Uncategorized

Triệu chứng trầm cảm và hạnh phúc hôn nhân

Trầm cảm là một trạng thái buồn nản, rầu rĩ, và ý nghĩ tiêu cực đối với những thích thú, hoặc những quan tâm liên quan đến những hành động có tính cách vui vẻ thường ngày.

 

 

Thời gian gần đây, bạn bỗng nhiên:

Trầm cảm là một trạng thái buồn nản, rầu rĩ, và ý nghĩ tiêu cực đối với những thích thú, hoặc những quan tâm liên quan đến những hành động có tính cách vui vẻ thường ngày.

 

 

Thời gian gần đây, bạn bỗng nhiên:

1. Hay buồn bã hoặc khóc một cách dễ dàng.
2. Mất hoặc giảm bớt thích thú, ham muốn những sinh hoạt mà từ trước tới giờ bạn vẫn ưa thích.
3. Thay đổi khẩu vị, ăn nhiều hoặc biếng ăn. Lên cân, xuống ký một cách đột ngột.
4. Cảm thấy mệt mã.
5. Dễ cáu giận và làm việc gì cũng chậm chạp.
6. Có những tư tưởng tiêu cực, những ý nghĩ tự tử.
7. Cảm thấy mình vô giá trị, hoặc tội lỗi.
8. Mất khả năng chú tâm, hoặc khó lòng khi phải quyết định một việc gì.
9. Nghị lực bị sa sút.

 

Nếu bạn hay người thân trong gia đình bạn có những triệu chứng vừa kể trên, thì bạn, chồng hay vợ bạn đang ở trong số 19 triệu người Mỹ mắc chứng trầm cảm.

 

Chứng Trầm Cảm:

 

Trầm cảm là một trạng thái buồn nản, rầu rĩ, và ý nghĩ tiêu cực đối với những thích thú, hoặc những quan tâm liên quan đến những hành động có tính cách vui vẻ thường ngày. Trong những trường hợp trầm trọng, nó có thể gây ra biếng ăn, sụt ký, mất ngủ, hoặc ngược lại ngủ vùi cả ngày, chán nản, mang cảm tưởng vô tích sự, tội lỗi, mất khả năng suy nghĩ hoặc chú tâm, hay nghĩ đến chết hoặc tự tử. Ðây cũng là hội chứng thuộc về tâm bệnh (Dictionary of Psychology. Oxford, 2001).

 

Theo từng mức độ, nó khởi đầu với tình trạng nhẹ (Mild), rồi dần dần tăng (Moderate) cho đến mức trầm trọng (Severe). Nếu không chữa trị, những triệu chứng ấy sẽ tự động biến mất, và người có bệnh có cảm tưởng như mình đã khỏi. Tuy nhiên, nếu có hoàn cảnh, những triệu chứng ấy sẽ bùng phát trở lại và khiến người bệnh mang chứng trầm cảm.

 

 

Ảnh hưởng đời sống hôn nhân:

 

Với người bệnh, trầm cảm sẽ đưa đến những tư tưởng và suy nghĩ chán đời, co cụm, thất vọng, và buông xuôi. Ðối với người trầm cảm, cuộc đời là vô nghĩa, và cuộc sống là vô giá trị. Họ không cảm thấy gì đáng giá và đáng sống trong cuộc đời này, và vì vậy trong lòng họ luôn luôn có tư tưởng chán đời, bi quan và nuôi ý tự tử.

 

Riêng đối với đời sống hôn nhân, những triệu chứng trầm cảm thường ngăn cản sự cảm thông giữa vợ chồng. Những giao tiếp thường ngày trở nên nặng nề, vô nghĩa không chỉ đối với chính họ, mà còn cho cả với chồng hoặc vợ. Từ đó những va chạm ngày càng trở nên nặng nề hơn vì không thông cảm được với nhau. Thiếu thông cảm dẫn đến hiểu lầm. Thiếu tự tin dẫn đến mặc cảm, nghi ngờ, và võ đoán. Ðời sống tình ái, quan hệ tình dục cũng trở nên lạnh nhạt, và vô nghĩa. Mối liên hệ vợ chồng, do đó, là một gánh nặng. Với những suy tư và hành động như vậy sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến hạnh phúc gia đình, đặc biệt là hạnh phúc hôn nhân.

 

Phải thực tế với quan niệm và nhân sinh quan của con người ngày nay về hôn nhân mới thấy rõ cái nguy hiểm đang rình chờ trước mặt. Nhẹ nhất là cãi vã, ồn ào, gây xáo trộn cuộc sống. Nặng nề hơn đưa đến đổ vỡ và ly dị.

 

Vậy não trạng con người thời đại nghĩ gì về hôn nhân? Ðó là một khế ước song phương giữa hai người. Tôi đến với anh, anh đến với tôi bằng sự chấp nhận nhau. Ngoài ra, quan niệm về tình yêu của con người thời nay cũng rất lạ. Theo đó, tình yêu cũng được quan niệm như một trò chơi tình ái. Rất rõ ràng và sòng phẳng. Do đó mà những ràng buộc, những đòi hỏi của tình yêu như trung thành, chịu đựng và hy sinh là những gì xem như hoang tưởng, thiếu thực tế. Nó không giống như quan niệm của những thập niên về trước, đặc biệt, đối với những ai đã từng ảnh hưởng nền văn hóa Á Ðông, và ảnh hưởng tôn giáo.

 

Về phương diện đạo đức, theo Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, thế giới hôm nay đang bị ảnh hưởng trầm trọng bởi quan niệm và triết lý sống “tương đối”. Theo đó, không có gì là vĩnh cửu, chân lý tuyệt đối mà chỉ là những giá trị dựa vào phán đoán cá nhân. Bởi đó, những lời Chúa Giêsu đã nói về giá trị vĩnh cửu của hôn nhân như: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Máccô 10:9), hoặc những tội phạm về hôn nhân như: “Người nào ly dị vợ và kết hôn với người khác, thì phạm tội ngoại tình với người ấy. Và người phụ nữ nào ly dị chồng mà kết hôn với người khác cũng phạm tội ngoại tình” (Máccô 10:11-12), cũng chỉ mang một giá trị tương đối. Và như vậy, việc con người cưới nhau, bỏ nhau cũng chỉ là những chuyện không có gì quan trọng.

 

Nguy hiểm của não trạng trên là một cánh cửa mở ngỏ để con người có thể lợi dụng mà phá hủy giá trị thật và hạnh phúc thật của hôn nhân. Tại sao tôi phải trung thành với một người mà người đó không hề trung thành với tôi? Tại sao tôi phải chịu đựng một người mà người đó không bao giờ nhường tôi một bước? Và tại sao tôi phải hy sinh cho một người mà cuộc sống là một chuỗi ngày dài ích kỷ và chỉ tìm lợi ích cho riêng mình? Một người với suy nghĩ bình thường, có cuộc sống bình thường mà khi gặp phải những khó khăn của đời sống hôn nhân cũng cảm thấy bị xao xuyến và cám dỗ trước quan điểm và lối sống này, huống chi phải sống với một người mang những triệu chứng trầm cảm mà lại nhất định từ chối và coi thường mọi phương pháp chữa trị. Trong những tình trạng như vậy, ảnh hưởng của trầm cảm không chỉ tác dụng trên hạnh phúc hôn nhân của người bệnh, mà còn tạo điều kiện dễ dàng cho người phối ngẫu có cớ để mà ly dị.

 

Chữa trị:

 

Ðể những ảnh hưởng của trầm cảm không gây tác hại cho đời sống hôn nhân, đòi buộc chúng ta phải lo chữa trị. Phương pháp chữa trị bao gồm thuốc, tâm lý trị liệu. Riêng tôi, tôi quan niệm tâm linh trị liệu cũng là một phương pháp trị liệu hữu hiệu cho những triệu chứng trầm cảm.

 

– Y dược trị liệu: Về thuốc, phải được một bác sĩ tâm thần (psychiatrist) biên toa và theo dõi. Những thuốc trị trầm cảm gồm: Prozac, Zoloft, Paxil, Celexa, Lexapro, và Luvox. Công dụng của những thuốc này là ngăn chặn việc tiết ra serotonin trong óc để giảm bớt trầm cảm và căng thẳng. Tuy nhiên, phản ứng phụ của chúng thường gây ra những bất ổn về tiêu hóa, nhức đầu, run rẩy, sợ hãi, thay đổi giấc ngủ, và đổ mồ hôi.

 

Phản ứng phụ của các loại thuốc trầm cảm tuy đem lại một số khó chịu và phiền toái, nhưng điều quan trọng phải lưu lý là những thuốc này trong khi trị trầm cảm lại kích thích ý nghĩ và dẫn đến hành động tự tử. Bởi đó, cần cẩn thận theo dõi những biến chuyển tâm lý này, và cho các bác sĩ biết để kịp thời thay đổi thuốc hoặc giảm liều lượng. Thống kê cho biết, 2/3 người trầm cảm không khỏi hẳn sau những chữa trị ngắn hạn. Vì thế, việc chữa trị cần phải được tiếp tục, cũng như phối hợp chặt chẽ giữa thuốc, tâm lý trị liệu, và tâm linh trị liệu.

 

– Tâm lý trị liệu: Ðây là phần trị liệu của các bác sĩ tâm lý (psychologist). Các vị này dùng những phương pháp trị liệu của ngành tâm lý để giúp bệnh nhân giải quyết những triệu chứng do trầm cảm gây ra. Song song với phương pháp tâm lý trị liệu là sự nâng đỡ của xã hội, các hội đoàn và đoàn thể. Ðặc biệt, sự nâng đỡ của những người thân trong gia đình như vợ, chồng, hoặc con cái…

 

– Tâm linh trị liệu: Trong loại bài “Mỗi tuần 1 giờ cho Chúa và cho chính mình”, và “10 phút mỗi ngày cho bình an và thư dãn nội tâm”, tôi đã trình bày rõ ràng rằng sự bình an nội tâm, và nguồn sức mạnh tâm linh có khả năng giúp con người vượt thắng được tất cả những khủng hoảng, và khó khăn trong đời sống.

 

“Bằng cách dành cho mình mỗi ngày 10, 15, hay 30 phút thư dãn, hoặc theo tôn giáo là tĩnh tâm, cầu nguyện. Ðây là những giây phút chỉ dành riêng cho mình. Những giây phút riêng mình đối diện với mình và với Thiên Chúa. Mục đích là để tìm về cội nguồn của chính mình như lời Thánh Augustine: “Trái tim tôi đã được dựng nên cho một mình Thiên Chúa, và nó không ngừng rạo rực cho đến khi được nghỉ yên trong Ngài”. Ðó cũng là những giây phút để não bộ được tĩnh lặng, và nghỉ ngơi. Các nhà tu hành, nhất là các đan sỹ chiêm niệm họ dành mỗi ngày hàng giờ một mình trong tĩnh lặng, cho những giây phút nội tâm này. Vì thế tâm hồn họ được an bình, cuộc sống họ được an nhiên, tự tại. Hành động của họ không mang tính hiếu chiến, hiếu thắng. Giao tiếp với họ ta cũng cảm được sự bằng an. Ta thấy họ hiểu ta và ta rất dễ thông cảm với họ. Ðấy cũng là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài sau một ngày làm việc vất vả, tất bật: “Anh em hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi một chút” (Mc 6:31).

 

Tác giả Thánh Vịnh đã khẳng định người kêu cầu Chúa sẽ không bị bỏ rơi, quên lãng:

 

“Tôi đã tìm kiếm Chúa. Ngài đã lắng nghe tôi, và cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ” (Tv 34:4).

“Người nghèo khó cầu cứu, Chúa đã nghe, và Ngài đã cứu họ khỏi mọi điều phiền muộn” (Tv 34:6).

“Thiên Chúa ở gần bên những kẻ đoạn trường, và giải cứu người với tâm hồn cay đắng” (Tv 34:18).

Tóm lại, trong ba cách trị liệu, thì thuốc là điều cần trước để làm giảm bớt những căng thẳng và xáo trộn hệ thần kinh, nhờ đó dễ hòa hợp với phương pháp tâm lý; nhất là chấp nhận sự chữa lành tâm linh.

 

Tìm về với Chúa, Ðấng nguồn bình an sẽ là cách duy nhất giúp ta không bị lo lắng, bất ổn, và thao thức trong hành trình cuộc sống. Và nếu nhìn nó với cái nhìn tâm lý trị liệu, thì tâm linh chính là phương pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất giúp ta sống hạnh phúc với Chúa, với mình, và với vợ hay chồng của mình. Vậy tại sao ta lại hồ nghi không đến kêu cầu Ngài mà để lòng mình nặng nề lo toan?!!!

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.