Trong thời gian qua, rất nhiều đồn đoán về những kết quả và quyết định của những vòng đàm phán giữa Toà Thánh và nước CHXHCN Việt-Nam, cho rằng Toà Thánh đã “hy sinh” một số ‘giá trị” thuộc Giáo Hội Việt-Nam để có được bang giao với Việt-Nam.
Ngành ngoại giao Vatican là một trong những ngành lâu đời nhất thế giới (từ những thế kỷ đầu của Giáo Hội) và được kính nể nhất do ‘trình độ đào tạo chuyên nghiệp”. Nó khác với ngoại giao thuần túy của các quốc gia khác, vì vừa có tính chất thế quyền lẫn thần quyền.
Hiện tại, ngoài liên hệ ngoại giao với Liên Minh Châu Âu, với Tổ chức giải phóng Palestine, có đại diện ở Liên Hiệp Quốc (quy chế quan sát viên thường trực) và ở các văn phòng và cơ quan LHQ,…Vatican có bang giao đầy đủ với 179 quốc gia (Nga là nước gần đấy nhất). Việt Nam do vậy cũng nằm trong “tầm ngắm” của Toà Thánh, như lời Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI: "Việt Nam là một xứ sở gần gũi với trái tim tôi, nơi Giáo hội đang mừng kính sự hiện diện hàng mấy thế kỷ qua bằng một Năm Thánh” (trong phần đầu bài nói chuyện với ngoại giao đoàn năm nay, Người cũng nhắc đến cuộc gặp gỡ với chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn-Minh-Triết và mô tả cuộc gặp ấy là ‘có ý nghĩa’).
Giáo Hội quan tâm tới con người, chứ không quan tâm tới các chính phủ. Đức hồng y Sodano cho biết: "Nếu con người đau khổ, Toà Thánh sẽ thương lượng với bất cứ người nào có quyền làm vơi các đau khổ cho những người ấy, dù bị hiểu lầm”. Nền ngoại giao của Toà Thánh cương quyết trở thành “tiếng nói của những người không có tiếng nói”, một lực lượng mới (và mới mẻ) trong hệ thống chính trị quốc tế cổ truyền, một cường quốc có tính biểu tượng chống lại các cường quốc thật sự (chính vì thế mà các quốc gia nghèo ở Châu Phi xin Tòa Thánh bổ nhiệm sứ thấn Toà Thánh ở nước họ). Những chuyến tông du vì thế mang nặng tính chất ‘mục vụ”.
Nhằm cùng nhau có cái nhìn tương đối chính xác hơn về ngành ngoại giao Toà Thánh, BTGH xin đưa vài thông tin, nhận định, cũng như một vài sự kiện vừa (đang) xảy ra hầu tìm hiểu chính xác về "Ngành ngoại giao Vatican", dựa trên các sự kiện mới xẩy ra gồm bài viết: 1/ Từ những tiết lộ mới của Đồng Nhân đăng trên VietCatholic về "Phiên họp vòng 2 giữa Phái đoàn Việt Nam và Tòa Thánh"; 2/ Bài viết của Sandro Magister đăng trên báo tiếng Ý Chiesa.org ngày 22.05.2009, tường trình về những kết quả của những Khóa nghiên cứu về chủ đề: “Giáo hội Công Giáo và chính sách quốc tế của Tòa Thánh", đặc biệt tác giả đăng nguyên bài phát biểu của ngài đại sứ Nhật Bản ông Kagefumi Ueno giải thích với các nhà ngoại giao của 16 quốc gia Châu Á họp nhau tại Vatican năm 2009 để nghiên cứu chính sách quốc tế của Toà Thánh với tựa đề "Mọi còn đường đều dẫn về Roma – kể cả những nẻo đường từ Châu Á".
Điểm qua về những thông tin liên quan tới Phiên họp vòng hai giữa Phái đoàn Việt Nam và Tòa Thánh.
I. TỪ SỰ KIỆN PHIÊN HỌP HỖN HỢP VATICAN – VIỆTNAM
Từ những nguồn tin đáng tin cậy cho biết về phiên họp hỗn hợp giữa Vatican và Việt Nam đã kết thúc hơn 1 tháng nay và một số những chi tiết "nhậy cảm", Vietcatholic ngày 30.07.2010 đưa tin:
Khác hẳn với phiên họp vòng 1 tại Hà Nội, Tòa Thánh đã chấp nhận một số những đề nghị từ phía Việt Nam liên quan tới Giáo hội Việt Nam thì trong phiên họp lần 2 Tòa Thánh chẳng những có thái độ không khoan nhượng với những lập luận phê bình Giáo hội từ phía Việt Nam, nhưng còn thẳng thắn bác bỏ hầu hết các đòi hỏi do đoàn Việt Nam đưa ra ở phiên họp vòng 2 tại Vatican.
1. Đoàn Việt Nam đã đề nghị Toà thánh cấm không cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt về nước kể cả dịp đại hội các GMVN vào tháng 10-2010 và không bổ nhiệm vào bất cứ chức vụ nào ở Toà thánh.
Vatican cho rằng, Đức TGM Ngô Quang Kiệt chưa bị tước quyền công dân Việt Nam nên Toà thánh không thể làm cái việc vi phạm nhân quyền và cả pháp luật Việt Nam nữa. Còn việc bổ nhiệm nhân sự ở Vatican, đó là công việc nội bộ mà Việt Nam không nên can thiệp vào giống như Vatican không thể đề nghị ông A làm Thủ tướng hay bà B không được làm Bộ trưởng ở Việt Nam.
2. Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh cấm không cho Dòng Chúa Cứu Thế hoạt động tại Việt Nam hay ít nhất không cho hoạt động tại Hà Nội giống như trước đây trong lịch sử Toà thánh đã rút dòng Tên khỏi Việt Nam, không cho hoạt động mục vụ ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII.
Vatican trả lời các dòng tu hoạt động theo tôn chỉ của Dòng và luật pháp ở từng quốc gia. Nếu họ sai pháp luật, xin các ngài hãy xử theo luật pháp, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở họ khi họ làm sai với tôn chỉ đã được Toà thánh phê chuẩn.
3. Về đề nghị của Việt Nam là Toà Thánh ra thông báo cấm các cuộc tập trung cầu nguyện đòi đất đai, tài sản như thời gian vừa qua và can thiệp kịp thời như vụ cầu nguyện ở Toà Khâm sứ.
Vatican trả lời rằng: đất đai, tài sản của Giáo hội sở hữu một cách hợp pháp, Toà thánh kiên quyết bảo vệ và vẫn dứt khoát nêu lại đòi hỏi của các Giám mục Việt Nam là đòi lại quyền sử dụng hợp pháp Toà Khâm sứ ở Hà Nội và Giáo hoàng học viện Đà Lạt.
Lập trường của Toà thánh là luôn ủng hộ việc đòi hỏi chính đáng: việc đòi lại tài sản hợp pháp của Giáo hội Việt Nam trong tình thần ôn hoà, bất bạo động.
4. Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh dừng tiến trình phong thánh cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận vì “không có lợi cho đại đoàn kết dân tộc”.
Vatican đã bác bỏ thẳng thừng và cho đó là vi phạm các thoả thuận giữa Vatican và Việt Nam ở vòng 1 vì chỉ có phong giám mục ở Việt Nam mới cần có sự đồng thuận của Nhà nước Việt Nam mà thôi.
Và sau đây là bài viết của ký giả Sandro Magister
II. MỌI CON ĐƯỜNG ĐỀU DẪN VỀ RÔMA – KỂ CẢ NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TỪ CHÂU Á
Đó là điều ông đại sứ Nhật Bản đã giải thích với các nhà ngoại giao của 16 quốc gia Châu Á họp nhau tại Vatican để nghiên cứu chính sách quốc tế của Toà Thánh.
Khoá nghiên cứu kết thúc vào ngày 23.05 với việc trao chứng chỉ cho 17 nhà ngoại giao thuộc 16 quốc gia Châu Á. Khoá học bắt đầu từ ngày 11.05 tại Đại học Giáo Hoàng Grêgôriana và tiếp theo là các kỳ họp trong dinh Vatican, với các diễn giả là những đại diện xuất sắc nhất cho nền chính trị của Toà Thánh. Chủ đề được nghiên cứu là: “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO và CHÍNH SÁCH QUỐC TẾ CỦA TOÁ THÁNH”. Trong khoá học năm 2007, khoá đầu tiên thuộc loạt nầy, các học viên đến từ 19 quốc gia Hồi giáo vùng Địa Trung Hải và Trung Đông. Năm ngoái, học viên đến từ 22 quốc gia Châu Phi. Năm nay, đến lượt Châu Á với các nhà ngoai giao đến từ Afghanistan, Úc, Bangldesh, Cambodge, Đông Timor, Indonesia, Nhật Bản, Hàn quốc, Lào, Malaysia, Miến Điện, Phi Luật Tân, Sri Lanca, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Những quốc gia khổng lồ không hưởng ứng lời mời: Ấn Độ và Trung Quốc. Pakistan cũng không có mặt. Nhưng các nhà tổ chức – ở hàng đầu là Cha Dòng tên Franco Imoda, nguyên viện trưởng Đại học Grêgôriana – cũng thấy hài lòng. Trong các học viên có đại diện các quốc gia không sáng chói về tôn trọng tự do tôn giáo và cả không có quan hệ ngoại giao với Vatican , nhưng đều thấy cần thiết nghiên cứu đề tài nầy ngay tại nguồn, ở tổng hành dinh Đạo Công giáo thế giới.
Khoá học do Hội Grêgoire và Viện Quốc Tế Jacqué Maritain tổ chức, với sự hậu thuẫn của bốn đại học: ĐH Giáo Hoàng Grêgôriana ở Roma; ĐH Georgetown ở Washington; ĐH Tự Do Đức Mẹ Mông Triệu ở Roma và ĐH Sophia ở Tokyo . Tất cả dưới sự bảo trợ của Toà Thánh.
Phần nhập môn khoá học diễn ra ở Roma và phần kết thúc ở Turin, thành phố ngành công nghiệp xe hơi, nơi sinh sống của những vị đại thánh “xã hội” như Thánh Gioan Bosco. Các học viên có thể viếng thăm ở đó những việc Giáo Hội Công giáo thức hiện trong các lãnh vực hết sức đa dạng, như Cottlengo để trợ giúp những người khuyết tật và Xưởng Vũ Khí Hoà Bình. Ngày cuối cùng, họ đi dã ngoại tại tu viện Bóe và gặp Đức Viện Phụ Enzo Bianchi.
Châu Á là lục địa khí thâm nhập nhất với Kitô giáo, vốn chỉ hiện diện số đông trong những chỗ rất bị hạn giới, trong khi ở những nơi chốn khác, Kitô giáo bị chống đối mạnh mẽ.
Chương trình rất dày đặc, gồm một thảo luận của đại sứ Nhật Bản bên cạnh Toà Thánh, ngài Kagefumi Ueno, một nhà tư tưởng theo Phật giáo và Thần giáo, nhận nhiệm sở từ 11.2006. Bài thuyết trình của ông diễn ra ở ĐH Giáo Hoàng Grêgôriana ngày 15.05 được tường thuật gần như đầy đủ dưới đây. Bài thuyết trình rất thú vị vì phản ảnh cái nhìn về Toà Thánh và của quốc gia giáo hoàng, của đại diện một đất nước mà nền văn hoá cũng như các truyền thống khác xa cách Kitô giáo.
CHÂU Á và TOÀ THÁNH
(Đại sứ Nhật Bản Kagefumi Ueno)
Ở Á Châu, nơi các tôn giáo như Phật giáo, Ấn giáo, Đạo Lão, Thần giáo và Hồi giáo lấn át, thì Kitô giáo thường được nhìn như “ngoại quốc” và các Kitô hữu là những người thiểu số, trừ các ngoại lệ. Ở Nhật, chẳng hạn, con số tín hữu Công giáo ít hơn 0, 5% dân số và rất có thể con số nầy sẽ tăng trong một tương lai gần.
Trong những điều kiện nầy, các quốc gia Á Châu không dành ưư tiên về quan hệ ngoại giao với Toà Thánh (hoặc với Vatican , từ ngữ mà tôi sẽ dùng trong bài nói). Rất nhiều các nước trong đó chỉ mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican trong các thập niên gần đây. Nhật Bản là một trong các quốc gia đầu tiên, vào năm 1942. Vatican đã có một đại diện ở Nhật 23 năm trước đó, vào năm 1919, song chỉ là về các vấn đề tôn giáo, như trường hợp ngày nay với Malaysia, Miến Điện, Brunei và Lào. Hơn nữa, nhiều quốc gia Châu Á duy trì quan hệ ngoại giao với Vatican lại không có đại diện ở Vatican . Họ giao việc liên hệ với Vatican cho các đại sứ của họ trong các nước gần kề như là Thuỵ Sĩ hoặc Đức. Một số qưốc gia Châu Á chưa hề thiết lập quan hệ ngoại giao, như Malaysia, Miến Điện, Việt Nam, Lào. Và trong các quốc gia có một đại diện ở Roma, thì vị trí nhiệm sở đại sứ bên cạnh Toà Thánh thuộc loại ít được mong muốn nhất.
Để hiểu các quan hệ giữa Châu Á và Vatican , không thể tránh né việc phân tích những dị biệt tôn giáo và văn hoá. Cố Hồng Y Hamao, một người Nhật, đã nhấn mạnh cách nay ít năm, rằng giữa Châu Á và Toà Thánh có một khoảng cách lớn không chỉ về vật lý mà còn về mặt tinh thần. Khoảng cách nầy có thể vượt qua được chăng? Tôi cho rằng ít có khả năng cảm nhận về khoảng cách nầy có thể giảm đi một cách về căn bản trong tương lai gần, bởi vì cả hai bên đều đại diện cho những nền văn minh rất cổ xưa và không thấy động cơ thay đổi chúng một cách cấp thiết. Như vậy vấn đề là cần xem có chính đáng với dân Á Châu để làm cho các quan hệ ngoại giao của họ với Vatican được thêm ưu tiên hơn chăng, biềt rằng cảm giác xa cách về tôn giáo giữa hai bên xem ra khó lòng lấp đầy chỉ trong một thời gian ngắn.
Câu trả lời của tôi là: “Có. Và chính đáng”. Tôi sẽ xin nói tại sao.
VÌ SAO TÔI ĐÃ ĐẾN VATICAN
Trước khi vào vấn đề, tôi xin nói một chút về tôi. Vào thời kỳ 10 hoặc 15 năm gần đây nhất, tôi đã viết khá nhiều bài báo và luận văn đăng các nhật báo và tạp chí, thường là để so sánh các nền văn hoá và văn minh, và tôi đã tham gia các hội nghị và hội thào ở Nhật và ở nước ngoài. Cách chung các bài thuyết trình của tôi đặt nền tảng trên triết lý Phật giáo và Thần giáo của tôi.
Tôi nghiên cứu các nền văn hoá bởi vì tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta không biết các dị biệt về văn hoá và nhất là các tôn giáo vốn có một ảnh hưởng thực chất trên các quan hệ quốc tế, thì chúng ta, các nhà ngoại giao, sẽ không có khả năng hiểu những đất nước mà chúng ta đang làm việc trong đó.
Cách nay ba năm, tôi đã phát hành một cuốn sách nghiên cứu soi sánh về những “nền văn minh đa thần” và “những nền văn minh độc thần’, trong đó tôi giữ ý kiến cách chung, rằng cái nhìn tôn giáo có một ảnh hưởng không thể lơ là được trên chính trị và ngoại giao.
Bằng một triển khai tự nhiên cuốn sáh của tôi, tôi đã mong thảo luận về các đề tài về văn minh với hàng giáo sĩ Giáo Hội Công giáo, tốt nhất là ở Vatican . Vì vậy mà tại sao, cách đây ba năm, tôi đã xin chính phủ Nhật gửi tôi đến Roma. “Ông chắc chứ?”, vị thứ trưởng mà tôi yêu cầy, đã ngạc nhiên hỏi lại tôi. Tôi đã trả lời: “Hoàn toàn chắc chắn”. Một tháng sau đó, tôi được bổ nhiệm.
Khi đã nhận nhiệm sở. cứ mỗi lần gặp một người phụ trách ở Vatican , tôi nói với vị ấy về ước ao của tôi được đối thoại về các vấn đề văn minh cới những người của Giáo Hội. Một ngày nọ, một vị hồng y đã nói với tôi: ” Ngài đại sứ thân mến, ngài ở đúng nơi rồi, vì chính chúng tôi là những người đã tạo nên văn minh phương Tây”. Trong bốn mươi năm làm ngoại giao, đây là lần đầu tiên tôi gặp một người nói ra với sự thẳng thắn như thế.
Hai năm rưỡi tiếp theo, tôi đã có những cuộc thảo luận về các đề tài văn minh với các nhân vật của Giáo Hội, ở Roma. Tôi đã trả lời các cuộc phỏng vấn, viết những khảo luận, dạy những khoá về tôn giáo và văn hoá. Tôi hài lòng về những việc nầy. Nhưng có một vấn nạn. Tôi không có đủ giờ để viết và nghiên cứu., Tại sao?
NGẠC NHIÊN: VATICAN KHIẾN NGƯỜI TA BẬN TÂM HƠN CHÚNG TA NGH
Lý do là Vatican đưa ra và thực hiện hàng loạt hoạt động mà Tokyo cần được thông tin, đến nỗi tôi bận rộn ngoài những gì tôi lường trước. Tôi không nói về các hoạt động tôn giáo, mà là các hoạt động ngoài tôn giáo. Hơn nữa với tư cách là đại sứ một quốc gia không phải Kitô giáo, tôi không thấy cần thiết phải theo dõi các vấn đề tôn giáo, mà chỉ là các vấn đề ngoài tôn giáo mà thôi. Dù vậy, tôi luôn phải bận rộn vì Đức giáo hoàng thường xuyên tiếp kiến các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ, những người cầm đầu càc cơ quan quốc tế. Rất nhiều trong số họ đến từ các nước không phải là Kitô giáo. Do vậy tôi phải làm bản tường trình. Trong ba năm gấn đây nhất, chẳng hạn, tất cả các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước G8 đã được Đức giáo hoàng triều yết, ngoại trừ thủ tướng Nhật. Những cuộc gặp gỡ của họ với Đức giáo hoàng là đối tượng khai thác tối đa của các phương tiện truyền thông quốc tế, chưa kể đến các phương tiện truyền thông quốc gia, quảng cáo vốn đến lượt nó cổ vũ các nguyên thủ khác đi đến gặp Đức giáo hoàng. Về quan điểm nầy, Vatican có một hấp lực mạnh mẽ, là trung tâm hành động quốc tế và là trung tâm ngoại giao. Vài tháng sau khi nhận nhiệm sở, tôi xác tín rằng Vatican là một nhân tố hành động quan trọng trong cộng đồng quốc tế, ngay cả khi bỏ sang một bên những khía cạnh tôn giáo.
BỐN LÝ DO ĐỀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHỮNG NHÀ NGOẠI GIAO Ở VATICAN
Theo kinh nghiệm của tôi, có ít nhất 4 lý do để nghĩ rằng vai trỏ quốc tế của Vatican được nâng cao và rất có ý nghĩa, điều đó cho thấy vì sao các quốc gia không Kitô giáo lại có các nhâ ngoại giao có nhiệm sở ở đây, tại Rôma. Tôi xin trình bày thứ tự các lý do nầy.
NHÂN TỐ 1: QUYềN LỰC TINH THẦN
Đầu tháng giêng 2007, mấy tháng sau khi tôi đến đây, tất cả các nhà ngoại giao, trong đó có tôi và vợ tôi, đã được Đức giáo hoàng mời nghe diễn văn đầu năm của Người về tình hình quốc tế., trong đại sảnh dinh giáo hoàng, nơi mà ba đại diện trẻ người Nhật đã gặp Đức giáo hoàng Grêgôriô năm 1595, chưa đầy 10 năm trước khi Nhật Bản cấm Đạo Kitô. Trong Đại Sảnh nầy, theo thông lệ hằng năm, Đức giáo hoàng đọc diễn từ bằng tiếng Pháp với các nhà ngoại giao, kéo dài khoảng 45 phút. Gần như mọi vấn đề quan trọng đều được đề cập đến, từ những đề tài toàn cầu như nghèo đói, giải trứ vũ khí, hành động hoà bình, dàn xếp các xung đột, quyền con người, các dân tộc thiểu số, di cư, thay đổi khí hậu, cho đến những vấn đề các vùng miền ở Châu Phi, Trung Đông, Nam Á, vân vân. Đức giáo hoàng đã đề cậo đến khoảng 45 đề tài quan trọng. Ngày hôm sau, thông điệp của Người được truyền đi khắp thế giới, với một ảnh hưởng đối với xã hội quốc tế, trong khi các ban ngành của tôi thảo một báo cáo chi tiết cho Tokyo .
Qua thông điệp của Người, tôi đã nhìn thấy ý chí của Người muốn đóng một vai trò “bảo vệ xã hội quốc tế. Nếu người ta nghe bài diễn văn của Người mà không biết người đọc, thì người ta có thể nghĩ rằng tác gỉa là tổng thư ký LHQ. Đúng vậy, hai nhân vật có một vai trỏ giống nhau, theo nghĩa Đức giáo hoàng và tổng thư ký LHQ đều giữ một vai trò quan trọng “bảo vệ tinh thần quốc tế”.
Dĩ nhiên, các diễn văn của Đức giáo hoàng làm cả thế giới chú ý, bởi vì Người đại diện cho hơn 1, 1 tỹ tín hữu Công giáo. Nhưng căn bản hơn, người ta cho rằng quyền lực tinh thần của Người và thẩm quyền đạo đức của Người được tăng cường củng cố kể từ lúc, vào năm 1870, Vatican đã mất gần như toàn bộ đất đai lãnh thổ. Cho tới thời kỳ ấy, các phần đất Toà Thánh sở hữu trải rộng một nửa nước Ý và cùng với điều ấy, nó là một quyền lực trần thế như Tây Ban Nha và nước Pháp. Với tư cách ấy, Toà Thánh có những quan tâm và lợi ích tài chính mà nó phải bảo vệ. Toà Thánh [lúc ấy] có bổn phận bảo vệ công dân và lãnh thổ. Nó có những quyền lợi quốc gia phải coi sóc.Nhưng việc mất đất đai đã giải phóng Toà Thánh khỏi các lợi ích quốc gia. Khi người ta nghe Tổng thống Hoa Kỷ hoặc tổng thống Ấn Độ nói, người ta hiểu diễn văn của họ đương nhiên là có liên quan đến các lợi ích quốc gia.Nhưng khi Đức giáo hoàng phát biểu về các vấn đề quốc tế, người ta không còn hiểu các diễn văn nầy như là che dấu những lợi ích quốc gia của Vatican nữa. Điều đó cho phép Toà Thánh nói về các vấn đề quốc tế theo một quan điểm nhân bản, đạo đức, luân lý, tinh thần. Một cách nghịch lý, khi bị mất quyền lực trần tục, Vatican đã gia tăng quyền lực tinh thần của mình.
Nếu tính đến sự việc bài diễn văn của Đức giáo hoàng được các phương tiện truyền thông phổ biến ở quy mô thế giới, thì người ta cũng có thể nói Đức giáo hoàng là một trong những “người hướng dẫn dư luận” quan trọng và hiệu qủa nhất.
Các thông điệp của Đức giáo hoàng có gây sự chú ý của các cường quốc và của những nhân tố quốc tế giữ vai trò quan trọng khác chăng? Tiếng nói của Người có một ảnh hưởng nào với họ chăng? Câu trả lời của tôi là cả có và không. Là “không” ở ngắn hạn và “có” trong một viễn cảnh dài hơn. Người ta biết rằng Đức Gioan-Phaolô II đã quyết liệt bày tỏ phản đối tổng thống Bush trước khi ông nầy quyết định tấn công Iraq vào năm 2003. Ngay lúc ấy, lời kêu gọi của Đức giáo hoàng không được Hoa Kỳ lấy làm đều, nhưng điều đó không làm giảm giá trị của những lời nói và hành động của Đức giáo hoàng. Thực tế, sự việc Đức giáo hoàng đã đưa ra một ý kiến mà Hoa Kỳ lại không muốn nghe theo, cho thấy vai trò quan trọng của Toà Thánh. Tôi xác tín rằng cộng đồng quốc tế cần có một người bảo vệ tinh thần như Người hoặc như tổng thư ký LHQ. Không một ai khác có thể thay thế Người trong vai trò nầy. Trong chiều hướng nầy, Đức giáo hoàng phải được coi như một nguồn tài nguyên, một tài sản chung quốc tế, không phải vì Người là thủ lãnh Gíao Hội Công giáo, mà bởi vì Người có khả năng loan đi khắp nơi những thông điệp nhân đạo, tinh thần.
Tháng 03.2009, chính phủ Nhật đã mời ĐGM Mamberti, bộ trưởng ngoại giao Vatican [đúng ra Ngài phụ trách quan hệ các quốc gia.BTGH] tới nước Nhật. Ngài đã trao đổi hai giờ rưỡi với bộ trưởng ngoại giao Nhật, ngài H.Nakasone, người đã đề cập đến hầu hết tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng. Sau cuộc trao đổi, Nakasone nói với tôi rằng ông đã đánh giá rất cao và yêu thích đối thoại với Vatican, mà ông đã thấy bộc trực thẳng thắn và hơi khác với những đối thoại với các quốc gia thế tục. Đặc biệt, ông bị đánh động vì nhãn quan của Vatican về khủng hoảng kinh tế thế giới, theo đó cuộc khủng hoảng nầy bị gây nên và bị làm cho thêm trầm trọng vì các môi trường tài chính đã chỉ lo quyền lợi của mình, mà bỏ sang một bên mọi quan tâm suy xét đạo đức. Cuộc thăm viếng của ĐGM Mamberti càng thêm quan trọng vì đó là cuộc thăm viếng chính thức đầu tiên của một bộ trưởng ngoại giao Vatican đến nước Nhật kể từ khi hai nước thiết lập bang giao cách nay 67 năm.
NHÂN TỐ 2: QUYỀN LỰC CHO LƯU HÀNH CÁC THÔNG ĐIỆP
Vào tháng 11.2006, tôi trình quốc thư của hoàng đến Nhật lên Đức giáo hoàng. Trong khoảng một phần tư tiếng đông hồ Tôi có cuộc trao đổi hết sức dễ chịu thoải mái với Người trong thư viện riêng của Đức giáo hoàng. Cuộc trao đổi của chúng tôi về việc phi nguyên tử hoá bán đảo Triều Tiên. Cũng ngày hôm ấy và ngày hôm sau, một phần lớn các phương tiện truyền thông trên thế giới, quốc gia và quốc tế, lớn hoặc nhỏ, đều nói về cuộc trao đổi của chúng tôi, tất nhiên là coi trọng các đề xuất của Đức giáo hoàng hơn. Ở Hàn quốc, đó là đề tài mở của các báo hình buổi chiều, với vợ chồng tôi trong y phụ kimono. Các bản tin của truyền hình Hàn quốc được truyền hình Nhật phát lại.
Tin tức nầy đã được phổ biến không chỉ bởi các phương tiện truyền thông lớn, mà còn bởi rất nhiều phương tiện truyền thông Công giáo thuộc các nước trên toàn thế giới, ở Châu Á, ở Bắc và nam Mỹ, ở Châu Âu, v..v..
Tiếp sau đó, tôi đã trả lời phỏng vấn của tờ nhật báo Toà Thánh, ”Osservatore Romano” và cho các nguồn như Zenit, ”Bên Trong Vatican” (Inside The Vatican) và EWTN. Lần nữa, tôi nhận xét rằng các cuộc phỏng vấn tôi đồng ý thực hiện ở Roma được gợi lại và phổ biến ở rất nhiều nơi thuộc mỗi lục địa do các phương tiện truyền thông Công Giáo mỗi nước mỗi vùng. Chẳng hạn, mạng lưới truyền hình EWTN được kết nối với hàng trăm kênh ở Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Vì vậy, một tuyên bố trên EWTN sẽ bay tới nhiều nơi ở các Bắc và Nam Mỹ.
Từ quan điểm nầy, tôi đã khám phá ra rằng Vatican có những lý do tốt để các nhà ngoại giao Châu Á “lưu ý”.
NHÂN TỐ 3: QUYỀN LỰC TRÍ THỨC
Một khía cạnh gây ngạc nhiên nữa là tần số lần tổ chức các cuộc hội nghị và hội thảo chuyên đề do các cơ quan và tổ chức khác nhau của Vatican, với sự tham dự của ácc bộ não toàn thế giới.
Chẳng hạn, viện hàn lâm giáo hoàng về khoa học tổ chức hội nghị các nhà nghiên cứu của nó hai năm một lần. Vào tháng 11 vừa qua, Viện đã tổ chức một khoá họp khoáng đại về “tiến hoá vũ trụ và con người”, trong đó những nhà bác học lỗi lạc từ nhiều quốc gia đã thảo luận về đề tài nầy trong bốn ngày theo những quan điểm khoa học khác nhau. Được tham dự vào một vài buổi họp, tôi thật sự bị ấn tượng. Sau lễ khai mạc, Đức giáo hoàng đã trao một huy chương cho khoảng 12 thành viên mới, trong đó có một nhà nghiên cứu người Nhật và ba hoặc bốn người đã đoạt giải Nobel.
Hai năm gần đây nhất, những hội thảo đã làm tôi quan tâm liên quan đến Hồi giáo, quyền con người, thuyết Darwin, chăm sóc trẻ em, thuyết ưu sinh, …
Tóm lại, Vatican có được một hệ thống giúp cho Đức giáo hoàng tiếp cận với ý kiến của những bộ não tài năng và tốt nhất thế giới, là những điều làm cho các thông điệp của Người thêm phong phú và tăng cường các quyền lực tinh thần của Người.
Trong ý hướng nầy, Vatican không chỉ là một quốc gia.Đó còn là một tổng thể “những nhóm chuyên gia cố vấn”, chính họ tạo thành mạng lưới với nhiều “nhóm chuyên gia cố vấn” lỗi lạc khác trên toàn thế giới. Toà Thánh vận hành như một ngã tư gặp gỡ của các nhà trí thức, cho những người nầy cơ hội thảo luận và trtao đổi các quan điểm. Trong bối cảnh nầy nữa, Vatican tạo nên những công ích.
Ở vấn đề nầy, có một khó khăn phải được giải quyết, nhất là trong những gì liên quan đến các nhà ngoại giao Châu Á: nhiều cuộc hội thảo chỉ bằng tiếng Ý, hiếm khi băng tiếng Anh. Điều ấy làm nản lòng một số nhà ngoại giao Châu Á khi tham dự. Nếu có thay đổi trong hệ thống nầy, thì nhiều người trong số họ sẽ tới dự.
NHÂN TỐ 4. QUYỀN LỰC THÔNG TIN
Bởi vì Giáo Hội Công giáo hiện diện gần như khắp thế giới với tư cách là Gíao Hội hoàn vũ (Công giáo) và có linh mục, nữ tu gần như khắp nơi, Giáo Hội Công giáo nói chung và Vatican như ‘cái trục trung tâm’ – nhận được thông tin về mnhư4ng gì xảy ra quan trọng trên thế giới.
Nhiều vị đại sứ nhận nhiệm sở ở đây cho rằng đây là một ‘trạm nghe’. Chẳng hạn, Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Toà Thánh năm 1984. Không phải là 1984! Bất luận thế nào, nagy giữa thế kỷ 19 người ta tranh luận sôi nỗi ở Washington để biết liệu có nên có hoặc không những quan hệ chính thức với Vatican . Những người ủng hộ khẳng định rằng ở Vatican , nếu người ta dự các bửa ăn tối và tiếp tân mọi buổi tối, thì người ta có thể có thông tin về tình hình Châu Âu. Đa số người Tin Lành phản đối. Phải mất thêm 130 năm trước khi các quan hệ chính thức được thiết lập.
Cũng tương tự ở Nhật Bản. Vì Vatican đã có một đại diện ở Tokyo phụ trách các vấn đề tôn giáo vào năm 1919, người ta đã bắt đầu thảo luận để biết có nên hoặc không nên thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Những người ủnh hộ đoan chắc là đúng lúc và thuận lợi, vì Vatican được cho là một nguồn tin tức dồi dào. Nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo Phật giáo và Thần giáo chống lại. Phải chờ thêm 23 năm để cuối cùng cũng đã thiết lập bang giao.
Nhưng ngay cả nếu Vatican có những “đôi tai khổng lồ”, điều đó không bảo đảm rằng mọi người có thể tiếp cận được các thông tin của nó. Các nhà ngoại giao Vatican giống với mô tả mà nhiều vị đại sứ nói về họ: trầm tĩnh, kín đáo, thận trọng, nhưng nhất là rất cảnh giác. Phải khéo léo lắm mới có thễ làm cho họ nói ra một điều gì đó quan trọng.
KẾT LUẬN
Thưa các đồng nghiệp, một vị đại sứ người phương Tây đã nói với tôi:”Về kích cở thì Vatican nhỏ bé như Công quốc Monaco, nhưng ảnh hưởng của nó lại to lớn như Trung Quốc”. Một vị đại sứ khác đã mô tả Vatican như “cường quốc nhỏ nhất trong các cường quốc”. Nếu tính đến những điều ấy, thì các nước Châu Á chưa có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh hoặc những quốc gia không có đại sứ ở Roma được mời nghiên cứu những lợi thế cư ngụ ở đây, bên ngoài khoảng cách tôn giáo và văn hoá chia tách họ.
Người ta có thể phản đối tôi rằng bỏ qua các yếu tố tôn giáo của Vatican là quá giả tạo. Nhưng tôi tin chắc rằng cách nhìn của tôi có thể cho thấy là có tính thuyết phục, theo nghĩa nó cho phép chứng minh rằng sẽ thuận lợi nếu Vatican có quan hệ với các quốc gia Châu Á, không phải với tư cách là tổng hành dinh của Đạo Công giáo, mà là với tư cách người hoạt động ngoại giao quan trọng.
Tóm lại, tầm vóc quốc tế cao lớn của Vatican là một “thực tế của hiện tại”. Cho tới nay, nhiều nước Châu Á dường như đã lơ là hoặc đánh giá thấp nó. Họ nên để mắt đến thực tại nầy một cách mang tính chiến lược hơn và có bước tiến rõ rệt vế phía trước.
Người ta hoàn toàn có thể nói như vậy về Vatican . Vai trò quốc tế ngày càng tăng của nhiều quốc gia Châu Á cũng là một “thực tế của hiện tại”, rằng Vatican dường như vẫn còn hơi lơ là cho tới nay. Có thể là vì Vatican hơi quá lấy Châu Âu làm trung tâm, mặc dù vẫn nói mình là hoàn vũ. Sự hiện diện yếu ớt và tính chất đại diện mờ nhạt của các nhà ngoại giao Châu Á có nhiệm sở ở đây có một phần nguyên do ở sự chú ý hạn chế (tôi muốn nói là sự chú tâm về ngoại giao) mà Vatican dành cho lục địa nầy tới nay. Một ví dụ tượng trưng là sự kiện ở khoá học dành cho các nhà ngoại giao Châu Á nầy, không có mặt đại sứ của New Delhi hoặc của Bắc Kinh. Trong nhiều diễn đàn quốc tế khác, những người Châu Á hiện diện đông hơn.
Về việc nầy, mong rằng Vatican sẽ đưa ra những sáng kiến để mời các nhà ngoại giao Châu Á nối tình thân hữu với nhau. Sẽ tốt đẹp nếu Vatican hành động nhiều hơn để làm tăng và kích thích sự quan tâm của người Châu Á về Vatican trong những năm tới đây.Nhưng làm thế nào?
Có hai lãnh vực trong đó, theo ý tôi, Vatican có thể mạnh dạn tăng cường bước tiếp cận và nhờ đó, tăng sự quan tâm mà nó gây cảm hứng cho người Á Châu.
Yếu tố chìa khoá đầu tiên, ấy là phải hiểu ngày càng sâu sắc hơn các não trạng người Châu Á, bằng việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá của họ, như A.Valignano, một tu sĩ thừa sai Dòng Tên người Ý gốc ở Chieti, đã làm ở Nhật Bản cách nay hơn bốn thế kỷ.
Yếu tố thứ hai là một điều kiện tối thiểu, ít là nên đưa vào trong môi trường ngoại giao: chuyển từ tiếng Ý sang tiếng Anh như là ngôn ngữ lảm việc ưu tiên nơi đây, ở Roma. Sử dụng tiếng Ý mà thôi có thể làm nản lòng các nhà ngoại giao Châu Á khi tìm kiếm tiếp xúc với Vatican , trong khi sử dụng tiếng Anh sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Tóm lại, nếu Toà Thánh không có những mối tương quan mạnh mẽ hơn với Châu Á, thì không thể thực sự là ‘công giáo” (hoàn vũ = ‘universal’).
Sau khi nói ra điều nầy, tôi không cho rằng nỗ lực để tăng cường và củng cố các quan hệ chỉ nói một chiều về Vatican mà thôi. Những sáng kiến hành động của Châu Á cũng không thể thiếu được. Phải có một sự đối xứng các sáng kiến. Rút cuộc, các quan hệ chỉ có thể thêm sâu sắc, thêm rộng lớn và thầm gần gũi khi cả hau bên, Dân Châu Á và Vatican, – chứ không phải chỉ có một bên – cố gắng nhiều hơn để tăng cường và cải thiện các quan hệ của họ.
Một lưu ý cuối cùng trước khi kết thúc. Nếu tôi đã không tham chiếu những cuộc đối thoại liên tôn do Vatican và các cơ quan Công giáo khác thực hiện – những cuộc đối thoại tự chúng đã là hết sức giá trị – đó là vì, để phác thào một kiểu mẫu đơn giản và dễ hiểu nằm ngoài Vatican, tôi đã cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu lạoi bỏ đi những nhân tố tôn giáo và tập trung duy nhất vào những khía cạnh ngoài tôn giáo.
(Chiesa.org 22.05.2009, bài viết của Sandro Magister được BTGH chuyển ngữ)
Views: 0