Uncategorized

Để cho Chúa tẩy rửa linh hồn chúng ta khỏi mọi thứ rác rưởi

Chỉ có ánh sáng, sức mạnh và tình yêu của Chúa mới có thể thanh tẩy lương tâm vá linh hồn của chúng khỏi mọi thứ rác rưởi dơ bẩn mà thôi.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong đại thính đường Phaolô VI sáng thư tư 3-11-2010.

 

Chỉ có ánh sáng, sức mạnh và tình yêu của Chúa mới có thể thanh tẩy lương tâm vá linh hồn của chúng khỏi mọi thứ rác rưởi dơ bẩn mà thôi.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong đại thính đường Phaolô VI sáng thư tư 3-11-2010.

 

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt phụ nữ nổi bật khác nữa sống vào thế kỷ XIII: đó là Margherita thành Oingt, viện mẫu. Với Marguerita thành Oingt, chúng ta bước vào nền tu đức Chartreux, lấy hứng từ Tin Mừng như được thánh Bruno đã sống và đề nghị. Margherita sinh vào khoảng năm 1240 trong một gia đình thượng lưu vùng Lyon bên Pháp, có mẹ mang cùng tên, hai em trai và ba em gái. Người em gái út tên là Anê sẽ theo chị vào dòng và trở thành viện mẫu kế vị. Từ các bút tích của chị, chúng ta biết Margherita đã có thời thơ ấu đầy yên vui và yêu thương đầm ấm trong gia đình, vì chị hay dùng các hình ảnh gắn liền với gia đình để diễn tả tình yêu vô biên của Thiên Chúa, đặc biệt là hình ảnh Thiên Chúa là cha, là mẹ. Thật thế Thiên Chúa lo lắng cho chị mọi sự từ khi còn thơ ấu, che chở chị khỏi hiểm nguy của thế gian, và kêu gọi chị tận hiến cuộc đời phục vụ Chúa, và không để cho chị phải thiếu thốn gì về đồ ăn thức uống và áo quần giầy vớ, để chị nhận ra trong mọi thứ đó lòng thương xót lớn lao của Người (Margherita d’Oingt, Scritti sirituali, MeditaẠđione V,100, Cinisello Balsamo 1997,tr.74).

 

Các bút tích của chị cũng cho biết chị đã từ bỏ cha mẹ, gia đình và mọi sự của thế giới này để gia nhập đan viện Chartreux Poleteins. So sánh với tình yêu của Chúa tất cả thật qúa ít ỏi, vì các của cải giầu sang trần gian chỉ là gai nhọn đau đớn, càng có càng khổ. Và chị coi như mình đã chỉ từ bỏ sự bần cung nghèo túng; và nếu có chiếm hữu cả ngàn thế giới đi nữa, chị cũng sẽ sằn sàng từ bỏ vì tình yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa có ban cho chị mọi sự trên trời dưới đất đi nữa, chị cũng sẽ không thỏa mãn, nếu không có Chúa, vì Chúa là sự sống của linh hồn chị, chị không muốn có cha mẹ ngoài Chúa ra (ibid. Meditazioni II, 32, tr.59).

 

Tiếp tục bài huấn dụ liên quan tới nữ tu Margherita Đức Thánh Cha nói người ta cũng biết rất ít dữ kiện về đời sống của chị. Chỉ biết rằng năm 1288 chị trở thành viện mẫu cho tới khi qua đời ngày 11 tháng 2 năm 1310.

 

Đức Thánh Cha tóm tắt linh đạo của chị như sau: Chị quan niệm toàn cuộc sống như một lộ trình thanh tẩy cho tới khi trở thành đồng hình dạng với Chúa Kitô. Chúa Kitô là cuốn sách phải được viết và khắc ghi hằng ngày trong con tim và đời sống của mình, đặc biệt là cuộc khổ nạn cứu độ của Người.

 

Trong các phẩm ”Speculum” chị cho biết nhờ ơn Chúa chị đã khắc ghi trong tim cuộc sống thánh thiện, mà Chúa Giêsu Kitô đã sống trên trần gian này, cũng như các gương sáng và giáo lý của Người. Chị đã để cho gương mặt dịu hiền của Chúa Giêsu Kitô in sâu vào trong tim, đến độ như Chúa thực sự hiện diện và cầm một cuốn sách đóng kín trên tay để dậy dỗ chị (Ibid, I,2-3. tr.81).

 

Mỗi ngày, ngay từ sáng sớm, Margherita học hiểu cuốn sách đó và đọc thấy lương tâm và nhận ra các giả dối của đời mình. Chị viết về mình để sinh ích lợi cho người khác, và để đóng chặt vào tim ơn thánh sự hiện diện của Chúa, hầu mỗi ngày đối chiếu đời mình với các lời nói và việc làm của Chúa Giêsu và với cuốn sách cuộc đời Người. Mục đích là để cho cuộc sống của Chúa Kitô được ghi khắc trong linh hồn một cách sâu xa và ổn định cho tới độ chiêm ngưỡng được mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi (Ibid., II,14-44; III,23-40, tr.84-90).

 

Các bút tích của chị cũng cho phép chúng ta biết được vài nét về con người và các khả năng lãnh đạo của chị. Là một phụ nữ có học, chị thường viết bằng tiếng Latinh là ngôn ngữ của giới thông thái thời đó, nhưng cũng viết bằng tiếng Pháp vùng Provence nữa. Đây là một sự hiếm có, và các bút tích của chị trở thành các tài liệu đầu tiên của ngôn ngữ này. Chị có cuộc sống giầu kinh nghiệm thần bí, diễn tả chúng ra một cách đơn sơ giúp trực giác được mầu nhiệm không thể diễn tả được của Thiên Chúa và cho thấy các hạn hẹp của trí khôn con người không nắm bắt được nó cũng như như sự không thích hợp của ngôn ngữ giúp diễn tả mầu nhiệm ấy.

 

Nói thêm trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha miêu tả chị Margherita như là một phụ nữ ngay thẳng, đơn sơ, cởi mở, dịu hiền dễ mến, rất quân bình và có óc phân định bén nhậy, có khả năng đi sâu vào tâm hồn con người, và nhận ra các hạn hẹp, mập mờ cũng như các khát vọng hướng tới Thiên Chúa. Chị có tài cai quản, biết kết nối cuộc sống thiêng liêng thần bí với việc phục vụ các chị em trong cộng đoàn đan viện. Trong môt bức thư viết cho thân phụ chị cho biết chị rất bận rộn với công việc đan viện, đã không gặt lúa đươc vào tháng 7 và vườn nho thí bị bão hủy hoại, nhà thờ cũng bị xuống cấp phải tu sửa lại một phần (Ibid., Lettere, III, 1, tr.127)

 

Một nữ tu miêu tả chị là một phụ nữ hấp dẫn, rất thông minh, hay suy tư và được ơn thần bí, một phụ nữ thánh thiện và khôn ngoan. Trong sự năng động của cuộc đời thần bí, Margherita dánh giá cao các kinh nghiệm yêu thương tự nhiên, được thanh tẩy bởi ơn thánh Chúa, và chị coi chúng như phương thế giúp hiểu biết hoạt động của Thiên Chúa một cách mau mắn và sâu xa hơn.

 

Chị sống tương quan tình yêu sâu xa với Chúa Kitô và nhận ra sự vô ơn của loài người cho tới sự hèn hạ, cho tới mâu thuẫn của thập giá. Chị coi thập giá Chúa Kitô như là một bàn sinh nở. Nỗi đau đớn của Chúa Giêsu trên thập giá giống như nỗi đau đớn của một bà mẹ sinh con… Gợi lại các trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chị chiêm ngưỡng các khổ đau đó với lòng cảm thương sâu xa: Chúa bị đóng đánh trên cây gỗ thô cứng, chân tay không cự quậy và nhúc nhích được, các bắp thịt và mach máu bị xé rách… thế mà vẫn chưa đủ, Chúa còn để cho cạnh sườn bị đâm thâu, để toàn thân nát bấy và máu chảy thành suối… Lưỡi gươm đã bằm vập thân xác Chúa cũng đã đâm thâu lòng mẹ Maria đang hỗ trợ Chúa; vì tinh yêu của Chúa cao vươt hơn mọi thứ tình yêu (Ibid., Meditazione II,36-2. tr. 60 tt.).

 

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, nữ tu Margherita thành Oingt mời gọi chúng ta hằng ngày suy niệm cuộc sống khổ dau và tình yêu của Chúa Giêsu và của Đức Maria, Mẹ Người. Đây là niềm hy vọng của chúng ta, đây là ý nghĩa cuộc sống chúng ta. Từ việc chiêm ngưỡng tình yêu của Chúa Kitô nảy sinh ra sức mạnh và niềm vui đáp trả tình yêu ấy bằng cách đem cuộc sống của chúng ta ra để phục vụ Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Với nữ tu Margherita chúng ta cũng hãy cầu nguyện: ”Lậy Chúa dịu hiền, tất cả những gì Chúa đã hoàn tất vì yêu con và toàn nhân loại, thách thức con yêu Chúa. Nhưng việc tưởng niệm cuộc khổ nạn rất thánh của Chúa trao ban một sức mạnh khôn sách cho khả năng yêu thương để con yêu Chúa. Vì thế xem ra con đã tìm được điều con hằng ao ước biết bao: đó là không yêu gì khác ngoài Chúa ra, trong Chúa và vì tình yêu của Chúa” (Ibid., Meditazione II, 6, tr. 62).

 

Đức Thánh Cha nói mới đầu xem ra vương mặt cũng như cuôc đời và tư tưởng của nữ tu thời trung cổ này xa xăm đối với cuộc sống và cung cách hành xử của chúng ta. Nhưng nếu nhìn vào nét chính yếu của cuộc sống, chúng ta thầy nó cũng đánh động chúng ta và phải trở thành điều nòng cốt trong cuộc sống chúng ta. Margherita đã coi Chúa Kitô như cuốn sách để ngắm nhìn, như tấm gương để soi chiếu lương tâm. Từ tấm gương đó ánh sáng đã đi vào trong linh hồn chị, và chị đã để cho lời nói cũng như cuộc sống của Chúa Kitô bước vào trong chính mình và được biến đổi: lương tâm chị được soi sáng và thanh tẩy, chị đã tỉm thấy các tiêu chuẩn và ánh sáng cho cuộc sống. Đó chính là điều mà chúng ta cần đến ngày nay; để cho các lời nói, cuộc sống và ánh sáng của Chúa Kitô bước vào trong lương tâm chúng ta để nó được soi sáng, hiểu biết cái gì là thật, là tốt, cài gì là xấu, để nó đựơc soi sáng và rửa sạch. Rác rưởi không chỉ có trên các con đường của thế giới này, nhưng cũng có trong lương tâm và linh hồn của chúng ta nữa. Chỉ có ánh sáng của Chúa, sức mạnh của Người và tình yêu của Người mới rửa sạch được chúng ta, thanh tẩy chúng ta và ban cho chúng ta con đường ngay thẳng mà thôi. Vì thế chúng ta hãy noi gương chị Margherita hướng nhìn lên Chúa Giêsu. Hãy đọc trong cuốn sách cuộc đời của Chúa, hãy để cho mình được soi sáng, tẩy rửa và học biết con đường sự sống đích thật.

 

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài khích lệ mọi người noi gương sống anh hùng của các Thánh Nam Nữ mà Giáo Hội đã mừng kính những ngày vừa qua, và xin các vị cầu bầu cử cho giới trẻ cũng như các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.