Uncategorized

Vị Giáo Hoàng đầu tiên phát biểu tại Quốc hội Đức

Berlin – Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong cuộc tông du thăm lại cố hương theo lời mời của Tổng thống Đức Christian Wulf từ ngày thứ năm 22.9 đến 25.9.2011.

 

Ngài sẽ phát biểu tại quốc hội Đức (Deutscher Bundestag) trong nửa giờ vào chiều thứ năm, 22.9.

 

Berlin – Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong cuộc tông du thăm lại cố hương theo lời mời của Tổng thống Đức Christian Wulf từ ngày thứ năm 22.9 đến 25.9.2011.

 

Ngài sẽ phát biểu tại quốc hội Đức (Deutscher Bundestag) trong nửa giờ vào chiều thứ năm, 22.9.

 

Chủ tịch quốc hội Đức, giáo sư Dr. Norbert Lammert đã hỏi ý kiến của của các Trưởng Khối trong quốc hội và đã nhận được sự đồng thuận để ĐGH đọc diễn văn. Các kênh truyền trình TV sẽ trực tiếp đưa tin cuộc gặp gỡ này. Sau lời chào mừng Chủ tịch quốc hội là phần trình bày tham luận của ĐGH cho các Dân biểu Quốc hội.

 

1. Một cuộc thăm viếng lịch sử

Chủ tịch quốc hội Đức, giáo sư Dr. Norbert Lammert cho biết rằng đây là một cuộc thăm viếng lịch sử của một Giáo Hoàng đại diện cho hơn 1 tỷ người Công Giáo đồng thời còn là một người con của nước Đức. "Cuộc gặp gỡ này thật hiếm có trong thời đại chúng ta đang sống và có thể chẳng bao giờ được lập lại mà qua lời mời của chúng ta đã được ĐGH Bênêđictô XVI nhận lời."

 

Ông Lammert cho biết về Đại Kết tại Đức là mối quan tâm đặc biệt của ĐGH Bênêđictô bởi thế ông Lammert đã thân hành đến Vatican ngày 30.5.2011 cùng với bà phó chủ tịch quốc hội Katrin Göring-Eckardt (Đảng Xanh, người Tin Lành) gặp gỡ ĐGH để chuẩn bị cho chuyến tông du này của Ngài đến thủ đô Berlin.

 

Ông Lammert muốn bà Göring-Eckardt cùng đồng hành để muốn nhấn mạnh điểm quan trọng về Đại Kết được nói trong quốc hội Đức. Bà Göring-Eckardt sẽ chào mừng ĐGH tại thành phố Erfurt vào thứ sáu, 23.9.2011 với tư cách là chủ tịch của Phong Trào Giáo Dân thuộc GH Tin Lành tại Đức.

 

Bà Göring-Eckardt nhìn thấy tại Erfurt cũng như những vùng lân cận không những đã chiụ ảnh hưởng lớn của mục sư Martin Luther cách đây 500 năm mà còn bị tục hóa rất mạnh mẽ dưới thời cộng sản Đông Đức. Bởi thế bà đánh giá cuộc thăm viếng của ĐGH sẽ mang lại một điều rất đặc biệt cho người dân trong vùng này. Bà cũng mong muốn các cuộc gặp gỡ với ĐGH tại đây sẽ được nói nhiều về Đại Kết.

 

2. Thánh Lễ Đại Trào tại sân vận động Olympia Berlin

 

Sau bài phát biểu tại quốc hội vào chiều thứ năm 22.9.2011 lúc 16g15, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ gặp gỡ với đại diện cộng đồng người Do Thái. Tiếp theo, buổi tối Ngài sẽ cử hành thánh lễ đại trào vào lúc 18g30 tại sân vận động Olympia Berlin với 70.000 giáo dân. Tham dự thánh lễ có sự hiện diện của các nhà cao cấp chính trị từ tổng thống đến nội các Đức và các thành viên dân biểu quốc hội, các đại diện tôn giáo và các đoàn thể. Tại sân vận động Olympia Berlin này ĐGH Gioan Phaolô II đã dâng thánh lễ vào ngày 23.6.1996 dịp phong Á Thánh Bernhard Lichtenberg, một người tù của Đức quốc xã vì dám chống lại bạo quyền. Ngài đã qua đời vì bệnh tật trong lúc bị cưỡng bách đến trại tập trung Dachau vào ngày 05.11.1943.

 

3. Các nhà nguyên thủ quốc gia phát biểu tại Quốc hội Đức

 

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là vị Giáo Hoàng người Đức đầu tiên kể từ năm 1523 và cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên phát biểu trước Quốc hội Đức. Trong lịch sử 62 năm của Quốc hội Đức, Ngài là người thứ 13 đương nhiệm nguyên thủ của một quốc gia được mời đến nói chuyện với các đại biểu tại quốc hội.

 

Trong lịch sử Đức, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon là người đầu tiên nhận được vinh dự đọc diễn văn tại quốc hội Đức vào ngày 26.2.1969, tiếp theo là Tổng thống Ronald Reagan vào ngày 09.6.2982, Tổng thống Pháp François Mitterrand vào ngày 20.01.1983, Tổng thống Do Thái Ezer Weizman vào ngày 16.01.1996, Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vào ngày 22.5.1996, Tổng thống CH Séc Vaclav Havel ngày 24.04.1997, Tổng thống Pháp Jacques Chirac vào ngày 27.6.2000, Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 25.9.2001, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush vào ngày 23.5.2002, Tổng thống Ukraina Viktor Yushchenko ngày 09.03.2005, Tổng thống Do Thái Shimon Peres vào ngày 27.01.2010, v.v…

 

4. Những nhận định của các Đảng phái chính trị Đức về cuộc Tông Du của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI

 

Quốc hội Đức được đại diện bởi 620 Dân Biểu qua cuộc bầu cử Liên Bang vào năm 2009 từ 5 Đảng đại diện dân tộc Đức. Gồm có:

 

1. Liên minh Dân Chủ và Xã Hội Thiên Chúa Giáo – CDU/CSU: 237 Dân biểu
2. Đảng Xã Hội SPD: 146 Dân biểu
3. Đảng Dân Chủ Tự Do FDP: 93 Dân biểu
4. Cánh Tả Linke (gốc CS Đông Đức): 76 Dân biểu
5. Đảng Xanh Grün: 68 Dân biểu

Trong khối Liên minh Dân Chủ và Xã Hội Thiên Chúa Giáo có 55% Dân biểu là người Công Giáo, Đảng Dân Chủ Tự Do FDP chiếm 20% CG, Đảng Xã Hội SPD 15% CG, Đảng Xanh 13%. 76 Dân biểu của Cánh Tả Linke (gốc CS Đông Đức) chỉ có duy nhất 1 người công giáo.

 

4.1. Liên minh Dân Chủ và Xã Hội Thiên Chúa Giáo – CDU/CSU: Một cơ hội để xây dựng lại lòng tin

 

Ủy viên của Quốc Hội về Giáo Hội và các Cộng Đồng Tôn Giáo của nhóm quốc hội CDU/CSU, nữ Dân biểu Maria Flachsbarth hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ cung cấp những câu trả lời cho tình hình xã hội và chính trị. Người Đức đang lo lắng về bước tiến của Châu Âu trong thời gian hiện tại, nhìn về tính cách an toàn cá nhân trong thời cuộc khủng bố quốc tế gia tăng.

 

Theo quan điểm của bà Flachsbarth, Đức giáo hoàng có thể "khuyến khích và hướng dẫn tương lai" cho hiện tại. Nước Đức là một đất nước phần lớn được xây dựng trên nền tảng Kitô giáo, tuy nhiên Giáo Hội Công Giáo đang gặp khó khăn về niềm tin vào Giáo Hội nơi giáo dân Đức. Cuộc Tông du của Đức Giáo Hoàng là cơ hội để xây dựng lại lòng tin, bà Flachsbarth phát biểu.

 

4.2. Đảng Xã Hội SPD: Giáo Hội Công Giáo là một đối tác quan trọng

 

"Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ nói đến nhiều điều mà có thể thay đổi xã hội chúng ta", Ủy viên của Quốc Hội về Giáo Hội và các Cộng Đồng Tôn Giáo của nhóm quốc hội SPD, dân biểu Siegmund Ehrmann nhận định.

 

Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới và đặc biệt ở Đức là một đối tác quan trọng trong lĩnh vực chính sách xã hội và phát triển. Ông Ehrmann hy vọng vào các từ ngữ của ĐGH nhấn mạnh về các vấn đề khủng hoảng kinh tế và tài chính, sự bình đẳng và công lý.

 

4.3. Đảng Dân Chủ Tự Do FDP: "Xác định vị trí rõ ràng"

 

Ủy viên của Quốc Hội về Giáo Hội và các Cộng Đồng Tôn Giáo của nhóm quốc hội FDP, tiến sĩ Stefan Ruppert ước mong một "xác định vị trí rõ ràng" khi nói đến các vị trí của Giáo Hội Công Giáo trong xã hội Đức và mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội.

 

"Đức Giáo Hoàng là một người đặc biệt, là tiếng nói của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới và cũng là một người Đức chúng ta", ông Ruppert nói. Vì vậy, đây là một ý nghĩa lớn lao khi ĐGH phát biểu tại quốc hội.

 

4.4. Đảng Xanh Grün: Đợi chờ bài diễn văn chỉ hướng đi

 

Phát ngôn viên về Giáo Hội và chính sách đối thoại Liên Tôn của Liên minh 90/Die Grünen, ông Josef Winkler chờ đợi một chỉ dẫn cho hướng đi trong bài phát biểu của ĐGH tại quốc hội.

 

"Tôi hy vọng rằng, ngày này không nói đến chính trị hằng ngày, nhưng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ cho những điểm nhấn để các dân biểu chúng tôi có thể áp dụng trong những công việc chính trị của chúng tôi", ông Winkler nói. Ông nhận thấy có một ý nghĩa khi ĐGH đã nhận lời mời của Chủ tịch quốc hội đến thăm và phát biểu tại quốc hội Đức.

 

4.5. Cánh Tả Linke: Cuộc viếng thăm sẽ gây ra sự lạc quan

 

Phát ngôn viên về Tôn Giáo của Cánh Tả Linke, ông Raju Sharma phỏng đoán cuộc thăm viếng của ĐGH tại Đức sẽ mang lại "một cảm giác phấn khích cho người Công giáo". Theo ông Sharma, một vị lãnh đạo tôn giáo của 1,2 tỷ người, Đức Giáo Hoàng là "một người đối thoại mà người ta phải nghiêm túc với Ngài."

 

Ông Sharma hy vọng Đức Giáo Hoàng nói về những vấn đề đang gây tranh cãi và nhắc nhở việc giảm xuất khẩu vũ khí và mở rộng hợp tác phát triển.

 

5. Sự chống đối của một nhóm Dân Biểu

 

Trong những ngày qua, sự chống đối của một nhóm Dân Biểu trong khối Đảng Xanh Grün, Cánh Tả Linke và Đảng Xã Hội SPD được bày tỏ qua truyền thông là khoảng 100 dân biểu sẽ không đến nghe Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI phát biểu tại quốc hội.

 

Những người cực đoan thuộc nhóm này cho rằng một người đại diện tôn giáo không được nói chuyện trong quốc hội. Người khác cho biết đó là một việc làm truyền giáo cần phải ngăn cấm.

 

Đây là một vấn đề lớn của Cánh Tả Linke, nguồn gốc từ đảng cộng sản Đông Đức cũ. Phe này đang tự chia năm xẻ bẩy trong mọi vấn đề. Cuộc bầu cử vào chủ nhật 18.9.2011 vừa qua tại tiểu bang Berlin phe Cánh Tả đã bị đá văng ra ngoài quốc hội tiểu bang sau 10 năm liên hiệp với Đảng Xã Hội SPD. Nếu nói thủ đô Berlin là thủ phủ của Cánh Tả Linke thì cuộc bầu cử 2011 này dẫn đến sự thảm bại to lớn nhất từ khi bức tường thành Berlin sụp đổ, chỉ đạt được 11,5% số phiếu.

 

Phe Cánh Tả Linke, tự xưng là những kẻ vô thần đã tuyên bố toàn khối Linke gồm 76 Dân biểu sẽ tẩy chay cuộc viếng thăm của ĐGH Bênêđictô XVI tại quốc hội.

 

Khoảng 20 Dân biểu của Đảng Xã Hội SPD sẽ không đến quốc hội trong lúc ĐGH viếng thăm.

 

Tổng thư ký của Đảng Xã Hội SPD, bà Andrea Nahles nhấn mạnh: "Tôi vui mừng vì chủ tịch quốc hội mời Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn". Tiếp theo "Chẳng một ai phải cưỡng bách để trở thành người công giáo, không phải ai cũng tìm được niềm tin nơi lời của Ngài, tuy nhiên Ngài nói cho hơn 1 tỷ người công giáo nghe. Đây là thực sự một diễn đàn toàn cầu. Chúng ta phải kính trọng lời nói của Ngài", bà Nahles nhắn nhủ nhóm Dân Biểu chống đối.

 

Tổng thư ký của Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU, ông Herman Gröhe chỉ trích thẳng thái độ của nhóm Dân Biểu chống đối: "Đó là một sự xấu hổ khi các dân biểu của Đảng Xanh Grün, Cánh Tả Linke và Đảng Xã Hội SPD không có khả năng đón tiếp và kính trọng một vị khách đặc biệt".

 

Dân biểu Volker Beck thuộc Đảng Xanh cho biết: "Quốc hội đã mời vị khách, tôi tỏ lòng kính trọng vị khách này và sẽ lắng nghe lời của Ngài".

 

Đức Hồng Y Karl Lehmann, Cựu chủ tịch HĐGM Đức nhận định: "Nếu những nhà chính trị này tẩy chay bài phát biểu của ĐGH thi họ đúng là tồi tàn và hèn nhát".

 

Đức Hồng Y Joachim Meisner, TGM Köln chỉ trích kế hoạch tẩy chay bởi các thành viên của quốc hội. Đây là những người "nhỏ nhoi và hẹp hòi". Những loại đại biểu quốc hội này "không có tính năng chất lượng cho các sứ mệnh cao cả đại diện của dân tộc chúng ta."

 

Từ giáo đô Vatican, Tòa Thánh không hiểu được các dân biểu chống đối cuộc viếng thăm của ĐGH Bênêđictô XVI tại quôc hội Đức. Đức Hồng Y Walter Brandmüller nói với báo Bild rằng: "Các dân biểu của quốc hội Đức phản đối vị khách được mời tại quốc hội phải nhận thức được sự tác động cách nhìn xấu từ nước ngoài: „Nó làm gia tăng hình ảnh "xấu xí" của người Đức, mà đáng tiếc vẫn còn tồn tại." Đức Hồng Y Walter Brandmüller cảnh báo thêm: "Tẩy chay vị khách mời là Đức Giáo Hoàng tại quốc hội sẽ mang lại sự nhục nhã cho nước Đức".

 

Chủ tịch quốc hội Đức, giáo sư Dr. Norbert Lammert mới cho giới truyền thông biết rằng trong phòng hội lớn của Quốc hội đang phải gia tăng thêm 200 ghế ngồi cho những cựu đại biểu ghi danh muốn đến nghe diễn văn của Đức Giáo Hoàng.

 

Một nhà báo ngoại quốc tại Berlin được báo Bild hỏi cách nhìn về 100 Dân biểu Đức muốn tẩy chay ĐGH tại quốc hội thì ông cho biết đó là một hành vi "không đứng đắn". "Một vị khách, người ta mời đến thì chủ nhà phải trao tặng sự lắng nghe. những sự khác có thể quên đối với khách nhưng không được chạm vào sự kính trọng và lòng hiếu khách", nhà báo ngoại quốc nhắn nhủ thêm.
 

 

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn9/21/2011
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.