Uncategorized

Thiện và Ác?

Theo Đạo Phật, “Thiện  có nghĩa là hành vi, lời nói hay ý nghĩ tốt, thường mang lại an vui, hạnh phúc cho chính mình hay cho người khác, hoặc cả hai. Ngược lại, Ác  là hành vi, lời nói hay ý nghĩ xấu, thường gây ra tai họa, đau khổ và bất hạnh cho chính mình hay cho người khác hoặc cả hai”.

Theo Đạo Phật, “Thiện  có nghĩa là hành vi, lời nói hay ý nghĩ tốt, thường mang lại an vui, hạnh phúc cho chính mình hay cho người khác, hoặc cả hai. Ngược lại, Ác  là hành vi, lời nói hay ý nghĩ xấu, thường gây ra tai họa, đau khổ và bất hạnh cho chính mình hay cho người khác hoặc cả hai”. Có thể hiểu một cách chung chung, đơn giản, Thiện là những gì tốt đẹp, trái lại Ác là những gì xấu xa. 

Hiểu như vậy mới thấy rằng cái Thiện và cái Ác đang diễn ra vô cùng đa dạng và phức tạp trong đời sống xã hội, dưới muôn vàn hình thức và tính chất, mức độ khác nhau. Có những hành vi trực tiếp và cụ thể gây ra cái Ác – thí dụ như hành hạ, tra tấn dã man người khác hoặc giết người. Song cũng không thiếu những hành vi, tưởng chừng như không gây hại trực tiếp, nhưng lại gây ra những hậu quả còn nguy hại và lớn lao hơn cho xã hội – ví dụ như buôn bán các chất ma túy hoặc tham nhũng. Bởi ma túy đang giết dần vô số những nạn nhân, thậm chí biến họ thành tội phạm. Còn tham nhũng, tuy không trực tiếp kề dao vào cổ ai, nhưng lại tạo nên bất công xã hội, tước đi cơ hội sống còn và niềm tin của biết bao con người.

Bởi vậy mà chúng ta được nhắc nhở luôn “làm điều lành” và “tránh điều ác”, bởi theo luật “nhân quả” thì “gieo gì gặt nấy” :  gieo thiện sẽ gặt thiện và ngược lại, gieo ác sẽ gặt ác, không sai. Tất nhiên phải hiểu rằng từ lúc gieo cho đến lúc gặt, không chỉ là ngắn ngủi trong một “mùa”, không chỉ thấy được trong một vài trường hợp “quả báo nhãn tiền”, mà là về lâu về dài, thậm chí là kiếp này kiếp khác. Chỉ có điều chắc chắn là thế nào rồi Thiện Ác cũng “đáo đầu chung hữu báo” mà thôi.

Có hay không người Thiện, kẻ Ác?

Khổng Tử từng nói  “Nhân chi sơ, tính bản thiện” nghĩa là bản chất con người lúc mới sinh ra là thiện. Đồng quan điểm có các triết gia Platon và J.J. Rousseau. Họ đều cho rằng con người sinh ra là hiền lành, nhưng chính “xã hội đã băng hoại con người” và làm cho con người trở nên hung dữ, xấu xa. Trái lại, Thomas Hobbes, F. Nietzche và vài triết gia khác thì ngược lại, bi quan cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản ác”. Nghĩa là con người vốn mang trong mình bản chất độc ác, lớn lên nhờ có giáo dục mà trở nên thuần, nên thiện!…

Theo triết lý nhà Phật thì không như vậy. Mà trong mỗi con người, nói nôm na, là từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, luôn hiện hữu một ông Bụt và một con quỷ dữ. Nói khác, là luôn có một ông Thiện và một ông Ác bên trong. Làm chủ, nói khác là khi ông Thiện “khống chế” được ông Ác thì con người trở nên lương thiện, còn ngược lại, khi ông Thiện bị “lép vế” trước ông Ác, thì con người trở nên hung ác. Và như vậy, ông Thiện hay ông Ác kia chính là cái “Tâm” của con người vậy. Cho nên mới có “Tâm thiện” và “Tâm ác” trong con người như triết lý nhà Phật đã dạy….

Lang tử dã tâm

Dân gian dù ở Á hay Âu đều có những chuyện cổ tích, ngụ ngôn về một loài vật đặc biệt mà người người đều khinh bỉ không ai muốn dây dưa. Người lớn thì luôn cảnh giác đề phòng mà trẻ con thì luôn khiếp hãi. Đó là một loại chó rừng sống hoang dã, mang rất nhiều cái tên nghe tới ai ai cũng muốn lánh xa bởi sự độc ác, dã tâm, mưu mẹo, quay quắt, tráo trở của nó. Đó chính là con sói, con lang, con cáo hay con hồ ly đều cùng một họ. Tính quỷ quyệt, độc ác, tham lam, là bản năng của nó! “Lang tử dã tâm” – con người đã có lòng dạ độc ác như lang sói luôn kiếm chuyện hại người, gây tai họa cho xã hội không sao lường được.

Kết tình bạn với người ta
Giúp nhau thì ít hại nhau thì nhiều
!”.

Làm sao tích Thiện và tẩy Ác?

Có lẽ đây là yêu cầu khẩn thiết  trong thời đại ngày nay, khi mà xã hội ngày càng bị cái ác hoành hành dữ dội nhất. Để mang lại điều lợi cho mình, con người ta bất chấp cả lương tri, luật pháp, không từ một phương sách, thủ đoạn nào, gây ra lắm tổn thất và nỗi bất hạnh cho người khác dưới muôn hình vạn trạng.

Hẵn ai cũng biết ấy là do giáo dục. Con người đang mất căn bản giáo dục từ lúc sinh ra. Lỗi của gia đình ư? Của trường học ư? Của xã hội ư? Lỗi của tất cả. 

Trong thực tế bi quan ấy, liệu các tôn giáo – mà hầu hết đều có chung một lời răn tín đồ là “làm điều lành, lánh điều dữ”, có thể biến đổi "Kẻ Ác" thành "Người Thiện" được không?  Mong lắm thay!!!

"Thiện là cửa ngõ của sự an lạc và hạnh phúc"

Nguồn: Internet

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.