Uncategorized

Là phụ huynh tôi đã chuẩn bị đầy đủ chưa?!

“Làm Gì Để Giáo Dục Con Cái?” Vấn đề đầu tiên phải am tường “Giáo dục”, vậy Giáo dục là gì?

 

Một nửa thế kỷ trước vô tình cờ đọc được một bài của một giáo sư triết, Ông định nghĩa, đại khái: “Giáo dục không phải là nhồi tọng vào đầu đứa trẻ, một mẻ kiến thức ắt có và đủ . . . rồi quăng chúng vào đời …”

“Làm Gì Để Giáo Dục Con Cái?” Vấn đề đầu tiên phải am tường “Giáo dục”, vậy Giáo dục là gì?

 

Một nửa thế kỷ trước vô tình cờ đọc được một bài của một giáo sư triết, Ông định nghĩa, đại khái: “Giáo dục không phải là nhồi tọng vào đầu đứa trẻ, một mẻ kiến thức ắt có và đủ . . . rồi quăng chúng vào đời …”

Từ ấy tôi băn khoăn và suy tư mãi. Tội nghiệp cho (thằng tôi) vì rằng xã hội con người tự tạo ra một hệ thống gọi là “Giáo dục” nơi đó có những giáo trình, bài vở, chủ đề, môn học, nguyên tắc bắt buộc rồi cấp cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu viên một mảnh giấy chứng chỉ, mảnh bằng. Rồi phong cho họ đủ những hư vị như ông tú, bà cử, ngài tiến sĩ, v.v.

Nhưng hệ thống đó không phải là tinh hoa của giáo dục. Nhìn lại 3000, 4000 năm trước Khổng Tử hay Socrates chưa hề tốt nghiệp một trường lớp nào, chưa hề viết một chương đừng nói chi một hệ thống tư tưởng mà mấy ngàn năm sau con người vẫn phải tôn kính, phải học, phải áp dụng …

Phạm thượng hơn cho đến giờ nầy nhân loại, khoa học chưa hề khám phá ra, chưa hề chứng minh được Đức Giêsu học trường làng nào, học phân khoa nào, tốt nghiệp với bản vị  gì. Thế mà sao mấy ngàn năm sau không biết bao nhiêu vạn người khoa bảng viết lách, phân tích, học hỏi, chiêm nghiệm về chính những tư duy, bằng lời nói và bằng hành động của Ngài. Thế thì tạo sao một con người chưa hề bước chân đến trường không bằng cấp, không bản vị đắc thủ được giáo dục từ đâu . .

Nếu là thành viên của Gia Đình Nazaret tôi sẽ nhảy tung lên tuyên bố rằng: “Ấy . . Giáo dục là đấy không đâu khác chính là gia đình khởi nguồn từ gia đình, phát sinh từ gia đình và từ nguồn sinh lực và sự sống thâm thức đó mang đến cho xã hội con người (tinh hoa) của giáo dục.

Vậy yếu nhân nào đóng vai trò trọng yếu trong sứ mệnh giáo dục? Giáo dục những gì, phương tiện gì, phương cách gì???

Giáo dục là một hành trình, là một sự khám phá không ngừng, không phải một bài toán với đáp số có sẵn để chúng ta trả bài cho nhau  . . .

Một câu tôi thường đặt ra với phụ huynh muốn con cái trở thành luật sỹ, bác sỹ, tiến sỹ, v.v. rất đơn giản, đó là quí vị đã sẵn sàng để làm ông Cha, bà Mẹ của những ông bà “Sỹ” con của quí vị chưa?

Thử nghĩ con cái làm bác sỹ, viện sỹ, nghị sỹ, luật sỹ, thẩm phán, v.v. còn cha, còn mẹ, còn anh, còn chị của những người “Sỹ” đó ra sao?

Ông bà tổ tiên mình cực kỳ thông minh với những bài học, những khuôn vàng thước ngọc khi nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đừng nói thêm phững phạm trù khác, nhìn lại lắm kẻ thân thì “chưa tu”, gia thì “chưa tề” mà cứ muốn con cháu mình đỗ đạt chức nầy, làm quan nọ …

Tôi nhớ mãi những châm ngôn sống ở đời khi nghe phụ huynh than thở “con cái thời nay thế nầy … thế khác …

Hoa Kỳ họ tồn tại mấy trăm năm nay có ai chết đói tại Mỹ chưa!

Nhưng điều đáng quan tâm nhất, đó là khi  cha mất, mẹ mãn phần con cái còn lại cái đáng lo chính là cái La bàn đạo đức “Moral Compass”, cái Kim Chỉ Nam của từng lối suy tuy (mind), từng lời phát biểu (word), từng cử chỉ, hành động của con người (action) mang lại gì cho chính cá nhân họ, cho gia đình họ? Nhưng quan trọng hơn hết và cho cộng đồng nhân loại nơi đó con người hãnh diện gióng lên tiếng nói “Tôi là công dân của hoàn vũ!” (I Am A Citizen of the World). Nhiều … nhiều….nhiều … nói mãi không hết.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.