Uncategorized

Chúa Giêsu mặc khải căn tính và định mệnh con người

12. Chúa Giêsu mặc khải Thiên Chúa là ai, bao gồm Chúa yêu thương chúng ta và đến với chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu cũng mặc khải con người là gì.

12. Chúa Giêsu mặc khải Thiên Chúa là ai, bao gồm Chúa yêu thương chúng ta và đến với chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu cũng mặc khải con người là gì. Công Đồng Vaticanô II trình bày về Chúa Giêsu như “Lời” của Thiên Chúa, dậy rằng “Sự thật là chỉ có mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể đem lại ánh sáng cho mầu nhiệm con người.” 7 Trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta học những sự thật về chính chúng ta, những điều mà chúng ta đã không thể phát minh, và những điều mà chúng ta nếu không cũng chẳng thể hiểu được. Như Thánh Kinh đã ghi nhận, “sự sống anh em được ẩn dấu với Chúa Kitô.” (Col 3:3, NRSV). Người Công Giáo tin rằng Thiên Chúa quá yêu thế gian (Jn 3:16), rằng không để chúng ta trong nghi ngờ, Thiên Chúa đã mặc xác phàm để tỏ ra Thiên Chúa là ai và chúng ta là ai. Công Đồng Vaticanô II giải thích:

Lý do chính về phẩm chức con người nằm trong ơn gọi con người để hiệp thông với Thiên Chúa. Từ tình trạng rất nguyên thủy của nó, con người đã được mời gọi để quay về với Thiên Chúa. Vì con người sẽ không tồn tại nếu nó không được tạo dựng bởi tình yêu Thiên Chúa và một cách không ngừng được giữ gìn; và nó không thể sống một cách trọn vẹn theo chân lý ngoại trừ nó nhận biết một cách tự do để yêu mến và tận hiến chính mình cho Đấng Tạo Hóa của nó. 8

Như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã huấn dụ trong Đại Hội Gia Đình Thế Giới ở Milan năm 2012, “Chính tình yêu đã làm cho con người tự nhiên trở nên hình ảnh xác thật của Ba Ngôi Chí Thánh, hình ảnh của Thiên Chúa.” 9

13. Cụm từ “hình ảnh của Thiên Chúa” xuất phát từ sách Khởi Nguyên (Gen 1:26-27, 5:1, và 9:6).  Điều này gợi ý rằng mỗi một cá nhân rất quí giá với sự cá biệt và phẩm giá không thể coi thường. Chúng ta có thể lạm dụng hoặc lợi dụng người khác hay chính mình, nhưng chúng ta không loại trừ sự thật về việc Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta như thế nào. Phẩm cách căn bản của chúng ta không căn cứ trên những sa ngã hoặc thành đạt của chúng ta. Sự thiện hảo của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài đối với chúng ta đi trước và là căn bản vượt xa hơn bất cứ tội lỗi nào của con người. Hình ảnh Thiên Chúa sống động trong chúng ta, dù chúng ta chấp nhận hay không chấp nhận nó. Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa nói lên rằng sự vui mừng thật của chúng ta hoàn toàn nằm trong sự hiểu biết, yêu mến, và phục vụ tha nhân như Chúa đã làm.

14. Nói về người nam và người nữ như “hình ảnh Thiên Chúa” có nghĩa rằng chúng ta không thể nói về con người mà không tham chiếu từ Thiên Chúa. Nếu bản tính Thiên Chúa là sự hiệp nhất của Ba Ngôi – Cha, Con, và Thánh Thần – và nếu chúng ta được tạo dựng nên theo hình ảnh đó, thì bản tính của chúng ta là tùy thuộc lẫn nhau. Để trở thành một con người, chúng ta cần sự hiệp thông. 10   “Để trở thành một người theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, vì thế, cũng liên quan đến sự hiện hữu trong tình thân và tương quan với người khác.” 11  “Tôi”, để trở thành chính chúng ta, chúng ta cần đến người khác, và chúng ta cần Chúa. Chúng ta cần người để yêu, và được yêu. Để trở thành con người mà chúng ta được tạo thành, chúng ta phải hy sinh chính mình cho anh chị em của chúng ta. “Là một con người… không chỉ chiếm hữu ‘qua quà tặng trân quí của cái tôi’  Mô hình cho hoạt động trao đổi chung của con người là chính Thiên Chúa, như Ba Ngôi, như một sự hiệp nhất trong các Ngôi. Để nói được con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa có nghĩa là con người được mời gọi để hiện hữu ‘vì’ người khác, và trở thành một tặng vật cho người khác.” 12  Để cứu mạng sống của mình, chúng ta phải mất nó vì Chúa (Mt 10:39, 16:25). Lối diễn tả thần học về con người này sẽ là bản thảo dự án cho toàn bộ thần học luân lý, bao gồm giáo huấn của Giáo Hội về gia đình.

15. Chúng ta có thể không quan tâm đến những ảo ảnh về việc tự cho mình là đầy đủ. Nhưng chúng ta đã được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa – và nếu chúng ta muốn sống như những người con trai, con gái của Thiên Chúa mà chúng ta là, thì chúng ta phải chấp nhận lời dậy của Ngài để yêu mến Ngài và yêu thương láng giềng. Cũng như Chúa Giêsu đã mặc khải bản tính của Thiên Chúa qua tình yêu và sự hy sinh của Ngài, cũng vậy, chúng ta phải chấp nhận một cách sâu thẳm sự thật con người mình khi bước vào những mối tương quan của tình yêu và phục vụ với anh chị em chúng ta và trong việc thờ phượng Thiên Chúa.

16. Như Công Đồng Vaticanô II đã ghi trong khi tranh luận về phẩm giá con người, nhiều nhà vô thần tin rằng “nguyên nhân khoa học” một mình có thể nói với chúng ta về tất cả những gì chúng ta cần để biết về chính mình, mà không cần tham khảo bất cứ điều gì bên ngoài thế giới tự nhiên. 13 Nhưng người Công Giáo coi thần học này là căn bản nhân chủng học; nói một cách khác, chúng ta tin rằng hiểu biết về Thiên Chúa và mục đích sáng tạo của Ngài rất quan trọng đối với bất cứ tường thuật đầy đủ nào về con người. Người Công Giáo tin rằng mặc khải về chính Ngài của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu đem chúng ta lại với chính mình, mặc khải sự thật chúng ta là ai, tiết lộ rằng – một cách chính yếu nhất – chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa là căn bản cho căn tính của chúng ta, và căn bản hơn bất cứ những băn khoăn nào, tham vọng nào, hoặc vấn nạn nào mà chúng ta có thể có. Như Thánh Gioan Phaolô II đã dậy trước đây trong triều đại giáo hoàng của ngài, “Người nào ước muốn hiểu biết một cách đầy đủ về mình – và không chỉ do trực tiếp, từng phần, thường xuyên nông cạn, và ngay cả những tiểu chuẩn và đo lường về con người của nó – nó phải bao gồm sự băn khoăn, lưỡng lự, và ngay cả những yếu đuối và tội lỗi, với sự sống và cái chết của nó, để đến gần Chúa Kitô.” 14

17.  Khi dậy về hôn nhân, chính Chúa Giêsu hướng tới dự án và mục đích tạo dựng của Thiên Chúa.  Khi những Pharisiêu chất vấn Chúa Giêsu bằng câu hỏi về ly dị, câu trả lời của Ngài nhắc lại rằng Thiên Chúa đã tạo dựng con người có nam và có nữ, và rằng người chồng và người vợ trở nên một huyết nhục.15  (Mt 19:3-12, Mk 19:2-12). Một cách tương tự, khi Tông Đồ Phaolô viết cho người Côrinthô về đạo đức tính dục, ngài đã nhắc họ về sự hiệp nhất nên một thân xác của người đàn ông và đàn bà trong tạo dựng. (1 Cor 6:16) Khi ngài viết cho người Êphêsô về hôn nhân, một lần nữa ngài nhắc họ về sự kết hợp này, và nói với họ rằng nó là một “mầu nhiệm cao cả” liên quan đến Chúa Kitô và Hội Thánh (Eph 5:32). Viết cho giáo đoàn Rôma, ngài nói về bản thể Thiên Chúa và sẽ được mặc khải qua việc tạo dựng, và nói về tội lỗi – bao gồm tội dâm dục – mà nó dấy lên từ hành động chối bỏ sự hiểu biết của chúng ta về đấng tạo hóa. (Rom 1:18-32)

Chúa Giêsu mặc khải căn tính và định mệnh con người

12. Chúa Giêsu mặc khải Thiên Chúa là ai, bao gồm Chúa yêu thương chúng ta và đến với chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu cũng mặc khải con người là gì. Công Đồng Vaticanô II trình bày về Chúa Giêsu như “Lời” của Thiên Chúa, dậy rằng “Sự thật là chỉ có mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể đem lại ánh sáng cho mầu nhiệm con người.” 7 Trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta học những sự thật về chính chúng ta, những điều mà chúng ta đã không thể phát minh, và những điều mà chúng ta nếu không cũng chẳng thể hiểu được. Như Thánh Kinh đã ghi nhận, “sự sống anh em được ẩn dấu với Chúa Kitô.” (Col 3:3, NRSV). Người Công Giáo tin rằng Thiên Chúa quá yêu thế gian (Jn 3:16), rằng không để chúng ta trong nghi ngờ, Thiên Chúa đã mặc xác phàm để tỏ ra Thiên Chúa là ai và chúng ta là ai. Công Đồng Vaticanô II giải thích:

Lý do chính về phẩm chức con người nằm trong ơn gọi con người để hiệp thông với Thiên Chúa. Từ tình trạng rất nguyên thủy của nó, con người đã được mời gọi để quay về với Thiên Chúa. Vì con người sẽ không tồn tại nếu nó không được tạo dựng bởi tình yêu Thiên Chúa và một cách không ngừng được giữ gìn; và nó không thể sống một cách trọn vẹn theo chân lý ngoại trừ nó nhận biết một cách tự do để yêu mến và tận hiến chính mình cho Đấng Tạo Hóa của nó. 8

Như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã huấn dụ trong Đại Hội Gia Đình Thế Giới ở Milan năm 2012, “Chính tình yêu đã làm cho con người tự nhiên trở nên hình ảnh xác thật của Ba Ngôi Chí Thánh, hình ảnh của Thiên Chúa.” 9

13. Cụm từ “hình ảnh của Thiên Chúa” xuất phát từ sách Khởi Nguyên (Gen 1:26-27, 5:1, và 9:6).  Điều này gợi ý rằng mỗi một cá nhân rất quí giá với sự cá biệt và phẩm giá không thể coi thường. Chúng ta có thể lạm dụng hoặc lợi dụng người khác hay chính mình, nhưng chúng ta không loại trừ sự thật về việc Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta như thế nào. Phẩm cách căn bản của chúng ta không căn cứ trên những sa ngã hoặc thành đạt của chúng ta. Sự thiện hảo của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài đối với chúng ta đi trước và là căn bản vượt xa hơn bất cứ tội lỗi nào của con người. Hình ảnh Thiên Chúa sống động trong chúng ta, dù chúng ta chấp nhận hay không chấp nhận nó. Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa nói lên rằng sự vui mừng thật của chúng ta hoàn toàn nằm trong sự hiểu biết, yêu mến, và phục vụ tha nhân như Chúa đã làm.

14. Nói về người nam và người nữ như “hình ảnh Thiên Chúa” có nghĩa rằng chúng ta không thể nói về con người mà không tham chiếu từ Thiên Chúa. Nếu bản tính Thiên Chúa là sự hiệp nhất của Ba Ngôi – Cha, Con, và Thánh Thần – và nếu chúng ta được tạo dựng nên theo hình ảnh đó, thì bản tính của chúng ta là tùy thuộc lẫn nhau. Để trở thành một con người, chúng ta cần sự hiệp thông. 10   “Để trở thành một người theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, vì thế, cũng liên quan đến sự hiện hữu trong tình thân và tương quan với người khác.” 11  “Tôi”, để trở thành chính chúng ta, chúng ta cần đến người khác, và chúng ta cần Chúa. Chúng ta cần người để yêu, và được yêu. Để trở thành con người mà chúng ta được tạo thành, chúng ta phải hy sinh chính mình cho anh chị em của chúng ta. “Là một con người… không chỉ chiếm hữu ‘qua quà tặng trân quí của cái tôi’  Mô hình cho hoạt động trao đổi chung của con người là chính Thiên Chúa, như Ba Ngôi, như một sự hiệp nhất trong các Ngôi. Để nói được con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa có nghĩa là con người được mời gọi để hiện hữu ‘vì’ người khác, và trở thành một tặng vật cho người khác.” 12  Để cứu mạng sống của mình, chúng ta phải mất nó vì Chúa (Mt 10:39, 16:25). Lối diễn tả thần học về con người này sẽ là bản thảo dự án cho toàn bộ thần học luân lý, bao gồm giáo huấn của Giáo Hội về gia đình.

15. Chúng ta có thể không quan tâm đến những ảo ảnh về việc tự cho mình là đầy đủ. Nhưng chúng ta đã được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa – và nếu chúng ta muốn sống như những người con trai, con gái của Thiên Chúa mà chúng ta là, thì chúng ta phải chấp nhận lời dậy của Ngài để yêu mến Ngài và yêu thương láng giềng. Cũng như Chúa Giêsu đã mặc khải bản tính của Thiên Chúa qua tình yêu và sự hy sinh của Ngài, cũng vậy, chúng ta phải chấp nhận một cách sâu thẳm sự thật con người mình khi bước vào những mối tương quan của tình yêu và phục vụ với anh chị em chúng ta và trong việc thờ phượng Thiên Chúa.

16. Như Công Đồng Vaticanô II đã ghi trong khi tranh luận về phẩm giá con người, nhiều nhà vô thần tin rằng “nguyên nhân khoa học” một mình có thể nói với chúng ta về tất cả những gì chúng ta cần để biết về chính mình, mà không cần tham khảo bất cứ điều gì bên ngoài thế giới tự nhiên. 13 Nhưng người Công Giáo coi thần học này là căn bản nhân chủng học; nói một cách khác, chúng ta tin rằng hiểu biết về Thiên Chúa và mục đích sáng tạo của Ngài rất quan trọng đối với bất cứ tường thuật đầy đủ nào về con người. Người Công Giáo tin rằng mặc khải về chính Ngài của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu đem chúng ta lại với chính mình, mặc khải sự thật chúng ta là ai, tiết lộ rằng – một cách chính yếu nhất – chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa là căn bản cho căn tính của chúng ta, và căn bản hơn bất cứ những băn khoăn nào, tham vọng nào, hoặc vấn nạn nào mà chúng ta có thể có. Như Thánh Gioan Phaolô II đã dậy trước đây trong triều đại giáo hoàng của ngài, “Người nào ước muốn hiểu biết một cách đầy đủ về mình – và không chỉ do trực tiếp, từng phần, thường xuyên nông cạn, và ngay cả những tiểu chuẩn và đo lường về con người của nó – nó phải bao gồm sự băn khoăn, lưỡng lự, và ngay cả những yếu đuối và tội lỗi, với sự sống và cái chết của nó, để đến gần Chúa Kitô.” 14

17.  Khi dậy về hôn nhân, chính Chúa Giêsu hướng tới dự án và mục đích tạo dựng của Thiên Chúa.  Khi những Pharisiêu chất vấn Chúa Giêsu bằng câu hỏi về ly dị, câu trả lời của Ngài nhắc lại rằng Thiên Chúa đã tạo dựng con người có nam và có nữ, và rằng người chồng và người vợ trở nên một huyết nhục.15  (Mt 19:3-12, Mk 19:2-12). Một cách tương tự, khi Tông Đồ Phaolô viết cho người Côrinthô về đạo đức tính dục, ngài đã nhắc họ về sự hiệp nhất nên một thân xác của người đàn ông và đàn bà trong tạo dựng. (1 Cor 6:16) Khi ngài viết cho người Êphêsô về hôn nhân, một lần nữa ngài nhắc họ về sự kết hợp này, và nói với họ rằng nó là một “mầu nhiệm cao cả” liên quan đến Chúa Kitô và Hội Thánh (Eph 5:32). Viết cho giáo đoàn Rôma, ngài nói về bản thể Thiên Chúa và sẽ được mặc khải qua việc tạo dựng, và nói về tội lỗi – bao gồm tội dâm dục – mà nó dấy lên từ hành động chối bỏ sự hiểu biết của chúng ta về đấng tạo hóa. (Rom 1:18-32)

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.