Uncategorized

Người nam thực thụ, người nữ thực thụ

Dưới ánh sáng nghiên cứu nầy, câu hỏi được đặt ra cho mỗi người, cả nam giới lẫn nữ giới : chúng ta đang ở giai đoạn nào trong sự tăng trưởng trong Chúa Kitô hướng tới sự trưởng thành về mặt đàn ông hoặc phụ nữ?

 

 

I. MỘT NGƯỜI NỮ,MỘT PHỤ NỮ THỰC THỤ

 

NHỮNG DẤU TRƯỞNG THÀNH PHỤ NỮ

Một người phụ nữ lý tưởng là gì?

Dưới ánh sáng nghiên cứu nầy, câu hỏi được đặt ra cho mỗi người, cả nam giới lẫn nữ giới : chúng ta đang ở giai đoạn nào trong sự tăng trưởng trong Chúa Kitô hướng tới sự trưởng thành về mặt đàn ông hoặc phụ nữ?

 

 

I. MỘT NGƯỜI NỮ,MỘT PHỤ NỮ THỰC THỤ

 

NHỮNG DẤU TRƯỞNG THÀNH PHỤ NỮ

Một người phụ nữ lý tưởng là gì?

– Một số người (nhất là thời kỳ thập niên 1960s) đã tìm cách xoá bỏ mọi phân biệt giữa nam giới và nữ giới. Tuy vậy,những người nầy khác nhau một cách triệt để,trong thân xác,trong cách suy nghĩ,v..v.. và đây là nguồn mạch làm cho phong phú.

– Một số khác tìm cách hạ thấp phụ nữ. Pierre de Coubertin (người phục hồi phong trào thế vận hội) đã nói :”Một kỳ thế vận nữ giới sẽ là không thực tiễn,không thú vị, không phải gu thẩm mỹ và không đúng”. Từ đó chúng ta hiểu mối nguy khu nói rằng nam giới khác với nữ giới : coi những người nầy cao hơn những người kia.

– Kinh Thánh vinh danh nữ tính. Nó gán cho người nữ một vai trò và một chức năng chỉ riêng cho phụ nữ, trong đời sống lứa đôi cũng như giữa lòng xã hội. Tuy vậy,Kinh Thánh không ưu tiên định nghĩa về các bổn phận, mà chỉ thảo ra những nét đặc thù của nữ tính(féminité). Đã hẳn, cách diễn đạt sự khác biệt hóa nầy sẽ thay đổi tùy theo văn hoá.

Một văn bản chủ chốt về đề tài nầy được tìm thấy trong thư thứ I của Thánh Phêrô Tông Đồ (I Pi 3, 1-6):

 

“Chị em là những người vợ, chị em hãy phục tùng chồng,như vậy,dù có những người chồng không tin Lời Chúa, thì họ cũng sẽ bị chinh phục nhờ cách ăn nết ở của chị em,mà không cần chị em phải nói lời nào, vì họ thấy cách ăn nết ở trinh tiết và cung kính của chị em. Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng hay ăn mặc xa hoa,nhưng là con người nội tâm thầm kín,với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thùy mị,hiền hoà : đó mới chính là điều qúy giá trước mặt Thiên Chúa. Xưa kia các phụ nữ thánh thiện là những người trông cậy vào Thiên Chúa,cũng đã trang điểm như thế.Họ đã phục tùng chồng. Như Bà Sara, bà đã vâng phục ông Abraham và gọi ông là “ông chủ”. Chị em là con cái của Bà,nếu chị em làm điều thiện và không sợ hãi trước bất cứ nỗi kinh hoàng nào’.

 

A. PHÓ THÁC ( 3, 1 – 2)

Văn bản nầy khởi đầu với những đề xuất gây tranh cãi nhất về quan hệ vợ-chồng :”Chị em hãy phục tùng”. Không hề có sai lỗi nào khi viết,cũng không phải là một quan điểm đặc biệt của Thánh Phêrô, vì Thánh Phaolô Tông Đồ cũng diễn tả điều tương tự trong nhiều đoạn khác (Ep 5; Cl 3;Titô 2,5;…).Từ ngữ Hy Lạp là “hupotasso”,một từ ngữ rất mạnh : đặt mình dưới quyền một người cấp bậc cao hơn. Dù vậy đi nữa, cũng không muốn nói về một sự khác biệt về bản thể hoặc một sự thống trị của phái nam,hay là một sự vâng lời mù quáng hoặc là một tình trạng nô lệ.

 

Ngược lại,nó được khắc ghi trong một nguyên tắc chung quan hệ xã hội vốn vượt xa khuôn khổ độc nhất của gia đình : Thánh Phêrô bắt đầu bằng việc gợi lên hạnh kiểm tốt phải tuân giữ giữa người ngoại giáo; sau đó ngài nói về sự phục tùng chính quyền,phục tùng những người chủ,v..v..Trên thực tế, khái niệm phục tùng đụng đến tất cả mọi người. Đây là một điều cần có đối với bất ky nơi đâu có nam giới và nữ giới tụ họp nhau. Trong bối cảnh nầy,sự phục tùng của người nữ chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố khác của sự phục tùng nhau nầy. Có thể từ ngữ thích hợp nhất để tóm tắt thái độ chung của người nữ là “từ bỏ và phó thác” vì thiện ích của người khác.

 

Chúng ta có một gương mẫu tuyệt vời nơi con người Đức Maria: Mẹ nhận từ Thiên Chúa một lời kêu gọi vốn có thể khiến Mẹ phải trả giá bằng cả cuộc đời, vì chấp nhận mang thai mà không kết hôn có thể bị ném đá chết.Nhưng Mẹ đã phó thác cho thánh ý Thiên Chúa.
Quyền lực nữ giới không được biểu thị bằng một lời nói và cũng không bằng bạo lực,mà chính là bằng ảnh hưởng của tấm gương.

 

1. Hạnh kiểm không cần lời nói

Tấm gương có một ảnh hưởng sâu xa để xét đoán và cuối cùng là thay đổi tâm hồn một người nam. Thân mẫu Thánh Augustinô sống với một người chồng khó tính khó nết. Ngài đã nên một tấm gương lạ lùng, đến nỗi Thiên Chúa đã đoái thương ông chồng và cho được chết lành trong đức tin.

1. Thái độ sống khiết tịnh

Khiết tịnh (trong lời nói,trong tư tưởng, trong việc làm) của một người nữ được ca ngợi. Và vì khiết tịnh trở thành một của hiếm , cho nên nó càng rực rỡ. Đó là một thứ trang sức có khả năng làm cho những kẻ cứng rắn nhất cũng phải mềm ra.

2. Thái độ tương kính

Nếu một người chồng cảm thấy một người vợ tôn trọng những lựa chọn,dấn thân,nỗ lực,hy sinh của họ vì Chúa và vì gia đình, thì anh ta sẽ để ý hơn tới lời khuyên nhỉ và lời bàn bạc cũa vợ mình.

 

B. ĐẠO ĐỨC (3, 3 – 4)

 

TRANG ĐIỂM

“ Chị em đừng chỉ trang điểm…”.Thánh Phêrô lo lắng ở đây về khuynh hướng của một số phụ nữ tìm kiếm nhân dạng của họ trong sự “thể hiện”. Do vậy, Ngài mong họ tránh việc thiếu thực chất trong giá trị của một phụ nữ. Một người phụ nữ phải rút ra giá trị của mình từ nội tâm. Kinh Thánh không chống lại những trang sức làm cho dáng bề ngoài nên xinh đẹp (St 24,53),nhưng chê trách những kẻ tìm kiến giá trị của họ trong các đồ trang sức. “Sự khôn ngoan qúy hơn mọi châu ngọc và giá trị hơn tất cả những đồ vật giá trị” (Pr 3,15). Những bím tóc kết được nêu ra trong I Pr 3 được tạo từ đá qúy,không phải là tránh xa sắc đẹp,mà là tránh những chi phí quá đáng để khoa khoang sắc đẹp.Thánh Phêrô khuyên nên trang điểm cho tâm hồn. Loại trang điểm nầy được giấu kín và chỉ tỏ lộ cho những ai bỏ thời giờ để khám phá nó. Người nam biết tôn trọng phụ nữ,sẽ học cách phân tích tỉ mỉ và trân trọng như một kho tàng những gì anh ta đã phát hiện được. Chỉ có một cuộc hôn nhân trọn đời mới cho phép khám phá nhau. Những dấu chỉ trưởng thành nữ giới được tìm thấy trong việc gìn giữa một nội tâm dễ chịu hơn là gín giữ một dàng vẻ bề ngoài ưa nhìn.

 

C. NHÂN ÁI (3, 5 – 6)

1. NHỮNG GƯƠNG SÁNG THỜI TRƯỚC

Thánh Phêrô nêu tên Sara như tấm gương cho mọi phụ nữ noi theo. Bà được coi là thánh không phải vì bà đã hoàn hảo,nhưng là vì niềm tin mãnh liệt của Bà nơi Thiên Chúa. Bà có một lòng kính trọng thật sự đối với ông Abraham và biểu lộ lòng kính trọng đó trong cách Bà nói năng và cư xử với Ông.

2. NHỮNG CƠ HỘI CỦA THỜI HIÊN TẠI

Rất nhiều cơ hội để diễn đạt tính cách của người nữ: Trong thánh đường, trong mái ấm gia đình, trong xã hội,…Trong I Tm 3,11 Thánh Phaolô mô tả những tính cách đòi hỏi nơi một người nữ thi hành công tác: “Các bà cũng vậy,phải là người đàng hoàng,không ngồi lê đôi mách,nhưng biết tiết độ, trung tín trong mọi sự”. Hiện tại nầy được sống không ‘có sợ hãi gì”. Khi một phụ nữ sống tốt lành,thì còn sợ gì chứ? Khi với tin tưởng,người nữ phó thác thân xác và linh hồn cho người chồng mà Thiên Chúa ban cho, thì người nữ ấy được tình trạng của mình bảo vệ che chở, được gìn giữ danh tiếng,không có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu và sống thanh thản trong sáng.

 

 

II. MỘT NGƯỜI NAM, MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG THỰC THỤ

 

NHỮNG DẤU CHỈ TRƯỞNG THÀNH CỦA NGƯỜI NAM

Kinh Thánh tôn vinh sự phát triển chuyên biệt hoá các giới. Kinh Thánh tôn vinh nữ giới và cũng như thế đối với nam giới. Người nam và người nữ,hai hữu thể cùng bản chất,khác nhau về căn bản, giữ nững vai trò khác nhau trong đời sống lứa đôi cũng như trong xã hội. Cũng như đối với người nữ, hãy để ý là Kinh Thánh không định nghĩa chính xác các vai trò nầy, nhưng đưa ra những nguyên tắc mà việc áp dụng thay đổi tùy theo văn hoá.Một văn bản chủ chốt về chủ đề nầy,là thư gửi tín hữu Êphêsô (Ep 5, 25 – 31):

 

“Người làm chồng,hãy yêu thương vợ,như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy,không tì ố,không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào,nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế người chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy có ai ghét thân xác mình bao giờ;trái lại người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình,cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách thánh có lời chép rằng : vì thế người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt”.

 

1. YÊU NHƯ CHÚA KITÔ (5,25 – 27)

Một giới răn “Hãy yêu vợ mình”.

a). Thì của động từ bao hàm một áp dụng liên tục. Các người chồng phải yêi vợ trong mọi hoàn cảnh,cả trong những thời khủng hoảng đời sống vợ chồng. Công thức nầy được giữ lại để cử hành các hôn phối. “Khi tốt đẹp nhất cũng như khi tệ hại nhất”,nhấn mạnh trách nhiệm của người đàn ông đã kết hôn.

b). Tình yêu của người đàn ông không lệ thuộc vào những gì vợ mình làm hoặc vào cách nàng đáp lại người đàn ông.

c). Tình yêu của người đàn ông là một lệnh truyền mà anh ta không thể thoái thác : người ta gặp thấy điều đó 5 lần trong bản văn nầy. Đây không phải là một chọn lựa,mà là một bổn phận. Tại sao bổn phận nầy lại áp đặt cho người nam hơn là cho người nữ? Thật khó nói,nhưng nó nằm ở trung tâm ơn gọi làm chồng của người đàn ông.

Một hình ảnh

Thánh Phaolô muốn rằng chúng ta,những người chồng, “bắt chuớc’ những gì Chúa Kitô làm đối với Hội Thánh. Chúa Kitô đã yêu Hội Thánh bằng một tình yêu vô điều kiện (Rm 5,8), tự nguyện (Đnl 7,7), mãnh liệt (Ph 2,6 -7). Chất lượng tình yêu của một người đàn ông đối với vợ mình cũng phải tiến gần với chất lượng tình yêu của Chúa Kito đối với Hội Thánh.

Những người nam,kji họ kết hôn, phải biết rằng họ trao hiến cho vợ mình. Họ từ bỏ một số khía cạnh trong cuộc đời mình vì thiện ích của vợ mình. Họ quyết định không bao giờ để cho bất cứ điều gì ưu tiên hơn so với vợ mình.

Tình yêi Chúa Kitô đối với Hội Thánh là một tình yêu xây dựng : nó tìm cách xây dựng Hội Thánh và hứa làm cho Hội Thánh sẽ nên hoàn hảo một ngày nào đó. Tình yêu của một người đàn ông đối với vợ mình cũng phải mang tính xây dựng. Mục tiêu của nó là làm cho thăng tiến nhân cách,tài năng, sự dấn thân,tầm nhìn, đời sống nội tâm và công việc của vợ mình.

 

2. YÊU NHƯ YÊU CHÍNH MÌNH ( 5, 28 – 30)

Một lệnh truyền

“Các người chồng phải yêu vợ mình như yêu chính thân thể mình. Ai yêu vợ mình cũng yêu chính mình”. Lệnh nầy, sự so sánh nói về chính thân thể của người chồng . Khi chúng ta ốm đau, chúng ta tìm cách làm dịu những bộ phận thân thể bị bệnh và chăm sóc chúng. Cũng những thứ chắm sóc ấy phải được áp dụng cho người vợ. Các ông chồng phải từ chối không được để tính ích kỷ tự nhiên thao túng, vì nó sẽ làm đổ vỡ quan hệ nầy.

Một hình ảnh

Thánh Phaolô đưa ra một hình ảnh : Thân thể con người là một hình ảnh của Hội Thánh. Mối liên hệ của Chúa Kitô đối với Hội Thánh,Nhiệm Thể của Người, là một tương quan về quyền bính thiêng liêng. Tuy vậy, không phải trước hết quy định cho người đàn ông được chỉ huy, mà là được đòi hỏi phải yêu thương. Nhưng vị trí của người đàn ông bao hàm một trách nhiệm, phải cho thấy mình là một ‘người đứng đầu ân cần”. Cả ở đó nữa, khuôn mẫu là Chúa Kitô : Người lo lắng cho “nhiệm thể” của Người là Hội Thánh, bằng việc trao ban sự sống của Người vì Hội Thánh ( Mt 20, 25 – 28) và phục vụ các môn đệ của Người (Ga 13, 1 – 5).

 

3. YÊU NHƯ KEO SƠN

“ Vì thế người đàn ông sẽ từ bỏ cha mẹ mình để gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ nên một thịt”. Từ ngữ Hy Lạp được dịch thành “gắn bó” muốn nói là ‘dán dính chặt vào” với ý nghĩa tình dục rõ rệt. Đặc tính của một loại keo tốt, đó là hợp lại mà không cón có thể tách rời được nữa. Một hình ảnh lý tưởng của hôn nhân!

Một đặc tính thứ hai của một thứ keo tốt, đó là kết nối lại hai vật mà không thể chen vào đó bất cứ thứ gì khác nữa. Tóm lại, Kiinh Thánh muốn nói đến sự tinh khiết trong lòng hôn nhân ( Dt 13,4).

Hình ảnh có hai khía cạnh nầy; một khía cạnh tích cực : phải hết sức có trí tưởng tượng để học cách tạo ra một sự kết hợp làm thoả mãn nhau; một khiá cạnh thụ động : cấm mọi hiện diện nào khác thiết lập giữa hai vợ chồng, vì điều đó phản lại giao ước hôn nhân. Ta hãy tố giác một ít chuyện hoang đường lừa gạt về vấn đề ngoại tình:

– Cho mình được an toàn khỏi cái bẫy nầy : là phương thế bảo đảm nhất sẽ rơi vào một ngày nào đó. Đó là ‘lòng kiêu ngạo tiêu biểu trước khi sa ngã” ( Cn 16,18).

– Cho rằng ngoại tình không có ảnh hưởng trên đời sống chúng ta hoặc trên tổ ấm gia đình chúng ta ; cả đó nữa, một lời dối trá đáng sợ. Nếu Thiên Chúa tha thứ tội lỗi, thì những hê quả của sự sa ngã có thể sẽ phải trả giá đắt. Một đời sống hôn nhân bị vứt bỏ xuống đất một cách tàn nhẫn; những đưa con rơi vào hoảng loạn.

– Tin rằng một phụ nữ khác sẽ đem đến thoả mãn hơn. Làm sao tính ích kỷ lại là nền móng cho một sự kết hợp lâu bền được chứ?

 

Trong nền văn minh của chúng ta, lời kêu gọi sống khiết tịnh phải đặt lên hàng đầu. Chúng ta, cánh đàn ông, phải giúp đỡ nhau, phải động viên nhau và đấu tranh để sống ở mức độ nầy. Sự thành công của cuộc sống làm chồng có khả năng yêu thương theo gương Chúa Kitô cũng tùy thuộc vào những điều đó.

 

—————————–

Làm sao định nghĩa một người nữ,một phụ nữ thực thụ? – Nàng từ bỏ mình vì thiện ích của những người khác, nàng khiến người ta chú ý đến lòng đạo hạnh, lòng nhân ái và sự không sợ hãi.

 

Làm sao định nghĩa một người na,một người đàn ông thực thụ? – Anh ta sẽ quyét định yêu thương vợ mình; anh ta sẽ từ chối để cho tính ích kỷ hành động tự do và sẽ sống chung thủy.

 

Dưới ánh sáng nghiên cứu nầy, câu hỏi được đặt ra cho mỗi người, cả nam giới lẫn nữ giới : chúng ta đang ở giai đoạn nào trong sự tăng trưởng trong Chúa Kitô hướng tới sự trưởng thành về mặt đàn ông hoặc phụ nữ?

 

VRAI HOMME,VRAI FEMME
Florent Varak
Promesses No 168 ( 2009) trg 6 – 10

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.