Uncategorized

Thùng rỗng kêu to

Yến Tử là tể tướng tài năng và sáng suốt của nước Tề. Khi đi làm việc, ông thường ngồi xe ngựa, phải băng qua một thị trấn náo nhiệt.

 

Vợ người đánh xe lúc đó đang đứng ở cửa nhà mình, thấy chồng mình ngồi trên lưng ngựa của chiếc xe to bốn ngựa kéo, vẻ mặt vênh váo tự mãn vung chiếc roi ngựa trong tay, dương dương tự đắc quát tháo.

 

Yến Tử là tể tướng tài năng và sáng suốt của nước Tề. Khi đi làm việc, ông thường ngồi xe ngựa, phải băng qua một thị trấn náo nhiệt.

 

Vợ người đánh xe lúc đó đang đứng ở cửa nhà mình, thấy chồng mình ngồi trên lưng ngựa của chiếc xe to bốn ngựa kéo, vẻ mặt vênh váo tự mãn vung chiếc roi ngựa trong tay, dương dương tự đắc quát tháo.

 

Buổi tối, người đánh xe về nhà, thấy vợ gói bọc quần áo tuyên bố muốn ly hôn với anh ta. Người đánh xe hỏi nguyên nhân. Người vợ đáp: “Tể tướng Yến Tử người cao tuy không đầy sáu thước,là Tể tướng đường đường của một nước, thanh danh truyền tụng khắp các nước chư hầu. Hôm nay tôi trông thấy ông ta ngồi ngay ngắn trong xe, cúi đầu suy tư, thái độ khiêm tốn lễ phép. Còn anh, tuy thân cao tám thước, chẳng qua chỉ là một anh chàng đánh xe ngựa, nhìn cái vẻ vênh váo kia của anh, tôi không muốn cùng sống chung với một người kiêu ngạo tự mãn nữa!”.

Trong kho tàng văn học Việt Nam,có truyện ngụ ngôn “Lục Súc Tranh Công”, kể về cuộc tranh luận của sáu con vật nuôi trong nhà : trâu, chó,ngựa,dê,gà,lợn. Chúng kể công đối với chủ. Con nọ suy bì với con kia. Con nào cũng thấy mình có công trạng lớn với chủ và tố cáo con kia là đồ ăn hại. Lịch sử nước Việt, ghi lại nạn kiêu binh như sau: “Riêng nạn kiêu binh lộng hành; ngai vàng, nghiệp chúa của vua Lê chúa Trịnh cũng đủ đổ, huống hồ vua chúa và quan lại cũng hư hèn. Buổi đầu, kiêu binh có chút công lao phò tá, nhưng sau này vì vua chúa không biết điều khiển họ, để họ lợi dụng lạm dụng quyền thế để làm bậy bạ khiến họ Lê, họ Trịnh đều phải đổ vỡ. …Gia chính cũng như quốc chính, một khi có lũ con cưng đó, tất nhiên phải đưa thiên hạ đến chỗ đại loạn. Lịch sử không chỉ trách kiêu binh, mà còn phải qui trách nhiệm cho những người cầm đầu dân tộc đã vụng suy dại nghĩ (Việt sử tân biên, quyển 3).

Trong những ngày nầy, đảng lao động Bắc Triều Tiên tổ chức đại hội lần đầu sau 30 năm, để lập lại cảnh truyền ngôi trong kỳ đại hội năm 1980,trong đó Kim Il-sung hợp thức hoá việc kế nhiệm cho Kim Jong Il và nay “hoàng đế cộng sản” nầy cũng triệu tập “bá quan văn võ đảng” để chính thức truyền ngai vàng cho “thái tử” Kim Jong-un, sau khi phong cho cậu con út 27 tuổi nầy làm tướng bốn sao. Những chiến sĩ nằm xuống được “tổ quốc ghi công” (ngày trước là “tổ quốc ghi ơn”). “Tôm chết thiệt mẹ bán tôm” mà thôi; còn những người sống, chiến thắng bằng xương máu của họ, thì chẳng cần ai ghi công,ghi ơn gì hết. Họ tự cho mình là công thần và tự phong,tự thưởng cho mình những gì họ có thể. Lý kẻ mạnh khi nào mà chẳng tốt nhất (x. ngụ ngôn La Fontaine : con cừu và con chó sói). Từ chỗ đấu tranh giai cấp,xóa bỏ độc tài, những người theo đường lối Staline nầy đã quay lại áp chế người nghèo và còn chuyên quyền hơn cả những hoàng đế độc tài và độc ác nhất trong lịch sử nhân loại, vượt xa cả Tần Thủy Hoàng (Trung Hoa) hay Néron (đế quốc La Mã).

Anh đánh xe ngựa cho tể tướng Yến Tử còn can đảm để nhìn lại mình và sửa đổi,về sau được chính Yến Tử đề bạt làm quan đại phu. Nạn kiêu binh cũng đã được Nguyễn-Huệ tẩy trừ. Và ta có quyền tin tưởng chắc chắn một ngày không xa, những người,những chế độ tự coi mình là công thần, coi nhân dân như những công cụ để đạt được mục đích của phe nhóm mình và cậy vào chút công để vơ vét về mình vinh hoa phú qúy, cũng sẽ bị vĩnh viễn loại trừ, vì người dân biết rõ niềm tin của họ bị phản bội,lợi dụng. Mị dân không che mắt mãi được! Thùng rỗng vốn vẫn luôn kêu to! Đó là cái khác biệt của những người làm công cho Nước Trời: luôn thấy mình chỉ là đầy tớ vô dụng, trống rỗng và những gì làm được cũng đều nhờ bởi Ơn Chúa. Trong lịch sử cứu độ, Kinh Thánh cũng nhắc đến “loạn kiêu binh”, những kẻ thấy mình là công thần và không muốn phụng sự Thiên Chúa. Chúng – Satan và các thiên thần dữ – đã bị luận phạt muôn kiếp.

“Acronym” (diễn những thành ngữ từ các vần cái của một từ) của FAITH (đức tin) là : Forsaking All I Trust Him (từ bỏ tất cả mọi sự, tôi tin cậy phó thác nơi Người). Sự ký thác với lòng tin cậy tuyệt đối nầy làm nên sự thánh thiện của Kitô hữu và là động cơ cho cuộc sống làm chứng nhân Tin Mừng. Nó giúp Kitô hữu luôn hiểu rõ vị trí và giới hạn của mình, để không vênh vang tự đắc, để cắm cúi làm bổn phận của mình đối với Thiên Chúa, đối với Giáo Hội, đối với cộng đoàn và đối với chính gia đình mình,mà không cao giọng gia trưởng, không đòi hỏi được ghi công ghi ơn (x. Lc 17, 7 -10), nhất là không phê bình,chỉ trích công việc của các người làm công khác, vì đã có Ông Chủ Toàn Tri Toàn Năng biết rõ phải làm gì. Biết cảm thông, hoán cải, biết tha thứ và cầu nguyện – như lời Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói với các giám mục Brasil – là linh đạo cần thiết trong Giáo Hội và với xã hội ngày nay. Cảm thông,hoán cải, tha thứ,cầu nguyện là những thái độ xuất phát từ tinh thần Tin Mừng, tinh thần của Chúa Kitô : Yêu Thương, Hiệp Nhất và An Bình. Người Kitô hữu chân chính luôn thấy mình tội lỗi, khiếm khuyết và thấy những nỗ lực to lớn, những hy sinh và thành công của anh em trong công cuộc xây dựng Giáo Hội, xây dựng Nước Trời và vui mừng ca tụng Thiên Chúa,biết ơn những người đó và khiêm nhường thưa :”con là đầy tớ vô dụng” (Lc 17,10 a). Ngược lại, nếu trên môi miệng ta, trong lòng ta, nổi lên những suy nghĩ, so bì, cậy công, để mang nọc độc đi châm chích khắp nơi, gieo rắc chia rẽ, thì chỉ là “thùng rỗng kêu to” mà thôi. Giáo Hội hoàn vũ nói chung và cách riêng Giáo Hội Việt Nam đang quằn quại vì những cú đón tấn kích không chỉ từ những thế lực thù nghịch vô thần bên ngoài, mà chính là từ những con cái tự thấy mình thông thái, tự phong mình làm quan án đối với tất cả phẩm trật Giáo Hội, để cho mình quyền bươi móc và gán cho những người mình không ưa vô số điều tiếng, làm lu mờ và bôi tro trát trấu lên khuôn mặt thánh thiện của Giáo Hội Chúa. Họ say sưa tố khổ các Tông Đồ. Có một kẻ say sưa chiêm ngưỡng hậu quả các việc làm của họ, mà y chẳng cần tốn kém chút công sức tiền của nào : Satan!

Hôm nay,Giáo Hội Việt Nam mừng trọng thể Đức Mẹ Mân Côi. Khiêm Nhường – Yêu Người – Khó Nghèo – Vâng Lời và Luôn Giữ Nghĩa Cùng Chúa, là những gì Mẹ đã thể hiện qua cuộc đời của Mẹ, từ khi sinh ra, từ khi nhận lời Truyền Tin cho đến khi đứng dưới chân Thánh Giá: không phàn nàn,không kêu ca,không đòi được đãi ngộ,không lên giọng kẻ cả với các môn đệ Chúa Giêsu. Mẹ chỉ hiện diện bên cạnh họ để chia sẻ, để an ủi, để cùng cầu nguyện trong Thánh Thần. “Nầy tôi là tỳ nữ của Thiên Chúa. Xin Vâng!” (Lc 1,38).

Để cuộc sống làm Kitô hữu chúng ta không nên như “thùng rỗng kêu to”, những lời trong kinh Magnificat của Mẹ Maria Mân Côi là mẫu mực cho đức tin, đức cậy, đức mến nơi mỗi người chúng ta (xin xem suy niệm Thánh Vịnh 69 dưới đây).

CVK Nguyễn Thế Bài

 

HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU – THÁNH VỊNH 69:

ĐIỀU CON ƯỚC AO,LẠY CHÚA,CHÍNH LÀ THỰC THI THÁNH Ý CỦA CHÚA

Không thể đọc lời cầu nguyện nầy,mà không nhớ lại rằng Thư gửi tín hữu Do Thái đã viết trong đó chính những lời từ nơi miệng Chúa Kitô nói về ý nghĩa của Mầu Nhiệm Nhập Thể. “Không phải với máu bò đực hoặc dê đực mà tội lỗi được tẩy xoá. Vì thế Chúa Kitô, khi vào trần gian,đã diễn tả như sau :” Người không muốn hy lễ hay lễ vật dâng tiến,nhưng đã hình thành con một một thân xác. Bấy giờ con nói : nầy con đây,con xin đến để thực thi ý Người”. Và chính vì ý muốn nầy mà chúng ta được thánh hoá nhờ của lễ thân thể Người, mà Chúa Giêsu dâng một lần cho tất cả” (Dt 10,5 tt). Do vậy chúng ta được mời gọi đi kiếm tìm ở tận đáy lòng Chúa Kitô những gì là bí ẩn cuộc sống của Người, của công việc Người làm,của lời Người cầu nguyện .Sự phó thác hoàn toàn của Người cho Chúa Cha, mà thánh ý và lệnh truyền là luật lệ duy nhất với Người :”của ăn của Ta chính là thực thi Thánh ý của Đấng đã sai Ta và chu toàn công trình của Người” (Ga 4,34). Từ đó người ta không ngạc nhiên về bầu khí an toàn,vui mừng,an bình ngự trị trong thánh vịnh nầy : những tâm tình nầy phải là những tâm tình của chúng ta, vì Chúa Kitô và chúng ta là một Thân Thể duy nhất. Tất cả đều ta lời cảm tạ tri ân trong tâm hồn vốn biết rằng Thiên Chúa chỉ chờ đợi nơi nó, trong Chúa Kitô,tình yêu của nó mà thôi. Và người ta thấy cần phải chia sẻ khám phá nầy với mọi người. Người ta chẳng còn phải lo sợ gì. Chỉ những ai không yêu mến thì mới sợ hãi.

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.