Uncategorized

Lịch sử Giáo Hội … 2

Theo lời kể của người chứng Laktantius, giáo-sư đại-học Nikomedia thì “chính Galerius đã tự tay châm lửa“ cả hai lần, nhưng ông đã đổ tội cho người ki-tô. Và để cho sự việc thêm khả tín, ông đã nán lại trong cung cho tới giờ phút cuối mới tìm cách thoát ra.
 

TRÌNH THUẬT 2

THỬ LỬA LẦN CUỐI

Theo lời kể của người chứng Laktantius, giáo-sư đại-học Nikomedia thì “chính Galerius đã tự tay châm lửa“ cả hai lần, nhưng ông đã đổ tội cho người ki-tô. Và để cho sự việc thêm khả tín, ông đã nán lại trong cung cho tới giờ phút cuối mới tìm cách thoát ra.
 

TRÌNH THUẬT 2

THỬ LỬA LẦN CUỐI

Hoàng-đế Diokletian (284-305) không đóng đô ở Rô-ma, nhưng ở Nikomedia, gần thành-phố mà về sau gọi là Kon-stan-ti-nôp (Thổ-nhĩ-kì). Từ hoàng-cung ông có thể quan-sát những người ki-tô tới dự lễ ở một nhà thờ gần đó. Họ là những người dân hiền-hoà.

Đã từ lâu Diokletian thấy không có lí-do gì để truy-nã đám người này. Cho đến một hôm xẩy ra chuyện Galerius thua vụ cá-độ xem gan. Galerius đổ cho rằng vì có sự hiện-diện của bọn ngoại đạo (ki-tô hữu) nên thần đã không chứng lời cầu của ông. Galerius là vua phụ-tá và là con rể của Diokletian. Dưới áp-lực liên-tục của Galerius, Diokletian sau 19 năm trị-vì cuối cùng đã phải ra một "chiến-dịch tẩy sạch“ người ki-tô. Theo ý Hoàng-đế, chiến-dịch phải tiến-hành trong hoà-bình và không đổ máu. Nhưng Galerius đã biến chiến-dịch đó thành những đợt sóng chôn vùi tất cả những gì được gọi là ki-tô.

 

Trước hết "làm sạch" trong cung

Ngày 23.02.303 Đế-quốc Rô-ma ăn mừng lễ thần Terminus của họ (Terminus = "Kết-thúc", "Cột biên-giới").

Cũng có nghĩa là mừng sự "kết-thúc" của Ki-tô giáo. Ngày đó, Diokletian cho phá sập nhà thờ ở Nikomedia, đốt các sách ki-tô giáo và ra lệnh "tước quyền công-dân những ai giữ các trách-vụ danh-dự và tước quyền tự-do những kẻ làm nhân-viên phục-dịch“.

Diokletian mở đầu chiến-dịch từ trong hoàng-cung. Và ông ngỡ-ngàng, vì ngay trong vòng thân-cận ông đã có khá nhiều nhân-viên có đạo. Ngay vợ ông Priska và con gái Valeria cũng đã theo Ki-tô giáo. Rồi ông cho điều-tra quân-đội và bộ máy công-quyền. Ai không chịu tế thần thì bị đuổi. Ông buộc vợ và con gái tế thần. Một trong những nạn-nhân ki-tô đầu tiên là người đã cả gan bóc xé công-khai “Lệnh làm sạch“ của Hoàng-đế. Anh bị án dàn hoả. Nhưng anh chết không phải là vì ki-tô hữu, nhưng bị gán cho tội phản quốc và khi vua.

Ngày nọ, hoàng-cung bị cháy. Diokletian phải khó-khăn lắm mới thoát ra được. Ông liền ra lệnh tra-tấn hoặc giết toàn-bộ gia-công, quan-chức và tư-tế trong cung. Hai tuần sau, cung lại bị cháy. Theo lời kể của người chứng Laktantius, giáo-sư đại-học Nikomedia thì “chính Galerius đã tự tay châm lửa“ cả hai lần, nhưng ông đã đổ tội cho người ki-tô. Và để cho sự việc thêm khả tín, ông đã nán lại trong cung cho tới giờ phút cuối mới tìm cách thoát ra.

Cung của phụ-tá Galerius ở Sirmium (nay là Mitrovica ở Nam-tư). Nhưng ông ít khi ở đó, mà hầu hết thời-gian lưu tại Nikomedia, bên cạnh Diokletian. Galerius cho rằng Ki-tô giáo là cản-trở cuối cùng cho uy-quyền tuyệt-đối của ông. Ông hi-vọng sau chiến-dịch “làm sạch“ này sẽ làm sống lại được việc thờ-phượng các thần Rô-ma. Ông ghét ki-tô hữu một phần cũng vì ảnh-hưởng của mẹ ông. Người đàn bà này ghét cay ghét đắng Ki-tô giáo và không ngừng thúc con tiêu-diệt.

Sau những vụ lộn-xộn ở Nikomedia, năm 304 Diokletian ra thêm một dụ nữa: giết tức khắc những ai không chịu tế thần. Đây là khởi đầu cuộc bách-hại Ki-tô giáo lần cuối cùng, nhưng dã-man và được chuẩn-bị về mặt pháp-lí chu-đáo nhất. Nó kéo dài 8 năm và khiến gần 1500 người chết.

Chiến-dịch diệt đạo triệt-để nhất được tiến-hành trong vùng lãnh-thổ của Galerius. Ông không từ một tàn-bạo nào, miễn là để quyền-uy mình được thêm vững.

 

Diokletian mất lúc về hưu

Hoàng-đế Diokletian là con của một người nô-lệ gốc Dalmatin. Khi làm đế, ông để dân chúng tôn thờ như một vị thần. Gặp ông, phải quì gối. Ban đầu ông trị-vì cả Đế-quốc Rô-ma. Về sau, năm 286, ông cử Maximian làm phụ-đế (Augustus) coi-sóc Đế-quốc Phiá Tây, Bảy năm sau ông lại phong thêm hai vua phụ-tá (Caesar): Galerius cùng ông cai trị phiá Đông và Konstantius Chlorus cùng Maximian phiá Tây. Konstantius Chlorus đóng dinh ở Trier (Đức). Diokletian cho chia lại Đế-quốc ra làm nhiều vùng hành-chánh lớn – gọi là điạ-phận. Năm 305 Diokletian từ chức vào tuổi 55 và lui về ở ẩn trong dinh Palatum (nay là Split ở Nam-Tư). Dinh này lớn đến nỗi vào năm 1926 trên đống gạch vụn người ta còn đếm được 278 căn nhà. Năm 308 nội-chiến bùng nổ, người ta cử Maximian về mời ông ra nắm quyền lại, nhưng ông trả lời Maximian: Nếu như ngươi thấy rau cải trong vườn ta tươi tốt như thế nào thì hẳn ngươi sẽ không nỡ yêu-cầu ta bỏ cuộc sống thoải-mái này.

Về hưu, ông còn phải mục-kích cảnh vợ và con gái ông bị giết vì theo đạo Ki-tô khi đang trên đường về với ông.Sau đó, càng ngày ông càng quẫn trí.Ông chạy khắp dinh,miệng la lớn những tên người mà không ai hiểu.

Hai năm sau khi ra lệnh truy-nã ki-tô hữu, Diokletian về hưu. Cuộc bách-hại cuối cùng vì thế xẩy ra trong lúc gần như không còn có ông. Khi việc bắt-bớ ngày càng trở nên tàn-bạo thì ki-tô hữu được một số người ngoại-giáo bảo-vệ và che dấu. Ở Đế-quốc Phía Tây, nơi phụ-tá Konstantinus Chlorus cai-trị, việc bách-đạo chỉ qua-loa. Ông này ra lệnh chỉ phá các nhà thờ thôi. Chút tự-do cho Ki-tô giáo này vế sau được con của ông là Konstantin mở rộng.

 

Khởi đầu với ngờ-vực

Đạo Do-thái được bảo-vệ trong lãnh-thổ Đế-quốc Rô-ma. Ki-tô giáo nhờ vậy đã âm-thầm lớn lên dưới bóng che của đạo này. Khi những cuộc bách-hại nổ ra, Giáo-hội đã đủ sức để sống-còn. Căn-nguyên bắt-bớ lúc đầu thường là do những ghen-ghét và hận-thù cá-nhân, rồi cả những tố-cáo nghi-ngờ nhau. Chẳng hạn người ta tố ki-tô hữu là bọn ăn thịt người và loạn-luân, vì người ta hiểu sai câu nói: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta..“ Những bách-hại trong giai-đoạn đầu cũng do nơi việc nghi-ngờ ki-tô hữu là kẻ gây ra các tai-ương như cháy thành Rô-ma dưới thời Nê-rô (năm 64), động đất, dịch, bệnh, mất mùa, hạn-hán. Các điều vu-vạ này xưa nay vẫn bị đổ diêu cho các nhóm thiểu-số. Bao lâu chưa trở thành đe-doạ cho quốc-gia, ki-tô hữu vẫn được dung-túng, dù có xẩy ra những cuộc bắt-bớ có tính-cách điạ-phương như ở Xi-li. Vì ki-tô hữu là những người hiền-hoà, đóng thuế đúng hạn, nên các hoàng-đế đâm ra khó xử và có thái-độ bất-nhất trong một thời-gian dài. Dưới thời hoàng-đế Commodus, lên ngai năm 180, ki-tô hữu được sự che-chở khá mạnh của hoàng-hậu Marcia. Thời Karacalla (211-217) nghe nói có cả một đơn-vị quân-đội người ki-tô. Hoàng-đế Philippus Arabs (244-249) trao-đổi thư-từ với nhà thông-thái ki-tô nổi danh Origenes, vì thế mà người ta nghi chính ông cũng là một ki-tô hữu. Thời Septimius Severus (193-211) kém may-mắn hơn. Tuy nhiên, ông này cũng để đạo tự-do, chỉ cấm thần-dân không được trở lại Ki-tô giáo mà thôi. Những người ki-tô trong cung ông cũng được bảo-vệ.

 

Bách-hại triệt-để

Chỉ tới khi hoàng-đế Decius (249-251) lên ngôi, ki-tô hữu mới bị truy-nã một cách toàn-diện trên khắp Đế-quốc và với pháp-lệnh rõ-ràng. Năm 250 ông xuống lệnh bắt mọi thần-dân Rô-ma phải thờ các thần của Đế-quốc hoặc thờ hoàng-đế (việc tế thờ hoàng-đế được Domitian ban ra năm 96) và những ai không tuân sẽ bị trừng-phạt. Tuy nhiên, Decius không buộc ki-tô hữu phải bỏ đạo. Họ chỉ cần đứng trước bàn thờ và thẩy vài hạt trầm-hương là đủ để được cấp chứng-nhận đã tế thần. Trong vài trường-hợp người ta có thể mua chứng-nhận. Những người ki-tô không chịu tế bị kết tội phản quốc và bất-trung với hoàng-đế. Tôn-giáo và chính-trị bị tròng-tréo vào nhau một cách nguy-hiểm.

Thời Đế-quốc Rô-ma xưa không có chuyện tiêu-diệt tôn-giáo – như trong các nước cộng-sản sau này. Nhưng là sự tranh-chấp giữa hai tôn-giáo. Ai theo tôn-giáo nào không cần biết. Quan-trọng là người đó cũng phải thờ thần-linh của quốc-gia, thần mà người Rô-ma coi là hữu-hiệu nhất. Việc bách-hại nổ ra sau ngày dân đế-quốc ăn-mừng 1000 năm thành lập thành Rô-ma vào năm 248. Trên mặt đồng bạc kỉ-niệm dịp này, họ cho đúc chữ “Saeculum Novum“ để loan-báo một “ Thời-đại mới“. Thời-đại mới này một mặt cho thấy sự suy tàn của tôn-giáo và phong-tục Rô-ma, mặt khác cho thấy sự lớn mạnh của Ki-tô giáo. Cuộc bách-hại ki-tô của Decius là một nỗ-lực vô-vọng nhằm cứu-vãn thời-đại cũ. Nó chấm dứt một năm sau đó, khi Hoàng-đế đưa quân tới sông Donau chống lại cuộc tấn công của rợ Goten và bị tử-nạn ở đó. Hoàng-đế Valerian (253-260) lại tiếp-tục ra những dụ khác chống lại ki-tô hữu. Năm 260 hoàng-đế Gallienus rút lại tất cả các dụ trên. Nhờ đó, người ki-tô được yên cho tới khi Diokletian lên ngôi. Tới phiên ông này lại ra lệnh diệt ki-tô hữu, vì ông cho rằng chỉ khi nào diệt được Giáo-hội ki-tô thì tôn-giáo Rô-ma mới có cơ tồn-tại.

Mẹ của Galerius đã ảnh-hưởng trên các đợt bắt đạo dưới thời Diokletian và Galerius thế nào, thì cũng chính nhờ một người đàn bà, phu-nhân của Galerius, mà những cuộc tàn-sát ki-tô hữu đã được chận đứng. Bà này không ngừng van-xin người chồng mang bệnh ung-thư hãy làm lành lại với “Chúa không thể thắng được của người ki-tô“. Năm 311, vì thấy không thể dẹp được bằng bạo-lực, hoàng-đế Galerius ra dụ khoan-hồng, trong đó cuối cùng ông đã xin người ki-tô hãy "nhớ tới sự thân-thiện của Trẫm" mà cầu-nguyện cho ông.

 

 

TRÌNH THUẬT 3

 

GIAO-HỘI TRONG CƠN LỐC QUYỀN-LỰC CHÍNH-TRỊ

 

Sau khi Maximian từ chức, Konstantius Chlorus, biệt danh "Người mặt chì“, lên kế vị Phụ-đế Đế-quốc Phiá Tây. Lúc còn là một sĩ-quan trẻ, Chlorus đi lại với Helena, cô chiêu-đãi và là con gái của bà chủ quán rượu. Helena sinh cho ông một con trai ở Nisch, người sau này trở thành đại-đế Konstantin. Vì luật thời đó không cho sĩ-quan Rô-ma lấy người xứ thuộc-điạ, nên Konstantin được coi là con ngoại hôn. Cậu bé Konstantin sớm được gởi tới hoàng-cung của chính-đế Diokletian ở Nikomedia để huấn-luyện quân-sự. Khi Galerius lên thay Diokletian, ông cho giữ Konstantin lại làm con-tin, vì sợ bố của cậu là Chlorus làm phản. Chlorus bất-mãn, vì đã không được chọn làm chính-đế kế vị Diokletian.

 

Chiến-thắng ở cầu Milvis

Ngày nọ, Konstantin trốn khỏi Nikomedia, chạy thục mạng nhiều tháng từ trạm thư này qua trạm thư khác, mỗi lần thay ngựa là cậu giết ngay con ngựa cũ mỏi-mệt để những kẻ đuổi theo không thể dùng chúng để đuổi tiếp. Cuối cùng, cậu về tới dinh cha ở Britannia (Anh) bằng-an. Khi phụ-đế Konstantius mất, binh đoàn Rô-ma ở Britannia suy-cử con ông là Konstantin lên kế vị. Cùng lúc ấy, chính-đế Maximian cũng cử con mình là Maxentius ở Ý lên làm phụ-đế Đế-quốc Phía Tây (để thay Konstantius). Konstantin vì vậy đã kéo quân về Rô-ma để ăn-thua đủ với Maxentius.

Đạo binh của Maxentius gồm 170.000 bộ-binh và 18.000 kị-binh. Ngoài ra, anh còn có cả một thành chất đầy lương-thực. Phía Konstantin chỉ có 90.000 bộ- và 8000 kị-binh. Cuộc đụng-độ xẩy ra ở cầu Milvis, cây cầu bắc qua sông Tiber ngày nay vẫn còn. Konstantin thắng trận; Maxentius ngã ngựa té xuống sông chết đuối. Ngày 29 tháng 10 Konstantin tiến vào Rô-ma với danh-nghĩa Phụ-đế mới của Đế-quốc Phía Tây. Dân Rô-ma hân-hoan reo mừng vì thoát được bạo chúa Maxentius.

Sự thường, tất cả các cuộc rước thắng trận đều kết-thúc bằng một cuộc tế-lễ ở điện Kapitol. Nhưng lần này, thay vì tế-lễ, Konstantin cho xây một tượng người tay cầm thập-giá có hàng chữ "Với dấu cứu-độ này, bằng-chứng thật của lòng cam-đảm, Ta đã giải-phóng thành của các ngươi khỏi tay các bạo chúa“. Konstantin tiến vào Rô-ma như một người bạn của tín hữu ki-tô giáo.

 

Chuyện gì đã xẩy ra ?

Tại sao thắng trận mà Konstantin lại không tế-lễ các thần Rô-ma? Hành-động của vị hoàng-đế mới này, về sau được giám-mục Eusebius ở Caesarea giải-thích trong cuốn tiểu-sử Konstantin, là do hậu-quả của một điềm lạ ban ngày xuất-hiện trên trời và một thị-kiến ban đêm của Konstantin: "Khoảng xế trưa“ Konstantin ngửa mặt nhìn mặt trời và thấy "một hình thập-giá chiến-thắng kết-tụ bằng ánh sáng với hàng chữ: ‘Cứ dấu này thì chiến-thắng!’“ Konstantin tỏ ra bối-rối, Eusebius viết tiếp, bởi vì ông không hiểu dấu đó có nghĩa gì. Ông còn mải-mê suy-nghĩ thì đêm đổ xuống và ông ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, ông thấy "Chúa Ki-tô xuất-hiện với dấu lạ ban trưa và lệnh cho ông làm các thuẫn-đỡ có hình dấu ấy mà xông vào trận.“

Có nhiều tài-liệu viết về hiện-tượng lạ này của Konstantin. Nhưng tựu trung, người thời đó và ngay cả Konstantin cũng xác-tín là đã có ơn Chúa giúp.

Thái-độ của Konstantin trước trận thắng quả đáng nói. Các sĩ-quan và thầy tướng-số đều khuyên không nên đánh, vì chắc-chắn sẽ thua bởi quân số quá ít. Nhưng Konstantin đã bất chấp những lời bàn. Hẳn ông phải có lí-do, và lí-do đó hẳn mang tính-cách tôn-giáo. Ngày đó, Konstantin còn sùng-kính "Thần mặt trời“ hay đã ngã về Chúa của ki-tô hữu, điều này ngày nay vẫn không ai biết rõ. Cũng là điều dễ hiểu, khi người Ki-tô giáo xem thị-kiến thập-giá trên là căn-nguyên thắng trận. Và nhờ trận thắng đó mà họ đã được tự-do hành đạo.

 

Cha của ông cũng đã có thiện-cảm với ki-tô hữu

Chúng ta không lạ về thái-độ của Konstantin đối với người ki-tô, bởi ngay cha ông, Konstantius Chlorus, vì sức ép của vợ là thánh Helena, đã từ-chối thi-hành lệnh truy-nã do Diokletian ban ra. Và khi bị người kế vị Diokletian hối-thúc, ông cũng chỉ thi-hành cho có lệ: Ông cho phá sập nhà thờ, nhưng luôn báo trước cho các giáo-sĩ biết để họ kịp thời mang các đồ thánh đi. Chlorus chưa bao giờ ra lệnh truy-nã tín hữu ki-tô.

Konstantius không phải là tín-đồ ki-tô, nhưng, cũng như dân do-thái và ki-tô giáo, ông thờ độc thần, đó là "Thần mặt trời“ (Sol Invictus). Thời đó, tín-ngưỡng đa thần là tôn-giáo chính-thức ở Hi-lạp và Đế-quốc Rô-ma. Các tôn-giáo ở Assyri, Babylon và Ai-cập cũng chịu ảnh-hưởng của đa thần giáo. Cũng vì thờ "Thần mặt trời toàn-thắng“ nên hình-ảnh mặt trời có vai-trò đặc-biệt trong thị-kiến của Konstantin.Thập-giá cũng không phải là cái gì lạ đối với Konstantin, vì lúc thiếu-thời trong hoàng-cung Nikomedia ông đã có dịp làm quen với nhiều ki-tô hữu.

Một lí-do nữa khiến Konstantin có cảm-tình với Ki-tô giáo là vì những suy-nghĩ thực-tiễn về chính-trị. Ông hiểu rằng năng-lực của thần dân ngoại đã cạn và nguồn uy-quyền tương-lai hẳn nằm trong cái Giáo-hội mới đang phát-triển. Chống lại nó do đó là điều thiếu khôn-ngoan.

 

"Dụ Milano" bảo-đảm tự-do tín-ngưỡng

Diokletian chia quyền cai-trị Đế-quốc cho bốn người. Hai hoàng-đế (Augustus) là chính-đế coi Đế-quốc Phía Đông, đóng cung ở Byzanz (về sau gọi là Kon-stan-ti-nôp) và phụ-đế coi Đế-quốc Phía Tây, đóng đô ở Rô-ma. Phụ-tá của hai hoàng-đế là hai vua (Caesar). Sau khi thắng Maxentius, Konstantin một mình trị-vì cả Đế-quốc Phía Tây. Phiá Đông do Licinius cai-quản. Năm 313, Konstantin và Licinius ra một "Dụ“ chung ở Milano, cho phép "ai muốn theo đạo nào tuỳ ý, hầu thần thánh (bất kể thần thánh nào) trên trời có thể chứng-tỏ cho chúng tôi thấy lòng tốt và độ-lượng của thần. Vì vậy“, cả hai lãnh-tụ tuyên-bố, "chúng tôi thực lòng và thẳng-thắn tuyên-bố rằng sẽ không ai bị cấm-đoán khi họ muốn vào đạo Ki-tô.“

Dụ Milano mở cửa cho tự-do tôn-giáo trên khắp Đế-quốc Rô-ma, một tài-liệu bảo-đảm tự-do lương-tâm tuyệt-đối.

 

Đế-quốc trên nền-tảng ki-tô giáo

Ý của Konstantin là muốn đưa Đế-quốc ra khỏi nền văn-hoá cạn kiệt sức sống hiện-tại để phục-hưng trên nền-tảng một văn-hoá mới là văn-hoá ki-tô giáo với một căn-bản đạo-đức mới. Giáo-hội, từ nay, có được cơ-hội đóng-góp tính nhân-bản của mình lên đời sống xã-hội. Nhờ có Ki-tô giáo mà Konstantin bảo-vệ hôn-nhân và gia-đình, bãi-bỏ các hình-phạt dã-man như đóng đinh tội-nhân, đập bể xương ống chân sau khi chịu án tử, nung sắt trên trán, đấu kiếm và những trò chơi trái thuần phong khác. Cũng nhờ Giáo-hội mà Konstantin ân-giảm cho số-phận nô-lệ và tù nhân. Năm 321, ông ra lệnh lấy ngày chủ-nhật làm ngày lễ và sau đó cấm làm việc nặng trong ngày đó. Tóm lại: Nhà-nước cấm hầu như tất cả những gì Giáo-hội cấm. Luật-lệ Giáo-hội gần như là một với luật-lệ thế-quyền.

Dưới thời hoàng-đế Theodosius, năm 381 Ki-tô giáo được nâng lên thành "Quốc-giáo“. Nhưng cũng từ đây, Giáo-hội rơi vào một nguy-hiểm mới, vì sự gắn-bó giữa thế-quyền và thần-quyền sẽ trói cả hai vào một thân-phận chung. Từ nay, nhà-nước bị đe-doạ cũng có nghĩa là Giáo-hội bị đe-doạ và ngược lại.

 

Mặt trái của biến-cố

Việc Konstantin trả tự-do cho Giáo-hội không chỉ mang lại lợi điểm. Người ta từ nay từng đoàn từng lũ kéo nhau vào đạo mà chẳng cần hiểu đạo là gì. Họ theo đạo chỉ vì gió đã đổi chiều. Cho tới lúc đó, nhờ bách-hại mà Giáo-hội tránh được các yếu-tố ngoại-giáo tràn vào. Nhưng giờ đây, chẳng cần "rửa tội bằng lửa“ nữa, mà chỉ cần một lời tuyên-xưng môi-miệng là đủ. Một hiểm-hoạ đặc-biệt quan-trọng: đó là ảnh-hưởng của hoàng-đế trên Giáo-hội. Konstantin tự xưng là "Giám-mục ngoại vụ“. Những người kế vị ông nhúng tay trực-tiếp vào chuyện nội-bộ Giáo-hội.

Quà-tặng Konstantin cho Giáo-hội thật lớn-lao và ý-nghĩa. Giáo-sĩ được miễn thuế và công dịch, chẳng hạn như không phải đi quân dịch. Hàng giáo-sĩ cao cấp được ông trả lương, tặng bổng-lộc và trao quyền xử án việc hộ. Ông tặng giáo-chủ Mil-ti-a-đê điện Lateran, là nơi cư-ngụ của các giáo-chủ cho tới cuối thế-kỉ 14. Qua việc tặng điện Lateran, Konstantin đã nâng cao địa-vị đời và địa-vị xã-hội của các giáo-chủ. Trên điện này, Konstantin cũng đã cho xây ngôi thánh đường đầu tiên để kỉ-niệm chiến-thắng Maxentius. Năm 325 Konstantin cho xây đền thánh Phê-rô ngay trên mộ ngài. Các nguyện đường khác cũng được xây ở Giê-ru-sa-lem (Nhà thờ Mộ thánh), ở Bê-lem (Nhà thờ Giáng-sinh) và ở Kon-stan-ti-nôp (Nhà thờ Hagia Sophia). Đối lại, cái giá mà Giáo-hội phải trả: Phục-vụ sự thống-nhất và quyền-lực của nhà-nước.

 

Các thủ-phủ quan-trọng của Đế-quốc Rô-ma
1. Londonium (London)
2. Lutetia (Paris)
3. Augusta Treverorum (Trier)
4. Colonia Agrippina (Koeln)
5. Moguntiacum (Mainz)
6. Augusta Vindelicorum (Augsburg)
7. Regina Castra (Regensburg)
8. Vindobona (Wien)
9. Verona
10. Toletum (Toledo)
11. Karthago
12. Syracusae (Syrakus) 13. Apollonia
14. Athen
15. Odessa
16. Byzantium (Byzanz, Kon-stan-ti-nôp, Istanbul)
17. Ancyra (Angora, Ankara)
18. Trapecus (Trapezunt)
19. Palmyra
20. Ninus (Ninive)
21. Babylon
22. Alexandria
23. Caesaria
24. Jerusalem

Đế-quốc Rô-ma thời hoàng-đế Augustus
(thời đức Giê-su giáng sinh)
(còn tiếp nhiều kỳ)

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.