Uncategorized

Chuyện Kể Cho Con: Nhân phẩm và Danh dự

Bế mạc khóa Việt Ngữ ở trường rồi mà ba còn nợ các con một câu trả lời cho một câu hỏi mà Anh Thư và Minh Trí đã hỏi: thưa ba nhân phẩm và danh dự con người là gì hả ba ?

Hôm nay, ba muốn chia sẻ với các con về hai định nghĩa đạo đức học khác nhau nhưng lại có quan hệ gắn bó hỗ tương lẫn nhau.

Bế mạc khóa Việt Ngữ ở trường rồi mà ba còn nợ các con một câu trả lời cho một câu hỏi mà Anh Thư và Minh Trí đã hỏi: thưa ba nhân phẩm và danh dự con người là gì hả ba ?

Hôm nay, ba muốn chia sẻ với các con về hai định nghĩa đạo đức học khác nhau nhưng lại có quan hệ gắn bó hỗ tương lẫn nhau.

Trước nhất, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi cá nhân theo một quan điểm sống và ràng buộc nào đó mà mình noi theo như sống học làm người theo đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo thờ Ông Bà..v..v.. với mục đích tu dưỡng và rèn luyện nhân phẩm tốt đẹp cho mỗi cá nhân con người. Nhân phẩm không chỉ phụ thuộc vào mỗi cá nhân mà còn phụ thuộc vào quan niệm của từng xã hội, giai cấp khác nhau.

Như vậy, Nhân phẩm là tất cả những phẩm chất tốt đẹp mà mỗi một con người có được qua quá trình tu dưỡng và học hỏi trao dồi cho bản thân như : Có lương tâm trong sáng, có vật chất và tinh thần lành mạnh, sống và gìn giữ đạo đức, tôn trọng nhân phẩm chính mình và mọi người xung quanh mình. Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao và được mọi người kính trọng. Người thiếu nhân phẩm hay tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội coi thường và mọi người lên án.

Danh dự là kết quả của quá trình tạo dựng và bảo vệ nhân phẩm của các cá nhân. Một con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân mình mà còn phải biết làm cho nhân phẩm của mình được nâng cao, được xã hội công nhận thông qua hoạt động cống hiến, nêu gương không mệt mỏi của cá nhân mình cho xã hội, cho loài người.

Các con thân mến !

Napoleon có một câu nói: “Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời”

Nhiều người trong cuộc sống chấp nhận làm những điều xấu xa, ích kỷ của họ để cho bản thân mình bị vấy bẩn vì vật chất, tiền tài và danh vọng mà mất đi danh dự, niềm tin và cuộc đời họ. Các con có biết vì sao người ta thường so sánh nhân phẩm, danh dự, lòng tự trọng như cái vỏ bề ngoài, như cái phong bì không? Bởi vì ngày nay có quá nhiều người đánh mất nhân phẩm và lòng tự trọng của bản thân vì miếng cơm, manh áo, vì tiền tài, danh vọng và dục vọng. Họ chỉ khoác cái vẻ bề ngoài đẹp đẻ, như cái phong bì bao bọc bên ngoài, nhưng bên trong nhân phẩm của họ thì không đáng một xu. Rải rác đâu dây các con có thể thấy những người con bất hiếu, vô nghì. Các có thể thấy người vì tiền, vì danh vọng mà phá nát gia đình và con cái mình và gia đình người khác. Họ có thể là những phản bội, người tham sang, phụ khó; người có mới nới cũ, người thấy trăng, quên đèn, người vong tình phụ nghĩa …

Có một câu chuyện kể rằng : Thuở xưa có hai anh em nhà kia được sinh ra trong một gia đình giàu có. Sau khi người cha qua đời, họ cùng làm ăn buôn bán. Sau một chuyến buôn ở làng xa, họ thu được một ngàn đồng tiền.

Trên đường về, trong lúc chờ thuyền để qua sông, họ cùng ăn trưa. Người anh đã ném thức ăn thừa của mình xuống sông Hằng cho cá, và hồi hướng công đức cho Thần Sông. Thần Sông rất cảm kích lòng tốt ấy. Sau đó, người anh chợp mắt ngủ một lát bên bờ song.

Với bản tính tham lam, người em muốn hưởng trọn số tiền lời của chuyến buôn. Vì vậy, nhân lúc người anh ngủ say, hắn lượm sỏi gói lại trông giống như những gói tiền, rồi đem dấu cả hai.

Sau khi họ lên thuyền, chờ lúc thuyền ra giữa sông, người em giả vờ trược vấp vào một bên cạnh thuyền, rồi thả gói sỏi xuống song.

-Anh ơi, túi tiền rơi xuống sông rồi!, Hắn la lên. “Làm sao bây giờ?”

-Chúng ta có thể làm gì được đây? Cái gì mất thì cũng đã mất rồi. Đừng bận tâm nữa. Người anh trả lời.

Nhưng Thần Sông đã can thiệp. Bà ta cho một con cá miệng rất lớn đến nuốt cái gói đó. Khi người em về đến nhà, hắn ta chạy ngay vào phòng mình, mở cái túi còn lại mà hắn đã dấu. Ngờ đâu, tất cả chỉ toàn là sạn sỏi! Hỡi ơi! Mình đã thả túi tiền thật xuống sông rồi!

Cùng lúc đó, một số ngư dân vừa mới quăng lưới. Do thần lực của Thần Sông, con cá này rơi vào lưới. Người ngư phủ đem nó ra chợ bán. Có người hỏi: Con cá này giá bao nhiêu?

-Một ngàn và bảy đồng tiền, ngư phủ trả lời.

-Chúng tôi chưa bao giờ thấy có một con cá nào giá một ngàn đồng tiền. Người ta cười chế nhạo và bỏ đi.

Cũng do sự xui khiến của Thần sông, người ngư phủ đem cá đến nhà người anh, mời ông ta mua.

-Ông muốn bao nhiêu?, người anh hỏi.

-Tôi bán cho ông bảy đồng tiền, ngư phủ nói.

-Thế ông đã đòi người khác bao nhiêu?

-Với người khác, thì tôi đòi một ngàn và bảy đồng tiền, nhưng với ông thì chỉ bảy đồng tiền thôi, ngư phủ trả lời.

Ông trả tiền, và đưa con cá cho vợ mình. Bà mỗ bụng cá, thì thấy một gói tiền! Ông ta đang bâng khuâng tự hỏi tại sao mình may mắn thu hồi lại được số tiền đã mất, thì ngay lúc ấy vị Thần Sông vô hình xuất hiện trên không trung, và nói: “Ta là Thần của sông Hằng đây. Ông đã lấy thức ăn thừa của ông cho cá, và hồi hướng công đức cho ta. Vì vậy, ta bảo vệ tài sản cho ông.”

Rồi Thần Sông kể lại mưu đồ bần tiện mà người em đã làm cho ông nghe. Bà còn nói thêm: “Không có sự thịnh vượng cho kẻ lừa gạt. Số tiền này là của riêng ông, ông nên giữ gìn cẩn thận đừng để mất lần nữa. Không được chia cho thằng em ăn cắp của ông; hãy giữ hết tất cả cho mình.”

Nhưng người anh trả lời: “Tôi không thể làm như vậy được”, và ông ta đưa cho người em 500 đồng tiền. Các con nghĩ xem, các con có thể làm như vậy được không? Chúng ta thử nghĩ xem. Nếu người đàn ông trẻ này đã âm mưu ăn cắp số tiền nhỏ như vậy của anh mình, thì sau này, liệu hắn ta sẽ còn làm những gì khác với tài sản gia đình?

Đối với hầu hết mọi người, khi biết mình bị phụ bạc và phản bội bởi chính anh chị em ruột thịt, chính vợ, chính chồng mình thì sẽ rất đau khổ và không khỏi ngậm ngùi cay đắng.

Rất hiếm khi, những sự rộng lượng như vậy có thể làm cho con người ác độc biết hối lỗi và thay đổi cách sống. Dù sao đi nữa, nếu các con có nhân phẩm và tâm hồn rộng lượng tha thứ và quên đi chuyện cũ, thì các con sẽ luôn luôn hạnh phúc và sống thoải mái, tự tại.

Các con hãy luôn vì nhân phẩm, danh dự và lòng tự trọng của mình để xem xét cẩn thận cuộc đời mình mà luôn luôn tu dưỡng đạo đức bản thân. Dù là công việc các con đang làm, những thành tựu các con đạt được, suy nghĩ của các con về người khác, lý tưởng sống và vị trí của các con, những điều các con có thể đạt được trong tương lai, điểm mạnh và điểm yếu của mình, địa vị xã hội và mối quan hệ của các con với mọi người, sự tự lập hay khả năng đứng vững trên đôi chân của mình; các con hãy luôn cọi trong nhân phẩm và danh dự của mình. Vì nhân phẩm, danh dự hay lòng tự trong không thể mua bằng tiền; nó phải được tu dưỡng và rèn luyện qua cách làm người như những câu ca dao sau: 

            Gương không có thuỷ gương mờ,
            Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng.
            Mong sao nghĩa thuỷ tình chung,
            Cho thuyền cập bến gương trong ngàn đời.  

            Rủ nhau xuống bể mò cua,
            Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
            Em ơi chua ngọt đã từng,
            Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.

 

Các con biết không khi các con xuôi tay nhắm mắt các con không đem theo được gì, chỉ mong sao để lại cho đời, cho gia đình mình, cho con cháu mình tiếng thơm muôn đời vì:

           "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng…"

 

Xin hẹn các con trong câu chuyện "Lòng tự trọng" các con nhé !

 Thương các con,

 Orange county tháng 5 ngày 14 năm 2015

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.