Uncategorized

Tass được quyền tuyên bố

Không ai phủ nhận quyền lực của báo chí và giới truyền thông, nhất là các chính khách, mà thành bại nhiều khi chỉ do được các phương tiện truyền thông ủng hộ hoặc chỉ trích. Nhưng khi xảy ra vụ Watergate và sự ra đi của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon, thì người ta mới ý thức và ngán sợ quyền lực của giới báo chí.

 

Không ai phủ nhận quyền lực của báo chí và giới truyền thông, nhất là các chính khách, mà thành bại nhiều khi chỉ do được các phương tiện truyền thông ủng hộ hoặc chỉ trích. Nhưng khi xảy ra vụ Watergate và sự ra đi của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon, thì người ta mới ý thức và ngán sợ quyền lực của giới báo chí.

 

Từ vụ bắt năm “tên trộm” đột nhập văn phòng Đảng Dân Chủ tại khách sạn Watergate ở Washington D.C vào ngày 17.06.1972, FBI lần ra manh mối của chiến dịch do thám nầy, mà thủ phạm là các nhân vật thân cận và ủy ban vận động bầu cử của tổng thống đương nhiệm Richard Nixon. Tuy nhiên các kết quả điều tra chỉ bùng nổ khi hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein công bố chúng trên tờ Washington Post. Ngày 09.08.1974, ông Nixon tuyên bố từ chức.

Trong bảng xếp hạng năm 2010 của tạp chí uy tín Forbes được công bố ngày 10.03 vừa qua, ông trùm viễn thông Carlos Slim, người Mehico, xếp hạng ba năm 2009, năm nay chiếm vị trí số 1 trong các tỷ phú giàu nhất hành tinh, đánh bật cả tỷ phú Bill Gates ra khỏi vị trí dẫn đầu. Một số ông trùm truyền thông tuy không có tài sản kếch xù như thế, như là Rupert Murdoch, Kenneth Thompson, Conrad Black, nhưng cũng phất lên nhanh chóng nhờ vào thứ quyền lực vô hình (và cũng rất ‘vô tình’) nầy. Một người khác tuy không nằm trong những tỷ phú hàng đầu thế giới, nhưng cho thấy những lợi thế chính trị hết sức to lớn do việc sở hữu ba hãng truyền hình quốc gia và một nửa số khán giả truyền hình cả nước Ý : thủ tướng đương nhiệm Ý Silvio Berlusconi. Dù bị nhiều tai tiếng cả về vấn đề tài chính lẫn quan hệ tinh cảm, nhưng ông chủ hãng quảng cáo và truyền thông hàng đầu nước Ý Publitalia và nhà xuất bản lớn nhất nước Ý Arnoldo Mondadori, chưa kể còn sở hữu một hãng phim và câu lạc bộ bóng đá AC Milan nỗi tiếng thế giới, đã không khó khăn vượt qua mọi đối thủ chính trị.

Ngày nay hãng thông tấn Nga Itar-Tass chỉ còn là cái bóng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của Hãng thông tấn Tass thời Xô-Viết. Là cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Liên Xô, mỗi bài viết của Tass là một nghị quyết, một mệnh lệnh, mà người ta chỉ có việc nghe theo, học tập để quán triệt (nhiều khi vì quá sốt sắng lập công hoặc do sợ hãi,mà vượt xa cả chủ ý của các ‘tác giả’) và thực hiện. Bộ phim dài tập hiếm hoi thời bấy giờ chuyển thể từ bộ tiểu thuyết trinh thám 46 tập cùng tên “Tass được quyền tuyên bố”, của Julian Semyonov, cho thấy dù chỉ là hư cấu, nó cũng cho ta thấy ẩn hiện quyền lực sinh sát của các nhân vật đứng đàng sau và chỉ huy Tass : Tass chẳng có “quyền tuyên bố” gì, mà chỉ được “phép công khai” những gì có thể tiết lộ, không phải vì tự do báo chí, mà nhằm mục đích tuyên truyền có lợi cho nhà nước cộng sản xô-viết. Nhưng cùng với quyền lực của các nhân vật chóp bu điều khiển cơ quan ngôn luận nầy, thì Tass quả thật là một đế chế đầy quyền lực và đáng sợ trước khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Tass được quyền tuyên bố. BBC, Reuters hoặc các hãng tin khác trên thề giới đều có quyền tuyên bố. New York Times, tờ báo đã đưa ra vụ lạm dụng tình dục của linh mục Murphy, cũng có quyền tuyên bố. Nhưng cái quan trọng là họ đã sử dụng quyền lực báo chí như thế nào. Phân tích quyền lực báo chí,người ta dễ nhận thấy quyền lực ấy bị thao túng theo mục đích và ý đồ riêng của các ông chủ, nhưng luôn nhân danh một lý tưởng nào đó, những lý tưởng mà bình thường họ chẳng tin hoặc quan tâm.Ở New York Times thì mục đícch đã rõ : muốn gán ghép Giáo Hội vào những vụ bê bối tình dục do một số giáo sĩ phạm. Chủ tâm hạ uy tín của Giáo Hội Công giáo, làm cho ngay cả các tín hữu cũng giảm hoặc mất đi lòng tin vào Giáo Hội, vốn xưa nay là tiêu chuẩn và thước đo về đạo đức và luân lý. Nhưng cái bia họ nhắm vào, quyết tâm hạ gục, làm tiêu tan thanh danh, chính là Đức Thánh Cha. Nhưng “sự thật sẽ giải phóng các con” ( ): càng điên cuồng tấn công, New York Times cá các tiện truyền thông càng lộ rõ những kẻ hở và mâu thuẫn ngày càng lớn và nay thì họ bị trả lại gấp bội những gì họ đã gây ra. Giáo Hội của các tội nhân, nhưng Giáo Hội không bao giờ là tội lỗi và sự thánh thiện tinh tuyền của Giáo Hội đã rửa trôi những tì ố, thanh luyện mọi thành phần Dân Chúa, để thay vì chìm sâu do những phong ba bão táp chưa từng thấy như vừa qua, con thuyền Giáo Hội một lần nữa vững vàng vượt qua giông tố và khẳng định căn tính của mình : do Chúa Kitô xây nên và làm Đầu.

Nhưng có một loại quyền lực thứ ba, đang được rất nhiều người nại tới, sử dụng, để làm cho “quyền được tuyên bố” của họ có nền tảng, cội nguồn từ trên cao, từ Thiên Chúa. Họ như muốn hô lên : Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chỉ có điều “thánh ý” ấy do họ chế tạo và trao cho Chúa Cha. Họ “thay trời hành đạo”. Đối tượng vẫn là Giáo Hội và các chủ chăn, nhưng là Giáo Hội địa phương, Giáo Hội Việt Nam. Nếu New York Times, các hãng tin và nhật báo, tạp chí khác trên thế giới còn đưa ra được không ít sự thật trong chi tiết các vụ việc, thì những Giuse, Gioan, Phêrô tín hữu Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước (ít ra là theo lời tự xưng) lại từ xa ngồi suy diễn và suy đoán, để rồi dồn dập đưa tin, viết bài, giống hệt như họ là người trong cuộc, mắt thấy tai nghe, với ước ao “tẩy uế” Giáo Hội Việt Nam và cải tạo hàng giáo phẩm, mà họ cho là đã hư đi, bị dắt mũi và làm theo lệnh của các thế lực đang thao túng Giáo Hội, đang hả hê vì những kết quả đạt được. Và Đấng giúp họ thực hiện phương pháp nầy, cho họ “được quyền tuyên bố”,- theo họ – chính là Chúa Thánh Linh, Thần Chân Lý. Khi Chúa Thánh Thần lên tiếng, ai còn dám phản ứng hoặc phản đối?

Và khi người ta tuyên bố “sở hữu” Chúa Thánh Linh rồi, gần như “đăng ký bản quyền”, thì mọi khuyên can, mọi giải thích và đối thoại làm sáng tỏ chẳng những đều tỏ ra vô ích, mà còn như chọc giận họ. Rất may là mấy anh vô thần không biết đến Chúa Thánh Linh và thứ thẩm quyền vô song khi nhân Danh Người, bằng không các nghị quyết, tham luận chính trị, đường lối chính sách của đảng phái, chế độ, mà cũng nhân danh Thần Chân Lý, thì quả là gay go! Cách làm của các Giuse, Gioan, Phêrô, kiểu giống những nhóm “Chúng tôi cũng là Giáo Hội” (Nous sommes aussi l’Église) bên Bắc Âu, cuối cùng cũng đã đạt được những kết quả không nhỏ: sử dụng con bài “Đức Tổng Giám Mục Giuse” để kích động chống lại Đức phó Tổng giám mục Phêrô, mà thực chất họ chẳng kính trọng, yêu thương gì, bằng chứng là họ cắt xén, nhào nặn lời Ngài theo ý (đồ) họ, cứ một hai buộc Ngài phải tử vì đạo và đồng loả với họ. Vì mục tiêu cuối cùng không phải là tổng giáo phận Hà Nội, hoặc cá nhân hai vị nguyên và tân tổng giám mục, mà là cả Giáo Hội Việt Nam :”Ta sẽ cho Ông tất cả những thứ đó, nếu Ông sấp mình bái lạy ta” (Mt 4,9). Những con chiên ngoan đạo chân chất của giáo phận Hà Nội, xưa nay chỉ nhìn thấy một thầy “trường lý đoán” thôi, đã nghiêng mình kính cẩn, nay thấy mình quan trọng hẳn ra, “được quyền tuyên bố”, nhìn vị tân chủ chăn “khó ưa” bằng nửa con mắt, chẳng khác nào Evà giờ phút được Con Rắn khai tâm cho biết “bụng dạ không tốt” của Thiên Chúa, chỉ muốn giữ riêng cho Người hiểu biết về Sự Lành – Sự Dữ. Sự Lành – Sự Dữ không cần chờ đơi tháng ngày dài để thấy. Giờ đây hồi tâm lại, người ta biết đằng sau những âm mưu phá hoại Giáo Hội không hề có bóng dáng Chúa Thánh Thần, mà chỉ là Satan.

Nói cho nhiều, cũng vậy thôi. Chỉ xin ghi lại Giáo Lý Công Giáo về Giáo Hội và Chúa Thánh Thần :
Vì là sự hiệp thông sống động trong đức tin các tông đồ do Hội Thánh lưu truyền, nên Hội Thánh là nơi ta nhận biết Thánh Thần :
– trong Kinh Thánh được Người linh hứng
– trong Thánh Truyền mà các giáo phụ là những chứng nhân cho mọi thời đại
– trong Huấn Quyền được Người trợ lực
– trong Phụng Vụ Bí Tích mà qua các biểu tượng và lời nói,Thánh Thần giúp hiệp thông với Chúa Kitô
– trong kinh nguyện, lúc Người chuyển cầu cho chúng ta
– trong các đặc sủng và thừa tác vụ xây dựng Hội Thánh
– trong các dấu chỉ đời sống tông đồ và thừa sai
– trong chứng từ của các thánh, nơi Người biểu lộ sự thánh thiện của Người và tiếp tục công trình cứu độ
(Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1997 § 688)

Vì thế, "Hãy bước đi trong Thần Khí, và đừng chiều theo những ước muốn của xác thịt" (Gl 5,17 ; x. 5,22). "Đừng làm phiền lòng Thánh Thần" (Ep 4,30).

ĐƯỜNG TÌNH CHÚA DẪN CON ĐI 50

HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU – THÁNH VỊNH 50

MỘT TẤM LÒNG TAN NÁT…
Bài Miserere (Xin thương xót) từ bao thế kỷ qua đã mang, đã thanh luyện, đã dẫn về Thiên Chuá những nỗi thống khổ lầm than của nhân loại, đến mức có nguy cơ sáo mòn. Phải tái khám phá vẻ đẹp thuần khiết và tuyệt diệu của nó. Phải để mình thả hồn vào những chuyển động mạnh mẽ và chắc chắn nầy,như một đợt triều tội lỗi dâng và,cứ mỗi khi có con sóng,dưới mặt trời ân sủng,làm tung lên tia sáng chói ngời của một linh hồn gặp được chân lý và tình thương của Thiên Chúa. Mỗi câu trong thánh vịnh nầy chứa đựng một ánh sáng. Người ta ví thánh vịnh nầy với một viên trân châu : mỗi câu như một mặt chói ngời. Cần phải đọc thánh vịnh nầy từ đầu chí cuối, vì nó chứa một sức sống không được làm chết đi, nhưng khi đọc tới đâu thì phải lợi dụng ánh sáng tinh khiết và mới mẻ đến với chúng ta từng lúc : rằng Thiên Chúa có thể xoá đi và làm tan biến bất cứ lầm than nào, trả lại cho chúng ta sự trong trắng tâm hồn, tái tạo chúng ta; rằng chúng ta phạm đến Chúa, phạm đến một mình Chúa.Nhưng rút cuộc Chúa lại chỉ chờ đợi từ chúng ta, để tha thứ và tỏ lòng bao dung của Người, tấm lòng tan nát khiêm cung vì thống hối tội nhơ.

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.