không mua xăng mà lại chạy tắt qua đó? Nếu muốn làm việc với tôi thì bạn phải học được tính kiên nhẫn, cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ kỹ luật …
(Còn tiếp)
California USA Tháng 03 năm 2016
Views: 0