Anh em linh mục chúng tôi và cá nhân tôi được trao phó sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, chúng tôi cũng cần phải giảng dậy về những vấn đề đang xẩy ra trong đời sống.
Chúng ta đang gặp tình trạng rắc rối do Bộ Y Tế (HHS) đòi hỏi, nó không những ảnh hưởng một cách trầm trọng đến Giáo Hội Công Giáo, mà còn đối với tất cả các Kitô hữu khác, phần lớn là tại Hoa Kỳ.
Tôi sẽ bị coi là lơ là với bổn phận chủ chăn các linh hồn nếu như tôi không nói lên điều này. Và những gì tôi sẽ nói đây đều dựa trên việc làm của Đức Hồng Y Dolan, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và Đức Tổng Giám Mục Lori, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo. Cả hai vị đều đang làm việc một cách không mỏi mệt cho vấn đề này.
Ngày 10 tháng Hai, Bộ Y Tế đã thông báo quyết định về luật đòi buộc mọi cơ sở, hãng xưởng đều phải trả chi phí cho việc phá thai bao gồm thuốc, triệt sản, ngừa thai. Những đòi buộc này không miễn trừ các tổ chức lớn như các bệnh viện, các cơ quan từ thiện, và các đại học Công Giáo. Nó cũng không loại trừ những Kitô hữu tại các công, tư sở. Vì nó đòi buộc tất cả dù là các cơ sở, công ty hay các nhân viên đều phải chi trả một cách nào đó cho việc làm đi ngược lại với tự do tôn giáo của mình.
Nhưng, một chữ nhưng khác ở đây anh chị em nên biết, đó luật này không chỉ liên quan đến nguyên nhân phá thai như thuốc, hình thức triệt sản, và ngừa thai, mà chúng ta tất cả cần ý thức rằng đây là những bất công trầm trọng liên quan đến việc biến chúng ta thành một phần tử của xã hội bị bắt buộc do chương trình sức khỏe này.
Đây không phải là vấn đền của Cộng Hoà, Dân Chủ, hoặc những người bảo thủ chống lại những người cấp tiến.
Trước hết và quan trọng nhất, đó là quyền tự do tôn giáo và tự do. Một quyền lợi linh thiêng được bao bọc bởi hiến pháp của chúng ta, do Giáo Hội định nghĩa qua giáo huấn và mục vụ của mình. Đó là điều mà chính quyền trung ương đang cố gắng cưỡng bức các giáo hội đi ngược lại với tự do lương tâm và giáo huấn của mình.
Chính quyền trung ương không có thẩm quyền để định nghĩa tôn giáo và những sứ vụ của tôn giáo. Và nó cũng không có tư cách để áp đặt một đòi hỏi ngược lại với những giáo huấn ấy.
Cho đến hôm nay, trong lịch sử của Hoa Kỳ, chính quyền trung ương của chúng ta đã tôn trọng tự do của lương tâm con người và sự toàn vẹn một tư cách tự nhiên tất cả những tôn giáo tại xứ sở của chúng ta.
Chính quyền trung ương chưa bao giờ đòi hỏi các giáo hội phải trả, hoặc thành lập một chương trình nào mà các tín hữu của họ cho là trái với luân lý.
Và đó là ý nghĩa của tự do tôn giáo. Nó được bảo vệ bởi hiến pháp Hoa Kỳ.
Những quyền tối căn bản này là những quyền được hiến pháp thừa nhận. Mỗi người chúng ta được Tạo Hóa ban cho quyền này, và một trong những quyền đầu tiên ấy là quyền tự do tôn giáo.
Thomas Jefferson đã viết trước điều này trong hiến pháp, rằng đó là điều cao quí nhất của chúng ta, và rằng hiến pháp bảo vệ quyền lương tâm con người khỏi mọi chi phối bởi những thẩm quyền dân sự.
Và hôm nay, anh chị em và tôi, chúng ta phải cương quyết bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm của chúng ta. Đây là những quyền hết sức căn bản.
Anh chị em thân mến,
Đây không phải là cuộc chiến để dành phần chọn lựa. Chúng ta chỉ cần chú tâm đến những công việc quan trọng, trong đó bao gồm:
Chữa trị các bệnh nhân tại các nhà thương của chúng ta, giảng dậy trẻ em tại các trường sở của chúng ta, và giúp đỡ những người nghèo khổ tại các cơ sở bác ái, những điều này hiện đang bị thách đố do sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội.
Đúng vậy, mỗi một công tác mục vụ này đều được Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta, mà nay đang gặp trở ngại.
Giáo Hội Công Giáo đã và đang làm rất nhiều công tác và phục vụ hữu hiệu mà không cần sự can thiệp và đòi hỏi nào đến từ chính quyền trung ương. Những cơ sở Công Giáo của chúng ta đã đóng góp những giúp đỡ lớn lao cho tiện ích chung của xã hội chúng ta.
Giáo Hội Công Giáo đã có một truyền thống lâu đời hợp tác với chính quyền, cũng như hợp tác với các cộng đồng khác trong việc phục vụ các người đau ốm, các trẻ em, những người cao niên, nghèo túng ở trong nước cũng như hải ngoại.
Anh chị em và tôi cần phải tranh đấu lại điều ngăn trở đang đặt trước mắt chúng ta để bênh vực quyền tự do tôn giáo và bảo vệ lương tâm của chúng ta.
Chúng ta cũng có bổn phận phải tranh đấu chống lại chủ thuyết hưởng thụ ngược lại với tinh thần tôn giáo trong nền văn hóa hiện nay, mà nhiều người đã bị tiêm nhiễm và một hình thức nào đó đang chấp nhận nó.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền tuyên bố một cách xác tín rằng những quyền bất khoan nhượng được ban xuống từ Đấng Tạo Hóa, chứ không phải do chính quyền. Trong diễn văn nhận chức, Tổng Thống Johan F. Kennedy đã nói: “Những quyền của con người không đến từ sự rộng rãi của nhà nước, nhưng hơn thế, đến từ bàn tay của Thiên Chúa”.
Chúng ta có thể quan sát viễn ảnh của Tổng Thống Kennedy và các vị tổng thống khác cũng như của các vị lập quốc, khi chúng ta đọc thấy một trang được trả tiền xuất hiện trên tờ New York Times gần đây : Tự Do Tôn xuất phát từ Tổ Chức Tôn Giáo”, và đó là lời quảng cáo kêu mời những người Công Giáo bỏ rơi đức tin của họ.
Và chúng ta tự hỏi, tại sao lại có lời quảng cáo ấy? Nó được in lên vì các nhà lãnh đạo Công Giáo muốn bênh vực quyền lợi của Giáo Hội, để cung cấp những dịch vụ sức khỏe, giáo dục, và xã hội, theo giáo huấn của Giáo Hội.
Tự do Tôn Giáo là : Trái tim của dân chủ, và là gốc rễ của phẩm giá của mỗi con người. Nhưng một số người tại Hoa kỳ đã bỏ quên nó.
Giờ đây anh chị em chắc đã hiểu rõ những vi phạm này đối với tự do tôn giáo và tự do mà nó đang phổ thông tại một số các quốc gia. Ước tính có phân nửa số người trên thế giới bị ngăn cấm hoặc bắt bớ vì thực hành niềm tin của mình.
Chúng ta hãy nghĩ đến các Kitô hữu tại Coptic ở Ai Cập. Có khoảng 200.000 người đã bị giết hại hoặc bị khai trừ trong những năm gần đây vì đức tin. Những Kitô hữu tại Chaldean ở Iraq cũng đang bị chịu cùng một số phận, hoặc tình trạng các Kitô hữu ở Sudan vân vân.
So với những dân tộc đang trong những tình huống khốn cùng ở các quốc gia khác, Hoa Kỳ vẫn có một chút hy vọng, không phải vì đây chỉ là phần đất của cơ hội, nhưng cũng vì đó là phần đất của tự do.
Hỡi các Kitô hữu, chúng ta cần phải có hành động để quyền lợi của Tu Chính Án Số Một khỏi bị bỏ rơi, và nó được trở lại nơi xứng đáng của Bill of Rights. Và nhờ đó, việc bảo vệ và các quyền của lương tâm chúng ta được phục hồi.
Thật vậy, ngày nay chúng ta đang trải qua những thời điểm khó khăn của Giáo Hội, nhưng chính là thời điểm để chúng ta đứng dậy, và đoàn kết.
Chúng ta không thể ngồi chờ cho đến khi mọi việc được hoàn chỉnh. Nó sẽ chỉ hoàn chỉnh một phần, và phần còn lại chờ ngày Chúa Giêsu đến trong vinh quang.
Giờ đây, vì chính quyền không muốn thay đổi những gì đã ban hành, chúng ta sẽ phải đến với Quốc Hội và đòi hỏi Quốc Hội phải thông qua đạo luật bảo vệ và tôn trọng những quyền của lương tâm.
Với sự giúp đỡ tận tình của các hiệp hội luật sư, Giáo Hội sẽ bắt đầu đi vào một cuộc thưa kiện từ nhiều nơi trên đất nước. Thí dụ, các nhà thương, các đại học, các hiệp hội bác ái Công Giáo.
Nhưng phần chúng ta cần phải làm gì lúc này?
Thứ nhất, là lời cầu nguyện. Chúa phán: “Không có Cha, các con không làm gì được”. Cầu nguyện là những gì tất cả chúng ta có thể làm được.
Thứ hai, chúng ta cần phải thực hành niềm tin của chúng ta, yêu mến sự chân thật bằng với đức tin mạnh mẽ. Hiểu biết và bảo vệ đức tin của mình. Chúng ta càng kiên vững thì các người thù ghét càng tấn công chúng ta.
Thứ ba, bảo vệ tự do tôn giáo trong đời sống của chúng ta. Tại nơi làm việc, giữa bạn bè, và ở giữa những người không nhận thức tự do tôn giáo, tự do và khinh chê nó. Ngay cả đối với những người không tôn giáo có những cái nhìn soi mói.
Nếu tự do tôn giáo bị thất bại, thì chẳng bao lâu sẽ đến tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp…
Thứ bốn, và đây là điều hết sức quan trọng, chúng ta cần phải lên tiếng trước những vị dân cử. Hôm nay, tại thông tin nhà xứ đang có những thông tin này và chúng ta cần phải đọc để hành động.
Để kết luận, tôi xin nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nói với các vị Giám Mục trong lần viếng Mộ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô gần đây:
“Với sự quan tâm đặc biệt về những cố gắng đang làm giới hạn vẻ rạng ngời của nền tự do của Hoa Kỳ, trong đó có quyền tự do Tôn Giáo”.
Anh chị em thân mến trong Đức Kitô,
Cha ông chúng ta, và gia đình chúng ta đã đến đất nước này không phải để tìm kiếm sự phú túc của cuộc sống, nhưng kiếm tìm cuộc sống tự do.
Cha ông chúng ta khi lập nên quốc gia này, và lời giảng dậy của Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta rằng bao lâu căn bản của tự do tôn giáo còn, thì phẩm giá và tự do con người còn.
Chúng ta không thể để những tặng ân cao cả ấy của Thiên Chúa vuột khỏi tầm tay của chúng ta.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta và chúc lành cho đất nước chúng ta.
Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt
Views: 0