Chương VII
ÁNH SÁNG GIỮA MỘT THẾ GIỚI TỐI TĂM
Ở một nghĩa đúng và tốt nhất, gia đình là một học đường của tình yêu, công bằng, thương xót, tha thứ, tương kính, nhẫn nại, và khiêm tốn giữa một thế giới tối tăm bởi ích kỷ và bất hòa. Trong những trường hợp ấy, gia đình dậy cho biết ý nghĩa nhân bản là gì. Tuy nhiên, nhiều cám dỗ nổi lên trong đó cố tình dụ dỗ chúng ta quên đi rằng người nam và người nữ được tạo dựng cho một giao ước và hiệp nhất. Thí dụ, nghèo đói, giầu có, hình ảnh khiêu dâm, ngừa thai, những triết lý và hiểu biết sai lầm có thể dẫn tới việc tạo nên một nhận thức thách đố hoặc đe dọa đời sống gia đình lành mạnh. Giáo Hội chống lại những sai lầm này nhân danh việc bảo vệ các gia đình.
Những ảnh hưởng của sa ngã
113. Chúng ta là những tạo vật sa ngã. Chúng ta không luôn luôn yêu như chúng ta phải yêu. Nhưng nếu chúng ta mang lấy và kể tên những tội lỗi chúng ta, chúng ta có thể thống hối những lỗi lầm ấy.
114. Chúng ta có thể nhìn thấy dấu tích sa ngã trong những hành động thường ngày của chúng ta: trong trái tim bị phân chia của chúng ta và giữa những chướng ngại vật rất thông thường của nhân đức trong thế giới. “Chế độ tội lỗi” làm cho nó “hòa tan trong những mối liên hệ giữa đàn ông và đàn bà. Sự hiệp nhất của họ luôn luôn bị đe dọa bởi bất hòa, một tinh thần của quyền lực, bất tín, ghen tương, và những mâu thuẫn mà chúng có thể gia tăng thành thù hận và chia rẽ. Trạng thái bất an này tự nó có thể được biểu hiện rõ ràng nhiều hay ít một cách dữ dội, và có thể nhiều hay ít vượt quá theo những tình huống của các nền văn hóa, thời đại, và những cá nhân, nhưng nó dường như có một đặc tính chung.” 108
115. Tài Liệu Chuẩn Bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2014 về “Những thách đố mục vụ đối với Gia Đình trong ý nghĩa Phúc Âm Hóa” nhấn mạnh nhiều đến những vấn đề toàn cầu:
Nhiều cục diện mới đòi hỏi sự quan tâm và săn sóc mục vụ của Giáo Hội bao gồm: hôn nhân ngoài và khác tôn giáo; gia đình cha mẹ độc thân; đa thê; những cuộc hôn nhân với hậu quả khó khăn về của hồi môn; một đôi khi được hiểu như giá cả mua bán một người đàn bà; hệ thống giai cấp xã hội; một văn hóa không khế ước và sự tin tưởng rằng ràng buộc hôn nhân có thể là tạm thời; những hình thái thù nghịch của chủ thuyết nữ quyền đối với Giáo Hội; di dân và sự đổi mới quan niệm căn bản của gia đình; nguyên tắc đa số trong quan niệm của hôn nhân; ảnh hưởng của truyền thông về văn hóa chung trong sự hiểu biết của nó về đời sống hôn nhân và đời sống gia đình; khuynh hướng nền tảng của tư tưởng trong những dự án pháp luật mà nó làm giảm giá trị ý niệm của sự vĩnh viễn và trung thành trong hôn ước hôn nhân; sự bột phát trong thực hành của việc mang thai mướn (thuê dạ con); và những cắt nghĩa mới mẻ của điều gì được coi như một quyền của con người. 109
Những bối cảnh và những vấn đề kinh tế
116. Thử thách gay go của nghèo túng và kinh tế xoi mòn đời sống hôn nhân và gia đình quanh thế giới. Chỉ vào một tấm bảng hiệu giữa đám đông vào một ngày trong buổi đọc kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói:
Cha đã đọc ở kia, trong dòng chữ lớn: “Người nghèo không thể chờ đợi.” Thật là tuyệt vời! Và điều này nhắc cha nghĩ đến Chúa Giêsu đã sinh ra trong một chuồng bò, nhưng không phải sinh ở nhà. Sau đó Ngài đã trốn thoát qua Ai Cập để cứu mạng mình. Rồi Ngài đã trở về ngôi nhà của mình ở Nazareth. Và cha nghĩ đến ngày nay, cũng trong khi đọc những gì đã được viết ở kia, nhiều gia đình không có một ngôi nhà, bởi vì họ chưa bao giờ có một ngôi nhà, hoặc bởi vì họ đã phải để mất nó vì nhiều lý do. Gia đình và ngôi nhà đi chung với nhau. Thật là rất khó khăn để xây dựng một gia đình mà không có một ngôi nhà để sống… Cha mời gọi mọi người – những cá nhân, những cơ quan, những người có trách nhiệm – làm tất cả những gì có thể để cho mỗi gia đình có một mái nhà. 110
117. Cùng một lúc, dữ kiện của khoa học xã hội cho thấy rằng những cuộc hôn nhân và những gia đình vững chắc giúp vượt qua tình trạng thiếu thốn, giống như nghèo khó làm ngược lại những cuộc hôn nhân và những gia đình vững chắc. Những cuộc hôn nhân và những gia đình vững vàng kiến tạo hy vọng, và hy vọng dẫn tới những mục đích và thành đạt. Điều này gợi ý một phương thức cho việc thực hành vững mạnh đức tin Kitô Giáo cũng như những thành quả tinh thần. Giúp các gia đình phá vỡ những vòng tội lỗi xấu xa và chuyển đổi chúng thành những chu kỳ đạo đức là lý do Giáo Hội chú ý tới những tình huống của đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần của chúng ta.
118. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong thông điệp cuối, Caritas in Veritate, nhấn mạnh đến “những liên kết chặt chẽ giữa những đạo đức sống và những đạo đức xã hội.” 111 Ngài nhận định rằng “gia đình cần một mái nhà, công ăn việc làm, và sự nhận thức hành động bên trong gia đình của cha mẹ, cơ hội tới trường cho những con cái, sự săn sóc căn bản về sức khỏe cho mọi người.” 112 Chúa Giêsu chăm sóc cho mọi người, bản thân Ngài không lạ lùng gì với nghèo khó và đến từ một gia đình mà những người trong đó là những người di cư; 113 giờ đây Ngài mời gọi Giáo Hội của Ngài đứng vững với các gia đình trong những tình trạng tương tự. 114
119. Nói một cách khác, nếu chúng ta nói chúng ta chăm sóc cho gia đình, chúng ta cũng cần săn sóc cho những người nghèo nữa. Nếu chúng ta chăm lo cho những người nghèo, chúng ta sẽ phục vụ các gia đình.
120. Nền kinh tế siêu tư bản toàn cầu ngày nay cũng gây thiệt hại cho cả giới trung lưu và giầu có. Chẳng hạn như văn hóa băng hoại cung ứng tình dục. Việc thành lập các trung tâm thương mại là một ham muốn không ngừng đối với những kinh nghiệm mới mẻ, một không khí luôn luôn bấp bênh và một ước muốn không thỏa mãn. Đời sống trong những nền văn hóa thị trường tiến bộ trở nên một thách thức ngược lại với sự chói chang của tình trạng mê hoặc, tiếng ồn ào, và những người đói khát không ngừng nghỉ, tất cả những thứ đó phá vỡ sự bền vững của gia đình, và đốt lên một cảm giác của quyền lợi. Đời sống trong một thị trường vững mạnh có thể cám dỗ chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta ham ước một cái gì, nếu nó được số đông tán thành và chúng ta có khả năng tài chính, thì chúng ta có quyền có nó. Ý tưởng về quyền lợi này là một hình ảnh bị phá vỡ, một hình thức nô lệ cho những ham muốn, làm giảm giá tự do của chúng ta để sống một cách đạo đức. Thất bại của chúng ta để mang lấy những giới hạn, tính bướng bỉnh của chúng ta thúc đẩy những thèm muốn của chúng ta, khiến bùng lên những vấn đề tinh thần và vật chất trong thế giới hôm nay của chúng ta.
Tại sao hình ảnh khiêu dâm và thủ dâm không đúng
121. Dịch vụ phổ biến tình dục luôn luôn giới thiệu với những người mua bán dịch vụ này. Tranh ảnh khiêu dâm – thường xuyên nối liền và được nuôi dưỡng do sự tàn ác của đường dây buôn người – giờ đây phổ biến không chỉ đối với những người đàn ông, nhưng còn gia tăng ngay cả đối với những người đàn bà nữa. Kỹ nghệ lợi nhuận toàn cầu này có thể đột nhập vào bất cứ nhà nào với computer hoặc đường dây truyền hình. Hình ảnh khiêu dâm dậy cho những người tiêu thụ nó trong sự ích kỷ, dậy những người dùng nó để nhìn những người khác như một mục tiêu thỏa mãn những ham muốn của chúng ta.
122. Đối với mỗi người chúng ta, việc học biết nhẫn nại, quảng đại, tự chủ, rộng lượng, và những lãnh vực khác của tình yêu thập tự đã đủ khó khăn rồi. Hình ảnh khiêu dâm khiến việc cho đi chính mình chúng ta đối với người khác, và đối với giao ước của Thiên Chúa càng trở nên khó khăn hơn, ngay cả đối với những người tình cờ sử dụng chúng. Cùng với những lý do tương tự, thủ dâm là hành động sai trái. Khi một người “vui thích” hoặc ý thức sử dụng hình ảnh khiêu dâm hay hành động thủ dâm, người đó giới hạn khả năng tự kiềm chế, hành động sinh lý trưởng thành, tình thân mật thiết với người phối ngẫu. Tuy chỉ là sự tò mò nhỏ mọn nhưng hình ảnh khiêu dâm lại đóng vai trò lớn trong nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ ngày nay. Hình ảnh khiêu dâm và thủ dâm cũng có thể chống lại một cách quyết liệt ơn gọi độc thân, bởi vì chúng có thể được xem là rất riêng tư.
Tại sao ngừa thai không đúng
123. Bằng một cách thức tương tự, ngừa thai cũng dẫn chúng ta đến việc coi ước muốn dục vọng như một điều được phép. Nó cho người xử dụng dùng ham muốn đối với sự thân mật tính dục như một cách tự biện hộ. Do tách biệt sinh sản khỏi sự phối hợp, ngừa thai làm lu mờ và hạ giá một cách cùng độ sự suy nghĩ hợp lý về hôn nhân.
124. Những cặp vợ chồng cần ngừa thai, họ phải thực hiện việc này với những chủ ý tốt. Nhiều cặp phu thê kinh nghiệm và tin tưởng rằng hành động hạn chế sinh lý của họ là thiết yếu để giữ hôn nhân họ lại với nhau, hoặc hành động hạn chế sinh lý không gây thiệt hại và không phải là nạn nhân. Nhiều cặp phu thê quen thuộc với ngừa thai đến nỗi lấy làm ngạc nhiên đối với giáo huấn của Giáo Hội.
125. Nhưng nếu một cặp vợ chồng thực sự muốn tìm kiếm sự tự do nội tâm, sự cho nhau chính mình, và tình yêu tự hiến cho cái mà giao ước tình yêu của Thiên Chúa dậy chúng ta, thì thật là khó để miêu tả bằng ý nghĩa nào mà ngừa thai là cần và thiết yếu. Giáo Hội tin tưởng rằng sự xác quyết về ngừa thai dựa trên những huyền thoại sai lầm về hôn nhân. Như Đức Giáo Hoàng Piô XII đã giải thích:
Có một số người sẽ giả thiết rằng hạnh phúc trong hôn nhân là một phần trực tiếp đối với sự vui vẻ lẫn nhau trong những quan hệ xác thịt. Điều đó không như thế, hạnh phúc trong hôn nhân là một phần trực tiếp đối với việc tương kính lẫn nhau của hai người, ngay trong những liên hệ mật thiết của họ. 115
126. Nói một cách khác, để nhìn nhận ngừa thai như cần thiết hoặc ngay cả những hành động giúp đỡ từ một tiền đề không rõ ràng. Tự căn rễ của nó, hạnh phúc hôn nhân – một thứ mà tồn tại suốt đời – có nhiều hơn trong thông thường với sự quảng đại, nhẫn nại, sức mạnh tự cho đi chính mình của độc thân hơn những gì Đức Giáo Hoàng Piô XII đã gọi “một chủ nghĩa khoái lạc tuyệt đối” 116 Gần đây Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng về Thánh Gia khi nhấn mạnh những phẩm chất của lòng quảng đại, và tự do nội tâm mà chúng có thể tạo lập một hôn nhân tốt lành:
Giuse là người luôn luôn lắng nghe tiếng Thiên Chúa, ngài cảm nhận một cách sâu thẳm đối với ý mầu nhiệm của Ngài, ngài là người quan tâm đến những thông điệp gửi cho ngài trong những tầng sâu kín của tâm hồn ngài và từ trên cao. Ngài không khăng khăng theo dự án riêng cho đời mình, ngài không cho phép những đắng đót làm hại linh hồn ngài, chẳng những thế, ngài còn sẵn sàng làm cho mình trở nên tự do với những tin tức mà trong một hình thức gây bối rối, được giới thiệu cho ngài. Và vì thế, ngài là người nhân đức. Ngài không miễn cưỡng, và ngài không cho phép sự cay đắng đầu độc linh hồn ngài… Và vì thế, Giuse đã trở nên tự do hơn và cao cả hơn. Bằng cách chấp nhận chính mình theo kế hoặch của Thiên Chúa, Giuse đã hoàn toàn tìm được mình, vượt ra chính mình. Sự tự do của ngài từ chối ngay những gì là ngài… và sự sẵn sàng hoàn toàn nội tâm của ngài đối với ý của Thiên Chúa, thách đố chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường. 117
127. Ngừa thai làm cản trở sức mạnh và tự do nội tâm. Đối với việc phổ biến những ước muốn tình dục được coi như những quyền lợi chính đáng, hoặc những ước muốn mà có thể không bao giờ bị trì hoãn, nhu cần phát triển tự do nội tâm phải được được tỏ lộ. Như một “giải quyết kỹ thuật” đối với vấn nạn luân lý, ngừa thai “che đậy câu hỏi căn bản liên quan đến ý nghĩa của tính dục con người và nhu cầu cho việc đáp trả chủ quyền của nó nhờ đó thực hành của nó có thể trở nên một diễn đạt của tình yêu con người.” 118
Những lợi ích của chương trình gia đình tự nhiên
128. Một cách rõ ràng để “hoàn thành vai trò làm cha mẹ” bao gồm sự phân biệt khi nào cần sinh con. Những lý do quan trọng, nêu lên “từ những tình trạng sức khỏe, tài chính, tâm lý và xã hội,” có thể hướng dẫn người chồng và người vợ để “quyết định không sinh thêm con một cách dứt khoát hoặc một thời điểm rõ ràng.” 119
129. Những người chồng, những người vợ Công Giáo thấy mình trong hoàn cảnh này cần những giáo sư, những cố vấn, và bạn hữu để huấn luyện và giúp đỡ trong kế hoặc hóa gia đình tự nhiên (NFP). Các giáo xứ và các giáo phận nên làm cho sự giúp đỡ này trở thành ưu tiên mục vụ và dễ dàng để tìm kiếm. Điều chắc chắn hơn thế, đó là một cặp vợ chồng sẽ sống một cách thực sự giáo huấn Công Giáo nếu họ có được sự hướng dẫn tinh thần, dậy dỗ cách thực hành, và những bạn hữu nâng đỡ. Giáo dân, các chính xứ, và các giám mục tất cả có trách nhiệm đối với việc thiết lập những điều kiện khả dĩ này.
130. Nếu một cặp hôn nhân với một trái tim rộng mở và sau khi cầu nguyện thiết tha và suy nguyện, nhận ra rằng đây không phải là một thời điểm trong cuộc sống khi Thiên Chúa mời gọi họ để có thêm những đứa con, thì tùy theo mỗi trường hợp, kế hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên sẽ đòi hỏi họ tiết chế những liên lạc tính dục. Thực hành như vậy những người phối ngẫu tiết chế hoặc đem những ước muốn tình dục đến một ý nghĩa rộng lớn hơn của lời mời gọi của Thiên Chúa theo cuộc sống của họ. Sự tiết độ ý muốn và ham ước này là một trong nhiều cách thế trong đó ngừa thai tự nhiên và ngừa thai rất khác nhau một cách chủ quan lẫn kinh nghiệm. Ngừa thai tự nhiên là một sự thân mật và hòi hỏi, và vì thế là một nét đẹp tiềm ẩn và sâu sắc, con đường đi theo Thiên Chúa trong hôn nhân.
131. Điều hòa sinh sản tự nhiên dựa trên vẻ đẹp và cần thiết của sự mật thiết tính dục hôn nhân. Bởi nó cũng tùy thuộc trên sự kiêng cữ trong thời gian sinh nở, điều hòa sinh sản tự nhiên đòi hỏi các cặp vợ chồng để trao đổi và tự chế. Cũng giống như chính sự nối kết hôn nhân, điều hòa sinh sản tự nhiên hình thành và uốn nắn ước muốn tính dục. Ý chính của những đòi hỏi một vợ một chồng là để những người đàn ông và đàn bà sa ngã trong dục vọng có thể hướng dẫn cách nhẫn nại những ước muốn đang gào thét, và học để đối xử với người phối ngầu với lòng quảng đại và chung thủy. Bằng cách này, sự kiêng cữ giai đoạn được đòi hỏi do ngừa thai tự nhiên đào sâu và mở ra một khế ước mà những người hôn nhân đã thực hiện. Ngừa thai tự nhiên (NFP) không bảo đảm một hôn nhân hạnh phúc, nó cũng không chuẩn chước cho một cuộc hôn nhân khỏi những đau khổ thường nhật của hôn nhân, nhưng NFP là một cố gắng để xây dựng một ngôi nhà trên đá chứ không phải trên cát.
Ngừa thai truyền tải những nghi ngờ về hôn nhân một cách rộng rãi hơn trong xã hội
132. Như Giáo Hội đã tiên đoán gần 50 năm trước, ngừa thai không chỉ giảm giá trị hôn nhân, nhưng còn có những phản ứng phụ tai hại trong xã hội nữa. 120 Ngừa thai phổ quát có nghĩa là chỉ có số ít có thói quen kiêng cữ và tự kiểm soát sinh lý. Theo đường lối này, ngừa thai đã làm cho độc thân trở nên ít được đón nhận đối với những con người tân tiến, và bằng cách ấy khiến cho hôn nhân hoặc những hình thức khác của hành động lãng mạn đôi lứa xem như một cách thực sự không tránh được. Khi điều này xẩy ra, tất cả đời sống xã hội của cộng đồng bị đảo lộn. Và như khi ngừa thai làm trống rỗng giá trị của độc thân, nó cũng đóng góp vào việc làm giảm số các linh mục trẻ và những tu sỹ có lời khấn. Ngừa thai cũng làm cho sự xuất hiện sinh lý ngoài hôn nhân (tiền hôn nhân hoặc ngoài hôn nhân) xem như được cổ võ hơn, coi như sự thân mật sinh lý có thể tồn tại mà không mang lại kết quả. Và, dĩ nhiên, nhiều những tranh biện như vậy đối với vấn đề tính dục không con cái nó cũng tìm kiếm để biện minh cho việc áp dụng ngừa thai, dù ngay với những kết quả xấu xa hơn và dã man hơn, đối với hành động phá thai.
133. Tách rời sinh lý và sinh sản, ngừa thai khuyến khích một văn hóa cho phép hôn nhân dựa trên cảm xúc và kết hợp dục vọng. Sự phức tạp giữa thể lý và tâm lý, cái nhìn thiên lệch nuôi dưỡng mối nghi ngờ ngày nay về thực chất của hôn nhân là gì, làm cho việc ly dị trở nên thông thường hơn, dường như hôn nhân là trái ngược, có thể bị phá vỡ và tái thẩm định. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây đã viết:
Gia đình đang trải qua một cuộc khủng hoảng văn hóa mãnh liệt, như là tất cả mọi cộng đoàn và những trói buộc xã hội… Hôn nhân bây giờ được đánh giá như một hình thức cho việc thỏa mãn tình cảm, mà nó có thể được xây dựng bất cứ cách nào hoặc được thay đổi theo ý muốn. Nhưng trong những đóng góp căn bản của hôn nhân cho xã hội vượt qua những cảm tình và những nhu cầu tạm thời của đôi vợ chồng. Như những Giám Mục Pháp đã dậy, không phải được sinh ra “do tình cảm yêu thương, chóng qua theo định nghĩa, nhưng từ sự sâu sa của ràng buộc đã được chấp nhận bởi hai người phối ngẫu, họ chấp nhận bước vào một cuộc kết hợp trọn vẹn của đời sống.” 121
Tại sao Giáo Hội không khuyến khích hôn nhân đồng tính
134. Giả thiết hôn nhân chỉ như sự thỏa mãn dục vọng hoặc cảm tình, điều này là bước làm cho dễ dãi hơn việc tách rời sinh lý và sinh sản, cũng có thể cho phép những cuộc tranh cãi về những phối hợp đồng phái tính. Trong một số quốc gia ngày nay có những phong trào tái định nghĩa hôn nhân như nó có thể bao gồm bất cứ ảnh hưởng nào hoặc bất cứ liên hệ tình dục nào giữa sự ưng thuận của những người lớn. Ở đâu ly dị và ngừa thai là những thói quen được thiết lập, và viễn tượng thay đổi của hôn nhân đã bén rễ, thì việc tái định nghĩa hôn nhân bao gồm hôn nhân đồng phái tính có thể xem như một chấp nhận ở bước kế tiếp.
135. Với sự quan tâm đến tư tưởng của hôn nhân đồng phái tính, như nó được biết đến nhiều, Giáo Hội từ chối chúc lành hoặc thánh hiến nó. Điều này không ám chỉ bất cứ chỉ trích hoặc thiếu sót nào đối với việc chấp nhận sức mạnh của tình yêu và mối liên hệ bạn hữu đồng phái tính. Như cần làm sáng tỏ ở điểm giáo lý này, Giáo Hội Công Giáo nhận định rằng mọi người được kêu gọi để cho và nhận lại tình yêu. Thề ước, hy sinh, khiết tịnh, tình bằng hữu đồng phái tính phải được kính trọng. Bởi vì những người Công Giáo được đoan hứa để yêu, hiếu khách, tùy thuộc lẫn nhau, và “mang lấy gánh nặng lẫn nhau,” 122 Giáo Hội và mọi tầng lớp sẽ mong muốn để nuôi dưỡng và nâng đỡ những cơ hội cho tình bạn tiết chế, luôn luôn tìm kiếm sự bền bỉ với những người mà họ vì bất cứ lý do gì, không thể kết hôn.
136. Tình bạn thật sự là một ơn gọi có từ xa xưa và đáng tôn trọng. Thánh Aelred thành Rievaulx nhận định rằng ước muốn có một người bạn rấy lên từ thẳm sâu bên trong tâm hồn. 123 Tình bạn thật trổ sinh “trái” và sự “ngọt ngào” khi họ giúp đỡ lẫn nhau đáp lại Thiên Chúa, khuyến khích nhau sống Phúc Âm. 124 “Cho dù nó phát triển giữa những người cùng hoặc khác phái tính, tình bạn đại diện một vẻ đẹp cao cả đối với tất cả. Nó dẫn tới sự hiệp nhất tinh thần.” 125
137. Nhưng, cũng cần phải làm sáng tỏ ở đây, khi những người Công Giáo nói về hôn nhân, chúng tôi liên tưởng đến một điều gì minh bạch từ những mối thân tình khác của tình yêu một cách đặc biệt mạnh mẽ, ngay cả tình yêu đó sâu sa và bền vững một cách hy sinh và lâu dài. Ảnh hưởng thời gian dài mãnh liệt cũng không xứng hợp cho hôn nhân. Trên thực tế, tại Tây Phương cho đến nay hôn nhân được công nhận hầu như mọi nơi, được dựa trên những bổn phận nẩy sinh từ những hoàn cảnh và những thử thách dựa trên cơ hội sinh sản của một người nam và một người nữ.
138. Giáo Hội kêu mời tất cả những người đàn ông và đàn bà để nhìn hành động tính dục của họ như tình trạng của ơn gọi. Để đạt tới mức trưởng thành như người đàn ông hoặc đàn bà mang nghĩa mật thiết với những câu hỏi chính xác đối với bản thân mỗi người: Thiên Chúa đang kêu gọi tôi để đem tính dục của tôi đi vào dự án của Ngài đối với cuộc đời tôi như thế nào? Được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa, căn tính của chúng ta chính là hợp nhất, hy sinh, phục vụ, và yêu thương. Câu hỏi cho mỗi người chúng ta và cho tất cả chúng ta là chúng ta sẽ dâng tặng những đặc tính tính dục của đời sống chúng ta trong hôn nhân hoặc trong cộng đoàn độc thân như thế nào. Dù trong trường hợp ước muốn tình dục của chúng ta, hoặc thích thú lãng mạn khống chế hoặc tự kìm chế, trong cả hai trường hợp, chúng ta sẽ không trốn khỏi được mời gọi để hy sinh điều mà chúng ta không lựa chọn, nếu chúng ta tự viết ra dự định cho chính chúng ta.
Bối cảnh triết, luật, và chính trị đối với hôn nhân ngày này
139. Những cuộc tranh luận về tái định nghĩa hôn nhân, bao gồm những câu hỏi về hôn nhân đồng phái tính, nêu lên những câu hỏi về luật pháp và chính trị. Trong lý thuyết chính trị và thần học, những người Công Giáo nói về gia đình như một định chế tiền chính trị. 126 Để diễn tả một cách khác, gia đình là “tiền thân” một cách luật pháp đối với xã hội dân sự, cộng đồng, và chính trị xã hội, vì gia đình “được tìm thấy sớm hơn ngay lập tức trong tự nhiên.” 127 Xã hội không đầu tư hoặc đã tìm thấy gia đình, hơn thế, gia đình là nền tảng của xã hội: “Gia đình, trong đó nhiều thế hệ khác nhau đến với nhau và giúp nhau phát triển một cách khôn ngoan hơn và dung hòa những quyền lợi con người với những đòi hỏi khác của đời sống xã hội, là nền tảng căn bản của xã hội.” 128 Quyền bính công cộng vì thế có nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ gia đình.
140. Cho đến ngay bây giờ, quan điểm này về gia đình cũng được đón nhận một cách rộng rãi bởi những người không Công Giáo nữa. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 nhấn mạnh rằng “gia đình là một đơn vị căn bản và tự nhiên của xã hội, có quyền được bảo vệ bởi quốc gia và xã hội.” 129 Nhưng như nhiều thẩm quyền tái hình dung hôn nhân như một chuyện liên quan đến cá nhân, loại bỏ những nối liên hệ chính đáng đối với sự khác biệt sinh lý và sinh sản, và cổ võ một cái nhìn của hôn nhân, đã làm tan biến quan niệm chung về gia đình. Ngày nay, quốc gia nâng đỡ ngày một nhiều hơn để đầu tư hôn nhân và có ý định tái định nghĩa nó. 130 Một cách hoài nghi, gia đình không còn xây dựng xã hội, và quốc gia, nhưng thay vào đó quốc gia giờ đây coi như điều khiển và cấp giấy phép cho gia đình.
141. Một số nhà lập pháp ngày nay đang cố gắng hệ thống hóa nhằm đảo ngược triết lý này trong những luật lệ mới về gia đình. Thay vì đón nhận hôn nhân như một cơ chế được tìm thấy trong tự nhiên, quan điểm mới liên quan đến hôn nhân như rất dễ uốn nắn, như phụ thuộc và ảnh hưởng đối với ý hướng chính trị. Giáo Hội không có lựa chọn nhưng từ chối nguyên tắc thay đổi này nhân danh bảo vệ các gia đình, hôn nhân, và con cái.
142. Một xã hội mà những ý nghĩ sai lạc coi hôn nhân luôn luôn tái thảo luận được, chỉ có thể giải thích theo sự qui chiếu được con người cho phép, sẽ nhìn hôn nhân một cách hoàn toàn như trái ngược, như một chấp thuận tự nguyện giữa những người mang quyền tự quyết về nhân quyền. Nhưng những điều rất trái ngược này không giống như hôn nhân được tìm thấy trong một giao ước của lòng thương xót. Lý luận của những đối chọi này không phải là lý luận của Phaolô trong đoạn 5 thư Êphêsô, trong đó những người chồng và những người vợ thương yêu nhau trong cung cách của Thánh Giá. Lý do phía sau những đối kháng sai lầm này là sự do dự với ân huệ của hôn nhân như một bí tích của lời thề ước.
143. Giáo Hội bắt buộc từ chối phổ biến những lý thuyết sai lầm đối với hôn nhân. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận định:
Giáo Hội đã lập đi và lập lại hành động như một người trung gian trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn nạn đang ảnh hưởng nền hòa bình, sự hòa thuận xã hội, trái đất, tự do của cuộc sống, những quyền lợi cá nhân và con người, và những điều như thế. Và có biết bao điều tốt đẹp đã được thực hiện nhờ các trường và các đại học Công Giáo quanh thế giới! Đây là một điều tốt. Tuy nhiên, chúng ta thấy khó để làm cho con người nhìn ra rằng khi chúng ta nêu lên những câu hỏi khác ít được cổ võ đối với quan niệm quần chúng, chúng ta đang làm như vậy để sự trung thành của chúng ta đối với những xác tín chắc chắn giống nhau về giá trị con người và thiện ích chung. 131
144. Như chúng ta đã nói từ khi bắt đầu của tài liệu giáo lý này, tất cả mọi lời giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, gia đình, và tính dục bắt nguồn từ Chúa Giêsu. Thần học luân lý Công Giáo là một bản diễn nghĩa rõ ràng mà nó trả lời thỏa mãn những câu hỏi sâu thẳm nhất của con người — một cách đơn giản, bản diễn thống nhất khơi nguồn từ những xác tín Kitô giáo về việc tạo dựng và lời giao ước của Thiên Chúa, sự sa ngã của con người, và sự nhập thể, đời sống, chịu đóng đinh và phục sinh của Chúa Kitô. Những lời giảng dậy này đem lại những giá trị và hy sinh cho mọi người sẽ là môn đệ Chúa Giêsu, nhưng chúng cũng mở ra những cơ hội mới cho vẻ đẹp và những thăng hoa con người.
145. Khi bản chất thực sự của hôn nhân bị đánh giá thấp, hoặc hiểu lầm làm cho gia đình suy yếu. Khi gia đình suy yếu, chúng ta tất cả bị gán cho là một loại thuộc chủ thuyết hung bạo. Chúng ta dễ dàng để mất thói quen hiền hậu của Chúa Kitô và những người môn đệ của lời giao ước của Ngài. Khi gia đình vững vàng — khi gia đình tạo ra khoảng trống cho những người chồng, những người vợ và con cái thực thi hành động tự cho đi theo sau hành động của giao ước của Thiên Chúa — lúc đó, ánh sáng bước vào thế giới tối tăm. Trong ánh sáng này, bản chất thật sự của con người có thể được nhìn nhận. Đó là điều tại sao Giáo Hội chống lại những bóng tối đang đe dọa gia đình.
146. Tất cả chúng ta đều sa ngã. Sự yếu đuối trong tâm hồn con người và từng người mang một ý ngữ cảnh xã hội và những kết quả xã hội. Sự hiệp thông từ đó mà chúng ta được tạo dựng bị đe dọa bởi những ước muốn đảo lộn của chúng ta, những tình trạng kinh tế, do hình ảnh khiêu dâm, ngừa thai, ly dị, và luật pháp hoặc rối loạn trí tuệ. Nhưng tình yêu là sứ mệnh của chúng ta, và Giáo Hội tìm kiếm một đời sống xã hội hoán đổi, một cộng đoàn phản ảnh căn cứ trên lòng thương xót của Chúa Giêsu, lòng quảng đại, tự do, và thành tín. Nhiều mục vụ của Giáo Hội giúp ích cho văn hóa của đời sống, như giúp đỡ người nghèo, nâng đỡ dự án gia đình, hoặc diễn giải một sự liên kết triết lý hơn cho luật pháp. Khi những người Công Giáo từ chối ly dị, hoặc hôn nhân “đồng phái tính”, hoặc những lộn xộn mù mờ về luật gia đình, chúng ta cũng có trách nhiệm cho việc nuôi dưỡng những cộng đoàn của nâng đỡ và yêu thương.
NHỮNG CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN______________________________
a) Giải thích những tương quan giữa việc chăm sóc của Giáo Hội đối với người nghèo, và giáo huấn Giáo Hội về tình dục và khiết tịnh.
b) Sự khác nhau như thế nào giữa ngừa thai và chương trình ngừa thai tự nhiên?
c) Cái gì là mẫu số chung giữa ly dị, ngừa thai, và hôn nhân đồng tính?
d) Những thách đố cho sự tồn tại của trinh khiết là gì trong cộng đồng của bạn, và ở đâu người ta có thể tới để học hỏi về viễn ảnh của Giáo Hội? Giáo xứ của bạn nâng đỡ những người muốn sống theo những lời giảng dậy của Giáo Hội như thế nào?
(Còn tiếp)
Views: 0