Chương IV
HAI NÊN MỘT
Chúng ta không được tạo dựng để sống đơn độc. Con người cần và bổ túc cho nhau. Tình bạn và cộng đồng thỏa đáng ước muốn với những ràng buộc chung trong sự quan tâm và tình yêu. Hôn nhân là một mô phỏng cá biệt hình thức tình bạn trong đó nó mời gọi một người nam và một người nữ yêu nhau trong cách thức giao ước của Thiên Chúa. Hôn nhân là một bí tích. Tình yêu hôn nhân là hoa trái và được dâng hiến một cách hoàn toàn. Tình yêu này có trong hình ảnh của sự trung tín của Chúa Giêsu đối với Giáo Hội.
Đức độ, yêu thương, và thiện hảo giúp hoàn tất vận mạng chúng ta
54. 1 Corinthô 13:4-7 là đoạn Sách Thánh thường được chọn cho các lễ thành hôn Công Giáo: “Yêu thì nhẫn nại, yêu thì hiền hậu, yêu thì không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không thô lỗ. Không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả.” (NRSV)
55. Đoạn văn trên thật tuyệt vời. Được viết lên theo hình ảnh của Thiên Chúa, tình yêu này gần gũi với con người thật của chúng ta. Nhưng yêu như vậy không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi sự khiêm tốn và nhẫn nại, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây đã nói, “Đức tin không phải là nơi cho nhát đảm.” 48 Tình yêu hôn nhân phải được xây dựng vượt trên lãng mạn. Lãng mạn thì tuyệt vời — nhưng một mình nó, nó không thể sống sót với những săn sóc và những thử thách không thể tránh được xảy đến cho các cặp hôn nhân. — những nhân đức đích thực là cần thiết. Chúng ta phải sống với những nhân đức này, và vun trồng chúng, để hoàn tất vận mệnh của chúng ta.
56. “Thần học thân xác” của Thánh Gioan Phaolô II nói về một thứ “tự do nội tại” và “tự mình kiềm chế” mà những cặp phu thê cần làm để cho mình trở nên một tặng vật cho nhau. 49 Một người quá trói buộc với những kỳ vọng lãng mạn mà không có căn cốt của tự do nội tâm và khả năng cho đi chính mình, sẽ làm mất sự dung hòa. Để sống bí tích hôn nhân, và đi theo con đường giao ước, những người chồng và những người vợ cần khả năng để vượt qua sự phật ý, để bỏ qua một bên những quyền lợi, và bước tới trong sự quảng đại. Không có tự do nội tâm này, sức mạnh và những vấn đề nghiêm trọng cùng với nhau nổi lên, bởi vì cuộc sống đẩy những người chồng và những người vợ vào những tình huống mà thường xuyên không lãng mạn một chút nào.
57. Không có hôn nhân nào được xây bền vững trên sức hấp dẫn thuần túy của dục vọng. Những bạn bè dâm đãng chỉ chú tâm chiếm đoạt nhau thường thiếu khả năng nội tâm để dừng bước và tự kiểm thảo, hòa giải, và phát triển. Lời hứa hôn phối để yêu một cách thiết tha như Chúa yêu giúp tạo nên và bảo vệ khoảng trống quan trọng này. Khế ước bí tích làm công việc của tình yêu, ngay cả khi khó lòng yêu, là một nguyên tố căn bản trong giao ước của Thiên Chúa.
Tình yêu thật làm nên khế ước
58. Không một ai có thể thỏa mãn mọi điều chúng ta ao ước. Sự kết hợp hôn nhân chân thật được đặt trên giao ước của Thiên Chúa, một giao ước chào đón ham muốn thân xác, nhưng một cách căn bản hơn thế nữa, là những đòi hỏi những người đàn ông và đàn bà đối với nhau khi bệnh hoạn và lúc mạnh khỏe, khi giầu sang cũng như lúc túng nghèo. Hôn nhân Kitô giáo không phải là một dạo khúc lãng mạn hoặc một sự xếp đặt có điều kiện cho đến khi “được thông báo tiếp.” 50 Có thể gọi là một hôn nhân thử nghiệm, một cố gắng để sống cách thân tình nhưng giả định, thử xem mối liên hệ và theo đuổi nó bao lâu cái lãng mạn còn tiếp tục, là tương phản trong từ ngữ. 51 Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây đã đưa ra điểm này trong một huấn từ chung:
Nhưng các con cả hai đều biết rằng hôn nhân là suốt đời. “Trời ơi, chúng tôi yêu nhau đắm đuối, nhưng … chúng tôi sẽ ở với nhau bao lâu tình yêu còn. Khi tình yêu hết, chúng tôi sẽ mỗi người một ngả.” Đó là ích kỷ: Khi tôi thích, tôi sẽ chấm dứt hôn nhân và quên rằng “một thân xác” không thể bị chia lìa. Nó là một hiểm họa để bước vào hôn nhân: nó là một hiểm họa! Đây chính là chủ nghĩa cá nhân đe dọa nó, bởi vì mỗi người chúng ta có sẵn trong mình cái có thể của con người hai mặt này: Người thì nói, “Tôi có tự do, tôi muốn cái này…” và người khác lại nói, “Tôi, vì tôi, với tôi, và cho tôi…” Ích kỷ luôn luôn quy về mình và không biết làm sao để mở ra với người khác. 52
Trong thế giới hậu phát triển, ở đó lòng thành tín bị đe dọa, hôn nhân xem như dọa dẫm. Chúng ta băn khoăn cho rằng chúng ta có thể bị trói buộc với một người không đúng. Trong một thế giới toàn cầu, nơi mà sự lo lắng kinh tế thường thấy khắp nơi, chúng ta cũng có thể sợ hãi rằng tất cả những thách thức và những câu hỏi về cuộc sống, về tiền bạc, hoặc sự an toàn kinh tế, phải được trả lời và ổn định trước cả khi chúng ta có thể yêu như Chúa Giêsu đã làm.
59. Để đáp lại với một loạt những sợ hãi và lo lắng có thể xảy ra, Giáo Hội giới thiệu Chúa Giêsu, các bí tích, và sự giúp đỡ của những phần tử Giáo Hội trong tình liên đới chung, tin tưởng chắc chắn rằng đối với tất cả những thử thách ấy, con đường tình yêu của các Kitô hữu là có thể và sẽ chỉ ra cái tôi đích thật của chúng ta. Giáo Hội đoan hứa với các con trai, con gái mình rằng hôn nhân là một bí tích, rằng sự ràng buộc và thực hành của hôn nhân Công Giáo đem lại ân sủng nâng đỡ, hiện tại, và hiệu nghiệm. Đáp lại những sợ hãi và những lo lắng của chúng ta, Giáo Hội nhấn mạnh rằng để trung thành yêu thương trong cung cách của giao ước không phải là một giả định đối với những thánh nhân thần bí là những con người hoàn hảo, nhưng là một giao ước thực tế và có thể đối với những tội nhân, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Bí Tích Hôn Nhân… chiến chỗ trong cái đơn giản và mỏng dòn của điều kiện con người. Chúng ta biết nhiều thử thách và những khó khăn mà những cặp vợ chồng gặp phải… Điều quan trọng là hãy giữ mối giây mật thiết với Thiên Chúa, và đó là căn bản của sự ràng buộc hôn nhân.” 53
60. Để yêu theo cách thế này không phải là những gì chúng ta trì hoãn, bằng cách nói rằng chúng ta sẽ cố gắng một khi chúng ta dành thời gian cho những câu hỏi thực hành này; hơn nữa, thực hành những câu hỏi của đời sống chỉ đạt được một cách đầy đủ khi chúng ta yêu thương theo cách này. Để yêu theo cách này không phải là một ý tưởng về một chân trời không bao giờ tàn lụi; hơn nữa, để yêu theo cách này là một cái gì chúng ta chọn để làm trong mọi ngày trong cuộc sống, bắt đầu từ ở đây, ngay giữa những căng thẳng hằng ngày, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã dậy trong một trường hợp khác:
Hôn nhân là công việc của mọi ngày; cha có thể nói đó là công việc thủ công, công việc của người thợ kim hoàn, bởi vì người chồng có một công tác làm cho vợ mình trở thành người đàn bà hơn, và người vợ có một công tác làm cho người chồng mình trở thành đàn ông hơn. Cũng để phát triển trong con người, như một người đàn ông và một người đàn bà. Và điều này được hoàn tất giữa hai người. Nó được gọi là cùng nhau thăng hoa. Điều này không rơi từ trên trời xuống! Thiên Chúa chúc lành cho nó, nhưng nó đến từ bàn tay của các anh em, từ thái độ của anh em, từ cung cách sống của anh em. Hãy làm cho chính mình phát triển! Hãy luôn làm như vậy để người khác phát triển.” 54
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận thức rằng nhiều người có thể sợ hãi một thách thức như thế, những người này phải tránh cho hôn nhân khỏi chủ nghĩa hoài nghi hoặc sợ hãi:
Ngày nay nhiều người sợ hãi thực hiện một quyết định dứt khoát mà nó ảnh hưởng trên tất cả đời sống của họ, bởi vì nó xem như không có thể… và tâm trạng này khiến nhiều người sửa soạn bước vào hôn nhân nói, “chúng ta sẽ sống với nhau bao lâu còn tình yêu.” Nhưng chúng tôi nghĩ thế nào về “tình yêu”? Một cảm giác thuần túy, một tình trạng tâm sinh lý? Dĩ nhiên, nếu nó là thế, nó không thể cung ứng một nền tảng cho việc xây dựng một cái gì vững chãi. Nhưng thay vào đó, nếu tình yêu là một mối dây liên hệ mật thiết, lúc đó nó là một thực tại phát triển, và chúng ta cũng có thể nói, qua chứng minh rằng nó được xây lên tương tự cách thế mà chúng ta xây một ngôi nhà. Và chúng ta xây một ngôi nhà với nhau, không riêng lẻ một mình… Các bạn sẽ không mong ước xây nó trên cát lún của tình cảm; nhưng trên đá của tình yêu chân thật, tình yêu đến từ Thiên Chúa… Chúng ta không được cho phép chúng ta để mình bị chinh phục bởi một “văn hóa loại bỏ.” Sự sợ hãi cái “vĩnh viễn” này được chữa bằng cách phó thác chính mình ngày từng ngày cho Chúa Giêsu Kitô trong một cuộc sống mà nó trở thành con đường thần linh mỗi ngày cho sự phát triển chung, từng bước một.” 55
Hôn nhân tốt được xây trên nhân đức, đặc biệt lòng thương xót và trinh tiết
61. Người muốn xây hôn nhân của mình trên đá sẽ gieo trồng những nhân đức. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo bảo đảm rằng trong Bí Tích Hôn Nhân, Chúa Kitô ở với đôi vợ chồng, giúp họ mang lấy thánh giá của họ, “để chỗi dậy sau khi họ ngã,” để tha thứ và mang lấy gánh nặng của nhau. 56 Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra một điểm nối một cách giản dị khi ngài nói sống chung với nhau là một “nghệ thuật … mà nó có thể được tóm gọn trong (một số) chữ: làm ơn, cám ơn, và xin lỗi.” 57 Học để nói những chữ này có thể khó. Nhưng hôn nhân có thể trở nên rất đắng đót, rất mau kết thúc, khi vắng bóng những từ ngữ đơn giản này.
62. Tất cả các nhân đức cột trụ (khôn ngoan, công bằng, đại đảm, tiết độ) và các nhân đức đối thần (tin, cậy, và mến) là cần thiết và chính đáng cho hôn nhân để thăng hoa. Trinh khiết, một cách đặc biệt, là hạt giống từ đó những cuộc hôn nhân bền vững vươn lên. Để huấn luyện con tim của chúng ta cho hôn nhân, chúng ta cần thực hành sự tự do nội tâm, thực hành nhìn tính dục chúng ta trong ngôn ngữ của hiệp thông, và sự thánh thiện cá nhân của mỗi người. Khiết tịnh làm nên những tập quán tốt của việc tự từ bỏ và kiểm soát bản thân, là những đòi hỏi trước tiên cho việc đối xử với những người khác bằng lòng thương xót. Những ảo tưởng hôn nhân vắng bóng một trái tim trinh tiết, đem lại một khởi đầu nghèo nàn cho bước đi dài của xót thương.
63. Hiệp nhất hôn nhân thật cũng tùy thuộc vào lòng xót thương, một đức tính chúng ta học từ Chúa Giêsu và tìm gặp qua giao ước của Thiên Chúa. Trong Phụng Vụ, chúng ta cầu xin “Xin Chúa thương xót chúng con.” Chúa Giêsu ban cho chúng ta lòng xót thương của Ngài để chúng ta cũng có thể xót thương.
64. Lòng thương xót phát triển khi chúng ta yêu như Chúa Kitô đã chỉ cho chúng ta. “Ơn sủng của hôn nhân Công Giáo là hoa trái của thập giá Chúa Kitô, suối nguồn của mọi đời sống Kitô hữu.” 58 Những người Công Giáo tin rằng “Chính Chúa Kitô hành động” trong bẩy bí tích, và Chúa Thánh Thần là ngọn lửa trong các bí tích, chuyên chở vào đời sống thần linh những gì nó chạm tới. 59 Trong Bí Tích Hôn Phối, giao ước của Thiên Chúa được trở nên hữu hình, ân sủng của giao ước được trao đổi và chia sẻ. 60 Trong Bí Tích Hôn Phối, giao ước của Thiên Chúa bước vào nhà chúng ta và trở nên những nền tảng của các gia đình.
65. Hôn Nhân Kitô Giáo là một tình trạng hỗ tương trong việc tự trao ban bản thân. Và dĩ nhiên có những lựa chọn, những kiểu cách hôn nhân khác mời gọi trong xã hội rộng lớn. Nhưng đối với mức độ mà “hôn nhân” là một cái giá chúng ta cho phép mình và một người bạn đời chỉ sau kết quả một thời gian dài những dạo khúc yêu đương, hoặc đối với một thời gian mà “hôn nhân” là một cuộc trao đổi, một chia chác quyền lợi giữa những cá nhân bảo vệ quyền lợi của mình, thì chúng ta gieo hạt giống bất hòa và thất vọng. Eros (bản năng, thần tình yêu) sẽ giảm thiểu và biến chất, và trọng tâm của những quyền lợi chính đáng không phải là phần đất mầu mở của lòng thương xót.
66. Qua các thế kỷ, con người lấy nhau không vì những lý do, một số cao sang quyền quí, một số khác dân dã. Trong bí tích hôn phối, Giáo Hội cho chúng ta một nơi cư trú, ân huệ, và bài học thường ngày trong bản chất tình yêu của Thiên Chúa. Những lời thề thệ hôn của Giáo Hội nhắc nhở một cách kiên trì người chồng và người vợ về những đặc tính tốt đẹp hơn, và tình trạng của một hôn nhân liên quan tới những bí tích khác, đặc biệt, Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Thành quả bí tích này đặt sự hòa giải và chung thủy trên nền tảng của đời sống hôn nhân, và làm như vậy, thúc đẩy và bảo vệ sự hiệp nhất chân thật giữa hai người. Đối với con người trong thời đại hậu tân tiến, không chắc chắn cái gì và ai có thể tin tưởng, một cuộc mạo hiểm như vậy xem như rủi ro. Nhưng Giáo Hội, một người mẹ hiểu trái tim con người hơn bất cứ người nào hiểu về chính mình, cũng biết Chúa Giêsu là Chúa, Đấng đáng tin cậy — và cách Người yêu là, cho đến chết.
67. Chúa Giêsu thiết lập một cơ hội mới cho chúng ta, một hình ảnh về hôn nhân được đặt trên giao ước của Người với Giáo Hội, một hôn nhân đặt trên sự vĩnh viễn bền bỉ, trinh khiết, và thương xót. Chúng ta có thể thấy bí tích hôn nhân này phù hợp như thế nào với toàn bộ đời sống Kitô hữu, để vun trồng những nhân đức của tình yêu, tự do nội tâm, chung thủy, thương xót, và tha thứ là dự án đường dài suốt đời được xây trên những tập quán cầu nguyện, tham dự các Bí Tích, và làm quen với câu truyện của giao ước của Thiên Chúa. Chúa biết rằng, không một cuộc hôn nhân nào thực thi đầy đủ mọi nhân đức trong mọi lúc, nhưng với lòng thương xót của Ngài, Ngài ban cho Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể để nhờ đó chúng ta có thể tiến tới trong khả năng của mình để yêu như Chúa Giêsu đã yêu. Định hướng đời sống chúng ta theo cách thức này đòi hỏi sự hy sinh, nhưng cuối cùng, cuộc sống này đẹp đẽ. Chúa Giêsu là con đường dẫn đến sự thật và vui mừng.
NHỮNG CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN_______________________________
a) Tinh thần Công Giáo của hôn nhân là gì? Những gia đình có thể làm gì để cử hành và bảo vệ hôn nhân Công Giáo?
b) Nếu hôn nhân là một bí tích, thì những tình trạng đối với thời gian quen biết nhau là gì? Những đức tính nào chúng ta nên tìm kiếm nơi một người phối ngẫu tương lai?
c) Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể liên quan thế nào với Bí Tích Hôn Phối?
d) Trong Lời Cầu của Chúa, chúng ta đọc “xin tha nợ chúng con cũng như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Bạn cảm thấy dễ hoặc khó thực hiện điều này? Làm thế nào tha thứ có thể dẫn đến những tương quan mật thiết?
(Còn tiếp)
Views: 0