Uncategorized

Mọi người đều yểm trợ hôn nhân

Phần lớn các đôi Hôn nhân không để ý đến những khó khăn có thể xảy đến trong tương lai. Vậy yểm trợ, tham gia, cộng tác để xây dựng cho Hạnh phúc Hôn nhân là nhiệm vụ của mọi người.

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

 

Phần lớn các đôi Hôn nhân không để ý đến những khó khăn có thể xảy đến trong tương lai. Vậy yểm trợ, tham gia, cộng tác để xây dựng cho Hạnh phúc Hôn nhân là nhiệm vụ của mọi người.

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

 

H và L đều có nghề nghiệp nên họ quyết cưới nhau rồi mua một căn nhà nhỏ. Hơn một năm sau thì họ có con đầu lòng. L nói: chúng tôi muốn có con, nhưng lại không nghĩ đến sự hy sinh phải có cho chồng và con. Cô nghỉ việc ở nhà nuôi con hơn một năm thì đồng lương đã hết, nên H phải đi làm hai jobs để trả tiền nhà và các chi tiêu khác. Chẳng bao lâu sức khoẻ anh kiệt quệ vì làm việc nhiều quá, anh cảm thấy mệt mỏi và chán nản và cả hai vợ chồng đếu thấy thất vọng. Từ từ họ bàn nhau bán garage sale các máy móc và đồ đạc trong nhà, rồì họ gắt gỏng nóng nảy với nhau. Anh cho chị là ỷ vào con và lười biếng, chị thì nói anh không còn thương vợ con.

Mỗi ngày đều có gây gổ như vậy, rồi họ không thèm nói với nhau nữa, cuộc sống càng trở nên căng thẳng tột độ và họ nghĩ đến việc ly thân, ly dị. Không chỉ có H và L đã nghĩ đến sự đưa nhau ra toà để cay đắng xin giải thoát cuộc hôn nhân đau khổ; nhưng có rất nhiều vợ chồng lớn có, trẻ có đã nghĩ đến việc ly thân, ly dị.

Xưa kia ăn ở đâu đâu
Bây giờ có bí chê bầu rằng hôi.

 

Theo ý kiến các nhà giáo dục về hôn nhân, các đôi vợ chồng muốn có hạnh phúc cho đến gìa, cần có 4 thời kỳ học tập bổ túc liên tiếp:

 

1/ Chuẩn bị Hôn nhân: a/ Thời niên thiếu: học gương sáng về Hôn nhân của anh các chị lớn và cha mẹ từ trong gia đình đến ngoài xã hội. b/ Tuổi thanh niên: học tập ít là 6 tháng trước khi kết hôn để tìm hiểu về bổn phận và trách nhiệm tại các nhà thờ và…

 

2/ Tương trợ Hôn nhân: a/ Các phương thế: duy trì tình yêu như lúc ban đầu: nâng đỡ, thăm hỏi, ủi an khi có biến cố xảy đến. b/ Các buổi học hỏi, chia sẻ trong nhóm, đoàn thể về Hôn nhân để họ biết cách làm cha, làm mẹ và đối thoại khi gặp những bất đồng.

 

3/ Thăng tiến Hôn nhân: a/ Giúp vợ chồng luôn canh tân và đổi mới như đi tham dự các lớp Thăng tiến Hôn nhân&Gia đình, để biết cách chăm sóc vật chất và tinh thần cho nhau, khi bị khủng hoảng về làm ăn, sức khỏe và giáo dục con cái. b/ Bổ túc cho họ những kinh nghiệm sống về đạo đức nhân bản và và đời sống tâm linh theo các tôn giáo đã chỉ dẫn họ. Các cố vấn tâm lý chỉ giải quyết tạm thời, chứ không giải quyết dứt điểm cho các khủng hoảng được. Vì chính các cặp hôn nhân cần có đạo đức nhân bản, đời sống tâm linh tốt, khiêm tốn nhận lỗi, sửa lỗi và ý chí quyết tâm muốn thay đổi.

 

4/Các nhà giáo dục lưu tâm:

 

a/ Mọi nỗ lực hạnh phúc Hôn nhân cần triển nở từ dưới gốc là chính họ, hơn là ở trên chỉ dạy xuống. Vì ở trên không nhìn rõ nhu cầu của họ. Cho nên các phương thế duy trì hạnh phúc Hôn nhân cần được phát triển từ dưới gốc.

b/ Tuy nhiên, có nhiều cặp nam nữ đã quá hình thức, lễ nghi ngày thành hôn mà quên đời sống lứa đôi. Các chuyên viên giảng dạy về Hôn nhân thấy rằng các đội vợ chồng cần sự giúp đỡ của mọi người để họ sống chung với nhau sau ngày cưới là cần thiết nhất.

Xa nhau mong ước mơ màng
Gần nhau rồi sẽ phụ phàng biết bao!

 

Nói cách khác, cần có Nhóm, Hội đoàn, cha mẹ, bạn hữu đôi bên cần yểm trợ họ sau ngày cưới để nuôi dưỡng và săn sóc họ. Mọi người đã lo cho đôi trẻ trước ngày cưới qúa nhiều rồi cho là đủ; nhưng sau đám cưới không có gì chuyển tiếp cho họ cả!!!

 

Tóm lại, muốn cho moị gia đình được hạnh phúc lâu dài, đòi hỏi mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội hãy cùng nhau cộng tác, tham gia bằng mọi cách đã như nêu trên cho các cặp Hôn nhân.

 

Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.