Uncategorized

Một ngọn đồi nhỏ-Một khoảnh khắc ngắn: Ba phiên tòa-Ba quan tòa

Năm 2000, đạo diễn Ridley Scott cho ra bộ phim “Gladiators “ (Võ sĩ giác đấu), tả lại cuộc đời của tướng Maximus, được dân chúng La Mã và vị vua già Marcus Aurelius yêu mến và được nhà vua chọn kế vị thay vì con vua là Commodus bất tài và độc ác. Cuộc sống của ông và gia đình vì thế mà chịu bao đau thương, do sự thù hận ghen ghét của Commodus.

Năm 2000, đạo diễn Ridley Scott cho ra bộ phim “Gladiators “ (Võ sĩ giác đấu), tả lại cuộc đời của tướng Maximus, được dân chúng La Mã và vị vua già Marcus Aurelius yêu mến và được nhà vua chọn kế vị thay vì con vua là Commodus bất tài và độc ác. Cuộc sống của ông và gia đình vì thế mà chịu bao đau thương, do sự thù hận ghen ghét của Commodus. Bản thân ông bị cầm tù và bị buộc làm võ sĩ giác đấu với những điều kiện vô cùng bất lợi. Năm 1859, hoạ sĩ Jean-Léon vẽ một bức tranh, có tựa đề “Ave Imperator, morituri te saluant”, mô tả lại trò tiêu khiển man rợ của dân chúng La Mã. Những võ sĩ giác đấu ban đầu được chọn từ các tù nhân và những người đã bị kết án tử để đấu với nhau và những người chiến thắng sẽ có may mắn được tha. Khi bước ra vũ đài, tất cả bọn họ hướng về nơi hoàng đế Roma ngồi và đồng loạt cúi chào và nói : “Kính chào hoàng đế, những kẻ sắp chết kính chào Ngài”. Những kẻ bại trận mà chưa chết, nhìn theo tay của hoàng đế : hể ngón cái của hoàng đế chỉ xuống, người đó sẽ bị giết chết ngay; ngược lại,là được sống và tiếp tục thụ án. Những người sắp chết bám vào tia hy vọng mong manh để may ra được sống. Tia hy vọng đó, chính là giết chết những người đang cùng cảnh ngộ với mình :”morituri” (những kẻ sắp chết).

Chiều hôm ấy,trên Núi Sọ, diễn ra một cảnh vừa bi thương,vừa cay đắng và cả bi hài. Ba người sắp chết trở thành ba quan toà . Ba phiên toà khởi đầu và kết thúc chóng vánh, trong đó các “bị cáo” nhận những phán quyết của quan toà,mà không có lời biện hộ hay chống chế nào. Theo trình tự, người ta có thể xếp thành thứ tự : toà sơ thẩm, toà phúc thẩm và toà án tối cao, nhưng nét đặc biệt ở đây là Vị chánh án toà án tối cao lại trở thành “bị cáo” ở toà sơ thẩm,và chính toà phúc thẩm đã minh oan cho Người. Ba phiên toà tự phát nầy lại phản ảnh thái độ sống của mỗi Kitô hữu.

PHIÊN TOÀ SƠ THẦM. QUAN TOÀ : NGƯỜI TRỘM “DỮ”:

Đặc điểm của phiên toà sơ thẩm nầy, là “cái tôi” được đề cao. Người trộm “dữ”không biết nhận ra tội lỗi của mình và những đau khổ,thiệt hại đã gây cho người khác. Anh ta chỉ biết trách cứ, chỉ trích, phê phán và kết án. Nghề trộm cắp phần lớn không xuất phát từ nghèo đói, mà từ tham lam : muốn vơ vét một cách bất minh, có khi bằng những hành vi độc ác, để đầy túi mình, để “ngồi mát ăn bát vàng”, thoả mãn thú chè chén, ăn chơi, mà không phải lao công vất vả.Vì thế,như người ta thưởng nói :”cà cuống chết đit vẫn còn cay”. Chết đến nơi, những người như thế vẫn chỉ nghĩ đến mình. Ta thấy lại cảnh trong bức vẽ “Chết Dữ”. Toà sơ thẩm nầy,vì thế, chỉ gồm những người mang nặng thành kiến, không cho ai con đường sửa đổi, dù xét ra thì những kẻ họ phê phán,lên án, có khi còn vượt trên họ về nhiều mặt. Toà sơ thẩm của người trộm dữ chỉ nhìn thấy nơi Chúa Giêsu sự bất lực, sự nhu nhược, sự nhẫn nhịn. Người trộm “dữ” – những người thiếu tinh thần bao dung, thiếu lòng khiêm nhường,- sống trong hận thù, ích kỷ và sẽ tự đánh mất sự sống đời đời,ngay cả khi cận kề Ơn Cứu Độ.

PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM. QUAN TOÀ : NGƯỜI TRỘM “LÀNH”.

Đặc điểm của phiên toà phúc thẩm nầy là “tri kỷ,tri nhân” (biết mình,biết người). Xuất phát điểm không khác gì người trộm “dữ”. Sự khác biệt duy nhất là khi nhìn Chúa Giêsu, người chịu cùng án tử giống như anh, anh ta nhận ra ba điều bất công : trước hết là lời kết án của người trộm “dữ”; kế đến là thấy rõ tội lỗi của anh ta và các đồng bọn, xứng với hình phạt đang chịu ; sau cùng là bất công mà Chúa Giêsu phải chịu. Với bản thân, anh ta chấp nhận “có gan ăn muống,có gan lội hồ”,chứ chẳng phải anh hùng gì khi bị bắt và bị kết án tử. Ác giả ác báo. Nhưng những gì anh ta chứng kiến từ đầu chí cuối, đủ cho anh ta nhận ra rằng phải là một người khác thường, thì mới “im lặng không kêu ca,như chiên con bị đem đi giết” (x. Is 52,30), song nỗi oan khiên đã thấu trời và vũ trụ rên xiết trước nỗi bất công Người gánh chịu. Không chỉ anh trộm ‘lành”,mà ngay những kẻ thù của Người cũng nhận ra. Điều đó càng thúc bách anh bênh vực Chúa Giêsu. Những lời trách cứ với anh bạn trộm “dữ” thực chất là anh trộm ‘lành”đấm ngực ăn năn chê ghét tội mình. Kinh cáo mình mà anh trộm “lành” đọc, là khuôn mẫu cho hành vi sám hối của Kitô hữu chúng ta,nhất là trước mỗi khi cử hành Thánh Lễ : chân thành nhìn nhận tội mình, đấm ngực mình, không đấm ngực người khác, cầu xin tha thứ và ơn cứu độ. Nhìn Thánh Giá Chúa, nhìn những khổ hình Chúa chịu – chưa cần biết vì yêu thương hay để đền tội thay chúng ta – cũng đã đủ để thấy tội lỗi chúng ta đáng phạt là dường nào, để xét mình, ăn năn, xưng thú và xin được thứ tha : quy trình và điều kiện của mỗi lần nhận lãnh Bí Tích Thống Hối!

 

PHIÊN TOÀ CHUNG THẨM. CHÁNH ÁN : CHÚA GIÊSU.

Đặc điểm của phiên toà nầy là lòng nhân từ và xót thương vô biên. Chúa Giêsu thấy mình sắp chết và hai người bạn đồng án tử cũng như thế : morituri! Người muốn họ “kính chào Thiên Chúa tối cao”, để sau thử thách đau đớn cuối cùng nầy, Người được tôn vinh;còn họ cũng được tha thứ mọi tội lỗi nặng nề phạm đến Chúa và anh em và được thiên đàng với Người. Muốn được như thế, họ phải nhìn vào Chúa Kitô,nhìn vào cuộc khổ nạn của Người, để thấy tội lỗi và sự bất xứng của mình. Không ai có thể cứu mình, nếu chính bản thân không mong được cứu. Cả nhân loại đều là tội nhân, thân mang theo đầy tội ác quá khứ: có những người vẫn khăng khăng bao biện cho cuộc sống và những hành vi tội lỗi của mình; có những người nhận ra tội lỗi và sự bất xứng của mình và thống hối ăn năn. Chúa Giêsu không kết án ai. Thiên Chúa không bao giờ kết án ai. “Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu” (Tv 114). Chúa Giêsu không một lời trách cứ hay lến án anh trộm “dữ”, dù anh ta xúc phạm đến Người. Hoả ngục là do con người chọn theo ‘con đường thênh thang”, con đường thoả mãn xác thịt, kiêu căng, ích kỷ và kiên trì đi theo đến giây phút cuối cuộc đời. Tội phạm đến Chúa Thánh Thần – tội không ai có thể tha thứ – chính là tội không tha cho chính mình. Phiên toà đầu tiên (xử hai Ông Bà nguyên tổ) cũng thế. Phiên toà cuối cùng (Gày Phán Xét chung) cũng thế. Khác nhau chăng, là thái độ ‘xấu hổ” của nguyên tổ (x. St 3) và thái độ “trơ tráo”,chối quanh co của những kẻ “ở bên tả” : thái độ ‘hổ ngươi” (và đổ lỗi quanh co) của Ông Bà Nguyên Tổ không đủ để cứu hai ông bà,nhưng vừa đủ để Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Độ. Những người bị lên án Ngày Phán Xét Chung là những người từ chối Đấng Cứu Độ, hoá thân nơi người nghèo đói ,chịu bất công và bất hạnh (x. Mt 25, 31 – 46).

Chắc chắn ai cũng muốn mình là quan toà lương tâm trong phiên toà “phúc thẩm”, để bác bỏ những sai trái bất công đối với Chúa, đối với Giáo Hội và đối với anh em. Nhưng trong thực tế, chúng ta vẫn nói một đàng,mà làm một nẻo : luôn tìm cách lên án anh em; luôn lấy mình là tâm điểm và đặt quyền lợi, danh dự của mình lên hàng đầu, bất kể đau khổ của người khác. Tất cả chúng ta đều là tội nhân – morituri : những người sắp chết trong tội nhơ! Tại sao không biết cảm thông, bao dung, tha thứ,mà lại sát phạt nhau và làm hại nhau? Chỉ cần hướng về Chúa, chờ đợi lòng xót thương của Người, vì đó mới là Đấng cần quyền sanh tử: Morituri Te saluant! Từ chốn lưu đày nầy, từ nơi cận kề cái chết nầy, chúng con kính chào Người,Thiên Chúa và là Cha nhân từ của chúng con.

ĐƯỜNG TÌNH CHÚA DẪN CON ĐI 76

HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU – THÁNH VỊNH 76

NHỮNG THÁNG NĂM XA XĂM…
“Nhớ lại!”. Đó là một bổn phận và một sự cần thiết!Mỗi linh hồn đều có lịch sử của riêng mình, ở đó nó có thể – chỉ tự nó lĩnh hội được – phát hiện dấu chân của Thiên Chúa. Một lịch sử vốn với nó là một bảo đảm tuyệt vời, vì bàn tay đã bắt đầu vẽ đường lối, sẽ tiếp tục như thế. Dân Thiên Chúa có lịch sử của mình. Giáo Hội “nhớ lại” . Cũng lời ấy ở trên môi miệng Giáo Hội trong phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, khi đọc lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và mỗi ngày trong Thánh Lễ, ngay sau Truyền Phép. Vì kể từ nay, không chỉ Biển Đỏ và những điều lạ lùng trong Lịch Sử Thánh mà thôi, mà Giáo Hội còn nhớ đến cả Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh : tất cả những gì đã xảy ra trước , được làm để nhắc đến điều đó (I Cor 10,11). Và qúa khứ nầy ngày nay chỉ giúp cho chúng ta hiểu hơn những gì nó muốn hình dung và chúng ta đã sống. Chính Giáo Hội ở trong chúng ta nhớ lại, vì lời cầu nguyện tiếp tục cần mẫn tìm kiếm Chúa trong cảnh lầm than hiện tại. Sự nhớ lại về quá khứ, dù đau đớn đến đâu, cũng trở thành một sự bảo đảm ngọt ngào.

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.