Uncategorized

Đức Thánh Cha: Tự do tôn giáo là bộ mặt thật của hòa bình

ROMA – Đời sống xã hội "phải được coi trước hết như một thực tại của trật tự tinh thần", ĐTC Biển Đức XVI khẳng định như thế, khi Ngài nhắc nhở cho các quan chức chính trị “nhiệm vụ của họ là hướng dẫn người dân theo sự hài hòa nhân bản và sự khôn ngoan được ước muốn biết bao, vốn phải đạt đỉnh cao trong sự tự do tôn giáo, bộ mặt thật của hòa bình”.

ROMA – Đời sống xã hội "phải được coi trước hết như một thực tại của trật tự tinh thần", ĐTC Biển Đức XVI khẳng định như thế, khi Ngài nhắc nhở cho các quan chức chính trị “nhiệm vụ của họ là hướng dẫn người dân theo sự hài hòa nhân bản và sự khôn ngoan được ước muốn biết bao, vốn phải đạt đỉnh cao trong sự tự do tôn giáo, bộ mặt thật của hòa bình”. ĐTC cũng kêu gọi cho một hệ sinh thái đích thực và việc sử dụng kỹ thuật trong việc phục vụ con người, chứ không phải ngược lại.

 

Chiều kích tinh thần và tôn giáo

 

Sáng ngày 9-6, ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp kiến các tân đại sứ của sáu quốc gia, trong đó có Syria và Moldova, và Ngài đọc thông điệp cho các vị bằng tiếng Pháp. Các quốc gia khác là: Equatorial Guinea, Belize, Ghana và New Zealand.

 

ĐTC kêu gọi một "chủ nghĩa nhân bản mới”: "Ý thức nguy cơ mà nhân loại phải đối mặt với một kỹ thuật, được xem như là một "câu trả lời” hiệu quả hơn ý chí chính trị hoặc nỗ lực kiên trì giáo dục để văn minh hóa các tập tục, các chính phủ phải thúc đẩy một chủ nghĩa nhân bản, tôn trọng chiều kích tinh thần và tôn giáo của con người".

 

Ngài khẳng định: “Phẩm giá con người không thay đổi với sự biến động của các ý kiến. Tôn trọng khát vọng con người cho công lý và hòa bình cho phép xây dựng một xã hội tự cổ vũ mình, khi xã hội hỗ trợ gia đình, hoặc từ chối, chẳng hạn, tính ưu việt độc quyền về tài chính".

 

Hội nhập trong đa dạng

 

ĐTC Biển Đức XVI nói về ưu tiên của việc tìm kiếm công ích: “Một quốc gia sống bởi sự sung mãn đời sống của các công dân làm thành xã hội, mỗi người ý thức các trách nhiệm riêng của mình và có thể khẳng định niềm tin riêng của mình. Hơn nữa, sự căng thẳng tự nhiên hướng về chân thiện là một nguồn động lực tạo ra mong muốn cộng tác với nhau, để thực hiện công ích. Như thế, đời sống xã hội có thể được làm giàu bằng cách hội nhập liên tục sự đa dạng văn hóa và tôn giáo, thông qua việc chia sẻ các giá trị, nguồn huynh đệ và hiệp thông".

 

Quan niệm này kêu gọi trách nhiệm của các chính phủ: “Đời sống xã hội phải được coi trước hết như một thực tại của trật tự tinh thần, các quan chức chính trị có nhiệm vụ hướng dẫn người dân theo sự hài hòa nhân bản và sự khôn ngoan được ước muốn biết bao, vốn phải đạt đỉnh cao trong sự tự do tôn giáo, bộ mặt thật của hòa bình”.

 

ĐTC Biển Đức XVI nói đến các thảm họa thiên nhiên và sinh thái đã xảy ra trên thế giới, để nhắc nhớ rằng con người không thể "bị thống trị bởi công nghệ và phục tùng nó”.

 

Sinh thái nhân bản, sự cần thiết bắt buộc

 

ĐTC Biển Đức XV khẳng định: "Một nhận thức như thế phải giúp các quốc gia cùng nhau suy tư về tương lai ngắn hạn của hành tinh, đối mặt với các trách nhiệm của mình về sự sống và công nghệ. Sinh thái nhân bản là sự cần thiết bắt buộc”.

 

Ngài kêu gọi một "thay đổi não trạng trong lĩnh vực này” để đi đến một “nghệ thuật sống chung, tôn trọng liên minh giữa con người và thiên nhiên, nếu không, gia đình nhân loại có thể biến mất”. “Một suy tư nghiêm túc phải được tiến hành, và các giải pháp chính xác và khả thi phải được đề xuất. Tất cả các chính phủ phải cam kết bảo vệ thiên nhiên, và giúp nó chu toàn vai trò thiết yếu cho sự sống còn của nhân loại. Tôi xem Liên Hiệp Quốc là một khung tự nhiên của một suy tư như thế, và suy tư này không bị che mờ bởi quyền lợi chính trị và kinh tế bè phái một cách mù quáng, để nhấn mạnh tình đoàn kết hơn là lợi ích riêng tư".

 

Vị trí đúng của kỹ thuật

 

ĐTC Biển Đức XVI cũng mời gọi "sự tự vấn về vị trí đúng của kỹ thuật", bởi vì "sự suy yếu của tính ưu việt con người gây ra sự lạc lối và mất ý nghĩa sự sống" : “Tầm nhìn của con người và sự vật không qui chiếu vào sự siêu việt sẽ nhổ con người ra khỏi trái đất, và một cách căn bản hơn, làm nghèo bản sắc của con người. Do đó, cần phải kết hợp kỹ thuật với một chiều kích đạo đức mạnh, bởi vì khả năng của con người về biến đổi nó và trong một nghĩa, tạo ra thế giới bằng lao động của mình, sẽ luôn hoàn tất từ quà tặng đầu tiên là mọi vật do Chúa trao ban. (ĐTC Gioan Phaolô II, thông điệp Centesimus Annus, 37)”.

 

ĐTC Biển Đức XVI kết luận: “Kỹ thuật phải giúp thiên nhiên phát triển mạnh trong đường hướng do Đấng Tạo Hóa mong muốn." (Zenit 9-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
6/10/2011

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.