Uncategorized

Cuộc chiến trường kỳ chống lại gia đình!

Lớp người ưu tuyển văn hoá cấp tiến đã từ lâu duy trì những thành kiến đối với gia đình vốn,không bị phản đối,dẫn tới sự sụp đổ của nó. Trong nhiều điều,tôi chỉ xin kể ra đây ba : (1) Sự khẳng định rằng hôn nhân làm cho nam giới và nữ giới kém tự do hơn (2) Sự giả định rằng con cái là một gánh nặng và (3) sự khẳng định rằng phân biệt sinh lý là một điều tưởng tượng.

Lớp người ưu tuyển văn hoá cấp tiến đã từ lâu duy trì những thành kiến đối với gia đình vốn,không bị phản đối,dẫn tới sự sụp đổ của nó. Trong nhiều điều,tôi chỉ xin kể ra đây ba : (1) Sự khẳng định rằng hôn nhân làm cho nam giới và nữ giới kém tự do hơn (2) Sự giả định rằng con cái là một gánh nặng và (3) sự khẳng định rằng phân biệt sinh lý là một điều tưởng tượng. Ba ý tưởng nầy tượng trưng cho ba làn sóng của phong trào bài gia đình trong 150 năm qua. Ý tưởng đầu tiên là đóng góp của chủ nghĩa Marx; ý tưởng thứ hai là của thuyết ưu sinh; ý tưởng thứ ba là kết quả của các nhà lý luận về giới tính gần đây.Những người bảo thủ xã hội hay quá thường chơi một trận chiến săn lùng với cánh tả cấp tiến. Chúng tôi kinh ngạc trước nạn nạo phá thai; chúng tôi lo âu về nạn ly dị; chúng tôi ngạc nhiên về sự trỗi dậy của cuộc vận động hành lang đồng tính. Đúng là  báo động đã vang lên. Nhưng ngay cả trước khi có cuộc vận động hành lang, nếu gia đình có bao giờ dành lại được vị trí nỗi bật tự nhiên của nó, các người bảo thủ cần phải phục hồi ký ức về việc làm sao “gia đình truyền thống” đã đánh mất con đường của mình. Trong bài viết nầy và trong hai bài tiếp theo (Chúng tôi gộp cả ba phần (bài) trong một bài), tôi muốn nói ra ba giai đoạn của cuộc chiến trường kỳ chống lại gia đình và sau đó sẽ lưu ý vắn gọn một số nguyên tắc trả lời có ích cho chúng. Chúng ta sẽ bắt đầu trước hết với sự đóng góp của chủ nghĩa Mác.

 

Chung cho cả Marx lẫn Engels là niềm tin rằng các quan hệ xã hội không mang đặc điểm sự bình đẳng vật chất – tuyệt đối, là bất công. Trong bài nghiên cứu có ảnh hưởng của ông, Nguồn gốc Gia Đình, Tư Hữu và Nhà Nước (1884), người cộng tác của Karl Marx,Friedrich Engels đã tấn công gia đình như là tế bào nguyên thuỷ của bất bình đẳng và chế độ nô lệ. Như một sự mở rộng của ao ước chiếm hưu đầu tiên của con người – từ tương đương của sa ngã trong chủ nghĩa Marx – con người cũng mong ước bảo đảm việc truyền lại tài sản cho hậu thế. Trong giải thích của Engels, xu thế nầy là cái làm trỗi dậy chế độ một vợ một chồng. Nam giới với đất đai tài sản muốn có những người thừa kế với một danh phận hợp pháp. Do đó, trong hôn nhân nữ giới thuộc về nam giới, đơn thuần như “một dụng cụ sản xuất con cái”.Trong cái nhìn của Engels sự nô dịch hoá nữ giới, một cách tự nhiên, giống như tất cả các bất bình đẳng, sẽ chấm dứt một khi các phương tiện sản xuất được chuyển từ tư hữu sang nhà nước. Khi không còn quyền sỡ hữu và không còn khả năng truyền cho đời sau gia tài của cải, nam giới sẽ không còn quan tâm nhận diện con cái nữa. Một kết quả là một khi các điều kiện kinh tế làm hôn nhân trỗi lên, chấm dứt, thì hôn nhân cũng sẽ chấm dứt. Kết thúc lịch sử, tình dục sẽ lại được giải phóng.

 

Engels tiên đoán rằng cuộc cách mạng sắp đến sẽ giáng một cái tát cho cả gia đình lẫn luân lý tình dục trưởng giả chống đỡ nó. Trong tương lai xã hội chủ nghĩa nầy,”gia đình đơn nhất hết còn là đơn vị kinh tế của xã hội” và sẽ dẫn đến “sự tăng trưởng dần dà của sự giao hợp không bị giới hạn”. Hiển nhiên Freud không phải là người đầu tiên gợi ý rằng tình dục là điều mà con người thật sự theo đuổi kiếm tìm.

 

Bất kể những khiếm khuyết của lý thuyết của ông, Engels ít nhất có thể thấy trước về những phân nhánh của nó : chủ nghĩa xã hội tiến tới,gia đình lùi dần. Khi những công việc nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và làm ra tiền được nhà nước tiếp thu, ngày càng ít lý do còn lại để một người nam và một người nữ thành lập một khế ước bền lâu.

 

Trong những chuyến đi tới các quốc gia cộng sản, tôi đã bị đánh động bởi sự việc là thái độ của chúng ta đối với việc giáo dục trẻ em phù hợp một cách sát sao biết bao với các phương pháp của cộng sản. Tuy nhiên có sự khác biệt nầy : dưới chủ nghĩa cộng sản, hàng triệu bà mẹ bị ép buộc phải làm việc bên ngoài  gia đình và phải gửi con cái họ cho những cơ sở của nhà nước.

 

Trong thế giới tự do, nhiều người trong chúng ta làm điều nầy do lựa chọn của riêng chúng ta. Khi con cái từ tuổi lên ba ăn hai bửa hoặc nhiều hơn với những người lạ, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi cha mẹ thấy khó khăn trong việc kiểm soát mức độ lòng trung thành vốn được cho là hiển nhiên. Con cái cần số lượng thời giờ hơn là “giờ chất lượng”,và khi nhà cửa trống vắng, thì con cái chuyển các bổn phận của chúng sang nơi khác,thông thường là cho những người ngang hàng với chúng.

 

Những cậu trai và cô gái sớm bị đặt vào các cơ sở nhà nước,trở thành mồi béo bở cho cái được gọi là “văn hoá giới trẻ” – gồm nhạc pop,áo quần đắt tiền và những thú tiêu khiển thô bỉ theo ý đồ của các tập đoàn để tạo một thị trường dễ dãi. Khi người mẹ phải làm việc, thì việc nuôi nấng con cái cũng trở nên khó khăn hơn. Thực tế, những đòi hỏi của công việc có thể đi đến chỗ xem ra là trò đùa khi được đặt bên cạnh tư cách làm cha làm mẹ. Đối với ngày càng nhiều phụ huynh, các hy sinh tại nhà xem ra chỉ đem lại một sự đền đáp nghèo nàn.Hẳn nhiên các bà mẹ trẻ không có lựa chọn nào hơn là làm việc ngoài nhà, nhưng nhu cầu nầy khó khăn lắm mới trở thành tiêu chí. Gia đình phải hơn chỉ là một trạm cuối xe buýt nơi các kết nối với những nơi đến khác được thực hiện. Nó phải quay lại thành một trung tâm cho sinh hoạt đầy ý nghĩa. Giáo dục, việc làm, cầu nguyện, sự chăm sóc và trò chơi là những chức năng chính yếu thuộc về gia đình được xếp đặt một cách thích hợp. Việc phục hồi sức mạnh của gia đình tuỳ thuộc vào khả năng của nó, kế đến là giành lại vị trí từ các lực nên ngoài mà các hoạt động của nó đã bị chuyển sang.

 

Viết cho thế hệ sau Marx và Engels, Đức Thánh Cha Lêô XIII hiểu rất rõ rằng những gì đang bị đe doạ trong trận chiến chống lại chủ nghĩa xã hội. Tân Sự (Rerum Novarum – 1891) để mắt đến không chỉ các quyền của người lao động, mà còn đến sự tồn tại của gia đình người thợ thuyền.Cả hai đều có các quyền vốn có nền móng trong tự nhiên và được lộ cho thấy. “Xin chú ý, vì thế gia đình hoặc đúng hơn xã hội của gia đình nầy,một xã hội quả là rất nhỏ bé,nhưng là một xã hội thật sự và có trước bất cứ một xã hội có tổ chức nào!”. Sự phẫn nộ của các cặp vợ chồng cần phải được gợi ở nguy hiểm hiện tại mà hạnh phúc của họ đang phải đương đầu. Sự bình đẳng và sự bổ sung trên thực tế có thể sống chung trong một sự kết hợp may mắn. Người Kitô hữu đơn thuần không cần phải chấp nhận rằng bình đẳng phải (theo như từ ngữ chủ nghĩa Marx) bị giảm thiểu chỉ còn là bằng nhau về đồng lương và cơ hội đồng đều để có giấy phép tình dục. Trong đợt sóng đầu tiên tấn công vào gia đình, không có bất cứ dấu hiệu sự phụ thuộc lẫn nhau nào được nhìn thấy như là một đe doạ đối với tự do.Những kẻ hoạt động chống lại gia đình đã nhấn mạnh rằng việc phục tùng một hợp đồng độc quyền là một sự hy sinh tự do ý chí. Như Simone de Beauvoir đã khẳng định, trong hôn nhân, “người đàn ông và vợ cùng nhau trải qua sự áp bức của một cơ chế mà họ không lập ra”.

 

Không cần phải nói, sự áp chế nầy – mà nam giới và nữ giới chịu đựng nhiều nhất, – không phải là kết quả của hôn nhân, mà là kết quả của những lời hứa bị đổ vỡ. Ngay cả qua những chỉ số tẻ nhạt dường ấy như là sự giàu sang, sức khoẻ và hạnh phúc được báo cáo, một núi nghiên cứu khoa học xã hội đã từ lâu lật ngược sự khôn ngoan phổ biến của những cuốn tiểu thuyết giật gân thập niên 1960, như The  Second Sex (giới tính thứ hai) và cuốn Feminine Mystique (Nữ tính kỳ bí) của Betty Friedman. Cũng như nam giới, phụ nữ chỉ đơn thuần phát triển tốt hơn trong hôn nhân. Họ chịu ít trầm cảm hơn,được bảo đảm hơn vế mặt tài chính và trải nghiệm hơn sự giao hợp thoả mãn (để có thêm chứng cừ,xin đọc cuốn The Case of Marriage của Linda Waite và Maggie Gallagher). Ngay cả ngày nay, nhiều thập niên sau cuộc tấn công vào lý tưởng của gia đình hạt nhân [chỉ có cha mẹ và con cái. ND], chỉ có 8% nữ giới nói họ hy vọng vẫn chưa kết hôn. Chẳng có gì phải nói thêm về đợt sóng đầu tiên.

 

Đợt sóng thứ hai cũng chấp nhận lập luận của chủ nghĩa Marx rằng công bằng đòi buộc sự bình đẳng tuyệt đối về vật chất.Nhưng tiếp theo, ngón tay đang vẫy lại hường từ những người đàn ông sang trẻ em. Nếu nữ giới muốn có tình dục với nam giới (theo dòng suy tư nầy), thì họ phải không bị trách phạt với con đẻ ngoài ý muốn.

 

Phần nhiều, việc ngừa tránh thai nhân tạo được coi là vòng đai phòng thủ thứ nhất, nhưng từ ban đầu, nạo phá thai đã luôn là sự hỗ trợ. Sự kết nối giữa ngừa tránh thai, bình đẳng kinh tế và tiếp cận với nạo phá thai được thực hiện công khai năm 1992 do Toà án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết về Kế hoạch hoá Gia đình chông lại Casey, vốn bảo vệ phán quyết năm 1973 trước đó ủng hộ nạo phá thai trong vụ Roe chống lại Wade bằng những lời đáng ghi nhớ nầy :

 

Hạn chế của luật Roe về quyền lực của bang không thể bị bác bỏ mà không có sự bât công đối với những người mà,đã hai thập niên phát triển kinh tế và xã hội, đã thiết lập những quan hệ tình dục và đã có những chọn lựa vốn xác định quan điểm của họ về nhau và vị trí của họ trong xã hội, dựa vào tính hiệu lực của việc phá thai trong trường hợp ngừa tránh thai thất bại. Khả năng để nữ giới tham gia một cách bình đẳng vào đời sống kinh tế và xã hội của Quốc gia nầy đã được tạo thuận tiện nhờ khả năng kiểm soát đời sông inh sản của họ.

 

Sự dung thứ nạo phá thai được hợp pháp hoá là hậu quả nghiêm trọng nhất theo sau một khi người ta chấp nhận ngừa tránh thai, nhưng không chỉ một mình nó. Năm 1930, Anh giáo là tổ chức Kitô giáo đầu tiên tán thành việc sử dụng ngừa tránh thai nhân tạo. Và tiếp theo từ điều nầy, nguyên Tổng giám mục Canterbury, Rowan Williams, cũng lưu ý rằng nói đồng ý với bao cao su là đánh mất quyền lên án thói giao hợp qua hậu môn. Tách tình dục khỏi việc sinh sản và những kết hợp đồng tính trở nên tương đương với những kết hợp giữa hai người khác phái. Để đạt mục đích nầy, Williams đã kết luận:

 

Trong một giáo hội chấp nhận tính hợp pháp của ngừa tránh thai,thì việc lên án tuyệt đối các quan hệ giao hợp đồng tính phải dựa trên hoặc là một triển khai chính thống trừu tượng một số văn bản Kinh Thánh rất mập mờ, hoặc là dựa trên một giả thuyết mơ hồ và không Kinh Thánh về sự bổ túc tự nhiên,được áp dụng một cách tỉ mỉ và lỗ mãng cho sự phân biệt về thể lý mà không quan tâm đến cac câu trúc tâm lý.

 

Lô-gic của vị tổng giám mục Anh giáo là có cơ sở, tất nhiên – bao lâu mà người ta còn chấp nhận giả thuyết nầy. Trong một giáo hội đã chấp nhận ngừa tránh thai, thì việc khiển trách các kết hợp đồng tính nam đúng là độc đoán. Mặc dù các tín hữu Công giáo La Mã nay đứng trơ trọi một mình như là khối Kitô giáo duy nhất đồng thanh bác bỏ ngừa tránh thai nhân tạo,trước khi mọi khối Kitô giáo năm 1930 – và nhiều tổ chức tôn giáo khác – chống lại nó như là một sự sỉ nhục đối với nhân phẩm. Việc đình triệt sản tạm thời hay vĩnh viễn một người nam hoặc một người nữ khoẻ mạnh không chỉ làm mất giá trị hành vi vợ chồng, mà còn huỷ hoại sự kết hợp nầy như nó vốn là. Như Mahatma Gandhi đã cảnh báo năm 1925, “Tôi thúc giục những người ủng hộ các phương pháp kiểm tra sinh đẻ nhân tạo hãy xem xét các hậu quả.  Bất cứ sự sử dụng rộng rãi nào các phương pháp nầy cũng sẽ dẫn tới việc sự tan rã của giao ước hôn nhân”.

 

Trong bất cứ sự kiện nào, phong trào ưu sinh và chống lại sinh sản do Margaret Sanger (1879 – 1966) phổ biến và được duy trì qua Kế hoạch hoá gia đình, đã thành công áp đảo đến nỗi sẽ đòi hỏi nỗ lực to lớn để đánh thức những sức tưởng tượng của giới trẻ về một thế giới nơi mà con cái không bị coi như là một gánh nặng xã hội và kinh tế. Sự chuộc tội nào sẽ bị đòi buộc đối với sự tàn sát hàng loạt những con cái bé nhỏ của chúng ta,thì quả là khó lòng tưởng tượng được. Ngoài sự làm cho lương tâm của mỗi chúng ta nên chai đá, chúng ta nay chỉ mới bắt đầu chịu những cái giá xã hội cho việc sát hại. Châu Âu đã bước vào mùa đông dân số,những gì Trung Quốc sẽ trải nghiệm một khi ảnh hưởng đầy đủ của việc quét sạch một thế hệ con gái được cảm nhận,người ta khó lòng mà đoán được. Trước hết hướng về chống lại nam giới và sau đó chống lại con cái, ngày nay đợt sóng thứ bacủa cuộc tấn công vào gia đình nhắm trực tiếp tới nữ giới.

 

Chính từ đợt sóng thứ ba mà những tuyên bố về giới tính ngày càng kỳ dị hơn đang được loan báo và lời khẳng định kì dị nhất trong mọi khẳng định là:  giới tính là viễn vông. Với một thế hệ,sinh viên năm thứ nhất đã học lẫn tránh một cách ngoan ngoãn khi được nói rằng “giới tính” là một giải thích xã hội. Từ ngữ giới tính nhắc tới một khái niệm xã hội. Nhưng chỉ duy nhất các từ mới có giống đực, giống cái, thậm chí cả giống trung tính: con người có giống đực và giống cái. Những người đấu tranh nữ quyền (và nhiều Kitô hữu) quen biện luận cho quyền đi bầu của nữ giới trên bình diện mà nam giới và nữ giới chia sẻ một bản chất chung. Nay họ khẳng định một tính phi lý nữ tính rõ rệt và mặc nhiên phủ nhận một bản tính con người chung.

 

Vế số điẻm ghi được nầy, mũi nhọn của phong trào nữ quyền đã đi được những khoảng cách mênh mông kể từ cuốn A Vindication of the Rights of Women [Một xác minh Nữ Quyền.ND] (1792) của Mary Wollstonecraft. Nhìn chung, ngày nay những người đấu tranh nữ quyền đã thay đổi chiến lược về căn bản các tuyên bố của họ đi theo những kiểu cách gần đây nhất của triết học hậu hiện đại.Như thế, học giả được hoan nghênh rộng rãi, Luce Irigaray, bênh vực tình trạng đặc quyền của nữ giới không phải trên nền tảng lý trí,mà là trên căn bản chối từ lý trí. Hãy kể ra một ví dụ, trong tác phẩm This Sex Which Is Not One (Giới tính nầy vốn không phải là Độc Nhất) của Bà, chúng ta nghe thấy rằng “Những lời của nàng là những lời mâu thuẫn, ở mức độ nào đó điên rồ ngay từ quan điểm về lý trí, không thể nghe được đối với bất cứ người nào nghe họ với những toạ độ làm sẵn, với một tập hợp các chuẩn mực được soạn thảo đầy đủ trong tay”. Bất cứ điều gì tác giả nầy mong khẳng định, bà tỏ ra từ chối cho nữ giới chia sẻ tính hợp lý với họ. Đây là điều đáng tiếc nhất. Với một điều, không tham gia vào lý trí,có rất ít để đặt nền tảng cho nguyên lý bình đẳng giữa các giới. Cũng tương tự, việc lập luận rằng nữ giới tham gia vào những “sự hợp lý” khác nhau,chỉ có thể làm giảm bớt hạnh phúc của nữ giới – vì đa số ước ao chia sẻ một thứ tình thân nào đó với nam giới. Một thế giới trong đó ngững người nam và những người nữ không cùng chia sẻ một lý trí chung, có khả năng khiến cho một số đồng tính nữ cảm thấy thoải mái hơn; nhưng nó sẽ có thể là thế giới nhỏ hơn nhiều để hưởng thụ, mà không có tình thân có ý nghĩa giữa anh chị em, giữa vợ chồng, giữa mẹ và con trai. (Irigaray ít ra cũng dường như tin rằng hạnh phúc của một phụ nữ được đáp ứng tốt hơn khi tách khỏi gia đình). Không mong bị phân loại bởi những cái nhãn làm sẵn những nhận dạng đồng tính, khác giới tính hoặc chuyển giới, Irigaray đề xuất cái đã được đặt cho tên là “thú nhục dục đa hình thái”. Việc xây dựng những nhà vệ sinh công cộng sẽ không bao giờ giống nhau.

 

Nếu ý thức hệ giới tình được chấp nhận, không chỉ những phòng thay quần áo (có tủ khoá) sẽ bị tháo đi; gia đình cũng sẽ như thế. Các Kitô hữu, tín đồ Do Thái giáo, tín đồ Hồi giáo và những người bảo thủ cựu trào,đã mở rộng quá nhiều sự bao dung đối với những người thiết kế giới tính. Như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhận định gần đây trong bài giảng lễ Giáng Sinh, khái niệm gia đình thực sự và sự an toàn của con cái mới là vấn đề. “Nhưng nếu không có một tính hai mặt được quy định trước về người nam và người nữ trong công cuộc tạo dựng, thì gia đình cũng không còn là một thực tại được công cuộc tạo dựng thiết lập. Cũng vậy,đứa con đã mất vị trí nó đã chiếm cho đến nay và phẩm giá gắn liền với nó”.

 

Chúng ta phải hiểu những đợt sóng ấy như thế nào? Chúng ta bắt đầu gỡ bỏ thiệt hại đã xảy ra trong cuộc chiến trướng lỳ chống lại gia đình nầy ra sao?

Trong đoạn cuối của loạt bài nầy, tôi xin đưa ra một ít gợi ý.
————————————————————————–
Có ba đợt tấn công chống lại gia đình – (1) Sự khẳng định rằng hôn nhân nô lê hoá.  (2). rằng con cái là gánh nặng   và (3). rằng sự khàc biệt về giới tính là ảo tưởng. Phải trả lời thế nào? Tôi mong kềt thúc câu chuyện ngắn của chúng ta bằng việc suy tư không quá nhiều như thế về một giải quyết bằng hành động, mà là về cách làm sao chúng ta nên đổi mới lối suy nghĩ.

 

Trước hết, cuộc tấn công đương thời trên gia đình giả định trước những gì? Thường xuyên, ở gốc rễ của những cuộc tấn công nầy trên gia đình ẩn một sự đồi bại của cái mà Đức Gioan-Phaolô II đã gọi là “ý tưởng và kinh nghiệm của sự tự do”. Trong phân tích của Cố Giáo Hoàng, việc những ý tưởng nầy nằm bên dưới và những cơ chế xã hội và kinh tế ủng hộ chúng là một khái niệm về tự do được hình thành không phải như là một khả năng thực hiện chân lý,”mà như là một khả năng độc lập tự nhận thức về bản thân. (Familiaris Consortio 6). Thay cho một khái niệm như vậy và được thực hiện qua những quy tắc ứng xử và tập tục phù hợp với gia đình, người nam và người nữ hợp nhất trong hôn nhân được kêu gọi để thể hiện tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Khó lòng có thể có được một chứng từ lôi cuốn về tình yêu tự trao hiến hơn là một gia đình đang cầu nguyện.

 

Kế đến, các Kitô hữu sẽ phải lượng giá lại ý niệm về bình đẳng, khởi đầu với đơn vị đo lường của nó. Rõ ràng, cả sự giảm bớt chiều cao của nam giới lẫn gia tăng trọng lượng của nữ giới cũng không kể đến. Bình đẳng thường được đo lường bằng quyền bầu cử, bằng lương tướng,bằng đề bạt – nói cách khác, theo một số tiêu chuẩn chính trị hoặc kinh tế. Ngay cả chấp nhận lúc nầy một khái niệm hoàn toàn duy vật về bình đẳng, thì đó là một thời gian dài kể từ khi chúng ta đi qua bình đẳng cơ hội đến sự cần thiết thực tiễn phải thích nghi. Vượt qua Marx, với các tín hữu Công giáo, hạnh phúc không được đo lường chủ yếu bằng việc coi tài chính như nhân tố quyết định mọi thứ. Nhân đức là một tiền tệ bền vững và ổn định hơn rất nhiều. Đó thực sự có phải là trường hợp mà đa số phụ nữ thấy hạnh phúc tại văn phòng hơn là ở nhà? Cứ cho là những kết quả độc hại của sự sắp đặt xã hội nay đã hiển nhiên, thì có một cái thoạt nhìn đã thấy là chứng cứ rằng việc theo đuổi sự bình đẳng trừu tượng được xác định như thế chống lại hạnh phúc của cả hai giới và con cái chúng ta. Đáng chú ý là nữ giới không ngừng nói rằng họ không tìm thấy nguồn gốc sự thoả mãn lớn lao nhất của họ từ công việc bên ngoài nhà. Sở thích nầy càng được đánh dấu nơi các phụ nữ có con cái. Trong một nghiên cứu Pew gần đây, khi các bà mẹ có con cái dưới 18 được hỏi về nguồn hoàn thành quan troọng nhất của họ, thì 51% đã kể ra các quan hệ của họ với con cái họ; 29% kể ra những quan hệ của họ với chồng hoặc người chồng trong hôn nhân thực tế, trong khi chỉ có 1% kể ra công ăn việc làm hoặc sự nghiệp. Tại sao nó đã trở thành sự mong đợi mà nữ giới không thể được phát huy hết năng lực trong nhà? Hôn nhân và bài dạy giáo lý tuổi thiếu niên trong lãnh vực nầy phải chuyển sang thế công.

 

Suốt thế kỷ 20 đã có một sự đổi mới tư duy về ơn gọi gia đình, gồm cả lối nghĩ về vai trò nữ giới. Đức Giosn-Phaolô II đã lưu ý rằng, trong khi việc mở rộng tiếp cận công việc công khai theo một số ý nghĩa nào đó là một thành tựu đích thực,thì không phải không có mất mát. Suốt trong các bài viết của Đức Gioan-Phaolô II, như trong Tông thư Mulieris Dignitatem (Phẩm giá phụ nữ) và Letter to Families (Thư gửi các Gia Đình) của Người,Đức Thánh Cha chỉ ra rằng nam giới và nữ giới chỉ tiến tới sự phát triển thật sự của họ qua tình yêu tự hiến. Nơi nữ giới, việc tự trao ban được thực hiện một cách rõ ràng qua việc nuôi dưỡng một đứa con. Từ đó, tình mẫu tử nơi nữ giới (vốn cũng có thể được diễn tả trong việc nuôi dưỡng các con cái thiêng liêng) cần được tôn vinh cả trên những cống hiến được thực hiện trong các lãnh vực chính trị và kinh tế (Mulieris Dignitatem 18). Đáng tiếc, ngày nay vai trò làm mẹ đã bị nhạo báng đến nỗi nhiều người thấy việc chăm sóc gia đình tại nhà vừa không hấp dẫn lẫn không thể được. Một xã hội nơi chính quyền tạo dễ dãi cho ly dị và khó khăn cho các bà mẹ ở nhà thì không tỏ ra tiến bô, mà là đang chất dần mòn. Đức Gioan Phaolô II đưa ra lý lẽ rằng “xã hội phải được cơ cấu theo một cách sao cho các bà vợ và các bà mẹ trong thực tế không bị bắt buộc phải làm việc bên ngoài nhà” (Familiaris Consortio 23).

 

Đây không phải là một hy vọng phi hiện thực. Các luật lệ có thể chấm dứt việc gây bất lợi cho các phụ nữ ở nhà. Như một xuất phát điểm : miễn giảm thuế liên bang và địa phương lớn hơn có thể được hướng lại đối với các gia đình có con cái ăn theo; quy vùng các luật lệ có thể cho phép sử dụng lớn hơn nhà cửa như là một nơi làm việc; các gia đình dạy học tại nhà có thể được giảm một phần thuế bất động sản nào đó; và những thứ đại loại như thế. Quan trọng hơn hết, các phụ nữ và chống họ sẽ phải tái khám phá vẻ đẹp của thiên chức làm mẹ. Vừa qua một cặp vợ chống mà chúng tôi biết, đã tìm kiếm lời khuyên từ linh mục Anh giáo của họ để hỏi liệu họ có nên thử có mang đứa con thứ ba hay không. Vị linh mục nầy khuyến khích họ làm như thế,trong khi ngài đã cố vấn cho nhiều phụ huynh – vốn hối tiếc vì không có thêm con cái – ngài chưa hề gặp một cặp vợ chồng nghĩ rằng họ đã nuôi dưỡng quá nhiều con cái. Tuy vậy,rất ít cặp vợ chồng muốn tiếp tục con đường nầy,khi cả hai cha mẹ theo đuổi một nghề làm toàn thời gian ở vào tuổi ba mươi. Con cái là một phúc lành; chào mừng con cái đòi hỏi chúng ta điều chỉnh thói quen tiêu pha. Nếu chúng ta thực sự nghĩ rằng việc nuôi dạy con cái là một công việc cao quý hơn là tích luỹ của cải,thì có thể những cặp vợ chồng trẻ sẽ phải giảm những hy vọng kinh tế. Tóm lại, các tín hữu Công Giáo sẽ cần học hỏi lại để xử lý tốt không chỉ đối với hôn nhân truyền thống, mà còn cả với việc có nhiều con cái. Vì, không chỉ có sự phát triển con người đòi hỏi một kinh tế lành mạnh và một xã hội có tổ chức ổn định;nó còn đòi hỏi tình yêu. Và không có con đường nào tốt hơn để học biết làm sao để yêu thương hơn là trong một gia đình mở rộng cho sự sống.

 

Những gia đình đông người có thể thúc đẩy sự thánh thiện vì nhiều lý do. Đối với các phụ huynh, đây là ba lý do : ngủ ít hơn, chi tiêu nhiều hơn và làm việc nhiều hơn. Ba lý do lớn nầy, một số người có thể nói, tất thảy đối với việc chủ tâm tránh có con cái. Và nhiều người làm như thế. Nhưng sẽ không, nếu đích nhắm của bạn là thiên đàng. Quả thật, những hoa trái của tình yêu hôn nhân vốn sản sinh những điều kiện mà các thầy tu và nữ tu phải chấp nhận qua ân sủng (nghĩa là chấp nhận những lời khuyên khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời). Có một câu chuyện nỗi tiếng từ cuộc đời của Thánh Nữ Têrêxa Lisieux ở Dòng Kín Carmel. Trong tu viện, chiếc chuông là tiếng kêu gọi chung giờ cầu nguyện. Sự vâng lời của Thánh nữ Têrêxa mau lẹ đến độ ngay khi nghe tiếng chuông đàu tiên,ngài bỏ ngay bút xuống, bỏ ngang một chữ đang viết dở dang trên trang giấy.Tiếng kêu của một đứa con giống như tiếng chuông của Thánh Nữ Têrêxa. Nó thường rung lên.

 

Không còn nghi ngờ gì nữa, việc ở nhà không phải luôn thành công đối với một bà mẹ trẻ . Cũng không phải tất cả các cặp vợ chồng mở ra cho sự sống đều được chúc phúc với con cái. Những sự thiếu vắng nầy là một nguyên do đau buồn thất vọng cho những phụ huynh như thế. Đáng tiếc, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng nhìn thấy cái được trong những gì mà thời gian qua đã nhận ra như là một sự mất mát. Trong hầu như mọi nền văn hoá vcon người, những gia đình đông con là một dấu chỉ phúc lành. Theo Giáo Lý, họ vẫn là :”Kinh Thánh và thực hành truyền thống Giáo Hội nhìn thấy nơi những gia đình đông con một dấu chỉ Chúa chúc phúc lành và sự quảng đại của các phụ huynh” (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 2373). Con cái chúc phúc cho cha mẹ và họ hàng, vì chúng giữ niềm vui dễ lây truyền; con cái chúc phúc cho các anh chị vì chúng mang đến tình bạn gần gũi; con cái chúc phúc cho cha mẹ,trên hết là vì chúng biến cha mẹ thành người lớn. Không như bất kỳ quà tặng nào khác, một đứa con nhỏ mới mang đến cho cha mẹ cơ hội lớn lên trong tình yêu. Việc trao đổi những quà tặng như vậy chỉ có thể có được khi một người nam và một người nữ mở rộng lòng mình ra với sự sống mới. Giáo Hội tiếp tục quý trọng những ai làm như thế.

 

Kể từ khi chủ nghĩa Marx ra đời vào nửa thế kỷ 19 cho đến khoảng năm 1980, người ta gần như hoàn toàn thừa nhận rằng nghiên cứu khoa học xã hội là bạn của các nhà thiết kế xã hội khuynh tả. Rất dớm các khoa học xã hội đã chọn giả thuyết của Marx rằng các quan hệ xã hội không mang đặc điểm bình đẳng vật chất hoàn toàn thì đều là bất công. Nghiên cứu bằng thống kê và thực nghiệmđược chào đón như những phương tiện để nhổ bật thành kiến và tính phi lý mà các cơ chế truyền thống được đặt nền móng trên đó. Trên hết,  –  lập luận tiếp tục – gia đình, và cùng với nó là những vai trò của nam giới và nữ giới, sẽ có thể được phơi bày như không có chỗ dựa trong tự nhiên.

 

Tất cả những điều nầy đã thay đổi.

 

Nhiều nhà xã hội học vẫn trung thành với các chính sách cơ bản. Nhưng sự kiểm soát của họ về ngành nầy đã được nới lõng. Từ nhiều năm qua cho đến nay, các nghiên cứu khoa học xã hội liên quan đến gia đình đã giúp soi sáng “những mặt mạnh, tính không thể thay thế được của gia đình”. Trả lời cho Engels, de Beauvoir, MTV và công ty, bài dạy Giáo Lý sẽ phải sử dụng một cách tự tin hơn sự nghiên cứu phong phú có được trên những lợi ích gia đình mang lại. Như lý trí và mạc khải làm chứng, sự kết hợp những con người được đặt nền tảng không phải trên sự bình đẳng trừu tượng, mà là trên một sự sẵn sàng tự nguyện phục vụ Chúa Kitô nơi nhau. Trong sự canh tân nền văn hoá Công Giáo, cuộc chiến đấu bắt đầu tại nhà, trên đầu gối uốn cong.

 

—————————————
Nguyên tác : THE LONG WAR AGAINST THE FAMILY.
15/02/2013 – Chuyển ngữ: Jos Nguyễn Thế Bài
(*) Ryan N.S.Topping là một nghiên cứu sinh của Trường Cao Đẳng Khoa Học Nhân Văn Thomas More. Có bằng tiến sĩ thần học từ Đại học Oxford. Tác giả cuốn Rebuilding Catholic Culture : How the Catrchism Can Shape Our Common Life (mà bài viết trên đây được trích ra)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.