Uncategorized

Giã từ vũ khí

Thái Hà cho đến nay vẫn là một “bức tường than khóc”, vì với giáo xứ Thái Hà, công viên Đống Đa ‘cải tạo’ từ khu đất bị cưỡng chế nằm lú lù ở đó, tô đẹp cho thành phố,nhưng làm đau lói con tim của giáo dân. Nhưng trên cả nỗi đau, là sự thất vọng và thất bại.

 

 

HAI NĂM THÁI HÀ NHÌN LẠI:
BỨC TƯỜNG THAN KHÓC? BỨC TƯỜNG (NGHĨA TRANG) ARLINGTON?

Thái Hà cho đến nay vẫn là một “bức tường than khóc”, vì với giáo xứ Thái Hà, công viên Đống Đa ‘cải tạo’ từ khu đất bị cưỡng chế nằm lú lù ở đó, tô đẹp cho thành phố,nhưng làm đau lói con tim của giáo dân. Nhưng trên cả nỗi đau, là sự thất vọng và thất bại.

 

 

HAI NĂM THÁI HÀ NHÌN LẠI:
BỨC TƯỜNG THAN KHÓC? BỨC TƯỜNG (NGHĨA TRANG) ARLINGTON?

 

Giã Từ Vũ Khí (A Farewell to Arms),cuốn tiểu thuyết nỗi tiếng của nhà văn Ernest Heminway viết năm 1929 và được chuyển thể thành phim năm 1930,1932 và 1957. Chiến Tranh đối với Hemingway là một biểu tượng mạnh của thế gian,qua đó nhà văn đã nhìn thấy hầu như chứa đầy các khó hiểu về luân lý, các tàn phá, các đau đớn không tránh khỏi và để vượt qua thứ thế giới như vậy, con người phải hành động bằng danh dự, can đảm, chịu đựng, phẩm cách, và toàn bộ các nguyên tắc này được gọi là "quy luật của Hemingway". Khung cảnh thế chiến thứ nhất ở Ý vào hồi khốc liệt nhất và sau đó kết thúc. Chiến tranh,xung đột, hận thù,chưa bao giờ mang lại điều gì hay ho,tốt đẹp, ngoại trừ lợi lộc của một số cá nhân, tổ chức,quốc gia.

 

Nhưng hậu quả của chúng đối với các dân tộc,nhóm người,cá nhân về mọi mặt, thì thật thảm khốc và việc hàn gắn phải mất nhiều thời gian, nhiều thiện chí,nhiều can đảm. Vào những năm đầu thập niên thiên niên kỷ thứ ba nầy, với tám “mục tiêu thiên niên kỷ”, đi kèm với 18 chỉ tiêu cần đạt trong một thời gian nhất định và đã được 190 quốc gia ký vào bản cam kết thực hiện tại Hội Nghị Thượng Đỉnh tháng 9 năm 2000, thì những gì người ta vẫn thấy nỗi bật và ngày càng tăng cả số lượng và tính chất vô nhân đạo, lại là triền miên xung đột,chiến tranh, bạo lực,khủng bố, đàn áp tôn giáo,mà mở đầu có lẽ là vụ 11.09.2001, tại Hoa Kỳ. VỤ VIỆC THÁI HÀ đã gần trọn 2 năm (14.08.2008 – 14.08.2010) : những gì để lại thật khó định danh, định lượng và định tính,nhưng rõ ràng nhất là Satan và các thế lực vô thần xấu xa luôn biết nắm bắt cơ hội để gây nghi ngờ,chia rẻ, nhất là khi có sự vào cuộc của những phương tiện truyền thông và mạng Internet, trong đó vô tình hay hữu ý,có một số chẳng khác những con ong vò vẻ,châm chích, đả kích và tung hoả mù với ý đồ gây hoang mang trong mọi hàng ngũ tín hữu Công giáo Việt Nam; một số khác thiếu hiểu biết,thiếu trách nhiệm, đã ‘té nước theo mưa’, những tưởng hành động như thế là vì yêu mến và xây dựng Hội Thánh; không loại trừ có những nơi người xấu được ‘cài’ vào, chẳng những theo dõi báo cáo mọi động tĩnh với chính quyền, mà còn lèo lái một số websites chống phá Giáo Hội (tôi có thể nêu bằng chứng chắc chắc về vấn đề nầy!). Hai Năm Thái Hà Nhìn Lại : BỖNG DƯNG MUỐN KHÓC! Một Giáo Hội Việt Nam tanh bành ngay trong Năm Thánh đánh dấu 50 năm trưởng thành, mà báo hiệu đám mây mù u ám ngay dịp khai mạc Năm Thánh, là đơn xin từ chức của Đức Tổng Giám mục giáo phận Hànội Giuse Ngô-Quang-Kiệt, khởi đầu cho những sóng gió mà cái Logo diễn tả khát vọng của HĐGM và toàn Dân Chúa Việt Nam sau 350 năm đón nhận đức tin Công giáo, đã thấy những trở ngại không dễ gì vượt qua, để sẽ có thành quả canh tân,hiệp thông đặt dưới chân Mẹ Lavang vào ngày bế mạc Năm Thánh : Ba vòng tròn tượng trưng cho ba Tổng giáo phận với ba màu vàng,xanh, đỏ tượng trưng cho sự tin tưởng, lòng trông cậy và lòng yêu mến, với Chúa Thánh Linh dưới hình chim bồ câu sải đôi cánh lên con thuyền Giáo Hội Việt Nam, trông thật ý nghĩa,nhưng càng khiến người ta nhói lòng,khi nhìn lại chặng đường hai phần ba Năm Thánh trôi qua, mà cái đề ra trong ngày khai mạc tại Sở Kiện ngày 23.11.2009 : SÁM HỐI và HOÀ GIẢI, đến nay vẫn gần như là con số không tròn trỉnh. HIỆP THÔNG – SỨ VỤ chỉ có thể thực hiện, khi mọi tín hữu Việt Nam bắt chước Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI cúi đầu đấm ngục NHẬN LỖI MÌNH, XIN LỖI ANH EM và hoà giải VỚI Chúa và TRONG Chúa. Không đấm ngực anh em,mà đấm ngực mình: mea culpa; lỗi tại tôi mọi đàng. Hãy thôi bươi móc,xét nét nhau. Hãy vì gương sáng HIỆP NHẤT – AN BÌNH – YÊU THƯƠNG cho con cháu, để quảng đại,bao dung,cảm thông và tha thứ. Đó là vũ khí duy nhất đánh bại Satan và các thế lực vô thần xấu xa. Bài nầy được viết trong ba ngày tuần tam nhật kính Thánh tâm Chúa Giêsu,nhờ lời cầu thay nguyện giúp của Thánh Anphongsô Liguôri, Thánh Tổ của DCCT, Đấng Thánh đã được ơn Chúa soi sáng, mà nghiệm ra tính chất phù vân của cuộc đời và lập ra Dòng để chăm sóc người nghèo,theo gương Chúa Kitô,như được ghi rõ trong Hiến Pháp và Quy Luật Dòng Chúa Cứu Thế . Từ ngày thành lập cho đến nay, Dòng Chúa Cứu Thế đã trải qua biết bao thăng trầm, nhưng Chúa vẫn gìn giữ, ủ ấp để rồi Dòng vẫn luôn vươn lên, tiếp tục rao giảng Nước Thiên Chúa và giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người, đặc biệt những người bơ vơ, tất bạt. Theo gương Thánh Tổ và thực hiện đường lối của Dòng, tỉnh Dòng DCCT Việt Nam đã làm rất nhiều cho Giáo Hội Việt Nam gần một thế kỷ qua,mà khởi đầu với những cơ sở và hoạt động tại giáo hạt tông toà Hà Nội vào đầu thế kỷ trước, tại Thái Hà Ấp, cũng là nơi gần một thế kỷ sau xảy ra tranh chấp,khi bạo quyền muốn nuốt gọn những gì thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Nhà Dòng. Nhưng THÁI HÀ cũng là đầu dây mối nhợ của sự xung khắc giữa Tỉnh Dòng DCCT và hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Thái Hà không phải là toàn Giáo Hội Việt Nam. Thái Hà không thể là Giáo Hội trong Giáo Hội. Giáo Xứ Thái Hà là một người con trưởng thành của giáo phận Hànội, của Tổng giáo phận Hànội và của Giáo Hội Việt Nam, và theo Giáo Luật, các linh mục Dòng (ở đây là DCCT,những Vị khai sáng và phụ trách liên tục giáo xứ nầy cho tới nay) phải phục tùng Đấng bản quyền: điều nầy các linh mục DCCT đã thực huện vô cùng tốt đẹp, đối với các Đấng bản quyền giáo phận Hànội từ năm 1924, cụ thể là đối với ĐGM Pierre-Jean-Marie Gendreau Đông, M.E.P.(1924 – 1935); ĐGM François Chaize Thịnh, M.E.P.(1935– 1949);Hồng Y Joseph-Marie Trịnh Như Khuê (1960 – 1978) Hồng Y Joseph-Marie Trịnh Văn Căn(1978 – 1990); Hồng Y Paul-Joseph Phạm Ðình Tụng(1994 – 2005)và Đức Tổng Giám Mục Joseph Ngô Quang Kiệt (2005 – 2010) . Nhưng từ đó, một sự rạn nứt, mà người ta chỉ chạy theo sự kiện, đúng hơn,những biểu hiện bên ngoài của các sự kiện khi nhặt (dồn dập) khi khoan (thưa thớt hơn,nhưng vẫn âm ỉ), để rồi vết rạn nứt ấy có nguy cơ trở thành một vụ lún sụt gây đổ vỡ chết người,nếu không kịp thời chấn chỉnh khi cơn bão Satan gây lũ lụt kéo đến (như hiện tượng thiên nhiên xảy ra hằng năm tại Việt Nam). Muốn vậy, xin phép đề nghị lấy ba khẩu hiệu giám mục của ba Vị gần nhất,đó là :

– CHẠNH LÒNG THƯƠNG (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt) , để vì Cuộc Khổ Nạn và Sự phục Sinh của Chúa Kitô, vì sự Hiệp Nhất của Giáo Hội Hoàn Vũ và nhất là Giáo Hội Việt Nam, vì 6,5 triệu tín hữu Công giáo đang phân vân và đau khổ nhìn cảnh “nồi da xáo thịt”, vì sức mạnh đấu tranh và bảo vệ Công Lý phải có Hiệp Nhất, Bác Ái,như lời Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II : “HÃY GIỮ VỮNG CHÂN LÝ TRONG YÊU THƯƠNG VÀ HÃY LUÔN YÊU THƯƠNG TRONG CHÂN LÝ” (Maintain the Truth Lovingly and always Love Truthfully). Thiếu một trong hai vế, thì sẽ không còn “sự thật sẽ giải phóng” mà là hủy diệt hoặc cứ lý thuyết suông,mà tránh né chân lý,nghĩa là không dám hy sinh cho công lý, cho sự thật. Vì thế mà hãy GIÃ TỪ VŨ KHÍ, là những thành kiến, định kiến, suy đoán, suy diễn và nhận về mình chân lý, đẩy phần lỗi cho người khác. Hãy làm như lời Thánh Phaolô Tông Đồ trong thư gửi tín hữu Ê-phê-sô (Ep 6, 11 – 15): ” Hãy mang lấy mọi khí giới của Ðức Chúa Trời, để có thể đứng vững trước những mưu kế của ma quỉ.Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những thế lực thống trị thế giới tối tăm nầy, với những thần linh quái ác chốn trời cao….Vậy, hãy đứng vững, lấy chân lý làm dây nịt lưng, mặc áo giáp là sự công chính, và giày đi là nhiệt tâm loan báo Tin Mừng Bình An”.

– CHÚNG CON TIN Ở TÌNH YÊU CHÚA (Đức Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm-Đình-Tụng), để vì Tình Yêu Chúa, mà mọi tín hữu Công giáo phải trở nên nhân chứng,cho mọi người nhìn vào mà nhận ra Chúa qua sự hiệp nhất,yêu thương AGAPÊ của các con cái Chúa. Cũng như Cố Hồng Y, chúng ta tin ở tình yêu Chúa sẽ xoá tan mọi nghi kỵ, hiểu lầm, và làm cho Giáo Hội Việt Nam nên một trong tin yêu và qua đó, làm nên sức mạnh tinh thần,tạo trọng lượng cho tiếng nói vì Sự Thật và Công Lý. Bài học bó đũa vẫn luôn có giá trị. “Ut sint unum – XIN CHO CHÚNG NÊN MỘT” (Ga 17,23).”Các bộ phận vì ích chung mà bảo che cho nhau. Cho nên một bộ phận đau thì hết các bộ phận đau chung, một bộ phận vinh dự thì hết các bộ phận vinh chung! Mà anh em là thân mình của Đức Kitô, và ai theo phận nấy mà làm chi thể (1 Cr 12:4-5)..

– BÁC ÁI – VUI MỪNG – BÌNH AN (Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh- Văn-Căn), để trong Giáo Hội Việt Nam, chỉ luôn ngự trị bầu khí bác ái, vui mừng và bình an, và mọi dân Việt sẽ qua con cái Chúa mà cũng được hưởng bác ái,vui mừng,bình an, là những điều mà ai cũng khát khao,nhưng chỉ có Chúa mới ban cho được. “Thần ban bình an của Thầy cho anh em” (Ga 14,27).

Với tinh thần đó, tin rằng những gì được viết ra sau đây hoàn toàn không mang tính chất khích bác, nhưng là những tâm tình chân thành nhất và sẽ được đón nhận như một lời cầu xin : xin hãy vì Tình yêu Chúa, vì tình yêu Giáo Hội, vì sự hiệp nhất để chống lại Satan và các thế lực vô thần xấu xa, vì sự đoàn kết như điều kiện sine qua non (không thể thiếu) để đấu tranh chống lại bất công, lạm quyền, độc tài, chống lại văn hóa sự chết, xây dựng văn minh tình thương. Xin chân thành cảm tạ. Nếu có gì sai sót, kính mong được chỉ giáo. Nếu có điều gì gây mất lòng, xin được cảm thông vì chẳng đặng đừng.

Nhatrang,ngày 31.07.2010,
Giuse Nguyễn-Thế-Bài
Giáo dân.

 

GIẢI THÍCH TỪ VÀ CỤM TỪ:

 

1. BỨC TƯỜNG THAN KHÓC:

Jean Lartéguy đã viết cả một cuốn sách dầy về Bức Tường Thành Do Thái, những bí mật của quân đội bí mật nhất thế giới. Người ta nói nhiều về những bí mật khác nhau đã tạo nên sức mạnh kỳ lạ cho dân tộc Do Thái. Nhưng cái bí mật bí mật nhất, lạ thay và mâu thuẩn thay, lại nằm ở ngay một bức tường đổ vỡ mà người Do Thái vẫn gọi là bức tường than khóc. Đó là tàn tích của đền thờ Giêrusalem huy hoàng xưa kia bị tướng Titô của đoàn quân viễn chinh Roma phá tan tành ”không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào” vào năm 70. Và từ đó người Do Thái bị phát lưu đi khắp thế giới, sống lang thang tủi nhục… Bức tường khóc như vậy quả là một cơn ác mộng đáng phải được quên đi mới đúng, vì nó là dấu tích của sự tủi nhục. Ấy thế mà qua bao nhiêu thế hệ, người Do Thái từ khắp thế giới vẫn tìm về bức tường này, để nhìn rõ mặt mình chứ không trốn chạy, chứ không tiếp tục khoe mẽ huyênh hoang về văn hiến dân tộc kiêu hùng! Và để cùng khóc với nhau (LM Trần Cao Tường, Tủ Sách Dũng Lạc).

2. BỨC TƯỜNG (NGHĨA TRANG) ARLINGTON

Tượng đài cựu chiến binh Việt Nam, được khánh thành vào năm 1982, là một bức tường đá cắm sâu vào lòng đất, tạo thành một chữ V góc tù, chắc hàm ý chữ cái đầu của hai từ Vietnam và Vitory (chiến thắng). Một cánh của chữ V ấy chỉ về phía tượng đài Washington, cánh kia – tượng đài Lincohn. Tổng chiều dài bức tường đá này là 76 mét, được xây bằng đá cẩm thạch đen lấy từ Ấn Độ. Khắc trên tường đá này là tên của 58.196 người lính Mỹ bỏ mạng hoặc mất tích trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. “Khi chết mọi người đều bình đẳng trước Chúa”, đó là câu trong Kinh Thánh và cũng là phương châm của Nghĩa Trang Arlington. ở đây, mộ của đại tướng John Pershing lừng danh thời đại chiến thế giới lần thứ nhất, hoặc của nguyên soái George Marshall thời thế chiến lần thứ hai cũng y hệt như mộ của hàng vạn binh nhất, binh nhì dưới quyền chỉ huy của họ.

 

                                                             + + +

 

A. NHỮNG ƠN LÀNH CHÚA THỰC HIỆN QUA CON CÁI THÁNH ANPHÔNGSÔ LIGUORI

 

Khởi đầu bài viết nầy, tôi có hai tâm tình mâu thuẫn. Thứ nhất là niềm hãnh diện vì đã biết đến và có vinh dự quen biết với nhiều Vị trong Dòng Chúa Cứu Thế và trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng và thụ ơn lành Chúa ban qua tiếp xúc,tìm hiểu và cộng tác với một số hoạt động mục vụ,tông đồ của DCCT (từ đây xin phép viết tắt). Thứ hai,là sẽ phải nói những gì có thể dẫn đến những khó chịu, giận dữ,hiểu lầm,sứt mẻ tình cảm.

 

Thuở còn bé, một trong những sự háo hức hạnh phúc,là được cùng hàng trăm bạn nhỏ cùng làng nghe đọc những bài viết trong “Tuổi Hoa”. Lớn hơn chút nữa, nghe Cha Vũ Thiện Thi một mình một đàn ghi-ta, hát những bài mà cho đến nay,50 năm sau,tôi vẫn còn nhớ :” tôi đi tìm Chúa tôi,trên những nẽo đường đời. Hãy chỉ giùm cho tôi,bây giờ Người ở đâu?”,v…v…Thêm vài năm sau đó, không chỉ có tôi, mà rất đông đảo tín hữu Công giáo Việt-Nam đặc biệt giới trẻ, say mê những ca khúc do Nhóm Allêluia sáng tác và biểu diễn,thu âm. Cuối năm 1968, tôi được gia nhập Tráng đoàn hướng đạo Hùng đạo Vương, do Cha Tiến Lộc trông coi (cùng anh Lê Đường +). Uy tín và tài năng về nhiều mặt của Cha Tiến Lộc, từ đó đến nay, thì khỏi phải bàn. Nét nỗi trội nơi Ngài là làm,chứ không nói,dù bề ngoài,Ngài nói rất nhiều và hấp dẫn tất cả mọi người nghe nhờ tính hoạt bát (tên rừng hướng đạo của Ngài là “Voi Hoạt Bát”) và dí dỏm, kèm theo tài hùng biện hiếm có.

 

Riêng với Giáo phận Kontum và cách riêng các tiểu chủng sinh Kontum, thì DCCT còn là những ân nhân, vì sau chiến sự “mùa hè đỏ lửa”, tiểu chủng viện tại Kontum không còn an toàn nữa,nhưng đã được DCCT cho mượn cơ sở của Dòng tại Đồi Tùng Lâm, để tiếp tục đào tạo chủng sinh cho tới năm 1975 phải di tản và giải tán. Ngoài ra,trước đó,tại Giáo Phận Kontum, các tu sĩ DCCT là một trong những người tiên phong trong việc truyền giáo cho anh em dân tộc người Jarai ở Pleiku (Gialai) và ngày nay, ai bước chân tới các điểm truyền giáo ở Gia-lai, sẽ không thể không cất cao lời tạ ơn Chúa và biết ơn các Cha DCCT, vì sự phát triển về mọi mặt của những hạt giống ĐỨC TIN và VĂN MINH – VĂN HOÁ mà các Ngài đã gieo,nay đang trổ hoa trái gấp ba muươi,năm mươi,một trăm lần. Trong thời kỳ khai phá, các Ngài gặp vô vàn khó khăn không chỉ về đời sống ( cũng một gùi,một dao,một cuốc tự túc lên rừng,lên nương rẫy kiếm ăn), mà còn về tập tục,ngôn ngữ và tính ‘chai cứng’ của dân tộc Jarai, vốn ban đầu rất ít thiện cảm (nếu không muốn nói là ‘ác cảm’) với Đạo Công Giáo, nhưng thân thiện và ‘chấp nhận’ các Cha DCCT. Một điều quan trọng nhất, mà các Ngài đã ‘xứ lý’ hết sức tốt đẹp, không để xảy ra một sơ suất nào,dù nhỏ nhất, từ đó chẳng những tránh mọi suy nghĩ sai lầm về thái độ của các Ngài nói riêng và của DCCT nói chung, đối với Vị Giám Mục “người Tây” duy nhất còn lại, Đức Cố GM Paul Seitz Kim, vị Giám Mục mà ngay cả con cái xuất thân từ những lớp đầu tiên,nhiều khi bực mình vì tính ‘reglo” (nguyên tắc) và luôn đòi hỏi hy sinh, dũng cảm, của Vị Giám Mục ‘Tây’, đã gói gọn trong một từ : MANIAQUE (có rất nhiều nghĩa, có thể gọi là ‘bị ám ảnh”, ‘gàn”, ‘trái tính trái nết”), dù rằng với tâm tình cảm phục yêu mến hơn là đả kích, chống đối. Là dân Việt Nam, hể nói đến “Tây”,khó lòng mà không liên tưởng đến hai từ ‘thực dân”. Vị giám mục ‘tây’ ấy ‘ném’ các tu sĩ DCCT vào một vùng vừa hoang sơ ( chứ không chỉ hoang vu!), vừa lắm hiểm nguy rình rập ( thú dữ, bệnh tật – nhất là sốt rét, chưa biết tha ai – và việt cộng). Và cũng chẳng ‘thèm” thăm hỏi, đoái hoài! Nhưng các tu sĩ DCCT lại hiểu rõ,rằng đó là thái độ yêu mến,tôn trọng và TIN TƯỞNG của một chỉ huy, một người Thầy,một mục tử và một người Bạn. Ngày nay, và cho đến mãi sau, Giáo phận Kontum chịu ơn nặng của các nhà truyền giáo DCCT và cách chung DCCT. Với chúng tôi, cựu chủng sinh Kontum, lớp đã nên tư tế Chúa (có một anh em lớp CVK 67 đã là môn đệ Thánh Alphongsô Liguori: Cha Nguyễn-Văn-Thạch, Hoa Kỳ), lớp sống ‘bộ đời”, tất cả đều thấy mình gắn bó với các tu sĩ DCCT,là những tấm gương hy sinh, khiêm nhường,vị tha và vâng phục. Nếu không phải là những con người sống nội tâm,thánh thiện và đặt đức vâng phục trên hết (vì vâng phục chính là khó nghèo trong từ bỏ ý riêng),không vội vàng,không xét bề ngoài,không theo cảm tính và thành kiến, để xét đoán “bề trên Giáo Phận” (và theo Giáo Luật,cũng là bề trên của các Ngài), thì các Ngài đã không có được sự AN BÌNH – HIỆP NHẤT – YÊU THƯƠNG và các hoa trái Tin Mừng do Chúa Thánh Linh như ngày nay.

 

Tôi không biết nhiều về DCCT sau năm 1975, ngoại trừ những tin tức chắp vá về cựu linh mục Nguyễn-Ngọc-Lan, về Cha Chân Tín, mà khi nghe đến,nhắc đến tên Ngài,là người ta liên tưởng ngay đến một con người có cá tính mạnh mẽ, có sự dũng cảm và thẳng thắn khi cần đối diện với sự thật và công lý, với sự trẻ trung mà thế hệ đi sau – linh mục hay giáo dân – không dễ gì có được, noi theo hay bắt kịp. Và dù mẹ vợ tôi một thời gian khá lâu là giáo dân Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Kỳ Đồng), nhờ đó tôi từ Đăklăk thường xuyên ra vào thành phố, nhưng ngay cả Cha Giuse Tiến Lộc,tôi cũng ngại tiếp xúc, không phải vì sợ “dính líu” [trong hồ sơ công an Đăklăk, tôi cũng đã 5 lần vào tù ra khám vì một tội danh duy nhất : tập hát và dạy giáo lý,mà những người anh em ghi là “lợi dụng tôn giáo hoạt động trái phép”].Mãi đến gần đây, khi ra Nhatrang công tác mấy hôm, Ngài quá bộ tới gia đình tôi, thì anh em,cha con mới gặp lại. Nhưng Giáo xứ Mẹ Hắng Cứu Giúp và DCCT ở Sàigòn thì vẫn luôn là nơi có nhiều sinh hoạt mục vụ sống động, hấp dẫn và mạnh mẽ nhất, có thể gọi được là lá cờ đầu của Giáo Hội Việt Nam. Điều nầy càng ý nghĩa giữa sự thay đổi ‘tận căn” thời đại về chính trị, về ý thức hệ, về não trạng : khó khăn về kinh tế (bao cấp); khó khăn về sinh hoạt tôn giáo (thực ra,nếu so với những vùng tôi sinh sống ở Đăklăk hay là ở các vùng ở Tây Nguyện, ở Nam Trung Bộ, thì những khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo – đặc biệt Công giáo – ở Sàigòn chưa thấm vào đâu!). Riêng về mặt kinh tế, DCCT chắc chắn gặp nhiều khó khăn: Ngoài nhà máy thức ăn gia súc ở Cát Lái,trại heo Thủ Đức,khách sạn Kim Đô, thì trước năm 1975, ngay dưới chân đồi Tùng Lâm, là Trại gà Scala, cơ sở kinh tế được xây dựng năm 1966 và tổ chức hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ (có công lớn của ông Bùi-Văn-Khắc, cựu tu sĩ DCCT,hồi tục năm 1976, vừa được Chúa gọi về ngày 26.06.2010), với những dây chuyền sản xuất,trộn thức ăn, ấp trứng tối tân nhất nhập từ Nhật và thời gian 1973, đã đạt đến 150.000 con gà. Tôi cũng tận mắt chứng kiến cảnh trại gà Scala nầy bị phá hoại, ‘hôi của” vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975,khi Đàlạt di tản. Máy móc còn mới tinh nguyên bị bắn phá,những dãy nhà xưởng điêu tàn. Các cơ sở kinh tế nêu trên và nhiều cơ sở khác nữa, đều bị tịch biên. Giữa những đổi thay như thế, DCCT vẫn vững vàng và dường như khi thoát được những bận tâm về kinh tế ấy, Chúa Thánh Linh soi sáng cho Tỉnh Dòng DCCT Việt Nam có nhiều sáng kiến và hoạt động mục vụ, tông đồ,bác ái nỗi trội, làm cho hình ảnh của Giáo Hội Công giáo ở Việt Nam cũng được tô thắm, không chỉ đồng hành với dân tộc, không chỉ ‘sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”,như tinh thần Thư Chung Giám Mục Việt Nam năm 1980, mà đáp ứng yêu cầu mục vụ thời đại, với những vấn đề tôn giáo và xã hội bức xúc,nhức nhối, trong đó đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Sự Sống.

 

Quả thật, nạn nạo phá thai xâm nhập và lan tràn ở Việt Nam,mà nay đã đứng hàng đầu thế giới với khoảng 2 triệu ‘ca’ mỗi năm; bệnh dịch xuyên thế kỷ HIV/Sida mà nhà chức trách Việt Nam cứ cố giấu diếm sự thật về những con số thống kê; ma túy nơi một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên,dẫn đến nhiều tội phạm dã man mất nhân tính; việc ly hương của các công nhân nghèo từ các tỉnh thành khác, đặc biệt từ các vùng nông thôn, đổ về các trung tâm công nghiệp, nhất là Sàigòn, kéo theo bao tệ nạn xã hội,mà những công nhân nầy phải đương đầu. Tất cả đều được DCCT và Trung Tâm Mục Vụ DCCT Sàigòn (TTMV.DCCT.SG) quan tâm và dấn thân. Phong trào Bảo vệ Sự Sống không chỉ hô hào,vận động,mà đi sâu vào hành động : mai táng những trẻ bị nạo phá, giúp đỡ nơi ăn chốn ở và việc làm cho các thai phụ, để động viên họ không dại dột phá thai; tổ chức gặp gỡ và sinh hoạt cho những anh chị em xa quê và nhiều sinh hoạt khác,như cùng nhóm trẻ Công giáo Việt Nam vận động “Đoan Hứa Khiết Tịnh”,mà đến nay,sau gần một năm kêu gọi, đã có hơn 350 thanh niên ghi danh tham gia đoan hứa sống khiết tịnh trước và trong hôn nhân. Ngoài ra, TTMV.DCCT.SG, mà đặc biệt là cá nhân Cha Giuse Lê-Quang-Uy, đã vận động nhiều bác sĩ từ các bệnh viện tên tuổi ở Sàigòn hy sinh ‘weekend’ và tổ chức đi khám chữa trị ở nhiều địa phương ở nhiều vùng, với phương tiện di chuyển, kinh phí thuốc men mỗi lần hàng chục triệu đồng, đều do Ngài tổ chức,kêu gọi giúp đỡ. Chúng tôi còn nhớ một lần ‘công tác” tại Trung tâm phong cùi Cam Tân, Khánh Hoà . Vào mùa mưa, nhất là sau những ngày có mưa lớn như hôm ấy,phương tiện gần như duy nhất để đi cả chục cây số từ quốc lộ 1A đến trung tâm ( do Dòng Mến Thánh Giá Nhatrang phụ trách) là…lội bộ, bì bỏm trong bùn tới trên mắt cá. Xe đã phải nhờ xe cẩu;còn đoàn người chia nhau vác dụng cụ y tế và thuốc men.

 

Thời gian qua, trước con số hết sức lớn trẻ em nghèo bị bệnh tim, nhà nước Việt Nam đã ‘xã hội hoá” bằng những kêu gọi đóng góp cho chương trình “Trái Tim Cho Em”. Nhưng TTMV.DCCT.SG thì đã làm công việc nầy từ lâu. Lời kêu gọi của Cha Giuse Lê-Quang-Uy qua các trang Web Gospelnet, Ephata, được rất nhiều cá nhân, nhóm, trong và ngoài nước hưởng ứng. Tôi không nắm rõ con số những cháu bé, những anh chị đủ lứa tuổi, tất cả đều rất nghèo, đã được chữa lành bệnh tim và nhiều bệnh khác với những khoản chi phí có khi lên đến gần cả trăm triệu, nhưng con số ấy phải lớn lắm. Nếu không có uy tín lớn lao, thì cái ‘Tâm”, tình thương bác ái Phúc Âm e rằng cũng chỉ dừng lại ở lời cảm thông,an ủi và cầu nguyện. Chỉ cần một linh mục,một nữ tu,thậm chí một giáo dân đáng tin, giới thiệu và xác nhận bệnh tình và gia cảnh, là TTMV.DCCT.SG và cá nhân Cha Uy sẵn sàng đón tiếp, giúp đỡ. Và cũng không thể nào tránh được kẻ nầy người nọ lợi dụng lòng bác ái vị tha để trục lợi.

 

2. THÁI HÀ : MỘT NỖI ĐAU – MỘT THỬ THÁCH – MỘT CƠ HỘI.

2.1. THÁI HÀ,MỘT “CÁI DẰM”

Nếu được đem một hình ảnh so sánh “Thái Hà : Hai năm nhìn lại”, thì có lẽ phải mượn câu chuyện của Thánh Phaolô: "Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại" (2 Cor 12:7). Vâng, Thái Hà hai năm qua như MỘT CÁI DẰM nhức nhối với Giáo Xứ Thái Hà, với Dòng Chúa Cứu Thế, với Giáo Hội Việt Nam và với các Giám Mục Việt Nam, nhưng mang ý nghĩa khác nhau. Nhưng điều chắc chắn, ấy là hai năm nay ( và chẳng biết sẽ còn đến bao giờ), nó biến thành một bức tường vô hình ngăn cách rất nhiều thứ: sự cảm thông, sự hiệp nhất. Không ít tủi hờn. Nhiều tiếng nói đã thử làm lung lay,phá đổ hay chí ít cũng mở được “một lỗ thủng” (tên một bộ phim Việt Nam “Ngõ Lỗ Thủng” vừa trình chiếu) cho một cái bắt tay hoà giải, nhưng xem ra vẫn bít bùng, tắc tị. Trời không muốn nghe đất hay đất không chịu nghe trời? Chỉ biết rằng “trâu bò húc nhau,ruồi muỗi chết”: Giáo Hội Việt- Nam, cụ thể là giáo dân Việt Nam, chịu thiệt thòi và thiệt hại nhất. Và đó là lý do một giáo dân vô danh tiểu tốt như tôi không cho phép mình làm một con chó câm nữa. Thánh Phaolô đã hết sức lo lắng và đau khổ vì Kitô hữu chia rẽ. Trong thư thứ nhất Corintô, Phaolô nhắc nhở: "Tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau. Thật vậy, thưa anh em, người nhà của bà Khơ-lô-e cho tôi hay tin có chuyện bè phái giữa anh em. Tôi muốn nói là trong anh em có những luận điệu như: "Tôi thuộc về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông A-pô-lô, tôi thuộc về ông Kê-pha, tôi thuộc về Đức Ki-tô." Thế ra Đức Ki-tô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì anh em chăng? Hay anh em đã chịu phép rửa nhân danh Phao-lô sao?" (1 Cor 1:10-13). Nếu được phép thêm vào một câu chân tình, thì tôi muốn xin các Vị : “hãy thôi cảnh ‘sư nói sư phải,vãi nói vãi hay”. Satan là tên ngư ông đắc lợi, mà chẳng tốn chút công sức nào. Hai năm qua, hết rồi cảnh “kìa anh em chung sống trên thuận dưới hoà” của Giáo Hội ban sơ, hết rồi sự đồng tâm nhất trì vốn đã làm cho mọi người thời bấy giờ thán phục,trầm trồ ngợi,thèm thuồng. Nay thì người bên ngoại, những kẻ vô thần Việt Nam phải lắc đầu bỉu môi : “kià xem chúng nó – người Công giáo – cắn xé nhau”!

 

Dù sao, chúng ta cũng nhìn lại ‘CÁI DẰM THÁI HÀ’, để thấy rằng không thể vì một sự việc và những sự kiện tuy gây bức xúc, ấm ức bất công, nhưng vẫn là nhỏ,rất nhỏ trong đời sống Giáo Hội nói chung và cách riêng Giáo Hội Việt Nam và tuyệt đối không thể đem so sánh hoặc hy sinh với AN BÌNH – HIỆP NHẤT – YÊU THƯƠNG mà Chúa Kitô, Đầu Giáo Hội, đã vì đó mà nhập thể,chịu chết và sống lại và muốn cho Giáo Hội và mỗi Kitô hữu sống và mang thông điệp ấy Ad gentes – cho mọi dân. Nhà nước Việt-Nam hay lập lại câu : “biến đau thương thành hành động”. Kitô hữu biến đau thương thành giá trị cứu độ, vì bất cứ hành vi nào tự nó cũng chẳng có được giá trị ấy – cứu độ – nếu không được liên kết vào Thập Giá Chúa Kitô và càng tệ hại hơn, khi Kitô hữu chỉ chăm bẳm vào khía cạnh đấu tranh cho sự thật và công lý, – vốn chính đáng và hữu ích vì đó cũng là nhiệm vụ của Giáo Hội (x. Rerum Novarum; Centesiamus Annus),- nhưng không thể là duy nhất, không thể được đặt lên hàng đầu và dai dẳng bám vào nó như cái phao cứu sinh và càng không thể mang tinh thần cay cú, bè phái. Mất đất đai chỉ là do cường quyền,bất công. Điều đó gây bức xúc, mất tin và phải lên tiếng. Nhưng có một “vùng đất” bao la mà Giáo Hội đang mất, do lỗi của các tín hữu ngày nay, trong đó có các giáo sĩ và tu sĩ đã bán rẻ cho Satan những vùng đất màu mỡ,bằng những hành vi xấu xa, đồi bại,bất xứng: Kitô hữu có thấy bức xúc, đau khổ và dấn thân đấu tranh dành lại những gì đã mất vào tay Satan chưa? Của César trả về cho César,của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa : César không chỉ muốn những gì của nó đâu. Nó tìm mọi cách để ‘césar hoá’ những gì là của Thiên Chúa. Những gì cần nói,cần làm, có lẽ cũng đã làm rồi. Lúc nầy, Thái Hà không thể tiếp tục là BỨC TƯỜNG THAN KHÓC (mur de lamentation), mà hãy GIÃ TỪ VŨ KHÍ trần tục, để mặc lấy áo giáp đức tin, đức cậy, đức mến trong Chúa Kitô. Bức tường Berlin hay những bức tường chủ nghĩa cộng sản ở liên bang xô-viết (cũ) và ở Đông Âu thi nhau sụp đổ tan tành, đâu phải nhớ binh hùng tướng mạnh hay đấu tranh bạo lực! Niềm tin ấy,lẽ ra tín hữu Công giáo phải xác tín hơn bất cứ ai chứ!

 

2.2. THÁI HÀ,QUYỀN SỞ HỮU ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH

Trước khi xin phép trở lại với “cái dằm” nầy và cùng nhau tìm cách giải quyết nó trong hoặc khỏi cơ thể của Giáo Hội Việt-Nam, thiết tưởng cũng nên nhìn lại nguyên nhân và diễn tiến cuộc đấu tranh chính nghĩa của Thái Hà, các tín hữu nói chung và cách riêng của Dòng Chúa Cứu Thế, sở hữu chủ đích thực của những gì đã bị lấn chiếm,cưỡng đoạt một cách bất công. Có lẽ tốt nhất là lấy lại tâm thư mà văn phòng Tỉnh Dòng DCCT đã gửi ngày 30.08.2008:

 

2.2.1. Tâm thư
Sài Gòn, ngày 30 tháng 8 năm 2008
Kính gửi: Quý Linh Mục Chính xứ,
và các Linh Mục Công Giáo Việt Nam.
Trọng kính quý Cha,

Trước làn sóng thông tin một chiều của các báo, đài Việt Nam, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chúng con nhận thấy cần phải lên tiếng về một sự thật. Chúng con không có một phương tiện thông tin nào để chia sẻ do đó, chúng con xin mượn lá thư này để thưa chuyện với quý cha về vụ việc tại Thái Hà, Hà Nội.

Vào năm 1928, Đức Giám mục Francois Chaize, Giám quản Tông toà Giáo phận Hà Nội, đứng tên mua giúp Dòng Chúa Cứu Thế một lô đất, khu đất nằm trên quốc lộ 6, nay là phố Nguyễn Lương Bằng với tổng diện tích 61.455m2. Sau đó, DCCT đã đứng tên sở hữu là Les Pères Rédemptoristes (xem bằng khoán điền thổ số 42, ngày 16/8/1944).

Năm 1943, Nhà Dòng chuẩn bị xây dựng Nhà thờ trên khu đất mà hiện nay Công Ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng (đã có bản vẽ và giấy phép xây dựng của Thành phố Hà Nội). Tuy nhiên, từ năm 1943-1946, xảy ra chiến tranh liên miên, và nhất là nạn đói 1945, việc xây dựng Nhà thờ đã không thể thực hiện được.

Ngày 22/5/1944, Đức Giám mục Francoise Chaize đã làm giấy nhượng quyền sở hữu đất đai và toàn bộ bất động sản trên khu đất này cho các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế. Trên mảnh đất này, Nhà Dòng đã xây dựng Tu viện, Học viện, Nhà đệ tử, Nhà nguyện và các cơ sở khác (xin xem sơ đồ đất đính kèm).

Trong khoảng từ năm 1961 – 1963, nhà nước bắt đầu chương trình chiếm dụng mà không có bất cứ giấy tờ nào hợp pháp: đầu tiên biến Tu viện thành trường học, sau thành bệnh viện (nay là bệnh viện Đống Đa). Không có bất cứ một chính sách nào cho phép trưng thu các cơ sở tôn giáo lúc đó. Nhưng ngày 30/1/1961, Ủy Ban Hành Chính Hà Nội đã tự ra quyết định 76/QL-NĐ giao khu đất cho Xí Nghiệp Dệt Thảm Len Đống Đa (khu vực đang tranh chấp hiện nay) mà DCCT không được biết. Hiện tại, ngoài một số lớn nhà dân chiếm dụng trên phần đất Nhà Dòng, còn có các cơ sở của nhà nước như Trạm 4, Hội Chữ Thập Đỏ, Uỷ Ban Nhân Dân Phường Quang Trung cũ và mới, Kho Bạc Nhà Nước, Trường Học…

Tất cả những cơ sở bị chiếm dụng trên không hề thuộc diện cải tạo XHCN hay bất cứ chính sách nào thời điểm đó. Chúng con xin khẳng định rằng Cha Giuse Vũ Ngọc Bích là người quản lý, chưa bao giờ bán, cho, hiến, biếu tặng bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, và ngay chính Cha Giuse Vũ Ngọc Bích khi còn sống cũng đã khẳng định điều này nhiều lần công khai trước mặt giáo dân (có ghi âm).

Năm 1994, Xí Nghiệp Thảm Len được sát nhập vào Công ty Cổ Phần May Chiến Thắng. Khu đất của chúng con bị tư nhân hoá. Vì thế, ngày 8/8/1996, Cha Giuse Vũ Ngọc Bích làm đơn gửi tới các cấp chính quyền phản đối việc tư nhân hoá này. Đơn thư đã không được trả lời.
Những năm sau đó, Dòng Chúa Cứu Thế– Gx Thái Hà tiếp tục gửi đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền đề nghị chính quyền tôn trọng quyền sở hữu và giao lại khu đất cho Nhà Dòng và Giáo xứ. Kể từ đó tới nay, 12 năm đã trôi qua (8/8/1996 – 30/8/2008), nhưng chưa bao giờ các cơ quan Nhà nước đã nghiêm túc thực hiện những yêu cầu chính đáng, hợp pháp của DCCT – Gx Thái Hà.

Ngày 5/1/2008, nhận thấy Công ty Cổ Phần May Chiến Thắng vi phạm trên khu đất đang tranh chấp: phá các cơ sở vật chất của Nhà Dòng, làm đường, tiến hành xây dựng, giáo dân Giáo xứ Thái Hà ý thức được đây là tài sản chung của Giáo Hội nên đã bảo vệ và phản đối bằng cách dựng lều bạt, treo ảnh tượng và cầu nguyện bên ngoài khu đất này.

Suốt tám tháng qua, kể từ ngày 5/1/2008, dù phải chứng kiến không ít lần Công ty May Chiến Thắng, dưới sự bảo trợ của một số cơ quan chính quyền địa phương, cố tình vi phạm pháp luật, nhưng người giáo dân vẫn tuân thủ những qui định của luật pháp, không manh động, giữ gìn ổn định trật tự trị an trong khu vực. Mỗi khi Công ty May Chiến Thắng vi phạm pháp luật thì giáo xứ luôn báo cáo các cấp chính quyền giải quyết. Về phần mình, giáo dân luôn thể hiện một tinh thần tôn trọng luật pháp cao độ, yên tâm chờ đợi một tin vui tốt lành thể hiện tinh thần tôn trọng tự do tín ngưỡng, công bằng và sự thật của các cơ quan Nhà nước. Nhưng, thiện chí và sự chờ đợi ấy đã không được đền đáp một cách thoả đáng. Trái lại, liên tiếp các ngày 30/6/2008 và 2/7/2008, chính quyền đã ra các Quyết định 2476/QD-UBND của UBND thành phố Hà Nội và Công văn 4213/UBND/NNĐC thiếu cơ sở pháp lý, không tôn trọng sự thật.

Đứng trước nguy cơ bị tước đoạt những quyền lợi chính đáng, đứng trước thiện chí bị chà đạp và đứng trước việc sự thật không được chính quyền nhìn nhận, người giáo dân đã phải cậy đến Chúa và Đức Mẹ đi tìm công lý cho mình.

Ngày 14/8/2008, nhân ngày lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, giáo dân đã cung nghinh tượng Mẹ vào ngự tại khu đất và đặt tượng Mẹ chính tại nơi xưa kia Nhà Dòng và Giáo xứ đã cung hiến cho Mẹ. Cuộc cung nghinh ấy đã không hề bị bất cứ cản trở nào từ phía lực lượng bảo vệ tại Công ty May Chiến Thắng và từ phía các cán bộ an ninh, không có bất cứ biên bản vi phạm nào được lập.

Ngày 15/8/2008, nhận thấy bức tường đối diện với tượng Mẹ có nguy cơ sụp đổ do trận mưa kỷ lục tại các tỉnh Miền Bắc vừa qua, có thể gây những tai nạn đáng tiếc cho người giáo dân tới cầu nguyện, anh chị em giáo dân đã gỡ bỏ, tạo một lối đi thông thoáng thuận tiện cho việc vào cầu nguyện. Chiều cùng ngày, dưới sự chứng kiến của các vị lãnh đạo địa phương và các cán bộ an ninh, các giáo dân trong Giáo xứ đã cung nghinh Thánh giá và một tượng Mẹ lớn hơn vào khu đất, đặt trên một bể nước, và cũng không có bất kỳ biên bản vi phạm pháp luật nào được lập.

Ngày 19/8/2008 các Linh mục tu sĩ DCCT – Gx Thái Hà đã gửi Đơn Khiếu Nại, số 06/2008/DCCTHN, tới Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan đề nghị trao lại quyền sử dụng đất của Dòng Chúa Cứu Thế – Giáo xứ Thái Hà. Ngày 19/8/2008 Đài Truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội mới, báo An Ninh Thủ Đô và báo Nhân Dân đã đưa tin xuyên tạc sự thật về những gì xảy ra tại Thái Hà để có cớ giải tán việc đòi lại công bằng của bà con giáo dân. Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền Hình Việt Nam chiều tối ngày 19/8/2008 và trước đó đã đưa tin kết án việc làm của bà con giáo dân, thậm chí còn vu khống cho các linh mục tu sĩ chúng con. Chưa hết, báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 20/8/2008, trên trang 1 đăng bài “Không chấp nhận hành động vi phạm pháp luật, kích động giáo dân” của tác giả Nam Việt để một lần nữa kết án một cách bất công bà con giáo dân và các linh mục tu sĩ tại Thái Hà.

Ngày 20/8/2008, Linh mục Giuse Cao Đình Trị, Phó Giám Tỉnh DCCT Việt Nam đã gửi Đơn Khiếu Nại tới Thủ Tướng và các cơ quan chức năng về việc đưa tin xuyên tạc sự thật của một số báo, đài Việt Nam (linh mục Giám Tỉnh đi công tác).

Ngày 27/8/2008, chính quyền đã quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản công cộng và đã gửi giấy triệu tập cho một số giáo dân để điều tra.

Ngày 28/8/2008, không theo trình tự của luật pháp, Cơ Quan Điều Tra Quận Đống Đa tiến hành bắt tạm giam một số giáo dân ngay tại nhà của họ; lực lượng công an cơ động sử dụng sức mạnh đàn áp, đánh đập gây đổ máu và bắt đi một số giáo dân.

Kính thưa quý cha,

Về phần mình, chúng con khẳng định rằng Dòng Chúa Cứu Thế – Giáo xứ Thái Hà có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để chứng minh khu đất đó thuộc quyền sử dụng của mình và đã sở hữu, sử dụng từ khi chưa thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Khu đất hiện đang tranh chấp là thuộc quyền sử dụng của Dòng Chúa Cứu Thế – Giáo xứ Thái Hà, không có bất cứ văn bản sang nhượng, chuyển quyền sử dụng, cho, biếu tặng bất cứ tổ chức hoặc pháp nhân nào. Bởi theo Giáo luật, không có ai, với tư cách cá nhân, được tự ý sang nhượng, chuyển đổi đất đai, tài sản Giáo hội Công giáo.

Chúng con khẳng định kiên quyết yêu cầu việc trả lại sự công bằng, công lý và lẽ phải với những tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế – Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, đúng với tinh thần hiến pháp, luật pháp Việt Nam đã qui định, cũng như những luật lệ quốc tế mà Việt nam đã cam kết và có nghĩa vụ tôn trọng (xem Đơn Khiếu Nại, số 06/2008/DCCTHN của các Linh mục tu sĩ DCCT tại Giáo xứ Thái Hà).

Chúng con kiên định đeo đuổi công lý và sự thật vì “sự thật sẽ giải thoát chúng con” như Chúa Giêsu đã nói.

Kính thưa quý cha, trên đây là vắn tắt quá trình vụ việc tại Thái Hà. Trong hoàn cảnh không có phương tiện để tự bảo vệ mình và làm sáng tỏ công lý. Kính xin quý cha thương cầu nguyện và nâng đỡ chúng con.

Chúng con chân thành cám ơn quý cha.
Văn phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R
Thư ký Tỉnh Dòng

2.2.2. Được khẳng định.

Nếu nói về người hiểu rõ nhất về vùng đất Thái Hà Ấp hiện còn sống và dù mang trọng bệnh lâu năm, nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, thì đó là Đức Cha Giuse Trịnh-Chính-Trực,nguyên giám mục giáo phận Banmêthuột, hiện đang tỉnh dưỡng tại Toà Giám Mục Banmêthuột. Ngài cũng là người đã viết một bài rất cảm động cho “Như Ánh Sao Băng”,cuốn sách noí về về Đức cố giám mục Kontum Paul Léon Seitz, mà mối liên hệ thân mật, gắn bó giữa hai Vị bền vững mãi từ thời kỳ cùng làm việc ở Hà Nội và sau là ở giáo phận Kontum (mà Ngài làm Cha Chính thời Banmêthuột hãy còn thuộc giáo phận Kontum). Cha Paul Léo Seitz (linh mục thừa sai MEP – Hội Truyền giáo ngoại quốc Paris,tên Việt là Nguyễn-Thượng-Kim, sau nầy là giám mục giáo phận Kontum từ 1952 đến ngày bị nhà nước cộng sản trục xuất về Pháp năm 1975 và qua đời tại Pháp năm 1984) muốn tìm một khoảng đất đủ rộng để xây dựng cô nhi viện, thì “ một ngày nọ Cha Seitz nói với chúng tôi là Ngài đã tìm được một mảnh đất có lẽ sẽ thích hợp.Ngài cam kết mua nó và trả tiền trong vòng tối đa sáu tháng,mặc dù Ngài chẳng có lấy được một xu ứng trước. Đó là một mảnh đất đủ rộng trong vùng Thái Hà Ấp,trên đường đi Hà-Đông,gần Nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Mảnh đất nầy bao quanh là nước,người chủ đang nuối cá”.(lời chứng của LM Jean Faugère, Hội Thừa Sai Paris, trong “Như Ánh Sao Băng”, trg.87). Như thế, đất đai của DCCT tại Hà Nội, đã có trước đó,với những cơ sở nhà cửa đã được xây dựng. Nếu một linh mục người Pháp,phó xứ chính toà Hà Nội, người hiếm hoi được tướng De Lattre de Tassigny,Cao Ủy kiêm tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương năm 1950,rất nể trọng, với mục đích từ thiện là xây cô nhi viện,vốn được thị trưởng Hà Nội bấy giờ nhờ giúp đỡ để giải quyết lớp thiếu niên lang thang ngày càng nhiều ở Hà Nội, mà còn phải mua, thì Dòng Chúa Cứu Thế không thể chiếm đoạt hay khai phá mà có được. [một chi tiết nhỏ bên lề khá thú vị : khi bắt đầu xây dựng cô nhi viện Têrêxa ở Thái Hà Áp, thì nhà văn nỗi tiếng Graham Green,tác giả cuốn “Người Mỹ Trầm Lặng” – The Quiet American .1955. đến thăm).

 

2.3. MỘT NỖI ĐAU

Có lẽ phải nói là ‘nhiều’ nỗi đau mới đúng : cuộc đấu tranh có chính nghĩa và vì chính nghĩa mau chóng bước vào khúc ngoặt mới, mà các linh mục DCCT ở Thái Hà nói riêng,và Tỉnh Dòng DCCT nói chung, cũng đã thấy được, vì vụ Toà Khâm Sứ tại 42 phố Nhà Chung, hãy còn nóng hổi. Cách “mượn giao giết người” của nhà nước,bằng việc trưng ra lá thư của thượng toạ Thích Trung Hậu,cho rằng đất đó thuộc quyến sở hữu của Phật giáo suốt 852 năm, cho đến năm 1883,khi chính quyền thực dân Pháp cưỡng chiếm. Nghĩa là Phật giáo ‘sở hữu” nó từ sau khi Vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô 30 năm và thư còn cho rằng đất tọa ngự Nhà Thờ Lớn ngày nay và Toà Khâm Sứ là do đập phá chùa Báo Thiên – xây năm 1057 – mà có được!. Về điều nầy, ông vụ phó vụ Công giáo Nguyễn-Đức-Thịnh đã quả quyết:” "Đó là điều dễ hiểu, bình thường và phổ biến ở các địa phương chẳng riêng gì Hà Nội và chẳng riêng gì cái 42 Nhà Chung". Trong bài viết đăng ở Vietnhim.com, tựa đề “Toà Khâm Sứ – Một nước cờ khó”, tác giả Thanh Sơn đã sớm có cái nhìn khá toàn diện về vụ việc nầy, chủ ý liên kết với cả vụ Thái Hà. Xin trích lại một số đoạn chính :

Dựa theo các văn bản giấy tờ, chủ quyền các phần bất động sản đó luôn luôn thuộc về Giáo Hội Công Giáo. Vì thế, cuộc tranh đấu của cộng đồng người Công Giáo là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp. Và cuộc tranh đấu đó chính đáng không những vì mục đích của nó chính đáng, mà cả hình thức tranh đấu cũng hoàn toàn chính đáng ngay từ đầu. Bởi vì cộng đồng người Công Giáo Việt Nam tranh đấu chỉ đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình và một cách hoàn toàn trật tự, bất bạo động. Một cuộc tranh đấu như thế đã được không chỉ các cộng đồng Công Giáo Việt Nam và những người Việt Nam thiện tâm ở hải ngoại ủng hộ, nhưng còn được Tòa Thánh Vatican và quốc tế quan tâm.

Vậy, một cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa như thế cứ thẳng đường mà tiến, chứ đâu cần phải đắn đo suy nghĩ gì nữa?

Dĩ nhiên, vấn đề đã rõ: cuộc tranh đấu của chúng ta là một cuộc tranh đấu cho công lý, hoàn toàn phù hợp với công pháp quốc tế và đầy chính nghĩa. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không còn đòi hỏi nơi tất cả chúng ta và nơi mỗi người trong chúng ta một sự cân nhắc hợp lý và một sự cảnh giác đầy trách nhiệm. Bởi vì cuộc tranh đấu của chúng ta chứa ẩn nhiều yếu tố phức tạp và khó khăn, chứ không giống như nơi các cuộc tranh đấu của những đoàn thể xã hội khác. Trong số đó chúng tôi xin được đan cử ba yếu tố như sau:

1. Chúng ta là một cộng đồng tôn giáo, hơn nữa là một cộng đồng Kitô giáo, mà nền tảng là chân lý và đức ái, chứ không phải là một cộng đồng chính trị hay xã hội. Vì thế, không chỉ mục đích tranh đấu của chúng ta phải đúng và hợp pháp, nhưng phương tiện chúng ta sử dụng để tranh đấu cũng phải luôn luôn đúng và hợp pháp. Nói cách khác, xét theo toàn thể cộng đồng hay xét theo từng cá nhân Kitô hữu, mọi lời nói, mọi thái độ và mọi hành động của chúng ta, và trong mọi hoàn cảnh, đều phải thể hiện rõ được tinh thần bác ái Kitô giáo và thực thi được sứ vụ quan trọng mà Đức Kitô đã giao phó cho chúng ta, đó là: Ánh sáng soi chiếu thế gian và muối ướp mặt đời! Hầu qua cách thức tranh đấu của chúng ta, mọi người – kể cả những kẻ vô thần và chống đối Giáo Hội – đều có thể nhận ra được tinh thần bác ái của Tin Mừng và sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nói cách khác, cả cuộc tranh đấu đầy căm go và gay cấn này cũng mang tinh thần truyền giáo, và cũng là một dịp tốt để rao giảng Tin Mừng! Vì thế, cuộc tranh đấu của chúng ta cho công lý và quyền lợi chính đáng của chúng ta cũng phải:

• tuyệt đối trật tự, bất bạo động, phải thấm đậm đức bác ái như thái độ của chúng ta vẫn có từ trước cho tới nay;
• không khiêu khích ai cả, dù bằng lời nói hay hành động; nhưng cũng không chấp nhất sự khiêu khích của đối phương, kẽo bị rơi vào bẩy của họ. Không đe dọa ai, nhưng cũng không bao giờ nao núng sợ hãi trước mọi ngăm đe dọa nạt của đối phương.
• thái độ mềm dẻo, nhưng tinh thần tranh đấu luôn cương quyết đến cùng.

2. Đối phương của chúng ta là nhà nước cộng sản Việt Nam. Cũng như tất cả các nhà nước cộng sản khác trên khắp thế giới, từ trước tới nay, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn luôn vẫn không bao giờ thay đổi được bản sắc «cộng sản» của họ, tức:
• họ không phải là những người hành xử theo lý trí và lẽ phải;
• tuy họ vẫn sử dụng những ngôn từ hay đẹp như: tự do, dân chủ, xã hội công bằng văn minh tiến bộ, v.v… nhưng trên thực tế, họ hành động hoàn toàn ngược lại; họ luôn thi hành các chính sách bằng cường quyền; cai trị dân bằng thủ đoạn, bằng luật rừng, bằng bạo lực và bằng các chính sách chiếm đoạt tài sản của nhân dân – của từng cá nhân hay của một tập thể – một cách trái phép.
• họ không bao giờ nói sự thật và tôn trọng sự thật. Vì thế, những gì họ nói chỉ là chiến lược, chỉ là mưu mô tạm thời để nhằm đạt mục đích sau cùng của họ mà thôi. Nói cách khác, mọi chính sách, mọi lời nói, mọi lời hứa của nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ là những mưu mô lừa lọc mà thôi.
• nhà nước cộng sản Việt Nam không tôn trọng các quyền con người, đặc biệt quyền tự do tôn giáo. Qua các chính sách và cách thi hành các chính sách của họ từ năm 1945 tới nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho thấy mục đích của họ luôn tìm cách chèn ép và đàn áp Giáo Hội Công Giáo, càng nhiều bao cảng tốt bấy nhiêu.

3. Một điểm phức tạp thứ ba nữa cho cuộc tranh đấu của người Công Giáo Việt Nam, là sự can thiệp của Tòa Thánh Vatican. Dĩ nhiên, Vatican đứng về phía người công Giáo Việt Nam đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này và bênh vực cho sự thật và cho công lý. Nhưng Vatican vẫn có những ý kiến, những quan điểm và những lập luận riêng; và những ý kiến hay quan điểm đó không hẳn luôn luôn trùng hợp với thực tại cụ thể tại hiện trường. Một ví dụ cụ thể là thái độ một chiều của Vatican đối với chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963. Điều đó muốn nói rằng ngoài lãnh vực tín lý và luân lý ra, Toà Thánh Vatican vẫn không tránh được những thiếu sót.

Đi vào cụ thể, lá thư của ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gửi Đức TGM Ngô Quang Kiệt, trước hết là một sự bày tỏ lòng cảm thông, tinh thần liên đới chân thành trong giai đoạn đầy thử thách khó khăn của Tổng Giáo phận Hà Nội. Nhưng đồng thời, qua ngôn ngữ ngoại giao, lá thư cũng là một nhắc bảo: đòi hỏi không chỉ sự khôn ngoan thận trọng, nhưng còn sự giới hạn, nhún nhường, nếu không nói là hàm chứa cả sự nhược bộ nữa! Đó cũng là một điều dễ hiểu, vì những vị nắm giữ các trọng trách ở Vatican dù có thiện chí bao nhiêu đi nữa, thì họ vẫn là những «ông Tây», với tầm nhìn nhân bản của Tây phương, nên không thể có được những bức xúc và nhất là những cái nhìn và những nhận xét trùng hợp với hoàn cảnh cụ thể của sự việc như chúng ta được, những người CGVN gắn liền với sự việc bằng xương bằng máu. Đó là chưa muốn nói đến cái «nhìn rộng lớn» của các vị chức sắc Vatican về một viễn tượng bang giao Việt Nam-Vatican. Nếu vậy, phải chăng bức thư của ĐHY Bertone cũng chứa đựng một nhắn nhủ đầy hậu ý: «Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu»(đừng nóng nảy trong chuyện nhỏ mà bỏ lỡ đại sự)?

Nói tóm lại, cuộc tranh đấu cho công lý và cho quyền lợi chính đáng của Giáo Hội Việt Nam nói chung và của Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng, là một cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa. Nhưng đây không phải là một cuộc tranh đấu dễ dàng, vì đối phương của chúng ta là nhà nước cộng sản Việt Nam, những người hầu như không biết «chân lý là gì», những người không bao giờ tôn trọng lý trí và lẽ phải. Do đó, chúng ta phải cương quyết, phải có thái độ dứt khoát: «vỏ quít dầy có móng tay nhọn». Tuy nhiên, ở đây «móng tay nhọn» của chúng ta không được phép làm hại đến những «múi quít» thơm ngọt ở phía trong. Đúng vậy, cuộc tranh đấu cương quyết của chúng ta không được phép làm tổn hại đức ái Kitô giáo và che khuất áng sáng Tin Mừng trước mắt những đối phương vô thần của chúng ta. Đó chính là cái khó quan trọng nhất!

Tiếp đến, ý kiến của Tòa Thánh Vatican trong bức thư của ĐHY Quốc Vụ Khanh là một động viên và khích lệ cho chúng ta, và đồng thời là một nhắc nhủ giúp chúng ta thận trọng hơn, hầu cuộc tranh đấu của chúng ta tiếp tục diễn biến đúng với tinh thần bác ái Kitô giáo và nhờ thế sẽ đạt tới những hiệu quả tích cực mong muốn. Tuyệt đối, đây không được coi là ý kiến chỉ đạo hay là áp lực mang tính cách quyết định đối với cuộc tranh đấu của chúng ta.

Điều nầy,- một bài toán khó – các linh mục DCCT Thái Hà và Tỉnh Dòng DCCT Việt Nam hiểu rất rõ. Và các ngài đã không do dự tổ chức những cuộc phản kháng bất bạo động, qua hình thức ngày nay khá phổ biến trong Giáo Hội Công giáo: CANH THỨC CẦU NGUYỆN, mà tiếng vang thì có,nhưng hiệu quả thì còn phải xem lại. Trong bầu khí có hơn 8.500 lễ hội hàng năm trên cả đất nước Việt Nam nầy,chưa kể hàng ngàn,hàng chục ngàn những tổ chức của các tỉnh thành, cơ quan,ban nghành, với hoa đăng ngợp trời, thì một vài buổi canh thức cầu nguyện đối với nhà nước nầy thật nhỏ nhoi vô nghĩa. Điều họ cần, là trật tự trị an. Điều họ sẽ viện cớ để ‘can thiệp’ thô bạo,cũng là trật tự trị an, thì lại đúng là chủ trương của hình thức canh thức cầu nguyện. Nhà nước dễ dàng kiểm soát. Nhưng điều nầy lại gây ức chế nơi các tín hữu giáo dân,khi vẫn xem đây là một loại “biểu dương lực lượng”. Ý nghĩa đạo đức phai dần,khi mà sức khoẻ không cho phép, đặc biệt vào những ngày giá buốt thấu xương ở Hà Nội, và nhất là ,KHÁC VỚI CÁC LINH MỤC, giáo dân còn có gia đình,có công ăn việc làm, có đời sống cơm-gạo-áo-tiền mà đa số phải hết sức vất vả lo toan. Lợi thế vốn mong manh của ‘canh thức cầu nguyện” mau chóng tỏ ra không còn thích hợp, khi gặp những “bức tượng đá” vốn vô cảm trước vô vàn nỗi khốn khổ của dân. Và khi mũi dùi chỉa ra ngoài không còn tác dụng, người ta dễ quay lại đổ thừa cho kẻ nầy,người nọ. Không phải là đấu tranh nội bộ, mà gà nhà đá nhau và đá nhau cật lực. Phân tâm học gọi hiện tượng nầy là “giải toả ức chế”. Người Việt chúng ta cụ thể hơn :” giận cá chém thớt”.

 

B. BỨC TƯỜNG THAN KHÓC?

– Ngày 12.05.2009, trong chuyến viếng thăm Thánh Địa, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã thinh lặng cầu nguyện trước Bức tường Than Khóc, nơi thánh thiêng của Do Thái giáo và và vết tích sau cùng của Đền Thờ thứ hai của Salômon, ở Đông Giêrusalem. Đức Thánh Cha đứng trước bức tường trong vòng vài phút, tay chắp lại sau khi đã nhét vào các kẽ hở của bức tường một mảnh giấy,trên đó viết :”… Con xin mang đến cho Chúa những niềm vui, hy vọng và khát vọng,những thử thách, đau khổ và đau đớn của dân của Chúa trên khắp thế giới,Lạy Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp,Xin lắng nghe tiếng kêu cầu của những người sầu khổ, những người sợ hãi, những người khốn cùng,…. «Thiên Chúa xử tốt với ai mong đợi Người,với tâm hồn tìm kiếm Người ». (Aica 3, 25)
– Một nhà báo thuê một căn hộ từ nơi đó có thể nhìn thấy Bức Tường Than Khóc. Sau nhiều tuần lễ quan sát, anh nhận thấy rằng bất cứ lúc nào anh nhìn về bức tường, cũng thấy một ông già Do Thái đến cầu nguyện ở đó .Anh muốn viết câu chuyện nầy lên báo. Anh đi xuống chỗ bức tường, tự giới thiệu mình và hỏi: "Thưa ông, tôi thấy ông đến chỗ bức tường này mỗi ngày. Vậy cho tôi hỏi, ông đang cầu nguyện điều gì thế?" .Ông già trả lời, "Vào buổi sáng, ta cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới, sau đó ta cầu nguyện cho tình hữu nghị của loài người. Ta đi về nhà, uống một tách trà, rồi trở lại bức tường này, tiếp tục cầu nguyện Chúa Trời nhổ tận gốc tất cả những bệnh tật, ốm đau trên trái đất này."Nhà báo rất cảm động trước sự thành tâm và bền lòng của ông già Do Thái và hỏi tiếp:”"Ông bắt đầu đến bức tường và cầu nguyện như thế được bao lâu rồi?".Ông già bắt đầu trầm ngâm một lát, rồi trả lời, "Có lẽ hai mươi, hai mươi lăm năm rồi.".Anh nhà báo thật sự sửng sốt,hỏi: "Thế ông cảm thấy thế nào mỗi khi đến và cầu nguyện như thế trong vòng suốt hơn hai mươi năm ròng?"..Ông già trả lời, "Nó giống như ta đang nói chuyện với bức tường vậy."

 

Bức Tường Than Khóc gợi cho người Do Thái những tâm tình mâu thuẫn: là chứng tích cuối cùng còn sót lại của một thời vàng son; là nhân chứng vật chứng cho một thời kỳ bị đô hộ, đàn áp và bị hủy diệt, như lời Chúa Giêsu khóc thương cho số phận Giêrusalem sẽ có ngày “không còn hòn đá nào nằm trên tảng đá nào” (Lc 21:6; Mt 24, 1 -2); là mối hận thiên thu,vì với 62 năm thành lập vỏn vẹn 20.770 cây số vuông và chưa đầy bảy triệu dân, cho dù quốc phòng hùng mạnh đền đâu và kinh tế phát triển thế nào, thì vẫn là một ‘David” bên cạnh “Gôliát” là các nước Ả Rập và Hồi giáo,mênh mông về diện tích, giàu có về tài nguyên khoáng sản và nhất là rất hiếu chiến. Việc giữ được những vùng đất chiếm cứ được trong cuộc chiến năm 1967,không phải để tăng thêm diện tích hợp pháp,cho bằng để làm cái giá đổi chác an ninh. Vì thế, Bức Tường Than Khóc vẫn là nơi người Do Thái đến để nhớ lại những ngày xưa tháng cũ,nhưng lời cụ già trên đây đã nói lên phần nào tâm trạng nghi ngờ của họ vào lời hứa của Thiên Chúa. Bức Tường Than Khóc còn là biểu tượng hồ nghi thiện ý của mọi người và mọi dân tộc trên thế giới, đến nỗi họ trở thành vô ơn ngay cả với Vị Đại Ân Nhân đã làm hết sức để cứu hàng trăm ngàn người Do Thái khỏi hoạ diệt vong do Đức quốc xã theo lệnh của Hitler,là Đức Thánh Cha Piô XII. Họ khiến người ta thất vọng vì sự ương bướng,kiêu căng và không thể hoà đồng.

 

1. BƯC TƯỜNG THAN KHÓC VỚI GIÁO DÂN THÁI HÀ

Thái Hà cho đến nay vẫn là một “bức tường than khóc”, vì với giáo xứ Thái Hà, công viên Đống Đa ‘cải tạo’ từ khu đất bị cưỡng chế nằm lú lù ở đó, tô đẹp cho thành phố,nhưng làm đau lói con tim của giáo dân. Nhưng trên cả nỗi đau, là sự thất vọng và thất bại. Họ đã nghe theo tiếng gọi của các linh mục, đã không ngại vũ lực, đe dọa, bắt bớ,xét xử, tù đày, đã canh thức cầu nguyện, nhưng ngoài một số đồng đạo các giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Hànôi, thì họ không thấy sự hậu thuẫn mà họ đã nghĩ là sẽ hết sức mạnh mẽ, một loại “cách mạng Hoa Hồng” (hiểu theo nghĩa chuỗi hạt mân côi), chí ít cũng đòi lại được những gì đáng đòi (vì quả thật đối với giáo dân, những chuyện đấu tranh, đấu đá hay gì gì đi nữa, thì họ chỉ một lòng một dạ vâng theo các Đấng). Các bài giảng,các trao đổi,các bài viết từ các trang điện tử của Tỉnh Dòng DCCT (ngoại trừ Ephata) và nhất là Website Nữ Vương Công Lý (mà Cha Thư Ký Giuse Đinh Hữu Thoại đã khẳng định “- Chúng tôi không quản lý trang NVCL – Chúng tôi không chịu trách nhiệm về trang NVCL và – Chúng tôi không biết những ai là thành viên của "nhóm NVCL". TRANG NVCL KHÔNG PHẢI CỦA DCCT CHÚNG TÔI”(thư điện tử nhận ngày 20.07.2010), đã tạo nơi giáo dân Việt Nam nói chung và giáo gân Thái hà nói riêng một hình ảnh rất “kỳ cục” về các giám mục Việt Nam : những Đấng Bậc hôm qua còn là những ‘tượng đài” muôn phần đáng úy kính, thì hôm nay nhiều Vị trở thành những “tên tội phạm”, tay sai bù nhìn cho chế độ cộng sản, tiếp tay cho vô thần. Họ đọc trong các bài viết được phát tán và đăng đi đăng lại nhiều lần trên các trang web và các bản tin, giám mục nầy bị gọi là ‘thằng”, giám mục nọ là “ngợm”, giám mục kia giả dối. Con số các giám mục bị cho vào “sổ đen” tội đồ từ một vài Vị, thì đến nay đã chiếm một phần tư (8 Vị trên 31) và con số chưa dừng lại ở đây. “Cái dằm “ không được khôn khéo lấy ra,băng bó và chữa lành. “Cái dằm” bị ấn sâu thêm và làm cho mưng mủ và cứ đà nầy, thì sẽ khó lòng chữa chạy. Đây là kết quả của Sự Thật và Công Lý ư? Đây là cách nói thật để xây dựng Hội Thánh sao? Các Vị sẽ trả lẽ thế nào trước mặt Chúa, về những tan hoang, đổ vỡ mà Các Vị NHÂN DANH CÔNG LÝ để lại trong tâm hồn,trong cuộc sống thực hành đạo, trong hiệp nhất và bình an của giáo dân Việt Nam nói chung và giáo dân Thái Hà cách riêng? Các Vị có ước lượng bao nhiêu tín hữu có thể mất đức tin (không có nghĩa là công khai bỏ đạo, bởi với những người nầy,còn “rào cản” dư luận), bao nhiêu thanh thiếu niên lớn lên coi khinh hàng giáo phẩm và hàng giáo sĩ,bởi những câu chuyện,những hình ảnh,mà đa phần đưa ra do suy đoán, suy diễn, thành kiến và…nghe nói,chăng? Các Vị có nghe được tiếng cười tru tréo thoả mãn của Satan và các thế lực vô thần xấu xa, khi nhìn một Giáo Hội Việt Nam đang nằm dưới con dao giải phẫu vô cùng tồi và kém đạo đức của các Vị chăng? Nếu không chết vì lưõi dao độc dữ của các Vị, thì cũng què quặt,biến dạng thê thảm. Nếu không còn tinh thần trách nhiệm, thì cũng xin đừng “cạn tàu ráo máng”.

Phải trưởng thành lắm,vững vàng lắm,thì một giáo dân mới đủ nhận thức và tỉnh táo để phân tích và nhận ra chân giả trong các bài viết. Không có nhiều giáo dân Thái Hà có trình độ đó. Cho nên các Vị là người thắt nút, thì hãy là người cởi nút,cho dù công việc cởi nút sẽ công phu và vất vả hơn, đòi hỏi lòng bao dung (chỗ nào tha được,thì tha), lòng quảng đại (nơi nào khó tha,thì vì bác ái Tin Mừng mà tha), lòng chân thành (chỗ nào sai,thì phải thẳng thắn sửa chữa,xin lỗi). Phải CHÂN THÀNH lắm : SINCERUS, không phấn son (SINE CERA),màu mè giả tạo,như kiểu người La Mã ngày xưa lấy sáp ong (cera)nhét vào những lỗ sứt mẻ trên đá cẩm thạch,rồi đánh cho thật trơn láng hay như các phụ nữ dùng phấn sáp thoa mặt để che vết nhăn.

 

2. “CÁI DẰM” VỚI CÁC LINH MỤC DCCT THÁI HÀ VÀ CỦA TỈNH DÒNG DCCT VIỆT NAM

Ngay khi đọc “tâm thư” của Văn Phòng Tỉnh Dòng DCCT gửi, người ta thắc mắc và không đoán định được ý của các linh mục DCCT,khi nơi nhận là “Quý Linh Mục Chính xứ,và các Linh Mục Công Giáo Việt Nam”, làm như Giáo Hội Việt Nam không hề có hàng giáo phẩm và các linh mục quản xứ chính là các Đấng Bản Quyền vậy. Khó có thể nói bức tâm thư diễn tả nỗi thất vọng lớn lao của các linh mục DCCT đối với hàng giáo phẩm Việt Nam, vì 15 ngày sau vụ việc Thái Hà, thì chưa hề có “sứt mẻ” gì với các giám mục Việt Nam. Như thế, chỉ có thể giải thích bằng sự không tin tưởng gì (incredibility)nơi hàng giáo phẩm, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, phải chăng xuất phát từ thái độ của HĐGM Việt Nam trong vụ Toà Khâm Sứ trước đó? Nhưng dù với lý do hay ý đồ nào, thì Tỉnh Dòng DCCT cũng đụng chạm đến một vấn đề tế nhị, và sâu hơn nữa, tâm thư có thể bị coi như cố tình khoét cái hố sâu giữa Tỉnh Dòng DCCT với HĐGM Việt Nam,mà theo giáo luật, họ không trực thuộc và do vậy,qua tâm thư, muốn tự khẳng định là một “thế lực”, một “giáo hội trong Giáo Hội”?

Xin nhớ : “tâm thư”,chứ không phải chỉ là một thư thông báo,thông tin bình thường, nhất là khi nó được gửi từ văn Phòng Tỉnh Dòng DCCT, do linh mục thư ký – tương ứng vai trò phát ngôn nhân chính thức của Tỉnh Dòng DCCT – nghĩa là từ một Dòng trực thuộc Giáo Hoàng đến thẳng các linh mục “triều” trực thuộc các giám mục bản quyền. Theo giáo luật, chỉ có các Linh mục DCCT phụ trách giáo xứ Thái Hà mới phải phục tùng Đức giám mục giáo phận Hà Nội trong các khoản liên hệ theo quy định giáo luật).

Khi trả lời thư, hưởng ứng tâm thư nầy, Liên Đoàn Công Giáp Việt nam Hoa Kỳ – do linh mục chủ tịch Giuse Nguyễn-Thanh Liêm ký tên – đã ghi rõ: kính gửi Đức Cha Chủ Thịch HĐGM Việt Nam Phêrô Nguyễn-văn-Nhơn, Đức Tổng giám mục Giuse Ngô-Quang-Kiệt, rồi mới đến các địa chỉ khác cần gửi. Nhưng điều đáng trách nhất trong toàn bộ ‘kịch bản” đấu tranh nầy, lại là sự đề cao,tôn vinh,”thần tượng hoá” Đức nguyên TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Có phải vì lòng kính mến,tôn trọng chăng? Chỉ những người ngây thơ mới tin như vậy! Ngược lại là khác, đây vừa là một sự không ngay thẳng chính trực trong cách làm, vừa thiếu đạo đức và cả coi thường ĐGM Giuse, khi sử dụng Ngài thuần túy như một “quân cờ” trên bàn cờ được đạo diễn khá khéo léo, nhưng ngụy trang lắm khi khá thô thiển. Ta có cảm tưởng Đức nguyên TGM Giuse giống như con “tò he” trong tay nhào nặn của một số cái đầu ‘rất nóng’ trong các linh mục DCCT (cả ở trong nước lẫn hải ngoại) và được tô vẽ nhiều mảng màu để lái nhiều người theo chủ kiến của các Vị, – qua hình ảnh được/bị “tử vì đạo hoá” của Đức nguyên TGM Giuse, – về các giám mục Việt-Nam.

 

2.1. Bắt Đức nguyên TGM Giuse phải ‘tử đạo’ (mort de cause religieuse, không phải ‘tử vì đạo’ – martyr).

Ngày ĐGM Giuse Ngô-Quang-Kiệt được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng,năm 1999, một người hiểu khá rõ tình hình cuả giáo phận nầy lúc bấy giờ, đã đọc câu thơ của Chu Thần Cao Bá Quát :”một thầy,một cô,một chó cái”. Một người mãn tiểu chủng viện năm 1972,mà phải chờ gần 20 năm (1991) mới được thụ phong linh mục, song chỉ sau 8 năm linh mục, lại được tấn phong giám mục và chắc chắc Toà Thánh phải hiểu rõ khả năng và bản lãnh của vị linh mục đang căn tràn nhiệt huyết như thế nào, để bổ nhiệm Ngài làm giám mục ở chính nơi Ngài đã cất tiếng khóc chào đời cách đó 47 năm, như vừa muốn thử thách Ngài, vừa cho Ngài dịp thi thố tài năng và tin tưởng Giáo phận sẽ sớm đứng lên từ “một thầy” (chính Ngài), một cô (một nữ tu già gần đất xa trời) và “một chó cái” (cơ sở Giáo Hội gần bằng số không!). Và Vị tân Giám Mục đã đáp lại lòng mong mỏi của Giáo Hội, khi chỉ trong một thời gian ngắn, với bao công việc mục vụ lẽ ra phải do hàng chục giáo sĩ đảm nhận một cách vất vả, với bao kế hoạch,dự án,tổ chức,hoạt động luôn đầy ắp trong đầu và trên bàn giấy, Ngài vẫn bắt tay xây dựng một cơ ngơi mà Đức Cha Giuse Đặng-Đức-Ngân sẽ tiếp tục khi được bỗ nhiệm về thay Ngài vào năm 2003, để Đức Cha Giuse nhận nhiệm vụ mới,mà Ngài đã lường trước mọi khó khăn: Giám quản tông toà Tổng giáo phận Hà Nội. Một câu biểu ngữ trưng ra ngày đón Tân phó TGM HàNội Phêrô Nguyễn-Văn-Nhơn :”Hoan hô các giám mục Miển Bắc”, cho phép ta mường tượng không khí không mặn mà, na ná như câu ca dao Việt Nam ta vẫn đọc “ép dầu ép mỡ,ai nỡ ép duyên”: một người miền nam, xuất thân từ quê hương Nàng Tô Thị mút tận thượng du miền Bắc, vào nam, về lại “vùng sâu vùng xa” ấy, mà lại được giao cho giám quản cả giáo khu Hànội nầy sao? Nhưng chỉ sau chưa đầy 2 năm, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II bổ nhiệm Ngài chính thức làm Tổng giám mục giáo phận Hànội, trở thành “tứ trụ” của Giáo Hội Việt Nam (cùng với ĐHY TGM giáo phận Tp.HCM JB. Phạm Minh Mẫn; Đức TGM giáo phận Huế T6ephanô Nguyễn-Như-Thể và ĐGM Phêrô Nguyễn-Văn-Nhơn, giáo phận Đàlạt; sau nầy là phó TGM Hànội cho Ngài) và trước đó một năm, năm 2004, ở tuổi 52, Ngài được HĐGM Việt Nam đề cử giữ thêm chức vụ Phó tổng thư ký. Và nếu theo như những gì biểu hiện qua các sự kiện xảy ra từ tháng 12.2007 cho đến ngày Ngài từ biệt giáo phận, thì “người Hà Nội” chẳng những đã chấp nhận Ngài,mà còn rất ‘chịu’ Ngài. Với chức vụ nầy, với tài năng và nhiệt tâm nầy, ở giáo phận thủ đô, nơi Đức Cha Giuse-Maria Trịnh-Như-Khuê là vị giám mục Việt Nam tiên khởi được sắc phong Hồng Y,rồi chiếc mũ hồng y được trao cho hai Đức TGM Hànội liên tiếp là ĐHY Trịnh-Văn-Căn và ĐHY Phạm Đình Tụng (vị tiền nhiệm của Đức nguyên TGM Giuse Ngô Quang Kiệt) thì chiếc mũ hồng y vào dịp gần nhất,chắc chắn sẽ được trao cho Ngài. TGP Hà Nội không phải là một trường hợp đặc biệt trong Giáo Hội Việt Nam,về việc ‘xét người,xét việc”,thậm chí có cả những chống đối âm ỉ, trước khi đi tới một trong hai lối rẽ : hoặc tiếp tục những đối kháng âm ỉ và không phục (dù phải vâng phục), hoặc “tâm phục khẩu phục”, nhất là khi giám mục được bổ nhiệm không phải là “người địa phương”. May mắn là kết cục sau cho tới nay vẫn chiếm ưu thế, dù nơi nầy nơi nọ vẫn còn ít nhiều khó khăn. Quay lại trường hợp của Đức nguyên TGM Giuse, chắc chắn thời gian đảm nhận trọng trách mục tử TGP thủ đô, với vô số những công việc đối nội, đối ngoại,mục vụ,phụng vụ,giáo lý rất ngỗn ngang và bề bộn. Đó mới là áp lực chính và hết sức nặng nề đối với Ngài. Tuy chủ tịch HĐGM là chức sắc Giáo Hội cao nhất của Giáo Hội Việt Nam và Đức Hồng Y TGM Gp.HCM là tước vị cao nhất hiện nay, nhưng là giám mục ở thủ đô,nơi tập trung đầu não chính quyền của chế độ vô thần cộng sản, thì mọi việc về đối ngoại hầu như đều do Vị TGM Giáo phận Hà Nội cáng đáng, thực hiện hoặc tham mưu và không thể vắng mặt trong các cuộc thăm viếng,gặp gỡ giữa chính quyền các cấp trung ương hay chính quyền thành phố thủ đô. Trong bối cảnh đó, trăm dâu đổ đầu tằm là việc không tránh khỏi. Dù không phải là cuộc sống ‘nghìn cân treo sợi tóc”, hay như lưỡi gươm Damoclès treo trên đầu, nhưng nó đủ sức để làm trầm trọng thêm bệnh mất ngủ kinh niên của Đức TGM Giuse. Và không biết do duyên nợ hay sao, mà đương kim chủ tịch UBND Hànội Nguyễn-Thế-Thảo cũng cùng sinh năm 1952,giữ chức quyền Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009 cho đến khi được HĐND thành phố bầu Chủ tịch ngày 01.08.2008, tức là chính thức làm chủ tịch đúng 2 tuần trước vụ việc Thái Hà. Nhưng một số trang Web Công giáo viết hoặc đăng những bài viết trong đó quy nguyên nhân bệnh của Đức nguyên TGM Giuse do áp lực từ Toà Thánh, từ các giám mục Việt Nam, sau và đang khi bị áp lực của chính quyền. Áp lực ấy, theo một số phương tiện truyền thông, xuất phát từ áp lực của ông Nguyễn-Minh-Triết lên Tòa Thánh, cụ thể là áp lực Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI cách chức Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt,sau chuyến viếng thăm Vatican năm 2009,”như một điều kiện tiên quyết”. Một suy đoán thật lố bịch : Toà Thánh chủ trương bang giao với mọi quốc gia trên thế giới và đã có quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với 180 quốc gia. Nếu theo dõi tin tức Hội Thánh Công giáo, ta sẽ thấy ngay những trường hợp mà người ngoài nhận thấy không đáng bận tâm và nên bỏ qua, nhưng đã bị Vatican thẳng thừng từ chối. “Theo tin đáng tin cậy, Vatican đã bác bỏ ít nhất 3 nhân vật có thể là ứng viên chọn lựa của TT. Barack Obama như là đại sứ của Mỹ tại Vatican.Một trong số có thể được đề cử bị Vatican khước từ là Cariline Kennedy, ái nữ của cố TT. Hoa kỳ John F. Kennedy”(www,wespeakup.asia, 14.06.2009).

 

2.2. Bắt Đức Nguyên TGM Giuse nói dối:

Ngày xưa nhập môn triết học, người ta hay nhắc tới lối lý luận cực kỳ nguy hiểm : Dân Crétois (đảo Crète) là những người nói dối. Một người Crétois nói : Dân Crétois là những người nói dối. Và người ta phải ‘đau đầu” vì chuyện thật giả nầy: người Crétois nầy nói dân Crétois nói dối,mà anh ta là người Crétois,vậy lời anh ta là dối trá,như vậy – ngược với lời một người dối trá – dân Crétois là những người…thật thà! Vân vân và vân vân. Điều nầy áp dụng cho trường hợp của Đức nguyên TGM Giuse, hay đúng hơn, những gì người ta bắt Ngài phải nói dối. Chính miệng Ngài đã xác nhận những điều nầy:

– Bản thân tôi không bị áp lực nào hết. Tòa Thánh và HĐGM luôn ở bên cạnh tôi và bênh vực khi tôi bị công kích. Các ngài không bao giờ bảo tôi, dù là gợi ý xa xôi nhẹ nhàng, phải từ chức. Tôi chỉ bị áp lực của lương tâm trách nhiệm. Từ hai năm nay sức khỏe tôi sa sút không thể làm việc trí óc có hiệu quả. Tôi đã trình bày với Tòa Thánh để xin nghỉ vì lợi ích của Giáo hội, riêng của Tổng giáo phận Hà Nội. Khi đi Ad limina các Đức cha biết điều đó đã phản đối. Thậm chí các Đức cha trong giáo tỉnh Hà Nội còn viết đơn khiếu nại với Tòa Thánh. Nhưng khi hiểu hoàn toàn không có áp lực từ phía Nhà Nước hay Tòa Thánh, các ngài đã tôn trọng ý kiến của cá nhân tôi (trả lời phỏng vấn của WHĐ sau khi về từ Roma sau lần điều trị lần đầu,mà Đức TGM Giuse cho biết trong phần đầu bài phỏng vấn nầy: Vì trong bệnh viện có phân khoa Y của đại học Roma nên có nhiều giáo sư bác sĩ tận tâm khám chữa với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại. Nhưng sau một tháng theo dõi và chữa trị, bệnh của tôi không thuyên giảm bao nhiêu. Các giáo sư bác sĩ kết luận là phải nghỉ ngơi lâu dài thì mới có hi vọng hồi phục.).

– Chính trong Hội đồng Giám mục chúng tôi cũng thấy đó là cái gì khó hiểu cho nên cũng muốn được sự xác minh của ngài. Ngài luôn lập đi lập lại là người ta cứ hiểu lầm là mình bị sức ép để mà từ chức nhưng thật ra sức khỏe của ngài suy yếu cách nay đã lâu cho nên ngài đã làm đơn từ chức trước khi xảy ra vụ Tòa khâm sứ và vụ Thái Hà.

Dư luận cứ cho đó là sức ép của phía nọ phía kia. Cách đây không lâu tôi đã trực tiếp hỏi Đức tổng Giuse nhiều lần, mãi đến mấy ngày vừa qua, chúng tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao ngài lại từ chức vào lúc này. Ngài trả lời chỉ đơn giản là ngài không làm việc được. Mỗi lần nghĩ tới công việc thì đã bủn rủn tay chân. Cơ thể thì cứ ngày một suy nhược đi. Nhìn diện mạo bên ngoài của ngài thì có thể thấy được điều đó.Hiện nay sắc diện của ngài không được hồng hào như trước đây. Ngài rất gầy gò, mặc dù trí nhớ của ngài thì vẫn rất minh mẫn, điều này thì không thể phủ nhận được. Sự tiều tụy của ngài có thể thấy được một cách rõ ràng.

Chúng tôi cũng rất lấy làm xót xa vì công luận người ta suy diễn theo cái nhìn của người ta cho nên nó tạo ra những ngờ vực rất là lớn và có nguy cơ biến người nọ người kia thành nạn nhân.

Giáo dân nói chung thì họ không nắm vấn đề lắm. Họ bị chi phối bởi truyền thông rất nhiều. Truyền thông có khi chỉ một chiều, ngay cả giới linh mục người ta cũng hoang mang, không biết thật hư như thế nào. Nó tạo ra sự phân hóa hay hình thức hận thù nào đó đối với những nhân vật đang còn phục vụ giáo hội Việt Nam (ĐGM Phó chủ tịch HĐGM Giuse Nguyễn-Chí-Linh,trả lời phỏng vấn RFA).

 

Nhưng người ta vẫn không buông tha Ngài, vẫn một hai cho rằng những lời Ngài nói ra là do bị áp lực, không phải là ý của Đức nguyên TGM Giuse. Một sự hạ thấp vị giáo phẩm đáng kính nầy không còn gì lố bịch hơn. Nếu cứ vào lời của những tác giả nầy, thì người ta phải nghĩ rằng Đức nguyên TGM Giuse…nói dối!

Và ở đây,ta mới thấy nhân đức và sự chân thành,trung thực của Ngài, trong tình hình giới truyền thông một số hiểu sai,hiểu lầm,nhưng một số lớn lại lợi dụng những vụ việc xảy đến với cá nhân Ngài, để suy đoán và tung ra những tin tức,những bình luận,những đả kích nhằm mục đích xấu,như lời của Đức nguyên TGM Giuse :

“Tòa Hà Nội trong giai đoạn hiện nay được sự quan tâm của nhiều người. Sự quan tâm vấp phải tiến trình bổ nhiệm giám mục luôn thực hiện trong âm thầm kín đáo, nên càng thu hút sự tò mò. Vì tò mò nên thường hay suy đoán. Mới chỉ suy đoán mà đã cho là sự thật thì đã vượt qua một khoảng cách thiếu an toàn. Nhất là dùng suy đoán đó để đi đến những kết luận mang tính kết án thì thật là tai hại.

Nếu các phương tiện truyền thông ngoài đời cần tôn trọng sự thật thì truyền thông công giáo còn cần phải có bác ái nữa. Để có sự thật, trước hết truyền thông công giáo phải hiểu biết Giáo hội và những hoạt động trong Giáo hội, ví dụ như tiến trình bổ nhiệm giám mục. Để có bác ái thông tin phải có tính cách xây dựng. Tất nhiên không phải che giấu những yếu kém, xấu xa trong Giáo hội. Nếu đã không có sự thật mà lại thiếu bác ái thì truyền thông trở thành dụng cụ gieo rắc nọc độc tàn phá ghê gớm”. (trả lời phỏng vấn của WHĐ)

Không có sự thật,mà thiếu bác ái, chắc chắn không phải là những điều do Chúa Thánh Linh linh hứng hoặc xuất phát từ tinh thần yêu mến,xây dựng Giáo Hội, mà là sản phẩm của Satan. Tôi cho rằng linh mục Nguyễn- Văn-Giang OP đã nói chưa đủ từ, đủ ý câu nói được NVCL trích dẫn :“Nữ Vương Công Lý là Satan, ma quỷ và ai đọc là phạm tội trọng” . Câu nói sẽ thích hợp cho NVCL và cho mọi người, sẽ là: ”NVCL đang PHỤC VỤ cho Satan,ma qủy và ai đọc MÀ TIN THEO là phạm tội trọng”. Tôi cũng như tuyệt đại đa số Kitô hữu Công giáo, chúng tôi là những tội nhân trước mặt Thiên Chúa,là những người đã không sống xứng đáng là con cái Hội Thánh Công giáo, nhưng tuyệt nhiên không thể là những người tùy tiện, bất xứng và hèn hạ NHÂN DANH SỰ THẬT VÀ CÔNG LÝ để đả kích, bắn phá hết linh mục nầy, giáo phẩm kia, hoặc điều nầy điều nọ, như những mục tiêu cần triệt hạ. Thái độ nầy,quyết tâm nầy, sự thù hận lộ liễu nầy và cả chiến thuật,chiến lược mà NVCL đã và đang biểu lộ và sử dụng, CHỈ CÓ THỂ CÓ VÀ THỂ HIỆN nơi Satan và những thế lực vô thần xấu xa. Người ta mới chỉ thấy thái độ bất hiếu,bất mục nầy nơi linh mục Hans Kung, người duy nhất trên trần gian đã dám đem Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II ra HÀI 10 TỘI. Với LM Hans Kung hay với những tay bút sắc sảo Nhóm nặc danh NVCL (và những người tạo dịp,liên kết và tiếp tay cho NVCL), thì hình ảnh quen thuộc làm những người Công giáo Việt-Nam đã có trí khôn (và trí nhớ) vào các năm đầu thập niên 1950s , nhớ lại,là những cuộc đấu tố, mà nạn nhân nhiều khi bị tố cáo,hành hạ,sỉ nhục và giết chết một cách oan ức và trong rất nhiều vụ, chính những đứa con cháu “giác ngộ cách mạng” lôi ông bà,cha mẹ,anh chị em ra đấu tố. Những tội trời không tha, đất không dung ấy, thưa các Vị, chính là căn nguyên của suy nghĩ,lời nói,hành động ngày nay của lớp vô thần kế thừa, lại đang nắm trong tay gần như là quyền sinh sát. Các Vị không thể phủ nhận cái quả vô cùng đắng đót kinh hoàng từ những con số được chính thức thống kê và công bố, như hơn 2 triệu ‘ca’ nạo phá thai hằng năm trên đất nước giàu truyền thống nhân ái nầy,như Hà Nội đứng đầu khối tỉnh thành và Việt Nam đứng đầu khối quốc gia trên thế giới về truy cập ‘sex” liên tiếp hai năm 2008 và 2009 (do cả Yahoo! lẫn Google. Năm 2010 có lẽ ‘ngôi vua’ ấy vẫn giữ vững,khi mà Việt Nam đạt tốc độ phát triển hàng đầu về sử dụng Internet và điện thoại. Một trong những chiếc 4G đầu tiên trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam), như nạn buôn bán và nghiện ngập ma túy ngày càng “trẻ hoá”, gần như được nhà nước khuyến khích khi cho (và khuyên, phát không) dùng méthadone, một chất ma túy ‘nhẹ’ hơn, đã dẫn đến những hành động tàn bạo,mất nhân tính mà đài báo trung ương và địa phương không ngày nào mà không đăng tin dày đặc, như những vụ buôn bán trẻ em phụ nữ (và cả ma túy nói trên) có sự tiếp tay của nhiều cán bộ, như nạn tham nhũng sách nhiễu lan tràn và vừa bất trị, vừa không bị trừng trị đích đáng,v..v…tất cả góp phần vào làm thoái hoá một xã hội vốn giàu lễ nghĩa, đạo đức như đất nước và dân tộc Việt Nam. Thái Hà là một trong những quả đắng của cái nhân ấy! Bầu khí ngờ vực,chia rẻ, đả kích vô tội vạ trong Giáo Hội Việt Nam chính là hoa trái do những cá nhân, những nhóm người,những tổ chức,những tu sĩ VỖ NGỰC CHO RẰNG MÌNH NẮM SỰ THẬT VÀ GIỮ QUYỀN PHÁN XÉT (công lý) liên tục bắn phá thành trì Giáo Hội Việt Nam, mà tiền nhân đã dùng máu tử vì đạo dưới mọi hình thức, xây đắp tô bồi nên hơn 350 năm qua. Các Vị hơn hẳn những người vô thần ở tốc độ phá hoại, nhờ học hỏi ‘kinh nghiệm’ đấu tố và được hỗ trợ bởi các phương tiện truyền thông mạnh mẽ. Qua những bài viết đăng trong NVCL (được nhiều trang Web của hoặc thuộc DCCT ‘liên kết’ – có nghĩa là ‘tăng âm”, nôm na là làm những chiếc loa và ampli), phải thành thật khen sự sắc sảo và táo bạo của các ‘tác giả’ .Thật may là những câu, từ hạ đẳng và thiếu văn hoá của một số ‘tiến sĩ’ như ông Liên, chưa thấy xuất hiện trên NVCL, nhưng tính chất phỉ báng, xuyên tạc, bóp méo, vu oan giá hoạ, thì vượt xa (vì chỉ những người vô giáo dục, vô văn hoá và tiểu nhân,mới tin hoặc đăng và phát tán những câu,từ bỉ ổi,hạ đẳng như thế). Và cũng chính những bài viết vô trách nhiệm, đầy ác tâm nầy đã làm trầm trọng thêm bệnh của Đức nguyên TGM Giuse. Tôi sẽ có cách để kính chuyển đến Ngài những trang viết nầy. Ngài không lạ gì với việc người ta sử dụng Ngài khi thì như một quân cờ,khi lại như tấm bình phong (và cả như bia đỡ đạn,khi cần) trong bàn cờ đã được vạch sẵn, do Satan và những KẺ xấu xa điều khiển,giật dây và bài binh bố trận. Chỉ có trẻ em và những người ngây thở,mới tin rằng họ có lòng kính trọng,yêu mến Đức nguyên TGM Giuse hoặc Giáo Hội Việt Nam! Ai đã từng xem “Đám Cưới Chuột” tranh Đông Hồ, đều hiểu rằng: Chuyện cưới xin là chuyện riêng tư của nhà chuột. Quí hồ chuyện cưới xin này không gây thiệt hại cho người ngoài, thì quan mèo không thể có thẩm quyền can thiệp. Nhưng, bức tranh dân gian khuyên chúng ta là chớ có nên tin vào những nguyên tắc ấy. Quan mèo có thể phá nát đám cưới bất cứ khi nào, để tỏ rõ sức mạnh, thế lực, nhân danh ‘tiếng nói nhân dân” (vox populi). Trong thư gửi NVCL ngày 19.07.2010, tôi đã viết (nguyên văn, chữ tô đậm do tôi).

Trong tình anh em con một Cha, trong tinh thần sống thánh giữa đời, TÔN TRỌNG SỰ THẬT, như lời Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II :” HÃY GIỮ VỮNG CHÂN LÝ TRONG YÊU THƯƠNG VÀ HÃY LUÔN YÊU THƯƠNG TRONG CHÂN LÝ” (Maintain the Truth Lovingly and always Love Truthfully, tôi xin thưa với Quý Vị rằng: XIN HÃY NGỪNG NGAY NHỮNG BÀI VIẾT CÔNG KÍCH GIÁO HỘI VIỆT NAM VÀ HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM.

Và tôi đã góp ý với các anh em ấy: “Gửi thư TRỰC TIẾP riêng cho VỊ ẤY. Nếu có điều kiện,thì xin HẸN GẶP ĐỐI CHẤT. Tôi không nghĩ rằng MỘT VỊ GIÁO PHẨM nào đó tránh né hoặc xem thường ý kiến của một người muốn góp ý” . Nếu Vị nào thấy ‘sợ’ hoặc ngại, tôi luôn sẵn sàng chuyển giúp đến các địa chỉ Vị ấy muốn,miễn là phải ghi rõ tên và địa chỉ ‘đạo” (giáo xứ,giáo phận) và lời nói có văn hoá. Người ngay thẳng,không làm gì khuất tất và có tinh thần xây dựng, thì không phải giấu diếm danh tính, không hề ngại ngùng khi nói kên sự thật. Huống chi là Kitô hữu Công giáo.

 

C. GIÃ TỪ VŨ KHÍ

1. Thái Hà, bức tường than khóc hay là bức tường (nghĩa trang) Arlington?

Dù là một ‘cái dằm” nhức nhối, thì sự kiện Thái Hà không thể là “bức tường than khóc” với giáo dân Thái Hà, với các linh mục phụ trách Giáo xứ Thái Hà hay với các tu sĩ DCCT tỉnh Dòng DCCT Việt Nam nữa. Khu đất bị chiếm đoạt bất công sờ sờ trước mắt, có thể làm cho không ít người dễ mất bình tĩnh, không phải vì giá trị vật chất hay giá trị sử dụng (những vị trí mà ngày nay giới kinh doanh bất động sản gọi là “khu đất vàng”). Không ai tin điều đó cả, vì so với những cơ sở khác quan trọng và lớn lao hơn về nhiều phương diện, như học viện DCCT ở Nhatrang (nay là khách sạn 4 sao Hải Yến, vẫn được giữ gần nguyên trạng phía bên ngoài) hoặc Trại Gà Scala ở Đàlạt,v..v…, thì vùng đất ‘vàng’ bị chiếm đoạt không phải là mất mát,thiệt hại đến mức phải liều sống chết đòi lại. Các linh mục DCCT chỉ muốn công bằng, dù các Ngài thừa biết rằng trong một xã hội như hiện nay, thì việc tìm lại được công bằng không tùy thuộc vào những đấu tranh bằng những buổi canh thức, tránh mọi hình thức bạo động hoặc bị quy kết là bạo động, vì không hợp với giáo lý Công giáo và cũng không để bị sa vào bẫy. Vì thế, buộc các linh mục DCCT phải lên tiếng qua nhiều cách, đặc biệt là dùng Internet, trong đó các trang điện tử (websites) là phương tiện hữu hiệu nhất. Nhưng cũng như mọi bài viết, mọi websites trong và ngoài nước đề cập đến những sự kiện Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà, Đồng Chiêm,Cồn Dầu, v..v…,hay những vụ như bô-xít, thì người đọc vẫn là giáo dân, giới hạn ở những người sử dụng Internet. Không bao giờ tới tai,tới mắt chính quyền hay các giới truyền thông vốn do nhà nước kiểm soát, điều hành. Ta nói, ta nghe. Và hậu quả thì đã rõ : Công Lý thì mòn mỏi chờ mong. Càng lâu, sự mệt mỏi, chán nản, thất vọng càng đè nặng lên giáo dân,không chỉ ở Thái Hà. Và trước sự bất động của các cấp chính quyền, người ta tìm một hay những “vật tế thần”, để duy trì ngọn lửa đấu tranh đang cạn dần,leo lét và sẽ có thể tắt bất cứ lúc nào, và cũng để quy lỗi. “Dịp may” đã đến : Việc Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt xin từ chức và việc bổ nhiệm ‘vội vàng” một phó TGM với quyền kế vị là đương kim chủ tịch HĐGM Việt Nam, có tuổi hơn một giáp rưỡi so với TGM. Và ngay tức khắc, Tòa Thánh và bản thân Đức Thánh Cha bị quy kết là “nhượng bộ cộng sản”, và chấp nhận một sự đổi chác vừa đúng ý đồ của chính quyền cộng sản (loại Đức TGM Giuse ra khỏi Hà nội và klhỏi Việt Nam) vừa đẩy Giáo Hội Việt-Nam vào thế “dưới cơ”, không còn tiếng nói gì với nhà nước. Đức Tân TGM Phêrô trở thành “Number 10”, khi một số giáo dân Hànội căng biểu ngữ tung hô Đức nguyên TGM Giuse là “Number I”. Gần đây nhất, website “Nữ vương Công Lý” đã chạy ‘tít” một tin tức kèm theo bình luận,mà ai cũng thấy là đầy ác ý : “TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn sau hai tháng nhậm chức – lặng lẽ đi về”

Thực ra, cho đến giờ phút này, giáo dân Hà Nội vẫn chưa có thông tin về việc mình có một chủ chăn mới, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ra đi âm thầm trong đêm 12/5/2010 đến nay đã tròn 2 tháng chưa rõ tăm hơi, người biết thông tin rõ nhất về ngài, chắc không ai khác ngoài Đức TGMHN Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và linh mục Chánh văn phòng Phạm Hùng. Đức TGMHN mới chưa có một sự ra mắt chính thức nào với cộng đoàn dân Chúa Hà Nội. TGM cũ của Hà Nội ra đi âm thầm, TGM mới của Hà Nội nhậm chức âm thầm… tất cả điều đó không làm giáo dân Hà Nội, nơi luôn coi các nghi lễ là quan trọng thỏa mãn. (ngày 12.07.2010), với tấm hình được chọn lựa cẩn thận, để làm nỗi bật “vẻ thê lương,cô đơn,cô độc” của Đức Tân TGM “ mà theo NVCL,”chẳng được ai hoan nghênh”.

Xét về mặt ác ý bôi nhọ,hạ uy tín Vị giáo phẩm đứng đầu TGM Hànội và đứng đầu Giáo Hội Việt Nam, thì NVCL xứng đáng được đặt ngang hàng với tờ New York Times (NYT), trong cuộc tấn công điên cuồng vào Giáo Hội Công Giáo và cá nhân Đức Thánh Cha. Song ít ra NYT còn dựa trên chuyện có thật xảy ra cách đó mấy thập niên; trong khi NVCL chỉ vì thành kiến, vì suy diễn, mà đưa ra những lời lẽ HẾT SỨC BẤT CÔNG và HỖN XƯỢC, xét về địa vị,tuổi tác, phẩm cách của Đức TGM Phêrô. Ghi vào đây trích đoạn bài viết trong NVCL, tôi thấy buồn, vì các linh mục DCCT rất nhạy bén với nhất cử nhất động và phản ứng rất mau lẹ, nhưng lại bình thản trước những lời dối trá và đầy ác tâm của NVCL, nếu không muốn nói là “mượn dao giết người”, mượn những người không coi Giáo Hội Việt Nam và các Vị giáo phẩm Việt nam ra gì, mặc dù luôn miệng hô to ‘vì sự thật và công lý”, vì yêu mến Giáo Hội. Sự thật ở đâu, khi những lời của họ toàn bịa đặt, suy đoán dối trá. Công Lý ở đâu, khi họ đả kích, xuyên tạc,bôi nhọ một cách bất công đối với các giám mục Việt Nam. Họ càng có vẻ điên tiết và hiếu chiến, khi các giám mục không hề lên tiếng để tự thanh minh cho các Ngài. Liên kết với NVCL, im lặng trước thái độ vô đạo đức,bất công, gian dối và hỗn xược của NVCL, các trang Web DCCT và nhiều linh mục DCCT đã nhận mình đứng cùng phe,cùng vai vế và đồng suy nghĩ với NVCL.

Hãy để Thái Hà thành trở thành như “bức tường (nghĩa trang) Arlington”, nơi chúng ta sẽ lưu giữ kỷ niệm cuộc đấu tranh vì Sự Thật và Công Lý của giáo dân Thái Hà và qúy tu sĩ DCCT, mãi mãi, nhắc nhở chúng ta bổn phận phải thực thi bác ái và công bình của Tin Mừng, nhưng tuyệt đối không gây bạo lực, không kích động hận thù, nghi ngờ,chia rẽ. Cả dân tộc Việt Nam nầy, trong đó có các anh em cộng sản, vì cùng một mẹ Âu Cơ và trên hết, là anh em cùng một Cha trên trời, Đấng “không muốn kẻ gian ác phải chết,nhưng muốn nó sám hối và được sống” (Ez 33,11). Riêng tôi, tin rằng một ngày không xa nữa, đất đai Thái Hà sẽ được hoàn trả. Hy sinh mồ hôi,nước mắt và cả máu nữa sẽ sinh hoa trái. Nhưng những gì đã làm đối với Giáo Hội Việt Nam và với Hàng giáo phẩm, thì ai sẽ hoàn trả?

 

2. Không có tổ chức,Dòng Tu, Tu Hội hay Nhóm nào được phép hoặc tự biến mình thành “GIÁO HỘI TRONG GIÁO HỘI”

Theo Giáo Luật, các Dòng Tu trên thế giới được hưởng những quy chế riêng,không ngoài mục đích tạo cho họ có điều kiện để thực hiện cùng một lúc chiêm niệm và hoạt động (contemplation và activités), không kể các Dòng Tu chỉ chuyên chiêm niệm,như Dòng Carmel. Trong các Dòng Tu trên thế giới, có nhiều Dòng trực thuộc Giáo Hoàng, nghĩa là hưởng quy chế ‘tự trị’ về mặt tổ chức,cai quản đối với Giáo Hội địa phương, nhưng do đặc thù hoàn cảnh cụ thể hoặc được các Giáo Hội địa phương đề nghị, cũng có khi do các Dòng Tu tự nguyện chia sẻ mục vụ, các Dòng Tu được giao phó phụ trách những giáo xứ,những trung tâm,những ban ngành…Khi ấy, các tu sĩ sẽ phải chịu những nguyên tắc hành chính, tổ chức và cai quản của Đấng Bản Quyền sở tại. Từ quy chế tự trị ấy, Dòng Tu dễ tự biến thành “giáo hội trong Giáo Hội”. Khi Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II và Vị kế nhiệm của Người, Đức Biển-Đức XVI, nồng nhiệt giới thiệu các Dòng, các tu hội và phong trào, thì có rất nhiều giám mục trên thế giới bị “dị ứng”. Không phải các Ngài không hiểu những lợi ích thiêng liêng và mục vụ mà những thành viên các Dòng,các tu hội và phong trào đóng góp cho các giáo phận, nhưng những phức tạp và rắc rối cũng không ít, nhiều khi hết sức khó xử, khi các linh mục quản xứ không muốn sự hiện diện hoặc chia sẻ của những thành viên nầy vào công việc điều hành,mục vụ của các ngài. Không phải là “nước sông không phạm vào nước giếng”, mà vì nếu không ứng xử tốt, thì nạn bè phái trong giáo xứ là khó tránh.

Ở Việt-Nam, ngoài các thừa sai M.E.P (Hội thừa sai ngoại quốc Paris), thì Giáo Hội chịu ơn sâu nghĩa năng của các Dòng Tu nam nữ, trong đó bốn Dòng Tu lớn được coi là ‘tứ trụ”, là ‘khai quốc công thần’: Dòng Tên, Dòng Phan Sinh, Dòng Đa Minh, Dòng Chúa Cứu Thế. Dù ‘sinh sau đẻ muộn”, nhưng con cái Thánh Tổ Anphongsộ Liguôri ( mà Giáo Hội kính vào ngày 01.08, dù năm nay không mừng lễ, do trùng với phụng vụ phục sinh Ngày Chúa Nhật) đã phát triển mạnh mẽ, cành là vươn cao,vươn dài khắp đất nước, đặc biệt vững vàng về kinh tế và hoạt động đa dạng trước 1975. DCCT là Dòng Tu duy nhất có trụ sở ở tại ‘chính toà” ba Tổng giáo phận :Hànội, Huế và Sàigòn, trong khi Dòng Tên do khả năng tài chính, nhân sự, đã được các giám mục Miền Nam giao cho xây dựng,tổ chức, đào tạo Giáo Hoàng Học Viện, bắt đầu hoạt động từ năm 1958 (nay cũng chịu chung ‘số phận’ trở thành công viên,như Toà Khâm Sứ,như Thái Hà, v..v…),chỉ có trụ sở chủ yếu ở Thủ Đức và Đà Lạt,nặng về học thuật và đào tạo. Dòng Phan-Sinh ngày trước có trụ sở chính ở giáo phận Vinh, cũng như Dòng Đa Minh tuy có nhà Lacordaire ở Hànội (từ 1950, theo quyết định của Đức TGM Trịnh Như Khuê, thành đại chủng viện Hànội?),song phát triển ở giáo phận Bắc Ninh với ĐGM Đa Minh Hoàng Văn Đoàn (1950 -1955). Ngoài cơ sở Dòng ở Du Sinh là Mơ-lon (đều thuộc Lâm Đồng) và vài giáo xứ ở giáo phận Nhatrang, ở Miền Tây, thì Dòng Phan-Sinh không hiện diện nhiều nơi. Như thế, DCCT vẫn đứng đầu về phát triển đa diện, đa ngành, như phần đầu của bài viết nầy nêu rõ. Do vậy, muốn hay không, Tỉnh DCCT là một “thế lực”, mà cả chính quyền dân sự mọi thời,mọi chế độ, lẫn thẩm quyền (authority) Giáo Hội phải e dè,kiêng nể. Nếu trường hợp Thái Hà mà rơi vào ba trong ‘tứ trụ” kia, thì cuộc đấu tranh đã không thể có tiếng nói rầm rộ,mạnh mẽ và sức nặng như thế, – xin lập lại – cả với chính quyền dân sự lẫn hàng giáo phẩm Việt Nam. Ưu điểm và ưu thế đó thời gian đầu đã được sử dụng tương đối chính xác, với sự hậu thuẫn của Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn (nhà thờ Kỳ Đồng). Phản ứng bề ngoài thiên về bạo lực, chỉ chứng tỏ sự bối rối và e ngại của chính quyền trung ương và thành phố thủ đô. Nhưng cách ‘đánh phủ đầu’ và ‘cả vú lấp miệng em” của các cấp chính quyền đã gặp sức đề kháng (chứ không phải chỉ kháng cự) mãnh liệt và kiên cường, dũng cảm của linh mục,tu sĩ và giáo dân Thái Hà nói riêng và của các giáo xứ nôi ngoại thành Hànội nói chung. SONG mục tiêu của các linh mục DCCT Thái Hà đề ra quá cao, mà một chính quyền vô thần CHƯA thể nhượng bộ, tức là hoàn trả vô điều kiện những đất đai đã bị chiếm đoạt. TỪ ĐÂY, DCCT đã đi theo con đường đấu tranh,mà các Vị cũng mường tượng và đoán định ( nếu không muốn nói là biết rõ) sẽ gặp khó khăn và nhiều phần thất bại. Bởi đó, việc lôi kéo hàng giáo phẩm vào cuộc, công khai ủng hộ các Vị với tư cách HĐGM Việt Nam, là điều cần thiết, để tiếng nói của môt giáo xứ, của một Dòng Tu, trở thành phong trào đấu tranh ‘toàn quốc’, của toàn Giáo Hội Việt-Nam, mà ĐGM Phêrô Nguyễn-Văn-Nhơn là chủ tịch và ĐGM Giuse Ngô Quang Kiệt là phó rồi Tổng thư ký HĐGM Việt-Nam. Đức nguyên TGM Giuse lên tiếng và cùng sống chết với con chiên – cụ thể là với giáo dân Thái Hà, nằm trong bổn phận Chủ Chăn của Ngài,nhưng kể cả ở vụ việc Toà Khâm Sứ, chưa nghe thấy Ngài hô hào, vận động các giám mục Việt Nam vào cuộc bằng văn bản hay hình thức công khai nào. Tuy thế,ngoài hàng giáo phẩm và giáo sĩ thuộc Tổng giáo phận Hànội có nhiều sáng kiến và hình thức bày tỏ sự ủng hộ với Đức nguyên TGM Giuse,với giáo phận Hànội và Thái Hà, thì ĐHY GB.Phạm Minh Mẫn cho tới ĐGM giáo phận Kontum Micae Hoàng-Đức-Oanh đều đã lên tiềng quyết liệt yêu cầu có sự thật và công lý. Chính phủ và chính quyền các cấp đã đi đến quyết định khó ngờ, là biến những vùng ‘tranh chấp’ thành những công viên. Phải theo lương tâm,mà công nhận đây là những nhượng bộ hết sức lớn lao của chính quyền các cấp, phần lớn do việc bang giao với Vatican đang ngày càng ‘tất yếu” và cần thiết đối với chính phủ Việt-Nam (qúy vị muốn tìm hiểu về giá trị tiếng nói của Toà Thánh, xin đọc lại bài viết của đại sứ Nhật tại Toà Thánh. BTGH sẵn sàng kính gửi phục vụ), nhưng cũng do công sức của các linh mục DCCT lãnh đạo cuộc đấu tranh, mà đến nay vẫn dừng lại ở ‘mốc’ cũ, khi các khu đất được biến thành công viên. Và từ đó, DCCT vô tình muốn TỰ coi và ĐƯỢC coi như một “thế lực”, một Giáo Hội trong Giáo Hội, dù không tuyên bố.

Ở Bắc Âu, cuối thế kỷ XX, đã xuất hiện một Nhóm,tự xưng là NSAE (Nous sommes aussi l’ Église = Chúng tôi cũng là Giáo Hội) ra đời năm 1996.Danh xưng “Chúng tôi cũng là Giáo Hội” là chuyển ngữ của Hiệp Hội Đức,do các sáng-lập-viên lấy lại: WIR SIND KIRCH. Nó gợi lên hai điều cần lưu ý:

a). Từ “CŨNG”không muốn biểu-thị một sự nằm bên lề nào đó,nhưng muốn nhấn mạnh ước muốn của chúng tôi rằng một đa nguyên cần thiết phải được công nhận bên trong Giáo Hội.

b). Điều cần lưu-ý thứ hai,đó là Giáo Hội mà chúng ta nói tới,là Giáo Hội hoàn vũ của Chúa Kitô;ngay cả nếu một số trong các mục tiêu của chúng tôi có tính đặc trưng đối với những vấn đề nội bộ trong Giáo Hội Công-Giáo La-Mã,thì phong trào của chúng tôi rộng lớn hơn và đặc biệt bao gồm cả những người Tin Lành vốn nhận ra họ trong các mục tiêu ấy.

+ Chúng tôi cũng là Giáo Hội và chúng tôi mong muốn nó là Giáo Hội của tất cả các bạn hữu của Đức Giêsu Kitô (Ga 15,14),bất kể cách thế suy nghĩ,tin,sống và yêu mến.
+ Chúng tôi muốn Giáo Hội để tâm tới lời của Đức Giêsu Kitô kêu gọi giải thoát những người bị áp bức và giải phóng những kẻ bị bóc lột (Lc 4.18 – 19; x Is 61,1)
+ Để được như thế,chúng tôi muốn phản kháng lại sự cai trị của các thế lực bảo thủ trong Giáo Hội và tân chủ tư bản chủ nghĩa trong xã hội và chống lại tất cả những loại trừ mà chúng sinh ra.
+ Chúng tôi muốn một Giáo Hội hạnh phúc ở trung tâm sự hiện đại và tính thế-tục và biết sáng suốt đi vào cuộc sống và những vấn nạn của con người ở thời đại chúng ta,vượt qua các tín điều và nghi thức.
+ Chúng tôi là Giáo Hội và chúng tôi tố cáo những cái làm nẩy sinh giáo phái,vì chúng tôi muốn Giáo Hội như một không gian tự do cho ngôn ngữ,cho tư tưởng và cho sự tìm tòi khám phá thần học.

Thực chất, ngay khi nói ‘chúng tôi CŨNG là Giáo Hội”, họ đã muốn LÀ Giáo Hội, phá đổ và thay thế ‘cái’ Giáo Hội La Mã ‘thể chế” và biến nó thành ‘của chung”, tự do tự tại và…biến luôn.

Tuy không cùng biểu hiện,tổ chức và hoạt động,nhưng cái gọi là UBĐK Công giáo yêu nước cũng có mục tiêu biến Giáo Hội Việt Nam thành ‘của chung”, độc lập với Tòa Thánh. Ta chẳng nên mất thời giờ để phân tích, thống kê,tổng kết những gì UB nầy định làm,muốn làm và đã làm trong 35 năm qua, một khoảng thời gian gấp 7 lần Kế Hoạch Năm Năm thường thấy ở các nước cộng sản, một thời gian đủ để hoàn thành bất cứ kế hoạch nào. Nhưng UBĐK nầy đã làm được gì, dù trong tay có quyền “hô phong hoán vũ”? Ngưu tầm ngưu,mã tầm mã : những con người bất trung,bất tìn,bất nghĩa và vô đạo đức ấy, thì mau chóng bị lộ nguyên hình và sớm bị đào thải. Ngay cả các cấp trên trực tiếp của họ (đời) cũng dễ dàng thay ngựa, khi họ hết giá trị lợi dụng. Ta có thể tạm dùng hình ảnh sau đây để tổng kết 35 năm hoạt động phá hoại của UBĐK nầy : khởi đầu là một cái bong bóng được thổi to và thổi phồng,loè loẹt sắc màu, tự cho sẽ bay cao bay xa, kéo theo và “cứu chuộc” Giáo Hội Việt Nam “lầm than, tay sai và nô lệ hết thực dân Pháp, đến các đời chính quyền Diệm Nhu và Thiệu và cả Vatican nữa” (theo gương đàn anh Trung Quốc). 35 năm sau, bong bóng xẹp xì, bẹp dí dưới sự khinh bỉ của tuyệt đại đa số giáo dân Công giáo người Việt trong và ngoài nước. Con số “tam trụ”,”tứ trụ”,”lục trụ” của UBĐK nầy nay kẻ qua đời, kẻ bị thất sủng, người gắng bám víu để ảo tưởng chờ đợi ngày vinh quang, sau khi đã thất bại trong việc tổ chức đại hội mà chắc chắn sẽ nhếch nhác không khác phiên chợ chiều. Nhưng NVCL thì lại cố quy cho linh mục nầy,giám mục kia là ‘thân cộng”,là ‘quốc doanh”. Lần nữa xin lập lại : không phải vì NVCL yêu mến Giáo Hội hoặc ghét bỏ sự gian dối,phản trắc của những tín hữu vô tình hay cố ý đứng trong UBĐK để làm ‘giáo hội trong Giáo Hội”, mà vì đây là cách duy nhất để NVCL hạ uy tín của hàng giáo phẩm, mà từ con số một vài,nay NVCL đã nhắm tới 8 vị giám mục. NVCL muốn làm Quan Toà phán xét và phán xử từng Vị trong hàng Giáo Phẩm Việt Nam, với SỰ THẬT và CÔNG LÝ do chính họ đề ra. Bao lâu thì “người đọc” được họ cho biết tên tuổi,xuất xứ thật sự của họ? Các trang Web DCCT không thể phủ nhận trách nhiệm,khi nói như Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Văn Phòng Tỉnh Dòng DCCT Việt- Nam (có thể hiểu là phát ngôn nhân chăng?):

1. Chắc quý cha đã nhận được email dưới đây từ website BTGH có địa chỉ email là inchristo62@gmail.com

Xin quý cha vui lòng xác nhận giúp con email này có phải của ông NGUYỄN THẾ BÀI hay không, hoặc xin quý cha liên lạc với ông Nguyễn Thế Bài để xác nhận thư dưới đây có đúng là của ông ta viết không.Vì uy tín của nhà Dòng có thể bị bôi nhọ khi họ phát tán email có tính chụp mũ và vu khống này, nên xin quý cha giúp con càng sớm càng tốt. Con đã viết thư theo email đó từ sáng nay nhưng tới giờ chưa nhận được hồi âm (thư gửi Cha Giuse Tiến Lộc và Cha Giuse Lê-Quang-Uy, 19.07.2010)

2. Một lần nữa và là lần cuối cùng, Tỉnh DCCT VN chúng tôi xin khẳng định với ông:

– Chúng tôi không quản lý trang NVCL
– Chúng tôi không chịu trách nhiệm về trang NVCL và
– Chúng tôi không biết những ai là thành viên của "nhóm NVCL"

Còn việc chúng tôi đặt đường link với NVCL chúng tôi cũng làm việc này với các trang khác, chứ không chỉ link với duy nhất trang NVCL (thư gửi Giáo dân Giuse Nguyễn-Thế-Bài,ngày 20.07.2010).

Châm ngôn Tây phương có câu :”Dis moi qui tu fréquentes,je te dirai qui tu es” (hãy nói cho tôi biết anh giao du với ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào). DCCT có thể đem cả danh dự và uy tín của Dòng khi ‘liên kết” với một website không hề hay biết,quen biết và không nắm vững đường lối, chủ trương của họ sao? Những Vị thuộc Tỉnh Dòng DCCT (tôi không hề ám chỉ tất cả, vì có những Vị mà tôi kính phục,trọng nể, vì sự chân thành, đạo đức và trung tín với Giáo Hội của họ), có dám đứng trước Thánh Thể, trước mặt Thánh Tổ Anphongsô và nói rằng : Các Vị không dính dáng gì với website và Nhóm NVCL và nội dung những bài vở mà các Vị và NVCL trao qua, đổi lại, là vì yêu mến và xây dựng Giáo Hội Việt Nam?

 

3. Một thời để nhớ,một thời để quên

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ XVIII (01.08) [không mừng vì trùng với phụng vụ phục sinh], sách Giảng Viên (Gv 1,2; 2,21 – 23) nói về giá trị cuộc đời dương thế, với câu mở đầu nỗi tiếng .”Ông Cô-he-lét nói: Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”. Thánh Tổ DCCT, Tiến Sĩ Hội Thánh (1871), sống gần trọn ( 1696 – 1787)một thời kỳ thử thách cho Giáo Hội Công giáo Tây phương mà người ta quen gọi là : ” Thế Kỷ Ánh Sáng” (Siècle de Lumière). Cuộc đời một luật sư sáng giá sẽ trôi qua êm đẹp, nếu như Thánh Anphongsô không như một Phaolô ngã ngựa trên đường Damas và rồi Người đã nhận ra tiếng Chúa gọi. Thanh bảo kiếm đặt dưới chân Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi nói lên sự từ bỏ danh vọng, quyền hành, địa vị, chức tước. Thánh Anphongsô đã nhận ra cái phù phiếm của cuộc đời:” Phù vân. Tất cả đều là phù vân”. Thánh Anphongsô chọn Chúa làm gia nghiệp cho cuộc đời mình. Lời thánh Kinh” Hãy đi, bán hết những gì con có. Đem cho kẻ khó. Và sau đó đến đây theo Thầy”( Lc 18, 22 ; Mt 19, 21 ). Lời của Chúa nói với người thanh niên giầu có hôm nay thúc bách thánh Anphongsô thực sự, Người đã quyết định, một quyết định, một sự chọn lựa làm cho cha mẹ của Người rất đau lòng vì ông bà chưa nhận ra ý Chúa (trích bài viết LM Giuse Maria Nguyễn Hưng Lợi, DCCT, ngày 22.07.2005). Xin trích dẫn thêm một câu trong bài viết nầy :”Anphongsô đã hiểu thế nào là thất bại. Anphongsô thua kiện để Thiên Chúa được thắng kiện. Đó là cái nghịch lý của cuộc đời mà Anphongsô đang trải qua .Anphongsô đã bỏ tất cả. Giờ đây chỉ còn Chúa và các bệnh nhân”.

 

                                                             + + +

 

Tôi không muốn viết thêm nữa. Chỉ cầu xin Chúa Giêsu Kitô Mục Tử Nhân Lành,- qua lời cầu thay nguyện giúp của Thánh Tiến Sĩ Anphôngsô Liguôri, Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế để phục vụ Chúa qua người nghèo, nông dân,người bất hạnh với bao công đức cho Giáo Hội do con cái Thánh Nhân thực hiện gần 280 năm qua ( từ 1732) trên khắp thế giới, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan và nhất là ở Việt Nam, – ban cho các linh mục, tu sĩ thuộc Tỉnh Dòng DCCT Việt Nam sự khôn ngoan,dũng cảm trong bảy ơn cả Thánh Linh, để các Ngài dìu dắt và hướng dẫn con chiên luôn tôn trọng và dám bênh vực,bảo vệ Sự Thật và Công Lý, nêu gương sáng cho mọi giới công dân Việt Nam về Công Lý và Hoà Bình theo tinh thần Kitô giáo và Tin Mừng; nhưng quan trọng nhất, ấy là LÒNG TRUNG THÀNH – YÊU MẾN – VÂNG PHỤC – HIỆP NHẤT với Giáo Hội, với Đức Thánh Cha, mà cụ thể là qua các Giám Mục Việt Nam,những TÔNG ĐỒ kế vị các Tông Đồ được Chúa Giêsu tuyển chọn. Các Ngài là con người,vì thế không tránh nỗi khiếm khuyết, sai lỗi,nhưng các ngài thánh thiện và phải được phục tùng trong tư cách tông đồ,như lời ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn :” Khi cần một người cha cho dân mình, Chúa đã gọi một ông lão…Khi cần một lãnh tụ cho dân, Chúa đã gọi một thiếu niên con út trong gia đình…Khi cần người làm nền móng xây dựng Giáo Hội, Chúa đã gọi một kẻ chối Chúa,Khi cần người truyền đạo, Chúa đã gọi một kẻ bắt đạo…”(Huyền Nhiệm Ơn Gọi).Với giáo dân chúng tôi, VÂNG PHỤC chính là sống thánh trong đời sống Kitô hữu, và đó là cái làm cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành vi của chúng tôi được Chúa chấp nhận và được Chúa ban cho tính chất cứu độ cho chúng tôi và tha nhân. Cũng chẳng dễ dàng gì lúc ban đầu, vì giáo dân đâu được huấn luyện về tu đức để đào sâu ba nhân đức cũng là ba lời khấn Dòng : Nghèo Khó – Trong Sạch – Vâng Lời; nhưng chúng tôi xác tín vâng lời linh mục quản xứ,là vâng lời và thực thi Thánh ý Chúa. Tôi vẫn nêu ví dụ quen thuộc : trước một vấn đề liên quan đến giáo xứ vốn rành rành là ‘TRẮNG’, mà linh mục quản xứ cho là ’ĐEN’, thì bổn phận lương tâm của chúng tôi là phải gặp và trình bày với Ngài. Nhưng khi Ngài đã quyết định đó là “ĐEN”, thì giáo dân chúng tôi sẽ vâng theo,không bài cãi nữa,không đả kích sau lưng, vì khi ấy linh mục quản xứ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước giáo xứ,trước Đấng Bản Quyền và trước mặt Thiên Chúa. Suy nghĩ và hành động thế khác, thì chỉ dẫn tới chống đối, chia rẽ.

 

Xin hãy vì Dân Chúa, vì Giáo Hội Việt Nam, vì sự đoàn kết,hiệp nhất làm nên sức mạnh bảo vệ Sự Thật và Công Lý, mà “giã từ vũ khí”, là những lời nói, bài viết đụng chạm cá nhân hoặc tập thể các Vị giáo phẩm trong HĐGM Việt Nam. Chúng ta không sống trên một ốc đảo. Chúng ta, tín hữu Công giáo, chỉ có 6,5 triệu,nghĩa là một tỷ lệ rất nhỏ trong gần 86 triệu dân. Quanh chúng ta là gấp ba như thế những lương dân các tôn giáo và tuyên tín khác (con số 20 triệu theo báo cáo của nhà nước) và mười lần như thế những người được xếp vào “không tôn giáo” hoặc đảng viên. Tất cả đang chăm chú theo dõi chúng ta. Kế đến, xin hãy cắt đứt với website NVCL, vì nếu không có sự ủng hộ tinh thần của một số websites thuộc DCCT, thì tiếng nói của NVCL ĐÃ chẳng là gì, đã chẳng ai nghe, nói gì chuyện tin theo. Những giáo dân thuộc quyền cai quản của DCCT ở ba giáo khu, những ‘người hâm mộ’ DCCT, những cảm tình viên, đã bị NVCL dẫn vào mê hồn trận cuộc chống phá Giáo Hội, được họ ngụy trang khéo léo, tinh vi, luôn dưới chiêu bài Sự Thật và Công Lý,mà họ vi phạm liên tiếp; nhất là “con át chủ bài” các Vị và NVCL đều tận lực khai thác : Đức nguyên Tổng Giám Mục đáng kính Giuse Ngô-Quang-kiệt, với dụng ý làm ‘đối trọng”, đối thủ và cả đối địch với Giáo Hội và Hàng Lãnh Đạo Giáo Hội Việt- Nam.

 

Xin kết thúc bằng một mẫu tin từ đầu năm nay. Hãy hiểu và yêu kính các giám mục của chúng ta. Hãy hiểu và tin tưởng vào Toà Thánh. Hãy tuyệt đối tin cậy và phó thác nơi Chúa Giêsu Kitô, Đầu Nhiệm Thể Giáo Hội. Hãy cầu xin để có được sự thức tỉnh và tâm hồn của Thánh Tổ Anphongsô Liguôri :

“Anh rút gươm ra, đặt dưới chân Mẹ bồng con. Hôm đó là ngày 29/8/1723, ngày đứa con quay về với Cha nhân hậu” (cit. LM Giuse Maria Nguyễn-Hưng-Lợi,DCCT, ngày 22.07.2005).
Nhatrang,ngày 31.07.2010,

Áp lễ kính Thánh Anphongsô Liguôri, Đấng Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế.

————————————————————————————————-
VATICAN ĐỀ NGHỊ TÍN HỮU CÔNG GIÁO VIỆT NAM TRÁNH ĐỐI ĐẦU

(CWNews 01.02) Quốc Vụ Khanh Toà Thánh đã đề nghị các tín hữu Công giáo Việt-Nam tránh đối đầu với chính phủ về sở hữu một toà nhà trước đây là Toà Khâm Sứ ở Hà Nội. Trong một bức thư đề ngày 30.01 gửi Đức TGM Hà Nội Giuse Ngô-Quang-Kiệt, Đức hồng y Tarcisio Bertone nói Ngài “hết lòng cảm phục những tâm tình đạo đức sốt sắng và sự gắn bó sâu xa với Hội Thánh” của những tín hữu Công giáo biểu tình, đã tổ chức những đêm canh thức cầu nguyện bên ngoài Toà Khâm Sứ cũ ở Hànội. Tuy nhiên, ĐHY Quốc Vụ Khánh viết: Sự đối đầu giữa giáo dân Công giáo và nhà cầm quyền, vốn đã làm phát sinh căng thẳng đáng kể trong tuần qua, đã tạo nên “một mối nguy thật sự mà tình hình nầy có thể vượt khỏi sự kiểm soát và biến thành những phô trương bạo lực bằng lời nói và cả hành động. Để tránh có thể xảy ra điều đó, ĐHY yêu cầu Đức TGM can thiệp, “nhằm tránh những hành động có thể gây mất trật tự công cộng” và bảo đảm trả lại nhịp sống bình nhật ở Hà Nội. Để đưa ra yêu cầu nầy, Vị Hồng Y người Ý lưu ý là Ngài được sự tán thành của Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI. Ngài nhận định rằng một khi các căng thẳng hiện tại đã lắng dịu, các nhà lãnh đạo Giáo Hội Việt-Nam có thể bắt đầu lại các thương thuyết với chính phủ về việc trả lại toà nhà đã bị các quan chức cộng sản tịch thu hơn 45 năm qua. Ngài hứa rằng Vatican cũng sẽ thúc ép các nhà chức trách Hànội trả lại tài sản cho người Công-giáo. Lá thư của ĐHY Quốc Vụ Khanh tới vào một thời điểm khi nhà cầm quyền Việt-Nam nói công khai về hành động của công an chống lại những người biểu tình ở Hà Nội và có khả năng khởi tố Đức TGM và những giáo sĩ có dính líu vào việc tổ chức các đêm canh thức cầu nguyện.

 

                                                                   – HẾT –

 

THAM MƯU : DỰ BÁO – CẢNH BÁO – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
MỘT VÀI SUY TƯ VỀ NHỮNG GÌ XẢY RA TRONG GIÁO HỘI VIỆT NAM
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ‘BAN THAM MƯU’.

 

1. “LỰC LƯỢNG PHẢN ỨNG NHANH” THUỘC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Sau khi NATO ra mắt “lực lượng phản ứng nhanh” vào ngày 15.10.2003, gồm 9.000 binh sĩ thuộc đủ ngành không – hải – bộ binh dưới quyền một chỉ huy duy nhất, có khả năng triển khai ở bất cứ điểm nóng nào trên thế giới trong vòng 5 ngày, thì ngày 05.02.2009, Nga và 6 nước thuộc liên xô cũ cũng đã lập ra một lực lượng tương tự, với danh nghĩa “đối phó với những cuộc gây hấn vũ trang, chống khủng bố, chống tội phạm liên quốc gia và buôn ma túy, giảm thiểu hậu quả thiên tai”. Lý do cần có các lực lượng nầy thì đã rõ ; khi lâm sự, chờ cho được những cấp cao nhất có thẩm quyền đầy đủ họp lại,thương nghị, bỏ phiếu, rồi mới ra quyết định, thì chẳng còn gì để nói nữa! 16 Uỷ Ban thuộc HĐGM Việt Nam cũng phải là những ‘lực lượng” nhanh nhạy với tất cả mọi vấn đề thời sự liên quan phần vụ đến ‘lực lượng’ của mình và phải phản ứng nhanh. Lấy một ví dụ nhỏ : năm 2009, Giáo Hội chính thức khai giảng khoá đầu tiên môn ĐẠO ĐỨC SINH HỌC. Đây là một vấn đề hết sức hệ trọng trong xã hội đương thời, đòi hỏi một chuyên môn sâu rộng, để có thể ‘ăn nói” về những vấn đề đạo đức,luân lý rất phức tạp liên quan đến Sự Sống, nhất là về di truyền học. Không có ‘lực lượng’ nào nhạy bén, phản ứng nhanh bằng cách tham mưu cho HĐGM để cử người đi học.

 

2. VAI TRÒ THAM MƯU

Vai trò và chức năng của các Uỷ Ban,không phải là HÀNH ĐỘNG, mà là THAM MƯU. ‘Tham mưu” không bao giờ nên được hiểu ( và làm) như là cố vấn riêng hay là những lời ỉ ôi,to nhỏ bên tai Vị Giám Mục phụ trách, mà phải làm việc cật lực trong các thành viên Uỷ Ban, tập trung đủ tài liệu và dữ liệu chính xác, – cần và đủ – khách quan và mau chóng lập ra nhiều phương án tối ưu (có cả phương án dự phòng), và trình lên cho HĐGM hoặc ĐGM phụ trách. Không có Ủy Ban nào, ở bất cứ tổ chức nào, được lập ra để ‘hành động”, hiểu theo nghĩa trực tiếp mó tay vào thực hiện những việc chi tiết. Lấy một ví dụ cụ thể : Uỷ Ban Caritas không phải được lập ra để các thành viên tổ chức tìm hàng cứu trợ,theo những chuyến xe đi đến nơi nầy nơi nọ, xắn tay làm việc, để được coi là làm trọn chức năng Caritas! Công việc dồn ứ và sẽ chẳng giải quyết được gì. Nếu các Vị trong các Uỷ Ban thuộc HĐGM Việt Nam muốn nghe những lời thật nhất, đang lưu hành trong ‘dân’, thì đó là : vì còn mãi lo tranh giành củng cố chức quyền, địa vị, các [thành viên] Ủy Ban hầu như chẳng làm được gì ra trò, ngoại trừ những diễn văn, những tuyên bố ‘bốc lửa”, nhưng không thực tế và thực tiễn. Nhiều Vị như muốn lạm quyền phát ngôn nhân của HĐGM Việt-Nam, trong khi không có bất cứ Uỷ Ban nào có thể đại diện tiếng nói HĐGM Việt Nam. Hơn nữa, công việc của mỗi Uỷ Ban luôn âm thầm trong bóng tối, thật sự là những chiến sĩ vô danh. Không loại trừ nhờ sáng kiến họp “liên ngành”, để qua sự cộng tác chung, vì mục tiêu và lợi ích chung, Giáo Hội, mà cụ thể là HĐGM Việt-Nam nắm vững mọi vấn đề, hầu đưa ra những quyết định nhanh nhất, thích hợp nhất, mà không ngại dẫm lên chân nhau giữa các uỷ ban và giữa thành viên các uỷ ban.

Về nguyên tắc, mỗi dự báo, cảnh báo và đề xuất giải pháp của các uỷ ban tham mưu phải chuẩn xác. Nếu không, những quyết định từ cấp cao, căn cứ vào những dự báo, cảnh báo không chuẩn xác đó, sẽ gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đối với toàn Giáo Hội Việt Nam. Tuy nhiên, ai cũng biết giữa lý thuyết và thực tế luôn là một khoảng cách tương đối xa.Đặc biệt nguy hiểm khi có những ủy ban tham mưu đề xuất những vấn đề chỉ có lợi cho chính ngành của họ, chứ không phải vì lợi ích toàn Giáo Hội. Không vượt lên được quyền lợi của chính mình thì làm sao có thể tham mưu tốt cho Giáo Hội, cho HĐGM?

Trong thời đại ngày nay, với diễn biến nhanh và phức tạp của tình hình thế giới và sự liên thông trở thành yếu tố chủ yếu mang tính toàn cầu, kể cả đối với Giáo Hội Hoàn Vũ và cáccGiáo Hội địa phương – cụ thể là Giáo Hội Việt Nam – thì việc dự báo, cảnh báo, đề xuất của các cơ quan tham mưu càng hết sức quan trọng. Bởi vậy, cải tổ lại các ủy ban tham mưu một cách toàn diện là việc làm cấp thiết của Giáo Hội Việt Nam hiện nay.

 

3. VOX POPULI!

Nếu không võ đoán, thì tổ chức “Hướng Về Đại Hội dân Chúa”, nằm trong khuôn khổ 3 lễ hội lớn của năm Thánh Giáo Hội Việt Nam,cũng có sự đóng góp của thành viên các Uỷ Ban vào Uỷ Ban Năm Thánh! Phải công nhận tính chất hợp tình hợp lý của việc phân chia cho 3 Tổng giáo phận Trung Nam Bắc giữ một phần trong ba phần của Năm Thánh: Nhà Thờ Sở Kiện thuộc TGP Hànội trở thành Vương Cung Thánh Đường với phần khai mạc hết sức hoành tráng (dù ít nhiều mây mù và cấn cái với đơn xin từ chức của Đức TGM Hànội Giuse Ngô-Quang-Kiệt). Phần bế mạc thì không còn đâu thích hợp hơn là Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, với Vương Cung Thánh Đường bị đổ nát vì chiến sự Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và nay đang chuẩn bị để xây mới lại, to đẹp hơn, xứng đáng hơn. TGP Sàigòn với Vương Cung Thánh Đường Đức Bà không thể không có được một phần. Và các giới chức đã nghĩ tới một ‘Đại Hội Dân Chúa” vào gần…cuối Năm Thánh! Một Đại Hội Dân Chúa là điều nên làm,phải có và đáng lẽ đã diễn ra từ lâu và định kỳ, chứ không phải chờ 350 năm hoặc chở kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm, rồi mới nảy ra sáng kiến “điền vào chỗ trống”. Cứ cho là vậy, thì việc tổ chức vào những ngày tháng tận cùng, rõ ràng không phải để lấy ý kiến dân ( dù là Dân Chúa), mà là để thông báo thành quả của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, hay chính xác hơn: thành quả,công lao của Uỷ Ban Năm Thánh. “Dân Chúa”, nghĩa là những người được chọn lựa từ 25 giáo phận, sẽ vỗ tay tán thưởng và tán dương. Góp ý và thảo luận cho những chương trình và sáng kiến hành động (programme et initiative) được tổ chức ngay từ những ngày đầu hoặc thời gian đầu,khi trống dong cờ mở. Góp ý,thảo luận vào những ngày giờ cuối, khi ngả cờ im trống, khi dành thời gian để đúc kết và báo cáo, thì để làm gì? Trang Web “Hướng Về Đại Hội Dân Chúa” rất tích cực trong việc vận động,nhắc nhở tinh thần Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam; bằng không, sự kiện quan trọng nầy đã chẳng được mấy ai nhớ, nói gì đến việc SỐNG TINH THẦN NĂM THÁNH ,với một Kinh Năm Thánh dài lê thê,lập đi lập lại những ý,từ không cần thiết và không cô đọng, chẳng gợi lên được bao nhiêu tâm tình cầu nguyện,mà chỉ giống như một sớ táo quân! Công bằng mà nói Kinh Năm Thánh thua xa nội dung và ý cầu nguyện của kinh các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam,cả ý lẫn lời. Tuy vậy, vì vâng lời, vì lòng đạo đức, giáo dân vẫn học thuộc và đọc hằng ngày. Thử hỏi có bao nhiêu linh mục, tu sĩ – trong đó có những người soạn thảo kinh nầy – biết đến hoặc thuộc Kinh Năm Thánh?
Một ‘Đại Hội” buộc phải có cho đủ lễ bộ,nhưng cố ‘gọn gàng’ tối đa, vì tốn kém, bởi đó mang danh là “Dân Chúa”, nhưng chỉ hiện diện để cũng nhau vỗ tay mừng ”tai qua nạn khỏi”, vì quả thật với một tinh thần như thế, thì Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam là một cái ‘không có không được”, nhưng dường như không được chờ đón!

 

4. NHÌN LUI ĐỂ…NHÌN TỚI

Sở dĩ phần nầy được viết thêm vào bài “Giã Từ Vũ Khí” trên đây, là vì muốn nhân cơ hội “HAI NĂM THÁI HÀ NHÌN LẠI”, để thấy trách nhiệm của các Uỷ Ban thuộc HĐGM Việt Nam là quan trọng dường nào. Trong một số trường hợp cụ thể, liên quan tới “tập thể HĐGM”, HĐGM đã không bị động và lúng túng khi cần phải đưa ra nhận định, quyết định, kịp thời. Trong bài viết “Tam Tòa Là Vận Hội Cho Đất Nước:Xin Vận Động Các Giám Mục Việt Nam” ngày 03.08.2009(http://dir.groups.yahoo.com/group/TinhMuonMau/message/42364), tác giả ký tên Phạm-Hảo rất bức xúc và đau khổ, khi viết ra những lời tâm huyết nầy:

“ Một vị giám mục Việt Nam lên tiếng có tác dụng bằng 10 CUỘC THẮP NẾN của cộng đồng hải ngoại. 3, 4 vị Giám Mục Việt Nam kêu lên tác dụng bằng hằng trăm…. Tất cả các giám mục lên tiếng có sức công phá bằng hàng ngàn… Cả HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM cùng lên tiếng thì sẽ là một trái bom dội vào thành trì cộng sản ở Hà Nội. Và nếu liên kết với các tôn giáo bạn, để tất cả các tôn giáo cùng lên tiếng trong cùng một vụ việc, thì nó sẽ trở thành một trận mưa bom [….]. Và đi sâu hơn nữa, họ có thể đặt nghi vấn là những bậc làm cha mẹ ấy, tức CÁC ĐỨC GIÁM MỤC VIỆT NAM có thể mắc nợ một điều gì với nhà cầm quyền, hoặc cộng sản Việt Nam đã bắt được một cái “thóp” nào đó nơi các vị. Bằng không, thì không thể lý giải được thái độ IM LẶNG khó hiểu ấy. Món nợ ấy là gì?”. Rồi tác giả đưa ra 4 đề nghị,mà chỉ xin ghi ra đây hai trong số đó:

1- Chúng ta hãy gửi thật nhiều email cho các tòa giám mục, và nhất là cho website của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, để xin các ngài lên tiếng càng nhiều càng tốt, trong tư cách cá nhân, và nhất là trong tư cách tập thể. Thời buổi thông tin mạng, chúng ta có thể làm được việc này một cách dễ dàng, cũng như chúng ta đã từng làm tràn ngập hộp thư của các Dân Biểu, Nghị Sĩ, chính trị gia quốc tế băng những email của chúng ta. Hãy làm như thế với các vị Giám Mục. Đây là một việc QUAN TRỌNG TIÊN QUYẾT.

2- Xin tìm kiếm và phổ biến rộng rãi địa chỉ các Website của các tòa giám mục Việt Nam, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Xin phổ biến lời kêu gọi này trên các diễn đàn, các đài phát thanh, và các báo in, báo mạng”.

Sự chân thành và yêu mến Giáo Hội ( tuy là theo cách riêng của tác giả) toát lên trong từng câu viết. Giá như ai đó trong các Ủy Ban đọc được,nghe được những tiếng nói thống thiết nầy, mà trả lời cách nầy hay cách khác, thì đã giải toả phần nào (mà có thể khá nhiều) những ấm ức âm ỉ trong lòng không chỉ tác giả Phạm Hảo.

Lấy ví dụ một sự kiện gần đây nhất: việc Toà Thánh bổ nhiệm vị đại diện không thường trú ở Việt Nam. Không chỉ giáo dân,mà nhiều linh mục, tu sĩ chưa hiểu rõ tổ chức hành chính của ngành ngoại giao Toà Thánh và cùng với những sự kiện dồn dập xảy ra trong thời gian hai năm qua (và Vụ Toà Khâm Sứ trước đó), người ta dễ liên tưởng và liên kết Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội địa phương. Nhưng lần nầy người ta ‘khóc thương” HĐGM Việt Nam (ngầm ngụ ý ‘chê’ HĐGM Việt Nam không còn uy tín), khi cho rằng Toà Thánh (và Đức Thánh Cha) đã không ‘thèm” hỏi ý kiến của HĐGM Việt Nam. Giáo dân không hiểu rằng vị đại diện nầy chỉ là người ‘từ nay’ đặc trách mọi đàm phán,thương thuyết về mọi vấn đề ngoại giao, để tiến tới việc bang giao đầy đủ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, không liên quan gì đến “tôn giáo” (dù những vấn đề Công giáo, Giáo Hội Việt Nam, tự do tôn giáo, trao trả đất đai đã bị tịch thu lấn chiếm, sự cộng tác giữa Giáo Hội và nhà nước, v..v… không thể không đề cập trong các chương trình nghị sự). Tóm lại, Vị đại diện không thường trú nầy làm công tác thuần túy ngoại giao. Khi nào Toà Thánh bổ nhiệm Khâm Sứ, thì Đức Khâm Sứ (thường có “hàm’ Tổng Giám Mục) sẽ phụ trách cả ‘đời” (mọi công việc ngoại giao cấp nhà nước với chính phủ Việt Nam) lẫn ‘đạo” (liên lạc, báo cáo giữa Toà Thánh và HĐGM Việt Nam, nhưng không can thiệp vào nội bộ của Giáo Hội Việt Nam), khi ấy Toà Thánh sẽ thông báo cho Dân Chúa Giáo Hội Việt Nam về việc bổ nhiệm và Vị giáo phẩm được bổ nhiệm, song Toà Thánh vẫn không có bổn phận phải thỉnh ý hoặc thảo luận với HĐGM Việt Nam, để có quyết định. Một giải thích như thế (và chắc chắn còn khúc chiết,sâu sắc hơn, nếu được quan tâm, và PHẢN ỨNG NHANH,) thì đã tránh được bao suy nghĩ không đúng của nhiều tín hữu,mà không phải lỗi của họ. Thành viên Uỷ Ban nào cũng có đủ ‘thẩm quyền” để đưa ra những lời giải thích kịp thời và cần thiết.

 

Thư của ĐGM giáo phận Kontum Micae Hoàng-Đức-Oanh gửi chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và thủ tướng chính phủ Việt Nam đề ngày 11.09.2008, nghĩa là non một tháng sau ngày bắt đầu sự kiện Thái Hà 14.08. 2008, có thể coi là thời gian sớm nhất để một vị giáo phẩm thuộc HĐGM Việt Nam lên tiếng và lên tiếng rất mạnh mẽ,quyết liệt ( kể cả ‘đanh thép”) về những vấn đề đất đai, đặc biệt rất rõ ràng về vụ đất đai Thái Hà. Thiết tưởng chức vụ, tư cách của người viết và nội dung của lá thư cũng đủ đại diện tiếng nói của các giám mục Việt Nam. Và có thể khẳng định rằng không một ai khác, từ giáo dân,linh mục cho đến các giám mục, có thể thảo ra và gửi đi đến các cấp chính quyền và chính phủ cao nhất MỘT BỨC THƯ RÕ RÀNG,QUYẾT LIỆT HƠN! Và chắc chắn bức thư cũng đã tác động không nhỏ tới những người nhận. Nếu các Uỷ Ban nhanh nhạy, đừng ỷ vào nhau, mà đem câu từ,nội dung nầy phổ biến, thì đã tránh được rất nhiều những bức xúc trong các tín hữu người Việt trong và ngoài nước, không cho những kẻ có ý xấu cơ hội lợi dụng gây chia rẽ.

 

                                                                ***

 

Cha ông ta hay nói : “con mọc răng,còn nói năng chi!”. Mọi việc giờ đây đã xảy ra. Hậu quả đáng tiếc chưa biết sẽ còn kéo dài đến bao giờ. Điều cần,là rút kinh nghiệm và chấn chỉnh. Do vị trí địa lý, do công việc mục vụ đa dạng và đa đoan, những hội nghị thường niên đã là cố gắng lớn lao của mỗi Chủ Chăn, vì thế mới phải có các Uỷ Ban làm công tác tham mưu và các Chủ Chăn đặt rất nhiều tin tưởng vào các Uỷ Ban,gồm những thành phần ưu tú và có chuyên môn trong hàng ngũ linh mục Việt Nam. Tất nhiên khi xảy đến những sai sót lớn nhỏ, thì người gánh trách nhiệm sẽ không chỉ có Vị giám mục phụ trách khối việc ấy,nhưng là HĐGM Việt Nam. Những người chịu hậu quả, lại không phải là các Uỷ Ban hoặc HĐGM, mà là Giáo Hội Việt Nam và các tín hữu. Muốn vậy, quan trọng không chỉ là sử dụng và bố trí đúng người đúng việc,mà còn là đào tạo và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, bảo đảm lớp kế thừa luôn xứng đáng hơn. Đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn-Văn-Thuận, một nhà quản lý và tổ chức tài năng, luôn nhắc nhở mọi người : phải chú tâm đào tạo thế hệ lãnh đạo kế thừa.

Có những điều mà ít giáo dân muốn nghĩ tới và phát biểu, vì ngại tiếng nói quá nhỏ bé của họ sẽ chẳng được ai lắng nghe và mang tiếng ‘trứng khôn hơn vịt”. Ví dụ như những góp ý vào công tác đào tạo chủng sinh : các linh mục triều tương lai sẽ đương nhên là những nhà tổ chức,quản lý các giáo xứ (hoặc các cộng viễc đặc thù được bề trên giao phó). Nhưng hàng trăm năm qua, cái đập vào mắt mọi người, là mỗi giáo xứ được tổ chức và quản lý theo môt phách, hoàn toàn theo sáng kiến cá nhân của vị quản xứ, vì thế mà ‘may nhờ,rủi chịu”: Cha quản xứ ‘ngon lành” (ấy là theo những đánh giá chẳng theo tiêu chí nào,mà là cảm tính từ giáo dân hoặc người quan sát), thì giáo xứ cũng ‘ngon lành’, cha con thuận hoà,vui vẻ; còn xui xẻo Cha quản xứ tính khí ‘khác người’, hoặc mang những bệnh như là đau bao tử khiến ngài trở nên cáu gắt khó gần, thì bầu khí giáo xứ ấy có nguy cơ buồn thảm, lạnh lẽo. NẾU các chủng viện chú trọng đến Quản Trị cũng quaqn trịng không kém caá khoa Triết, Thần…, thì sẽ tạo cho các linh mục căn bản về tổ chức, điều hành,quản lý một cách khoa học. Các sáng kiến cá nhân khi ấy chỉ làm cho công việc QUẢN TRỊ nên phong phú và lợi ích, mà không phá vỡ kết cấu chung. Những điều nầy, cần đến sự chịu khó suy nghĩ, nghiên cứu và tham mưu của các uỷ ban thuộc HĐGM Việt Nam. Các Vị thường là những người có nhiều cơ hội đi đây đi đó, nhất là ở ngoài nước, việc quan sát,học hỏi,’gạn đục khơi trong” hoàn toàn nằm trong khả năng của mỗi người.

Lúc “trà dư tửu hậu”, giáo dân tụm năm tụm ba nói ra rất nhiều ưu tư về Giáo Hội của mình. Không còn sớm nữa, ngược lại là đằng khác. Những bài học quá khứ ngay trong Giáo Hội Việt Nam,qua hơn 350 năm hay là trong 50 năm ‘trưởng thành’, cùng với những biến cố,những thay đổi xã hội và chính trị tận gốc rễ, hoặc là những gì xảy ra trong hai năm qua, là những gì đáng để suy nghĩ với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Thiên Chúa và vì Giáo Hội. Những bài học của một Châu Âu bị tục hoá, hụt hẩng đức tin, đời sống thực hành đạo hầu như đang lụi tàn, bao tệ nạn và bao điều quái dị vô luân đang diễn ra,ngày càng tăng về số lượng và tính chất. Hãy xem một Giáo Hội Pháp, được tôn vinh là Trưởng Nữ Giáo Hội Công giáo, mà nay không còn đến 6% tín hữu thực hành đạo và tổng thống là một người thay vợ như thay áo và những chuyện vô đạo phạm đến Sự Sống liên tục được hợp pháp hoá, thành luật! 35 năm trong ‘thế thủ’, đỡ đòn từ chính phủ vô thần, đã khiến cho Giáo Hội Việt Nam trở thành mụ mẫm, để rồi khi thời cơ đến, nhìn lại thấy mình “bàn tay trắng vẫn ư bàn tay”( lời bản xướng Thuyền Ra Khơi): nhân sự đủ chuyên môn, trình độ là tín hữu Công giáo không có. Bỏ đi hơn 10 năm cấm cách bằng hình thức lý lịch, 20 năm qua, NẾU CÓ THAM MƯU TỐT – dự báo,cảnh báo, đề xuất – thì đã đủ thời giờ để có một thế hệ tín hữu Công giáo đáp ứng mọi điều kiện mở trường học các cấp, mở bệnh viện,v..v…Với việc Việt Nam phải mở cửa, thông thoáng,liệu rồi Giáo Hội Công giáo còn có lý do để quy lỗi nhà nước là cấm cách tôn giáo nữa hay chăng? Có khi người ta mời mọc, mà chúng ta phải nhịn thèm!
Tất cả đều cậy trông vào các uỷ ban,là những tham mưu.

Giáo Hội Việt Nam sẽ đi lên, rạng rỡ với thế giới ‘bên ngoài’,là ngọn đuốc sáng cho xã hội và đất nước Việt Nam, hay rồi sẽ trì trệ mãi, cứ nhìn bóng mình trên vách như vợ con chàng Trương trong truyện cổ, hoặc tệ hơn nữa, như Narcisse cứ say mê bản thân, đến khi “một mai qua cơn mê”, tỉnh giấc mơ màng, thấy mình tụt hậu về mọi mặt. Đã không ít người nhìn anh em Tin Lành, Phật giáo mở mang,xây dựng hết cơ ngơi nầy, đến công tác nọ, thì phản ứng rất xấu và rất hèn, bằng việc ‘lắc đầu bỉu môi”, cho rằng làm để ‘lên tivi”, rằng ‘do nhà nước ủng hộ”, rằng ‘nhà nước vô thần muốn có đối trọng với đạo Công giáo” : toàn là những đề cao mình lên tận mây, xa thực tế và bỏ qua biết bao cơ hội. Mấy hôm nữa,ngày 06.08, phụng vụ Giáo Hội mừng lễ Hiển-Dung. Chúa Giêsu dùng Hiển Dung để cho ta niềm tin cậy mến,khi ‘hạ sơn”, khi sống nên Ánh Sáng – Men Bột – Muối Đất giữa thế gian. Giáo Hội Việt Nam càng gian khổ trong cuộc hạ sơn và sống chứng nhân nầy, càng đòi hỏi phải canh tân, lột xác hằng ngày. Nhưng phải được các Chủ Chăn dẫn đắt, hướng dẫn.

Tất cả đều cậy trông vào các uỷ ban, là những tham mưu.

 

Ngày 31.07.2010
Lễ kinh Thánh Inhatiô Loyola
Giuse Nguyễn-Thế-Bài
Giáo dân.
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.