Uncategorized

Danh và Tiếng (Đi Thăm Bác)

Chuyện kể rằng ở vùng quê miệt vườn miền Tây xa xôi Nam bộ, chiều chiều sau việc đồng án hoàn tất và xong bữa cơm chiều, các cô, bác, các anh, chị thường hay rủ nhau đi cầu cá vồ (một loại cầu tiêu bắc trên ao, mương nước nuôi cá tra, cá vồ ở ngoài trời) với tiếng láy rủ gọi nhau ơi ới:

-Ê tụi bây đi thăm “Cố già vĩ đại” không ?

Chuyện kể rằng ở vùng quê miệt vườn miền Tây xa xôi Nam bộ, chiều chiều sau việc đồng án hoàn tất và xong bữa cơm chiều, các cô, bác, các anh, chị thường hay rủ nhau đi cầu cá vồ (một loại cầu tiêu bắc trên ao, mương nước nuôi cá tra, cá vồ ở ngoài trời) với tiếng láy rủ gọi nhau ơi ới:

-Ê tụi bây đi thăm “Cố già vĩ đại” không ?

“Cố già” tiếng láy người miền tây nghĩa là “cá vồ”, người miền Nam phát âm phụ âm “gi” và “v” giống âm nhau! có nghĩa là rủ nhau đi cầu tiêu cá vồ vây!

Khổ nổi là các cô, bác, các anh, chị đi thăm mà nói lớn tiếng quá hay sao để cho các anh du kích “bợ đít” 30 tháng Tư và công an xã mời lên làm việc. Nào là lên lớp chỉ có Bác mới là người vĩ đại, nào là phải noi gương bác, nào là nhớ ơn Bác, thương yêu và nhớ bác trong tim…Không biết các anh con cháu Bác làm việc tư tưởng và chính trị các cô, bác, các anh, chị, cùng với làng, xã ra sao mà từ đó về sau hễ các cô, bác, các anh, chị có đi “cầu cá vồ” thì rỉ tay nhau là “đi thăm bác”. Riêng những người miền Bắc thì ý nhị thơm tho hơn và dí dỏm hơn gọi là “đi thăm lăng Bác”. Cho tới bây giờ nếu các bạn Việt Nam cũng như các bạn Mỹ có nghe đến các cụm từ “ đi thăm cố già” hay “đi thăm bác” , đừng lấy làm lạ các bạn nhé! vì ẩn tàng sau nó là cả một nỗi đau khổ của một dân tộc suốt 40 năm mất đi tự do, dân chủ, và  phải đi lưu vong vì danh tiếng và công ơn của Bác cho cả.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam, thiết lập một chế độ sắt máu, phản dân chủ, đẩy đất nước đi vào con đường đói nghèo, lệ thuộc Tàu Cộng…mà Hồ Chí Minh, người dân miền Bắc gọi là vị “Cha già vĩ đại”, “Cha già dân tộc” là người có công đưa cái chủ thuyết Cộng Sản vào Việt Nam; Mọi người đừng lầm lẫn ngày 30 tháng tư đó là ngày giải phóng Miền Nam như đám Việt cộng rêu rao, vì lúc đó hơn 20 triệu đồng bào Miền Nam có muốn giải phóng không? Thưa rằng không! Dân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa có muốn đi theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa và Cộng Sản hay không? Hoàn toàn không ! Câu trả lời đã quá rõ ràng vì qua 40 năm bằng chứng mà cái Xã Hội Chủ Nghĩa “Đỉnh cao trí tuệ” mang lại cho dân tộc và đất nước ta được gì.

Chúng ta có ngày hôm nay, sống trên mảnh đất bao dung đầy tình người này cũng là nhờ “Cố Già vĩ đại”. Ngoài số bốn triệu Đảng viên, còn có dòng họ và gia đình các công thần của Đảng được hưởng lợi, giàu có, danh vọng “ăn trên, ngồi tróc” từ danh tiếng của “Bác”, bởi thế họ luôn ca ngợi Bác và học tập gương Bác đến mắc cở…từ thơ văn, bài nhạc, đến tư tưởng đều phải học tập từ “Cố già vĩ đại” nếu không thì con số 11kg, 13kg gạo và số 21kg gạo sẽ rất khác biệt hàng tháng khi anh chống đối lại Bác và Đảng; còn lại đa số “sĩ ,nông, công, thương” tầng lớp lao động, công nhân, và dân nghèo đều không cần đến Đảng Cộng Sản và danh tiếng của “Bác” để làm gì ?

Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam dám cho dân tộc ta tự chọn đa đảng và bầu cử tự do, thì chúng ta đám chắc bè lũ cộng sản Đảng này sẽ không tồn tại sau một tháng. Tổng Thống Nga Vadimia Putin đã từng nói:

“Kẻ nào tin những lời Cộng Sản nói là người không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời Cộng Sản bảo là người không có trái tim.”

Một chứng minh thực trạng xã hội Việt Nam là bằng chứng cho chúng ta thấy những người không có cái đầu và không có con tim cai trị đất nước ra sao xuyên suốt hơn 40 năm gọi là “giải phóng”, chỉ có hai câu của Nguyễn Trãi mới hình dung nổi tội ác Cộng Sản:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ…” (Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi)

Một hệ thống giáo dục tiên tiến của miền Nam; một đội ngũ “Sĩ nông, công thương” vững mạnh, một nền tảng con người và đạo đức sâu rộng, một nền tự do dân chủ hình thành và tiến bộ…bỗng chốc Bác và Đảng lại đổi đời mang đến cho nhân dân miền Nam với những trại tù cải tạo khổng lồ; hợp tác xã biến miền Nam phồn vinh thành đói nghèo lạc hậu; 4 triệu người bỏ nước ra đi tìm tự do hay vùi thây ở biển đảo, rừng thiên nước độc. Hệ thống giáo dục, kinh tế miền nam hoàn toàn tê liệt và phá sản…đó là nhờ công của “Bác”, vị “Cố già vĩ đại”. Ca dao, tục ngữ dân ta có câu:

“Hùm chết để da, người ta chết để tiếng !”

“Cuộc đời chỉ có một, nhưng danh tiếng còn mãi mãi.”

“Danh thơm” và “Tiếng tốt” là muốn tôn những việc làm tử tế, tốt đẹp nhất của những con người dám hy sinh bản thân mình cho quốc gia, cho dân tộc. Khi chúng ta có danh thơm, tiếng tốt, chúng ta mới thật sự có giá trị, chúng ta được người nể trọng, được tín cẩn trọng dụng và có ảnh hưởng rất nhiều đến người khác.

“Trăm năm bia đá thì mòn,

Ngàn năm bia miệng, vẫn còn trơ trơ.”

Nói đến đây, tôi nhớ đến câu chuyện Cha con Nhạc Phi và vợ chồng Tần Cối sống vào thời Nam-Bắc Tống. Người ta kể rằng ở vùng Chợ Lớn Quận 5 trên đường NguyễnTrãi, có một ngôi chùa của người Hoa quanh năm hương khói. Khách thập phương đến đây có thể cúng bái thờ lạy. Khi thắp hương vái ở tượng Nhạc Phi thì khách phải khạc nhổ, và cầm dùi mà gõ lên đầu 2 tượng nhỏ của vợ chồng Tần Cối nằm phía bên dưới chân tượng của Nhạc Phi.
Nhạc Phi trong lịch sử Trung Quốc là nhà quân sự nổi tiếng, một danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã đánh nhau với quân Kim 126 trận và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị giết là Đại Nguyên Soái. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, đời đời kính nhớ người con chí hiếu, cũng là một người anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần, danh thơm, tiếng tốt.

Còn Tần Cối, là một thừa tướng của nhà Tống cùng thời với Nhạc Phi. Ở Trung Quốc mọi người dân Trung Quốc xem Tần Cối như một Hán gian do ông là người đã góp phần hành hình xử tội chết tướng Nhạc Phi và con trai Nhạc Vân. Cả hai đều bị hành quyết tại đình Phong Ba.Tần Cối đã thuyết phục vua cầu hòa với quân Kim triệu hồi Nhạc Phi về kinh đô cùng với thập nhị kim bài (tức 12 miếng vàng đại diện cho sự ủy quyền của vua) chỉ ngay sau khi Nhạc Phi định đem quân tấn công kinh đô nước Kim gần như đã có thể nắm lấy chiến thắng trong tay.

Thế mới biết “Danh thơm, tiếng tốt” để lại cho đời ra sao.

Danh tiếng của chúng ta chính là con người của ta, là mục đích sống đời người của chúng ta, là tinh hoa của gia đình, của xã hội, của dân tộc, của đất nước. Nếu chúng ta đánh mất tư cách, đạo đức, phẩm chất, và danh dự của mình, tức là đánh mất đi danh tiếng của chúng ta.

Cuộc đời và sự nghiệp cũng như tư tưởng của “Cố già vĩ đại” ra sao?…lịch sữ sẽ phán xét và mọi con người Việt Nam trong và ngoài nước đều sẽ biết.

Riêng có một điều, danh tiếng “Cố già vĩ đại” thế nào, sự nghiệp “Cố già vĩ đại” ra sao …mà hơn 40 năm Đảng cộng sản Việt nam nhồi sọ những bài học chính trị vào đầu nhân dân miền Bắc cũng như miền Nam thế nào mà mọi người chúng ta ngày nay phải “đi thăm bác” mỗi ngày.

 

            Viết nhân ngày kỷ niệm các Chiến Sĩ Trận Vọng

            Tháng 11 ngày 11 năm 2015

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.