Uncategorized

Khủng koảng Niềm Tin: Sự chân thật và lòng trung tín (3)

Một Niềm Tin Xây Dựng từ Sự Chân Thật và Lòng Trung Tín. Xã hội ngày nay, nhiều người coi niềm tin như một vật trang sức, một món đồ xa xí phẩm không cần thiết như lối suy nghĩ sau:

Vợ chồng, như áo mặc vào cởi ra;
Bạn bè là để lợi dụng!
Lương tâm không bằng lương lẹo
Tình cảm là chính (chín), nhưng tiền bạc là mười…v..v..

Một Niềm Tin Xây Dựng từ Sự Chân Thật và Lòng Trung Tín. Xã hội ngày nay, nhiều người coi niềm tin như một vật trang sức, một món đồ xa xí phẩm không cần thiết như lối suy nghĩ sau:

Vợ chồng, như áo mặc vào cởi ra;
Bạn bè là để lợi dụng!
Lương tâm không bằng lương lẹo
Tình cảm là chính (chín), nhưng tiền bạc là mười…v..v..

Nhưng thật ra niềm tin nó là một cảm giác, một tiên quyết chắc chắn về một điều gì đó. Điều quả quyết chắc chắn này cho phép bạn tăng cường những nguồn năng lực, và sức mạnh giúp bạn tạo được những kết quả, vượt qua mọi khó khăn, và trên hết được lòng tin từ mọi người. Tất cả mọi người chúng ta đều có sẳn nơi mình niềm tin hoặc chúng ta có thể tìm những câu trả lời cần thiết nhờ những người khác chung quanh. Nhưng chúng ta thường thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn, khiến chúng ta không sử dụng được khả năng có sẳn nơi mình và bè bạn khắp nơi.

Từ trước tới nay, người ta vẫn tin là không ai có thể chạy một dặm mà chỉ mất 4 phút thôi. Thế mà vào năm 1954, Roger Bannister đã phá vỡ sự tin tưởng vững chắc ấy. Anh quyết tâm thực hiện bằng được điều “hông thể” ấy, không những bằng việc luyện tập thể dục, mà còn bằng việc không ngừng lặp lại trong trí mình rằng mình có thể làm được việc này, khiến hệ thần kinh của anh đã hình thành một mệnh lệnh bắt buộc anh đạt cho bằng được kết quả. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra khía cạnh vĩ đại nhất của thành công này lại chính là những gì anh đạt được cho người khác. Hầu như không ai dám nghĩ là có thể đạt kỷ lục chạy 4 phút một dặm, thế mà chỉ trong vòng một năm sau khi Roger phá kỷ lục, 37 lực sĩ điền kinh khác cũng đã phá kỷ lục này. Kinh nghiệm của anh đã cống hiến cho họ mẫu gương đủ vững vàng để tạo nên nơi họ niềm tin chắc chắn rằng chính họ cũng có khả năng làm “điều không thể”. Và hơn một năm sau đó nữa, 300 lực sĩ khác đã đạt cùng một thành tích như thế!

Tin tưởng nghĩa là bạn có thể đoán được người khác sẽ làm gì (vì mình đã tin và giao cho), và tình huống nào có thể xảy ra. Nếu chúng ta có thể xây dựng xung quanh mình những người có thể tin tưởng được, chúng ta có thể tạo ra một điều kiện hiện tại tốt và thậm chí một tương lai tốt hơn hay một xã hội tốt hơn.

Tin tưởng cũng là việc thực hiện trao đổi với người khác khi bạn không có đủ hiểu biết về bản thân (hỏi hay tham khảo người mình tín nhiệm,) và mục tiêu của người đó cũng như về điều người đó có thể mang lại cho bạn và tin tưởng cũng có nghĩa là đem cho người khác với kỳ vọng sẽ được trả lại theo một cách nào đó vào một thời điểm không định trước.

Điều đáng nói ở đây tin tưởng có nghĩa là tạo điều kiện cho người khác có thể lợi dụng điểm “dễ bị tổn thương” của mình hay “lợi dụng lòng tin” của mình,  để trung tín với nhau hay sự phản trắc sẽ được phơi bày.

Trong “Những người khốn khổ” (Les Misérables), Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cướp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh chết đói, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị các chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là Giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi ông nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người. Niềm tin vào con người khốn khổ JeanValjean hiền lành của Giám Mục Myriel chính là động lực giúp người tù khổ sai này nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời và làm lại nó.

Nhiều người nói rằng: “Tin tưởng người khác thật là nguy hiểm, bạn có thể phải chịu sự lừa gạt của họ”. Thật vậy, nếu giả sử là thiên hạ luôn luôn tồn tại sự lừa dối, thì câu nói trên đúng và hoàn toàn là có lý. Lòng tin không nên xuất phát từ trong ảo giác hay mù quán nhận thức, như bạn biết rõ với người thích nói nhiều thì không nên đem bí mật của mình mà kể cho họ nghe…để tránh họ làm điều bất tín với mình. Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là “Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:

1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết chí hướng.
2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết biến thái.
3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy kiến thức.
4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét đức dũng.
5. Cho họ uống rượu say để dò tâm tính.
6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng liêm chính.
7. Hẹn công việc với họ để đo chữ tín.

Những triết lý này vẫn mang đầy tính thực tiễn; nhưng nếu chúng ta biết áp dụng một cách mềm mỏng với lòng từ ái sẽ giúp chúng ta vừa xem nhân diện, vừa biết cách thử tâm, đức, trí tuệ, tài năng của một người; để tìm được một người bạn đồng hành, người bạn trung tín.

Thế giới này không hẳn là một nơi hoàn toàn an toàn mà người ở sống trên đó không phải ai ai cũng có thiện ý. Chúng ta buộc phải chấp nhận và đối mặt với một sự thật, đó là đầy dẫy mọi nơi sự dối trá, lọc lừa, bất trung tín và gian ác vẫn còn ngự trị. Từ đó chúng ta nhận thấy rằng lòng tin chân chính, không phải là sự cả tin. Nhưng một mặt khác, không tin tưởng người khác, thì không thể thành nghiệp lớn, và cũng không thể trở thành vĩ nhân.

Có một lần, Khổng Tử và các học trò của ông bàn luận về cách đối xử người với người.
Tử Lộ nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; nếu họ đối xử không tốt với con, con cũng sẽ không tốt với họ.”

Khổng Tử phê bình cách này: “Đây là cách làm của những người không có đạo đức lễ nghiã.”

Tử Cống nói:  “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con sẽ đáp lại tốt với họ; Nếu họ không đối xử tốt với con, con sẽ chỉ dẫn cho họ theo hướng thiện.”

Khổng Tử bình luận cách này: “Đây là cách nên làm giữa những người bạn”.

Nhan Tử nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; Nếu người khác không đối xử tốt với con, con vẫn dùng thiện ý đối tốt với họ, và chỉ dẫn họ theo hướng thiện.”

Khổng Tử bình luận cách này: “Đây là cách nên làm giữa thân nhân. Nếu các con có thể mở rộng tư tưởng và đối xử với tất cả mọi người trong thiên hạ bằng lòng chân thành, thì mới thực sự là dùng thiện tâm để đối xử với người!”

Xin hãy ghi nhớ câu nói này: “Bạn tin tưởng người khác, thì họ mới tin tưởng bạn, trung thực với bạn. Hãy lấy phong độ của một vĩ nhân đối với người khác, họ mới có thể biểu hiện ra cái phong độ vĩ nhân mà họ có với bạn”.

Nhan Tử đã hỏi thầy Khổng Tử rằng: “Thưa, con muốn đối xử với người bằng lòng “nhân từ”, thì phải làm thế nào mới có thể đạt được như vậy?  Con hy vọng chính mình có thể đối xử với mọi người đồng đều cho dù họ nghèo nàn hay giàu có; bản thân không có ý biểu lộ mình dũng cảm đến mấy nhưng lại có sự uy nghiêm; chỉ giao du với những nhân sĩ có chí hướng, và suốt đời không có hoạn nạn, thưa Thầy, như vậy có được không?”

Khổng Tử trả lời: “Muốn đạt đến mức đối xử với người bằng lòng nhân từ, trước hết phải làm được chuyện tu sửa bản thân mình, không ngừng nâng cao sự tu dưỡng đạo đức của chính mình đồng thời nâng cao cả cảnh giới tư tưởng.  Những lời nói vừa qua của con cũng khá tốt, lúc nghèo nàn hay giàu có cũng như nhau,  thì con có thể biết được mình đầy đủ mà không chạy theo những thứ ham muốn dục vọng.  Khi ở chỗ cao quý hay thấp hèn cũng như nhau, thì con có thể luôn luôn khiêm nhường mà lại có lễ nghiã.  Không có ý biểu lộ bản thân dũng cảm đến mấy mà lại có sự uy nghiêm, thì con có thể cung kính đối xử với người mà không bị sai lầm đối với họ.  Giao thiệp với những nhân sĩ có chí hướng, suốt đời không có hoạn nạn, thì con có thể cẩn thận lựa chọn bạn bè, lựa chọn những lời cần nói và những việc cần làm.  Đây là chí hướng rất to lớn!”

Từ đạo lý về tư tưởng “Nhân ái”, Khổng Tử đã đề xướng lòng trung thành và tha thứ. Tư tưởng “trung-thứ” của Khổng Tử đã hình thành những đức tính đẹp đẽ truyền thống của  dân tộc Trung Hoa như tính thành thật, không dối trá, nhẫn nại, khoan dung, và dùng Thiện tâm đối với người.  Nó có ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội Việt Nam, và vẫn còn mang một ý nghĩa giáo dục rất thâm sâu trong xã hội ngày nay nhưng hởi ơi nó đã mất đi rất nhiều về tinh thần “nhân ái” xã hội này khi nạn Cộng Sản đào tào ra lớp người mới XHCN mà nhân phẩm và đức hạnh không đáng một xu.

Trong Mattheu (C18,21-35) đã kể lại cuộc đối đáp giữa Chúa Giêsu và các môn đệ ngài như sau:
“Bấy giờ ông Phêrô đến thưa với Chúa Giêsu rằng: Lạy Thầy khi anh em lỗi phạm đến con thì con phải tha cho họ mấy lần, có phải tới bảy lần chăng? Chúa Giêsu đáp: Thầy không nói là tới bảy lần nhưng tới 70 lần 7 kia…”

Người công chính thông qua việc kiểm điểm bản thân mà có thể nhận thức được lòng nhân từ, rồi giữ nhân từ trong lòng mình mà đối xử với người khác bằng sự khoan dung, và thực hành điều nhân nghĩa.  Bất cứ lúc nào cũng nêu cao tiêu chuẩn đạo đức mà làm thành những nguyên tắc đối xử ở đời của con người. Người công chính giữ vững tấm lòng trong sạch mà thiện hoá người khác, và trân quý sinh mệnh, phú quý không thể làm mê loạn tư tưởng của họ, nghèo nàn cũng không thể sửa đổi hành vi phẩm chất thường ngày của họ, uy vũ cũng không thể khuất phục ý chí của họ, như vậy mới làm một người chính nhân quân tử.

Xin cho tâm tình “Nhân ái” và “Tha Thứ” là sức mạnh giúp cho các bạn xây dựng niềm tin trong xã hội đầy nhiễu nhương ngày nay.

Orange ngày 14 Tháng giêng năm 2013
Biết Văn

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.