World Society for the Protection of Animals là một hiệp hội bảo vệ động vật trên toàn thế giới, ý tưởng cho rằng các quyền lợi cơ bản nhất của động vật nên được quan tâm như các quyền lợi tương tự của con người.
Những người ủng hộ hiệp hội này có các quan điểm triết học khác nhau, nhưng đều đồng ý rằng động vật nên được xem như là thể nhân không phải con người và là thành viên của cộng đồng đạo đức, và không nên được sử dụng như thực phẩm, quần áo, đối tượng nghiên cứu, hoặc giải trí. Họ cho rằng con người nên thôi coi các sinh vật có tri giác là tài sản, ngay cả khi tài sản đó phải được đối xử tử tế. Ý tưởng về các quyền trao cho động vật nhận được sự ủng hộ của các học giả pháp lý như Alan Dershowitz và Laurence Tribe của Trường Luật Harvard, trong khi luật sư Clayton Ruby Toronto trong năm 2008 cho rằng phong trào quyền động vật đã đạt được quy mô như phong trào LGBT (lesbian, gay, bisexual, và transgender – Phong trào của người đồng tính) có được vào thời điểm 25 năm trước. Pháp luật cho động vật được giảng dạy tại 119 trong số 180 trường luật ở Hoa Kỳ, trong tám trường đại học luật tại Canada, và thường xuyên được giảng dạy trong các trường đại học triết học hoặc các khoá học về luân lý thực hành. Thật mỉa may thay con người lại bỏ qua về quyền được sống của các thai nhi, và quyền được làm người còn thiêng liêng hơn quyền của một con vật hay nhuyễn thể…
Một điều hết sức phi lý và hầu như là diễu cợt của con người đối với Thượng đế, khi hàng loạt các hiệp hội, bác sĩ, y tá, và những chuyên viên về động thực vật cố gắng cứu sống cho một con mèo, một con chó, một con chim, một chú cá voi sa lầy hoặc bị thương; hay bỏ ra hàng trăm triệu dollars cấy giống, vun trồng và gìn giữ những cây trái organic mà chúng coi đó là những sự sáng tạo, là gìn giữ tự nhiên; làm ổn đình môi trường và tăng cường sức khỏe cho nhân loại. Nhưng có ngờ đâu, con người lại thông qua một bản án tử hình (Đạo Luật Phá Thai) các thai nhi, giết chết hàng triệu triệu những thai nhi và bắt các em không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời dưới bất kỳ hình thức và ý đồ nào.
Có một điều cũng hết sức phi lý và khó hiểu không kém từ các bệnh viện khi các bác sĩ chuyên khoa, các y tá và các nhân viên ý tế cố gắng để cứu cho một bệnh nhân đang thoi thóp trên giường bệnh chờ chết để tỏ lòng nhân đạo trước gia đình các bịnh nhân; Nhưng họ lại mau mắn phẩu thuật nạo phá và nhanh nhẹn giết chết những thai nhi đang cựa quậy sống động trong bụng các mẹ mà không nghĩ gì đến lương tâm, đạo đức.
Việc nuôi và giáo dục con cái ngày nay đã khiến nhiều bậc cha mẹ không còn hứng thú hay muốn có con hoặc không muốn có nhiều con. Những trẻ em ngày nay mang nhiều các hội chứng bệnh khó nuôi như tâm lý chậm phát triển, Autism, Down Syndrome, hoặc ADHD . Từ những khắc nghiệt của đời sống, của công ăn việc làm đã khiến nhiều người không nghĩ đến việc có con. Từ những đam mê danh vọng, nhục dục của các gia đình trẻ cũng đã hình thành định kiến về con cái. Rất nhiều những thảm trạng nhiều phụ huynh phải vác chiếu hầu tòa về mang tội “hành hung con cái”, trong khi chính con cái mới là kẻ “hành hung cha mẹ”do sự bướng bỉnh, mất dạy và vô lễ, coi thường công ơn cha mẹ là một trong những ám ảnh đối với nhiều phụ huynh trẻ tuổi làm hình thành một hệ quả của thế hệ sau là “không muốn sanh con.”
Nhìn chung, phá thai đến từ những tư tưởng và lối sống phóng khoáng, tự do và ích kỷ của các bậc làm cha mẹ; của vật chất hóa xã hội. Theo số liệu của Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Cứ 7 cặp vợ chồng không có con ở tuổi sinh đẻ thì 1 cặp trong đó “muốn” thế (tức là không muốn có con). Chúng ta hãy nghe thử con người nói gì :
“Tôi không muốn sinh vì rất sợ nhìn thấy cảnh các con mình gặp tai nạn, bị bệnh hoặc trở thành người xấu… Tôi cũng không tự tin mình sẽ là người mẹ tốt. Sau này thích tôi có thể nhận một đứa con nuôi hoặc tham gia các hoạt động từ thiện cho trẻ em” (Chị K).
“Đơn giản là mình muốn có nhiều thời gian để sống cho chính mình và cống hiến cho cộng đồng, sự nghiệp, hơn là lu bu với việc sinh, chăm sóc con và bon chen trong xã hội để lo cho bọn trẻ đi học, thành tài. Mình không muốn phải cố sinh con chỉ để 'báo hiếu' với bố mẹ hai bên hay có người chăm lo lúc về già hoặc để tránh bị mọi người chê trách. Cho dù sau này tình cảm vợ chồng không được như giờ nữa, mình cũng sẽ không ân hận vì quyết định này” (Chị Q).
“Tôi không có ý định làm mẹ, tôi chỉ muốn sử dụng hết những khoản thời gian có được để làm việc, làm việc và làm việc.” Marie Claire một ngôi sao Hollywood từng chia sẻ với tạp chí.
Còn George Clooney nói đùa rằng: “anh mong muốn nhận tất cả giải thưởng ngoại trừ danh hiệu Người Cha của năm.”
Fergie luôn bị ám ảnh về cái đẹp và quyết định không có con của nữ ca sĩ này được ông xã, diễn viên Josh Duhamel tán đồng. Có lẽ, đây cũng là một trong những lý do chúng ta có thể lý giải cho việc Fergie không chịu sinh con.
“Tôi có một cuộc sống tuyệt vời, có thêm thứ gì đó khác có thể làm đảo lộn cuộc sống của tôi. Tôi cho rằng có con cũng có thể khiến mọi chuyện tốt hơn, nhưng không chắc là tôi sẽ sẵn lòng đón nhận điều đó”, Chamberlain, người ưa thích du ngoạn nước ngoài và ngủ nướng vào cuối tuần cùng chồng, cho biết.
Còn Helen Mirren bị ám ảnh bởi cách giáo dục ở trường học, những nội quy cứng ngắt, lạnh lùng và kỷ luật được đặt ra và buộc các cô bé, cậu bé 13, 14 tuổi phải tuân theo. Đó là những điều khiến Helen Mirren không chịu được, nếu có con cô chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất đối với chúng cho nên tốt nhất là không sinh con.
Quái đơn hơn thế nữa, Heather Gentry, 26 tuổi ở thị trấn Summerville, cô viết trên Slate là chọn cách không có con vì “lũ trẻ giống như vật ký sinh. Để cho cơ thể mình méo mó vì một sinh vật trông như người ngoài hành tinh sống ở đó 9 đến 10 tháng, và hút hết thức ăn lẫn năng lượng dự trữ? Để cho các bác sĩ chọc và thúc vào nơi riêng tư nhất của cơ thể mình chỉ vì ở đó trẻ con sẽ ra đời? Rồi, giải phóng được sinh vật ấy ra khỏi cơ thể mình, nhưng sẽ phải chăm nó trong nhiều, nhiều năm sau đó, trong khi nó ăn thức ăn của mình, sống trong nhà mình, và rút hết năng lượng của mình? Không, cảm ơn, tôi sẽ không có con, những kẻ ký sinh ấy chỉ vì những lý do mà người khác chấp nhận.”
Thế đó, sự son sẻ, sắc đẹp, nhục dục, ích kỷ, đồng tính, việc làm, danh vọng, tiền bạc và thời gian là những lý do khiến con người ngày này mong muốn ký vào bản án tử hình các thai nhi còn trong bụng mẹ…và những lý do này được chính quyền thờ ơ nhân cấp và báo chí vì theo đồng tiền lại cùng đồng hành…
Vẫn biết mang thai và làm mẹ là một thiên chức và là niềm hạnh phúc vô bờ bến của người phụ nữ, song nếu bạn chưa chuẩn bị đủ điều kiện chăm lo cho một đứa trẻ thì xin hãy đừng tạo dựng nên nó.
Nếu như việc mang thai làm cản trở công việc học tập và sự nghiệp của bạn, hay ảnh hưởng đến sức khỏe, đến tính mạng của bạn thì xin hãy khoan tạo dựng ra nó.
Nếu không thích trẻ và không muốn bận bịu quá nhiều về con cái vì còn rất nhiều đam mê chưa thực hiện, thì xin bạn đừng tạo dựng nên nó.
Nếu việc mang thai là ngoài ý muốn thì xin hãy vì lương tâm và đạo đức xin đừng giết hại nó. Xin hãy gìn giữ thai nhi nếu có thể được và xin đừng giết chết nó bởi vì nó là một con người và nó có linh hồn.
Xin cho tâm tình của mẹ con là tâm tình thiêng liêng, gắn bó bởi vì khúc ruột mẹ thông với con khi con còn trong bụng.
Vĩ đại thay! Muôn đời tình Mẹ
Trong tim ta trân trọng giữ gìn
Ta yêu mẹ, yêu cha, yêu vợ
Nhưng khổ đau ta nhớ Mẹ hiền!
(Nicolai Nekrasov)
Orange ngày 6 tháng giêng năm 2013
Biết Văn
Views: 0