Uncategorized

Vết Cắt Ngọt Ngào (2)

Sau ly dị, bạn hãy bình tĩnh đánh giá vấn đề và suy xét mọi việc. Có thể bạn là nạn nhân của người chồng, người vợ bội bạc nhưng cũng có thể, bạn cũng góp phần làm nên “sự đổ vỡ” của hôn nhân. Đừng nên đổ hết mọi sự xấu xa cho bạn đời cũ, cũng không nên nguyền rủa anh ta hoặc nói xấu bạn đời với con hòng làm con cũng căm phẫn cha, mẹ chúng như bạn. Nên cứng rắn và dứt khoát.

Sau ly dị, bạn hãy bình tĩnh đánh giá vấn đề và suy xét mọi việc. Có thể bạn là nạn nhân của người chồng, người vợ bội bạc nhưng cũng có thể, bạn cũng góp phần làm nên “sự đổ vỡ” của hôn nhân. Đừng nên đổ hết mọi sự xấu xa cho bạn đời cũ, cũng không nên nguyền rủa anh ta hoặc nói xấu bạn đời với con hòng làm con cũng căm phẫn cha, mẹ chúng như bạn. Nên cứng rắn và dứt khoát. Nên nhớ, có thể đó là người bạn đời không tốt của bạn nhưng vẫn có thể là người cha, người mẹ tốt của các con bạn.  

Clinton Power (Counselling Services & Marriage Therapy), một chuyên gia cố vấn về gia đình cho rằng: “Một trong những lý do chính khiến tranh cãi kéo dài là do bạn không hiểu, không đánh giá đúng mức hoặc không thừa nhận quan điểm của người bạn đời. Một khi bạn có thể tự mình đánh giá cao những điểm khác biệt của người bạn đời, khi đó bạn đã xuống thang trong tranh luận và đang tìm kiếm giải pháp để hòa giải”.

Ruth Houston, chuyên gia tâm lý cảnh báo sự “không chung thủy” thường bắt đầu như kiểu một tình bạn trong sáng. Từ vấn đề tinh thần, tình cảm sẽ dần dẫn đến yếu tố nhục dục, đam mê. Con số 55% số người được hỏi cho rằng ngoại tình là nguyên nhân gây ra sự chia tay của họ.

73% các cặp vợ chồng cho rằng thiếu cam kết và ràng buộc hay thiếu đi niềm tin lẫn nhau chính là lý do khiến cuộc hôn nhân của họ xấu đi; vì trong tình yêu họ đã coi thường người phối ngẫu, và gian dối trong tình yêu.

Tôi biết anh từ những ngày đầu, những ngày khó khăn qua Mỹ, rồi anh chí thú bảo lãnh vợ sang, rồi 2 con chào đời, rồi bão lãnh tới ông bà nhạc sang. Anh chịu làm, chịu thương, chịu khó và hy sinh hết mực, quên cái “tôi” của mình để đánh đổi một gia đình con cái hạnh phúc và đoàn tụ. Anh hay nói đùa với tôi là:

“ Hôm nào mời bác sang làm vài ve để mình xin đổi tên!”

Thì ra anh nói đùa để khỏa lắp những bận bịu, lo toan mà gia đình anh, vợ anh, con anh, ông, bà già vợ anh luôn phải gọi đến tên anh trong tinh thần phục vụ. Tánh anh tuy nóng nảy nhưng nguội đi rất nhanh…Nhưng tôi cũng biết ẩn giấu phía sau những căng thẳng của anh là bao lo toan cho một đại gia đình hai bên Nội-Ngoại nặng gánh. Bước vào tuổi 50, anh những tưởng sẽ được bù đắp bởi những hy sinh, cố gắng anh dành cho gia đình. Nhưng hỡi ôi, tình người đã bạc mà lòng người còn quá nhiều gian dối, lọc lừa.

Anh bước ra khỏi tòa “Child support” sau hơn một giờ căng thẳng với người vợ cũ với 24 năm quen nhau, 18 năm chung sống; vợ chồng anh sống với nhau có hai đứa con nhỏ mà bây giờ phải nhờ đến tòa phân xử vì chị ta nhất quyết nghe lời gã nhân tình (T.H) giàu có nhưng già hơn cả chục tuổi đưa 2 con anh ra tranh chấp ở tòa đòi quyền giữ con và tiền cấp dưỡng…cho dù tiền luật sư (PĐBT) không phải rẻ, cho dù anh chưa hề phạm vào các tội như “trai, gái”, “nghiện rượu”, hay “bài bạc”, hay “bỏ bê vợ con”. Mười mấy năm nay anh đi làm chí thú, lo lắng cho cả gia đình vợ, cho hai con ngày cũng như đêm…bây giờ chỉ còn tay trắng.

Tôi thầm tội nghiệp cho anh và tiếc cho gia đình và con cái anh gây dựng, chỉ vì một người đàn bà thiếu suy nghĩ, đứng núi này trông núi nọ – vợ anh, một người ở cái tuổi không quá trẻ, cũng không phải tuổi ham vui, nông nổi…mà đem tình cảm và hạnh phúc gia đình, con cái mình ra đánh đổi với vài gã tình nhân chưa thân quen tới vài năm và đổ hết lỗi trên đầu anh để có cớ mà ra đi. Đem đánh đổi cuộc đời mình và gia đình mình bổng chốc hóa tan hoang không thể cứu vãn, làm trò cười cho thế gian. Tôi thầm tiếc cho gia đình anh vì vợ anh đã quên câu:

                         “Không chồng đi dọc đi ngang

                         Có chồng ta cứ một đường mà đi.”

Đi đây là đi chung lối của gia đình, của hạnh phúc con cái…

Không lẻ mình là con người mà sống như gà “ăn no rồi quẹt mỏ” hay “qua cầu rút ván” sao? Người vợ không biết rằng một gia đình với người cha, người chồng có trách nhiệm, thương yêu con cái như thế ngàn vàng mua được sao? Con cái rồi sẽ ra sao khi các nhân tình chị ta rồi sẽ ra đi ? Tôi càng thấm thía và thông cảm với tác giả đã viết bài hát “Vết Thương cuối cùng”:

                          “Người vừa tặng ta vết thương đau ngọt ngào
                          Chẳng nợ gì nhau, hãy để tình ta bay cao
                          Từ vào cuộc vui đã chớm nghe lừa dối
                          Che dấu trên nụ môi những lời yêu quá tả tơi.”

Nếu ai đó đã từng biết ca khúc “Lầm” của Lam Phương chắc cũng thở dài cho số phận anh bạn của tôi:

                  

                       Anh đã lầm đưa em sang đây,
                        Để đêm trường nghe tiếng thở dài

                        Thà cuộc đời yên trong lòng đất,
                        Được trở về tiếng khóc ban sơ
                        Hơn là mang kiếp mong chờ…

Chúng ta luôn sống trông hy vọng, lạc quan và yêu đời như là hành trình của mỗi người trong chúng ta. Cho dù chúng ta phải trải qua bao biến cố thăng trầm từ Việt Nam sang tới Hoa kỳ, cho dù đời người “lên voi” đã không như ý mà “xuống chó” thì hơi bị nhiều…gia đình vẫn là cái nôi hạnh phúc cho các con, nhưng có lẽ tình yêu đời và tình yêu cuộc sống luôn nâng bước ta đi để cho dù sống ở nơi đâu trên toàn thế giới, đường đời đầy biến động.

Chúng ta vẫn không thẹn với quê cha, đất Tổ và với mẹ Việt Nam.

Tôi vẫn liên lạc với anh và thấy anh trưởng thành nhiều trong đau khổ…anh cứng rắn hơn và quả quyết hơn nhiều…Anh sống cho tương lai và con đường anh chọn ánh sáng đã le lói ở cuối đoạn đường như một tia hy vọng cho tuổi đã xế chiều có người thật lòng thương anh chứ không đến nổi tuyệt vọng, hận đời và hận mình lâm vào “bất đắc chí”, “thất tình”, và “không thiết với cuộc sống” …như tác giả của bài hát:

                        “Đường tình vừa xa, xác thân đau rã rời
                         Nhưng một lần này thôi để rồi từ nay yên vui
                         Cuộc đời buồn tênh nên lẻ loi tìm đến
                         Ta cám ơn tình nhân đã dìu ta đến mộ phần.”

Kinh nghiệm cho thấy rằng các bạn cần phải hành động theo lý trí của mình, đấu tranh cho những gì bạn tin là đúng trong danh dự, trách nhiệm và lòng tự trọng…và luôn luôn ngẩng cao đầu bất chấp điều gì sẽ xảy ra trong quá trình ly dị như tranh chấp về tài sản, tranh chấp về quyền nuôi dưỡng con. “Đúng” và “Sai” lúc này không còn ranh giới nữa thì hãy để cho luật pháp can thiệp, vì những gì bạn nhẫn nhịn đã đến mức giới hạn.

Sẽ không bao giờ bạn cảm nhận được việc bố mẹ ly dị sẽ khó khăn đến nhường nào đối với con cái. Dù cho lúc đó bọn trẻ còn rất nhỏ chúng sẽ vẫn bị tổn thương. Hãy dùng cả khung trời yêu thương và hy sình bù lấp cho chúng, khi lớn lên chúng sẽ nhận ra “Tình yêu” là sự hy sinh và cho đi của bạn vì gia đình.

 (Còn Tiếp)         

         

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.