Uncategorized

Bảo thủ – Cấp tiến. Hai từ ngữ, hai luồng tư tưởng và hành động trong Giáo Hội Công Giáo.

Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Gia Đình vừa kết thúc. Bản đúc kết được trao cho Đức Thánh Cha. Vai trò cố vấn của THĐ với ba tuần hội thảo đã hoàn tất, hay đúng hơn là kết thúc. 270 Nghị Phụ về lại nhiệm sở của mình. Đủ thứ đoán già đoán non. không ai biết kết luận rõ ràng na,ngoài trừ dư âm cuộc chiến giữa hai phe được gọi là CẤP TIẾN và BẢO THỦ.

Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Gia Đình vừa kết thúc. Bản đúc kết được trao cho Đức Thánh Cha. Vai trò cố vấn của THĐ với ba tuần hội thảo đã hoàn tất, hay đúng hơn là kết thúc. 270 Nghị Phụ về lại nhiệm sở của mình. Đủ thứ đoán già đoán non. không ai biết kết luận rõ ràng na,ngoài trừ dư âm cuộc chiến giữa hai phe được gọi là CẤP TIẾN và BẢO THỦ.

Thiết nghĩ nên xét lại ý nghĩa,nội dung đích thực và thực tế của hai cụm từ nầy. Xin giới hạn ở trong phạm vi Giáo Hội Công Giáo, để tránh sa đà vào chính trị.

Có người ví von hai khuynh hướng, hai luồng tư tưởng Bảo Thủ và Cấp Tiến bên trong Giáo Hôi Công Giáo như hai luồng nước lạnh và nóng, trực tiếp ảnh hưởng đến “khí hậu” trong Giáo Hội, và kình địch nhau, cho dù luôn cố gắng giữ cho “nước sông không xâm phạm nước giếng'. Cũng có người dùng hình ảnh hai hiện tượng El Nino và La Nina, để nói về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai phái nầy, lắm lúc – đặc biệt thời kỳ trước và đang diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 2014 và 2015, mà chủ đề trọng tâm là Hôn Nhân và Gia Đình, – mang tính chất “có Du không có Lượng”. Những điều nầy không che dấu được con mắt đăm đăm theo dõi với nhiều tâm trạng lẫn lộn của hàng tỷ người trên thế giới,kể cả người ngoài Công Giáo : kẻ mong có những cải cách toàn diện, một cuộc “cách mạng” mà – theo họ – Công Đồng Vatican II đã khai mào, nhưng để dỡ dang; người mong cho Giáo Lý và Giáo Huấn về Hôn Nhân và Gia Đình được bảo toàn nguyên vẹn, chống lại trào lưu thế tục hóa (secularisation) đang lan tràn trong Giáo Hội, nhất là ở Châu Âu. Phái trên được gọi là “cấp tiến”; phái còn lại bị gán cho là “bảo thủ”.

 

1. THẾ-TỤC-HÓA : NỖI LO VÀ NỔI ĐAU CỦA GIÁO HỘI.

Đứng trước một sự thế tục hóa ngày càng lan rộng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khuyến khích sự cống hiến quyết định của các truyền thông Công Giáo. Người đã triều kiến 1.200 nhà ba và các nhân viên của tờ nhật báo Ý “Avvenire”, của kênh truyền hình “Sat2000” của các đài phát thanh “InBlu” và của thông tấn xã SIR. ĐTC đã chọn đề tài “Các tương quan giữa đức tin và văn hóa, hư chúng đã phát triển trong những thập niên vừa qua” cho diễn văn của Người.

Văn hóa Châu Âu, như các vị đều biết,hình thành theo giòng các thế kỷ với sự góp phần của Kitô giáo.Kể từ thế kỷ Ánh Sáng,văn hóa phương Tây đã bắt đầu xa rời các nền tảng Kitô giáo của nó ngày càng mau lẹ. Gần đây hơn cả, sự tan rã của các gia đình và hôn nhân, những vi phạm đếc sự sống và phẩm giá con người,việc thu hẹp đức tin chỉ còn là một trải nghiệm chủ quan và sự thế tục hóa lương tâm chung phát xuất từ đó,cho chúng ta thấy một cách vô cùng rõ ràng những hậu quả của sự xa rời nầy”.

Ngày 10/11/2006, khi triều yết nhóm Giám Mục Đức thứ nhất đi viếng Ad Limina, ĐTC đã xác định rằng Cộng Hòa Liên Bang Đức “đang chung phần cùng thế giới phương Tây tình trạng một nền văn hóa có đặc điểm là sự thế tục hóa.trong đó Thiên Chúa ngày càng có khuynh hướng biến mất khỏi lương tâm chung, trong đó tính duy nhất của khuôn mặt Chúa Kito6 đang suy yếu và những giá trị vốn được rèn dũa với truyền thống của Giáo Hội đang mất đi tính hiệu quả của chúng.

Rất đông những kẻ mất hết can đảm và đầu hàng, những ứng xử gây trở ngại cho việc làm chứng cho sứ điệp giải thoát và cứu độ của Phúc Âm Chúa Kitô”.

Đức Thánh Cha tin chắc rằng trong trường hợp nầy, rất nhiều người tự hỏi phải chăng Kitô giáo rốt  cuộc chẳng phải một mệnh đề cảm tính trong nhiều mệnh đề cảm tính đang hiện có hay sao. Và ĐTC nói:

Tôi tin rằng Giáo Hội ở Đức phải nhận ra trong một tình hình được định nghĩa một cách rõ rệt như thế,một thách đố có tính chất quan phòng mà phải đối mặt một cách dũng cảm, Chúng ta,Kitô hữu, không được sợ hãi khi phải đối đầu với một xã hội mà đàng sau sự vượt trội về tri thức mà nó rêu rao,lại che dấu một sự do dự bất ổn khi phải đối diện với những vân đề về ý nghĩa tối thượng của cuộc sống.Những câu trả lời mà Giáo Hội kín múc trong Phúc Âm của Ngôi Lời làm người,đã thật sự chứng minh sự đúng đắn của chúng trong những trận chiến trí thức suốt giòng thời gian hai thiên niên kỷ; chúng vẫn luôn có một giá trị vĩnh cửu […]. Điều nầy cũng có giá trị với cả những gì liên quan đến các liên hệ của chúng ta với những thành viên các tôn giáo khác, nhất là với đông đảo tín đồ Hồi giáo đang sinh sống ở Đức”[….]

Dưới cái nhìn đức tin, dựa vào Kinh Thánh, thế tục hóa bắt đầu với việc nguyên tổ phạm tội. Sự phản kháng, nghe theo cám dỗ của ma quỷ, đã nhuốm tất cả công trình tạo dựng tốt lành của Thiên Chúa bằng bóng tối sợ hãi và thất vọng. Con người tưởng qua hành vi phản kháng đó sẽ có được những tri thức mình mong muốn, song hóa ra con người đã gặt hái điều ngược lại : sự trần truồng về mọi thứ, hồ nghi mặc cảm với chính mình và nghi ngờ,đổ vấy cho tha nhân, kể cả những người gần gũi thân cận nhất với mình. Thế nhưng thay vì đứng dậy sau thất bại đó, con người lại lún sâu vào tội ác vốn là kết quà và hệ lụy tất yếu của sự bất tuân. Thế tục hóa,vì vậy, là sự bất tuân những lời răn dạy của Phúc Âm, của Huấn Quyền Giáo Hội, để tạo ra một giòng suy nghĩ,lời nói và hành động đi ngược với Tin Mừng Chúa Kito và Giáo Huấn Giá Chúng ta mo Hội. Nói trắng ra, thế tục hóa muốn từ chỗ nên một giáo hội trong Giáo Hội, dần dà xóa bỏ Giáo Hội,công trình cứu độ của Chúa Kitô.  Trong khi Giáo Hội được Chúa Thánh Linh trợ lực, soi sáng, hướng dẫn và ban bảy ơn, thì Satan luôn hoạt độnh mạnh mẽ (và không thể không công nhận là hiệu quả), để phá hoại Giáo Hội, bằng sự tầm thường hóa các giá trị truyền thống, lấy nê đổi mới, nhân bản và cả nhân phẩm, để luồn lách những tư tưởng,những hành xử đáp ứng thị hiếu ưa chuộng cái mới, mà phủi thay với sự thật. Satan, từ cám dỗ đầu tiên đã làm con người gục ngã, nắm vững bài học nầy.

Hai hình ảnh thế tục hóa ở Châu Âu là Pháp và Đức, hai đế chế trổi vượt về kinh tế, chính trị và cả những vấn đề tôn giáo. Nhưng đặc biệt là khía cạnh tôn giáo. Những ông hoàng thế tục luôn muốn nắm lấy Giáo Hội Công Giáo và làm chủ cả về thế quyền lẫn thần quyền. Rất khó khăn và với sự khôn ngoan phi thường, Giáo Hội mới gỡ được những thiên la địa võng áp đặt lên Giáo Hội bằng nhiều cách, nhiều thủ đoạn,qua mọi thời kỳ. Hai thiên niên kỷ phát triển đã giúp Giáo Hội chuyển biến, trở thành một thế lực tin thần ngày càng lan tỏa cả về tầm vóc lẫn ảnh hưởng, đồng thời cũng đầy dẫy thương tích, mà vết thương nặng nề nhất là hai cuộc khủng hoảng đức tin dẫn tới sự xé rách tấm áo nguyên vẹn của Chúa Kitô, cho đến nay vẫn còn hở hoác, nhức nhối và tạo thêm kẻ hỡ cho Satan lợi dụng. Chúng ta muốn đề cập tới Chính Thống Giáo và Thệ Phản (Tin Lành). Nhưng trước hết phải nói đôi hàng về hiện tượng Giáo Hội Công Giáo ở nước Pháp,mà một thời gian dài được gọi là “Trưởng Nữ của Giáo Hội”.

 

2. GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NƯỚC PHÁP VÀ THẾ TỤC HÓA

Liên kết mật thiết với chế độ quân chủ giữa thời kỳ vua Clovis và kết thúc đế chế cũ, Giáo Hội Pháp giữ một vai trò đáng kể trong lịch sử nước Pháp, cả về bình diện tôn giáo lẫn chính trị. Năm 380, Kitô giáo trở thành quốc giáo.Năm 511, vua Clovis triệu tập công đồng Orleans, không nhằm mặt tín lý, mà chỉ để ban hành bộ luật các tương quan giữa nhà vua và Giáo Hội . Các công đồng cấp quốc gia về sau cũng vậy. Chúng đặt những nền móng cho tổ chức phẩm trật của Giáo Hội quanh các giám mục được nhà vua bổ nhiệm. Rất nhiều khoản quy chuẩn luật về quyền quản lý các tài sản vật chất của Giáo Hội, cũng như tổ chức đời sống dòng tu.

 Vào cuối thời Trung Cổ, xảy ra sự đối đầu tranh giành quyền lực giữa Giáo Hoàng Bonifaxiô VIII và vua Philippe le Bel. Những căng thẳng và tranh chấp nầy dẫn tới việc thiết lập ngai giáo hoàng ở Avignon và năm 1378 là Cuộc Đại Phân Cách Tây Phương. Giáo Hội mà một phần vai trò xã hội và văn hóa bị giới trung lưu lên án từ thế kỷ XIII, thì nay bị yếu đi về mặt đạo đức luân lý và tinh thần từ cuộc khủng hoảng nầy: Pháp giáo (Gallicanisme) khai triển; những chủ nghĩa đặc thù (particularisme) cấp quốc gia nở rộ, tâm tình đạo đức thay đổi; những bè rối mới xuất hiện. Cách Mạng Pháp vốn xuất phát từ một khủng hoảng tài chính kéo dài, lại tập trung chủ yếu mọi ngôn từ và chỉ trích vào những đặc quyền đặc lợi của hàng giáo sĩ và giới quý tộc. Tiếp sau đó là những giai đoạn đầy biến động sóng gió đối với Giáo Hội nước Pháp. Các giáo sĩ còn phải thề trung thành với hiến pháp, một hiến pháp coi Giáo Hội Công Giáo như kẻ thù và bách hại những giáo sĩ trung thành với La Mã và Đức giáo hoàng.

Phải nói rằng Giáo Hội nước Pháp gặt cái quả từ nhân nó gieo. Chạy theo vật chất, tiền tài, danh vọng chưa đủ, họ còn buôn thần bán thánh, mua bán chức tước trong Giáo Hội, sống xa hoa, trụy lạc; các tu sĩ phạm cả ba lời khấn khiết tịnh, nghèo khó, vâng lời. Giáo dân xa rời hàng giáo sĩ, không đến nhà thờ nữa. Từ chỗ đau khổ bất lực nhìn Giáo Hội họ yêu mến gắn bó, tín hữu Công Giáo trở nên nguội lạnh và lạnh nhạt với mọi sinh hoạt của Giáo Hội. Tờ Charlie Hebdo là một điển hình. Lấy chiêu bài tự do báo chí, tự do ngôn luận, tờ báo đưa ra những tranh biếm họa không thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, có những nguyên thủ quốc gia Pháp coi ôn nhân nhẹ như rác, ly dị rồi tái hôn. Điều nầy khó xảy ra nếu nước Pháp không đến nỗi sa sút về đức tin và phong trào thế tục hóa không phát triển ồ ạt,đi sâu vào mọi tầng lớp,mọi lãnh vực đời sống. Á

 

3. HAI KHUÔN MẶT ĐỐI KHÁNG

Cho tới nay, không ít người vẫn đinh ninh Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ là một trong những giao hội cởi mở nhất, nếu không muốn nói là cấp tiến. Nhìn vào xã hội Hoa Kỳ với những phong trào tự do không chỉ phát triển hầu như vô tội vạ,mà còn làm bùng nổ chúng ở các nước trên thế giớ, kể cả khối cộng sản, người ta nghĩ rằng Giáo Hội ở Mỹ cũng cố thích ứng với nếp nghĩ, nếp sống của đa số quần chúng.

Thật sự hoàn toàn trái ngược.

Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ la Giáo Hội giữ vững nền nếp, giáo lý và giáo huấn. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ luôn khắt khe trong các vấn đề tín lý và luân lý. Tại sao? Là vì tuy con số tín hữu được xếp hạng thứ tư sau Brasil, Mehico, Philippines, Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ chỉ chiếm non 25% dân số và các giáo phái Tin Lành gấp đôi với 52%, nhưng cộng đồng Công Giáo vẫn được coi là nhóm tôn giáo lớn nhất. Bên cạnh đó, số tín đồ các tôn giáo khác – như Do Thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo,…- gộp lại cũng chiếm khoảng 5,5% dân số. Theo tu chính án đầu tiên của Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm tự do tôn giáo, mọi sự vận động, tuyên truyền, truyền giáo bằng báo chí, bằng các phương tiện truyền thông, đều được tự do, miễn là không xâm phạn lợi ích và an ninh quốc gia, không gây chia rẽ, xâm phạm quyền tự do và lợi ích của người khác, của nhóm khác. Do đó Giáo Hội Công giáo phải nắm vững và giữ vững tín lý và giáo huấn của Giáo Hội, cũng như chú giải iKinh Thánh Công Giáo. Tại sao nữa? Còn vì chính quyền Mỹ chịu ảnh hưởng của Tin Lành và các áp lực xã hội, kinh tế, chính trị, nhất là những năm ông Barack Obama làm tổng thống, đã đưa ra những dự luật, những sắc lệnh, những phán quyết tòa án trái nghịch với giáo lý Công Giáo. Họ dùng các biện pháp tư pháp, như ra tòa, xử phạt, bỏ tù, nếu không thi hành. HĐGM Hoa Kỳ phải chèo chống hết sức vất vả để giữ cho tín lý vá giáo huấn Giáo Hội luôn tinh tuyền, nguyên vẹn. Sau vụ scandal một số giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em, Giá Hội Hoa Kỳ đau đớn chứng kiến hàng loạt giáo dân từ bỏ Giáo Hộ. Uy tín Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ xuống tận đáy. Nhưng nhiều khuôn mặt xuất sắc đã xuất hiện, đem lại sự an tâm,tin tưởng cho các tín hữu. Trong các khuôn mặt sáng giá ấy, nổi trội là Đức Tổng Giám Mục CHARLES CHAPUT, TGP Philadelphia, nơi được chọn và hoàn thành xuất sắc Đại Hội Thế Giới về Gia Đình từ 22 đến 27 tháng 9,với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô.

 

3.1. ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC CHARLES JOSEPH CHAPUT

Sinh năm 1944, là tu sĩ Dòng Phanxicô và là người thổ dân thứ hai được tấn phong giám mục, nhưng là người bản địa đầu tiên làm Tổng Giám Mục (tên bộ tộc Sioux của Ngài là “Ó Tốt” – Good Eagle). Thụ phong linh mục năm 1970, Ngài được Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Rapid City, tiểu bang South, với khẩu hiệu “như Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội”(Eph 3,25). Chín năm sau, 1997, Ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục TGP Denver, bang Colorado và năm 2011, Đức Benêdictô XVI đặt Ngài làm Tổng giám mục TGP Philadelphia, bang Pennsylvania. Wikipedia ghi nhận : Ngài nổi tiếng về SỰ CHÍNH THỐNG (x. định nghĩa kèm theo).

Ngài không ngần ngại chỉ trích Văn Phòng Phim Ảnh và Phát Thanh thuộc HĐGM Hoa Kỳ vì sự xét duyệt tích cực bộ phim, mà theo Ngài là bài tôn giáo, chống Kit giáo. Ngài tấn công kịch liệt các chính trị gia ủng hộ phá thai (pro choice). Ngài công khai vận động không bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ là John Kerry, do lập trường “pro choice”. Ngài không ngại đối đầu với tổng thống Obama. Ngài có mặt năng động trong các vấn đề hôn nhân đồng tính, vấn đề tín hữu dấn thân vào chính trị hoặc vấn đề nhập cư. Tiếng nói của Ngài ngày càng có trọng lượng. Những lập luận Ngài đưa ra – trong các thư mục vụ,trong các bài giảng, trong các bài viết hoặc thuyết trình – đều thẳng thắn, mạch lạc, sâu sắc, trung thành với tín lý Công Giáo và giáo huấn Giáo Hội, không để kẻ thù bắt lỗi hoặc phản bác. Kẻ thù gọi Ngài là bảo thủ. Nhưng những gì Ngài suy tư và biểu hiện có thể cho ta khẳng định:

Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput là một vị giám mục chính thống. Vậy CHÍNH THỐNG là gì?

Chính Thống (orthodoxy – orthodoxeia) nghĩa là niềm tin đúng hoặc sự tinh sạch đức tin. Niềm tin đúng không chỉ là xét về chủ quan, như là dựa trên sự hiểu biết và xác tín cá nhân, mà còn theo lời dạy và sự hướng dẫn của một thẩm quyền ngoại lai tuyệt đối. Thẩm quyền đó là Giáo Hội do Chúa Kitô lập ra và được Thần Khí hướng dẫn. Người chính thống là người mà đức tin ăn khớp với những lời giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo. Vì mạc khải của Thiên Chúa làm nên tích tụ đức tin được tín thác cho Giáo Hội nhằm cứu rỗi con người, nó cũng cùng với những chân lý được diễn dịch rõ ràng từ nó,hình thành đối tượng và nội dung của sự chính thống.

Kiên định với những lời giảng dạy và phương pháp của Chúa Kitô và của các Tông Đồ, các Thánh phụ chỉ ra sự cần thiết của việc giữ gìn sự tích tụ đức tinn luôn tin tuyền và không mơ hồ. Thánh Augustinô diễn tả: “không được mơ hồ rối rắm như ngoại giáo,cũng không bị vẫn đục ô uế như các dị giáo hoặc sự thờ ơ của ly giáo hay là sự mù quáng của Do Thái giáo, là tôn giáo cần được tìm kiếm,nhưng chỉ nơi những người được gọi là Kitô hữu Công Giáo hoặc là người chính thống,nghĩa là những kẻ canh giữ giáo lý đúng đắn và những người theo các giáo huấn chính đáng”(De vera Religione).

Đức TGM Charles J. Chaput xứng danh là một người chính thống.

 

3.2. ĐỨC HỒNG Y WALTER KASPER

Chúng tôi đã nó và giới thiệu một số bài viết về vị hồng y người Đức nầy, về mối liên hệ “thầy trò” với nhà thần học Hans Kung, người đã hài 10 tội của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II vì bị cấm giảng dạy thần học, cũng như luôn cay cú với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI do cùng một điểm xuất phát, ngang tuổi, ngang tài ngang sức, nhưng kẻ thì tột đỉnh vinh quang (đó là theo cách nói thông tục), còn một người thì ngày càng xuống dốc, lòng chất chứa hiềm khích, tâm địa tiểu nhân. Hồng ynKaser là phụ tá và đồng tác gỉa hai cuốn sách với linh mục Hans Kung.

Hồng y Walter Kasper cũng xứng danh là người cấp tiến (progressist). Hơn thế, là người theo phái tự do (liberal). Nếu theo dõi tư duy thần học và Kinh Thánh của Hồng y Kasper, thì người ta sẽ chẳng quá ngạc nhiên khi nghe vị hồng y nầy đề xuất việc cho người ly dị tái hôn được rước lễ hoặc công nhận đồng tính. Chạy theo thị hiếu để làm vừa lòng một nhóm người suy nghĩ và hành động khác hẳn và trái ngược với Kinh Thánh và giáo huấn Giáo Hội, tất nhiên không thể là người chính thống. Khi còn ở Hội đồng giáo hoàng về Hiệp Nhất Kitô hữu, hồng y Kasper “dám” nghĩ tới việc giảm thiểu tính bí tích của Bí Tích Thánh Thể, nhằm “dung hòa” quan điểm của Công Giáo và Tin Lành. Không thể hiểu được một sự điên rồ như vậy nơi một vị giáo phẩm cao cấp. Không thể chấp nhận được một đề xuất phản tín lý như vậy. Người Tin Lành chỉ coi việc Chúa Giêsu truyền phép như là một cử chỉ tượng trưng, trong khi với tín hữu Công Giáo, qua lời linh mục tế lễ truyền phép, bánh và rượu trở nên Thịt và Máu THẬT của Chúa Giêsu Kitô. Hồng y Kasper đề nghị Giáo Hội Công Giáo “nhượng bộ” để có được sự đồng thuận của anh em Tin Lành. Nhưng Tin Lành đâu chỉ xung khắc với Công giáo về vấn đề Bí Tích Thánh Thể. Liệu sau đó hồng y Kasper sẽ đề nghị hủy bỏ các tín điều về Đức Maria hoặc những giáo huấn Gíao Hội Công Giáo mà anh em Tin Lành không thuận tai, không dung nạp hoặc chống lại?

Một nhà thần học có tiếng như hồng y Kasper không thể không hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa đối với Giáo Hội và là trung tâm quy chiếu các Bí Tích. Chỉ có một giải thích hợp tình : hồng y Walter Kasper đã đưa ra một đề nghị hết sức sai lạc, có lợi cho Satan. Bí Tích Thánh Thể chẳng những là trung tâm quy chiếu, mà còn là lý do sống còn cho các Bí Tich (kể cả và nhất là Bí Tích Giáo Hôi). Không còn Bí Tich Thánh Thể, thì Bí Tích Truyền chức thánh không còn lý do tồn tạ; các Bí Tích hòa giải và Thêm sức chẳng còn cần thiết, vì anh em Tin Lành chẳng bao giờ chấp nhận Bí Tích Xưng Tội…. Một sự sụp đổ hoàn hảo! Không biết theo đúng ý đồ thâm độc của Satan hay là mưu ma chước quỷ của một chức sắc Giáo Hội đã leo cao trèo sâu trong Giáo Hội. Âm mưu đã thất bại. Nay lợi dụng sự đề cao tôn vinh ban đầu của Đức Phanxicô, hồng y Kasper mau chóng hình thành thế phản công của nhóm cấp tiến-tự do, bật dậy như lò xo vốn hơn ba thập niên không dám công khai ho he, vì sợ hãi uy tín của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II (1978 – 2005) và của Đức Biển Đức XVI(2005 – 2013), Đấng vừa gây bất ngờ và cũng tạo niềm vui vô bờ bến cho hồng y Kasper và phái theo chủ nghĩa tự do cấp tiến, khi Người tuyên bố từ nhiệm. Đây là cơ hội ngàn năm cho những ý tưởng, những suy tư, những ước mơ đưa vào Giáo Hội, đi ngược với Kinh Thánh hoặc/và giáo huấn Giáo Hội (ly dị tái hôn được rước lễ; hôn nhân đồng tính,…),

 

KẾT LUẬN.

Sẽ dài dòng không thật sự cần thiết, nếu tiếp tục phân tích các sự kiện, các văn bản,để phân định thắng thua giữa những khuynh hướng khác nhau trong Giáo Hội Công Giáo. Cho tới nay, người ta vẫn quen xếp chúng làm hai phái : cấp tiến và bảo thủ. Những ai giữ gìn truyền thống, trung thành với giáo huấn,thì được xếp vào nhóm bảo thủ; những ai đề ra hoặc vận động những điều khác thường,thì được ch là cấp tiến. Nói tới bảo thủ, người ta liên tưởng ngay đến một Giáo Hội già nua,cũ kỷ,khó thích hợp với những đổi thay chóng mặt của thời đại. Một Giáo Hội bảo thủ không thể thích ứng với nhiều tình huống và dễ bị xa lánh, thậm chí bị đào thải. Cải tổ, liên tục thay đổi,năng động trong thích ứng,đáp ứng những đòi hỏi của thời đại, theo những người cấp tiến – tư do, mới là đúng đắn. Trong khi thích nghi với thời đại,theo họ, có thể phải hy sinh một số điều, kể cả những điều được coi là quan trọng. Đan cử trường hợp của hồng y Kasper nêu trên: muốn có hiệp nhất với anh em Tin Lành, cần hy sinh Bí Tích Thánh Thể.

TÌNH THƯƠNG TRONG CHÂN LÝ.  CARITAS IN VERITATE.Lời Chúa Giêsu nhắc nhở : “Ta đến để làm chứng cho Sự Thật” (Ga 18,37). Giáo Hội yêu thương, săn sóc, cảm thông con cái,nhưng không mị dân, không chạy theo thị hiếu lắm khi rất sai trái, hèn hạ của dân, Giáo Hội là của Chúa Kitô, vậy nên sống bằng Lời Chúa và Thịt Máu Người. Giáo Hội được Chúa ban quyền giảng dạy, giảng và dạy. Giáo Hội được Chúa Kitô trao phó kho tàng các Bí Tích và tự Giáo Hội cũng là một Bí Tích. Vì vậy, mọi thay đổi về cấu trúc trần thế, nhằm phục vụ hữu hiệu hơn,có thể được chấp thuận. Nhưng muốn sửa đổi tín lý, giáo huấn Giáo Hội để chiều theo thị hiếu của một nhóm người, thậm chí là đa số, là điều không thể chấp nhận được.  Giáo Hội là Mẹ và Thầy (Mater et Magistra):  với tư cách một người Mẹ, Giáo Hội luôn quan tâm yêu thương và làm những điều tốt lành cho con cái. Là Thầy dạy chân lý, Giáo Hội phải tuyệt đối trung thành với Tin Mừng, với Kinh Thánh và Thánh truyền, để bảo vệ kho tàng đức tin, giữ cho đức tin luôn tinh tuyền, là ngọn hải đăng soi dẫn mọi tín hữu về bến yên hàn.

Và đã có nhiều người, ở nhiều thời kỳ lịch sử Giáo Hội, đã cho rằng Giáo Hội bảo thủ. Họ muốn một Giáo Hộ NHƯ LÒNG HỌ MONG MUỐN, không phải là Giáo Hội NHƯ LÒNG CHÚA MONG MUỐN.

Từ đó ta có thể nói:

+ Hồng Y Walter Kasper là một người thuộc phe cấp tiến theo chủ nghĩa tự do.

+ Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput là một người bị cho là bảo thủ.Nhưng sự kiên vững đức tin, lòng kính trọng và vâng hục tuân giữ giáo huấn Giáo Hội của Ngài cùng với hoạt động mục vụ đầy sáng tạo của Ngài trong một môi trường vừa cổ kính, vừa đòi hỏi canh tân như Tổng giáo phận Philadelphia, trong một xã hội đầy biến động như là nước Mỹ, thì Đức TGM Charles J, Chaput, như nhận xét từ đầu, là một người chính thống.

 

LỄ Các Thánh Nam Nữ 2015

Giuse Nguyễn Thế Bài

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.