Uncategorized

Phê bình

 Tác giả Thiên Phúc trong mục Suy Niệm Hằng Ngày có kể một câu chuyện như sau. Một nghệ sĩ kia có tài châm biếm, ông ta nhanh chóng nhận ra khuyết điểm của người khác và đem ra làm trò cười cho mọi người. Nhưng một giấc mơ bất chợt đã làm thay đổi cách nhìn soi mói của ông.

 

 Tác giả Thiên Phúc trong mục Suy Niệm Hằng Ngày có kể một câu chuyện như sau. Một nghệ sĩ kia có tài châm biếm, ông ta nhanh chóng nhận ra khuyết điểm của người khác và đem ra làm trò cười cho mọi người. Nhưng một giấc mơ bất chợt đã làm thay đổi cách nhìn soi mói của ông.

 

Đêm kia, ông mơ thấy mình đang đi trên một con đường hoang vắng, trên vai ông là một hành trang cồng kềnh và nặng trĩu, nó như muốn đè bẹp cả thân thể ông, ông xoay xở bên này bên nọ, nhưng không thấy nhẹ nhõm chút nào. Sau một lúc cố gắng, ông cảm thấy mệt nhoài và bắt đầu càu nhàu:

 

– Hành trang này là những thứ gì mà tôi phải vác nó cực khổ thế này?

 

Nói dứt câu, ông nghe từ xa vọng lại:

 

– Đó là những khuyết điểm của người khác mà con thường hay nhanh nhẹn bới móc ra. Tại sao con lại than phiền? Không phải con là người đã khám phá ra chúng sao? Chúng phải thuộc quyền sở hữu của con chứ?

 

                                                          ***

 

Quí bạn thận mến, chúng ta đang cùng nhau học hỏi phương cách xây dựng sự hiệp nhất trong gia đình cũng như trong cộng đoàn của mình. Phải thừa nhận rằng, một trong những chướng ngại để xây dựng sự hiệp nhất chính là tính kêu căng tự phụ. Hay nói cách khác, tự lấy mình là trung tâm và điểm chuẩn cho mọi sinh hoạt của cộng đoàn là một sự nguy hại nhất trong tiến trình xây dựng sự hiệp nhất. Vì lấy mình là trung tâm, nên chúng ta khó chấp nhận ý kiến của người khác, nhất là những ý kiến trái nghịch với quan điểm của chính mình. Như người họa sĩ trong câu chuyện, chúng ta dễ dàng để ý và phê bình những khuyết điểm của người khác, chính vì điều đó, chúng ta trở nên nạn nhân của chính mình và cũng là người tạo thêm sự chia rẻ trong cộng đoàn.

 

Khi đối diện với một vấn đề nan giải trong một cộng đoàn, chúng ta cần có những cuộc họp nhằm tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, nếu không bình tĩnh và sáng suốt đủ, những cuộc họp ấy sẽ trở nên những “cớ” để gây chia rẻ trong một cộng đoàn. Bình tĩnh để suy xét chúng ta sẽ nhận thấy rằng. Thực ra những thành quả, hay tìm hướng giải quyết cho một vấn đề trong cộng đoàn là điều cần thiết, nhưng đó không phải là mục đích quan trọng nhất cho một tập thể. Điều quan trọng nhất trong một cộng đoàn là xây dựng sự hiệp nhất giữa con người với nhau chứ không phải là những việc này việc nọ. Hoàn thành được công tác này, công tác nọ mà phải trả giá cho sự chia rẻ, phân ly trong một cộng đoàn thì đó là sự thảm bại nhất cho cộng đoàn ấy. Bởi vì lý tưởng tối hậu của mọi tập thể chính là yêu thương và hiệp nhất.

 

Phân tích những điểm như thế để chúng ta cẩn thận nhìn nhận rằng: Sư hiệp nhất rất là mong manh, dễ bị phá vỡ. Vậy nếu chúng ta không nhạy bén và tỉnh táo, thì những cuộc họp để giải quyết những vấn đề trong tập thể có thể là những nguy cơ để tạo thêm những vấn đề phức tạp khác.

 

Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong bài phỏng vấn ngày 22 tháng 4 năm 2010 đã nói rằng: “Hiệp thông là rất quí nhưng rất khó. Hiệp thông không tự có nhưng phải xây dựng. Lý thuyết thì ai cũng đã biết. Nhưng hiệp thông thực sự chỉ có thật khi thực hành.”[1]

 

Hôm nay, mục Sống Sao Cho Đẹp mời bạn suy nghĩ về đức tính khiêm tốn. Mỗi lần hội họp, mỗi lần làm việc chung trong cộng đoàn, có thể nói hành trang thiết yếu nhất mà mình cần mang theo chính là sự khiêm tốn. Kiến thức, kinh nghiệm là điều cần thiết nhưng nó chỉ hữu ích để làm “được việc”, nhưng khiêm tốn sẽ giúp chúng ta làm “đúng việc."

——————————————————————————–

[1] Trích từ http://vietcatholic .net/News/ Html/79437. htm (accessed April 22, 2010)
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.