Uncategorized

Thái độ

Trong cuộc sống dù ở lãnh vực âm nhạc, thể thao, thương mại, nội trợ hay chính trường…thái độ có thể làm thay đổi cả môi trường chung quanh ta. Các bác sĩ y khoa cũng đồng ý rằng những người mắc bệnh trầm trọng, nếu có thái độ tích cực lạc quan có thể lành bệnh một cách nhanh chóng hơn bệnh nhân có thái độ tiêu cực bi quan. Người Mỹ có câu châm ngôn: “Attitude is everything.”

 

Trong cuộc sống dù ở lãnh vực âm nhạc, thể thao, thương mại, nội trợ hay chính trường…thái độ có thể làm thay đổi cả môi trường chung quanh ta. Các bác sĩ y khoa cũng đồng ý rằng những người mắc bệnh trầm trọng, nếu có thái độ tích cực lạc quan có thể lành bệnh một cách nhanh chóng hơn bệnh nhân có thái độ tiêu cực bi quan. Người Mỹ có câu châm ngôn: “Attitude is everything.”

 

Trong các bài đọc của Chúa nhật tuần nầy, Giáo hội trình bày cả 2 thái độ tích cực lẫn tiêu cực cho chúng ta suy nghĩ. BĐI trình bày thái độ của ông Gióp trong những ngày “xui xẻo” Ông đã chịu đựng quá mức và không ngần ngại phàn nàn với Chúa tất cả những điều không may nầy. Ông Gióp nhắc chúng ta một điều là chúng ta dâng lên Chúa tất cả các sự việc xảy ra trong đời chúng ta dù tốt hay xấu môt cách chân thành. Để rồi Thiên Chúa, Đấng hay thương xót và kiên nhẫn sẽ đồng hành với chúng ta. Ngài sẽ làm cho chúng ta trưởng thành và lớn lên, vượt qua những chán nản và thất vọng. Cuối cùng, nhờ vào Ơn Chúa chúng ta cũng như Ông Gióp, sẽ có khả năng biến đổi thái độ giận dữ thành chấp nhận, và dần dần cảm nghiệm sâu xa hơn tình Chúa, tình đời và tình người.

BĐII, nhờ thái độ tích cực đối với Chúa mà Thánh Phaolô trong cuộc đời truyền giáo đã sinh hoa kết trái. Ngài tuyên bố: “Tôi đã trở nên mọi sư cho tất cả mọi người để làm cho mọi người được cứu rỗi.” Thích ứng với hoàn cảnh khác nhau nơi con người để nhìn thấy Chúa trong mọi người hầu giúp đỡ họ đón nhận Tin Mừng nơi chính môi trường của họ. Mặc dù được tôn phong là một “đại Tông Đồ,” Phaolô chưa bao giờ gặp gỡ Chúa Giêsu lúc Chúa rao giảng công khai nhưng với thái độ khiêm tốn và quảng đại Ngài kêu mời giáo hữu Corintô và chúng ta nên có thái độ như Ngài trong công cuộc truyền giáo cho Chúa Kitô.

 

Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu giang rộng vòng tay chào đón và chữa lành những ai cần đến Ngài. Từ việc trừ quỉ ở hội đường đến việc chữa lành bệnh cho bà mẹ vợ của Thánh Phêrô, rồi những người khác đến với Chúa sau đó. Ngài cũng có thể theo tính loài người để phàn nàn vì quá “bận bịu” vì quá “căng thẳng” cần phải nghỉ ngơi. Nhưng Chúa đến thế gian chỉ để trở nên mọi sư cho mọi người nên Ngài chỉ chọn con đường cầu nguyện đàm thoại với Chúa Cha để lấy sức mạnh cũng như thích ứng với Thánh ý Chúa Cha một cách tuyệt đối.

Rải rác trong bộ Tin Mừng của Thánh Matcô, mọi lời Chúa Giêsu nói và mọi việc Ngài làm đều tỏ rõ sự tốt lành của Thiên Chúa Cha hành động nơi Con Một của Ngài với quyền năng tiêu diệt sức mạnh của thần dữ. Các Tông đồ chứng kiến tận mắt để rồi truyền lại cho hậu thế sau nầy.

 

Qua các bài đọc hôm nay, Chúa Giêsu và Giáo hội kêu mọi Kitô hữu chúng ta 3 điểm quan trọng sau đây:

 

Thứ nhất truyền giáo bằng phục vụ. Bà mẹ vợ của Simon Phêrô sau khi được chữa lành, đã chỗi dậy phục vụ Chúa Giêsu và các cộng sư viên môn đệ của Ngài. Đây là một mẫu gương về thái độ tích cực phục vụ Chúa và Giáo hội.

Thứ hai, cầu nguyện trong khi phục vụ. Sau một ngày tròn vất vả giảng dạy và chữa bệnh, Chúa nghỉ ngơi và sáng sớm hôm sau trước khi mặt trời mọc, Chúa chỗi dậy đi tới nơi hoang vắng và cầu nguyện. Chúa đã để lại cho chúng ta mẫu gương rõ ràng trong đời hoạt động truyền giáo, đó là phải cậy dựa vào sự cầu nguyện. Những kết quả chúng ta đạt được sau một ngày bận rộn và tận tụy nhờ việc cầu nguyện vào buổi sáng trong ngày. Bằng phó thác mọi sự cho Chúa, chúng ta nhận diện được mọi điều tốt đẹp xảy ra nhờ vào sự trung gian của chúng ta. Và như thế tránh cho chúng ta cái quan niệm sai lầm cho mình là tác giả của thành công.

Thứ ba, truyền giáo là một bổn phận, Thánh Phaolo hiểu điều nầy rõ nhất khi Ngài tuyên bố: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Lời Chúa.” Chúng ta có dám tuyên bố cho những người chung quanh câu nói tương tự không?

 

Cuối cùng, cả 3 điều trên sẽ không thực hiện được nếu Kitô Hữu chúng ta không sửa soạn cho chính mình một thái độ khiêm nhường, tích cực trong Ơn Thánh của Chúa.

 

Kính chúc Qúy Vị một Năm Mới an lành trong nỗ lực truyền giáo.
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.