Uncategorized

Tâm lý học và công tác đào tạo các chủng sinh 2

Zenit (H). Giáo Hội Công giáo nghi thức la-tinh đã chọn chỉ chấp nhận truyền chức linh mục cho những người có một đặc sủng được thừa nhận sống luật độc thân. Làm sao Tâm lý học tìm được vị trí của nó bên cạnh đời sống thiêng liêng để giúp cho sự trưởng thành của chọn lựa đời sống nầy ?

 

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO CÁC LINH MỤC TƯƠNG LAI

Zenit (H). Giáo Hội Công giáo nghi thức la-tinh đã chọn chỉ chấp nhận truyền chức linh mục cho những người có một đặc sủng được thừa nhận sống luật độc thân. Làm sao Tâm lý học tìm được vị trí của nó bên cạnh đời sống thiêng liêng để giúp cho sự trưởng thành của chọn lựa đời sống nầy ?

 

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO CÁC LINH MỤC TƯƠNG LAI

Trong buổi tiếp kiến chung 2000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 20-8-2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo các linh mục tương lai trên bình diện trí thức và tinh thần, cũng như tầm quan trọng và sự cần thiết của các chương trình thường huấn sau đó. Gợi lại gương của cha Jean Eudes sống vào thế kỷ thứ XVII, là người đã có sáng kiến thành lập chủng viện để đào tạo hàng giáo sĩ giáo phận tại Caen bên Pháp, Đức Thánh Cha nói linh đạo của thánh nhân là trung thành với tình yêu mà Thiên Chúa đã vén mở cho nhân loại trong Con Tim của Chúa Giêsu và Con Tim của Mẹ Maria. Thánh nhân mời gọi mọi người, nhất là các linh mục, dấn thân sống thể nào để có được con tim như con tim của Chúa Giêsu và con tim của Mẹ Maria. Phúc Âm thánh Marcô ghi rõ là Chúa Giêsu đã tuyển chọn các tông đồ để các vị ở với Ngài và để Ngài sai các vị ra đi rao giảng Tin Mừng. Đó cũng là mục đích của thời gian được đào tạo trong các chủng viện.

 

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Jean Louis Brugues, Thư ký Bộ Giáo Dục Công Giáo về việc đào tạo các linh mục

 

Hỏi: Thưa Đức Cha Brugues, các chỉ thị của tài liệu Định hướng công bố năm 2008 có đề cập tới việc sử dụng các khoa học tâm lý trong việc thu nhận và đào tạo các ứng sinh linh mục. Thế thì trong những trường hợp nào có thể cậy nhờ các chuyên viên của khoa tâm lý?
Đáp: Câu trả lời rất đơn sơ: đó là khi nào thấy nó ”cần thiết”. Trong tài liệu của Bộ Giáo Dục chúng tôi đã muốn phản ứng lại hai thái cực. Thái cực thứ nhất là nói rằng tất cả mọi chủng sinh đều phải được các chuyên viên tâm lý thử nghiệm. Thái cực thứ hai là khẳng định rằng cần phải coi chừng đừng có tin nơi khoa tâm lý và các nhà tâm lý. Tài liệu nói trên có giọng điệu rất tích cực đối với vấn đề này. Đôi khi người ta trách Giáo Hội là đã tỏ ra xa cách và đôi khi nghi ngờ khoa tâm lý học. Thật ra không đúng. Bằng chứng là tài liệu của chúng tôi có khẳng đinh rằng khi cần thiết, thì phải nhờ các chuyên viên tâm lý. ”Khi cần thiết” có nghĩa là gì? Đó là khi nó có thể giúp ứng sinh vượt thắng các vết thương chưa lành và chúng gây ra các quấy phá mà chính đương sự cũng không hiểu biết tầm nghiêm trọng của chúng, và thường khi lại đổ lỗi một cách sai lầm cho các lý do ngoại tại, và như thế không có khả năng đương đầu với chúng một cách thích hợp.

(SD 19-8-2009) Chuyển ngữ : Linh Tiến Khải

 

(tiếp theo)

Zenit (H). Giáo Hội Công giáo nghi thức la-tinh đã chọn chỉ chấp nhận truyền chức linh mục cho những người có một đặc sủng được thừa nhận sống luật độc thân. Làm sao Tâm lý học tìm được vị trí của nó bên cạnh đời sống thiêng liêng để giúp cho sự trưởng thành của chọn lựa đời sống nầy ?

Mgr Tony Anatrella (Đ). Đức Phaolô VI đã nhắc lại điều nầy trong tông thư của Người về « Sống độc thân linh mục » (1967) và Đức Gioan-Phaolô II trong « Pastores da vobis » (Thầy ban cho các con các mục tử – 1992) : Giáo Hôi, ngay từ ban sơ, đã thừa nhận rằng ơn gọi sống độc thân tận hiến là bản chất của ơn gọi linh mục. Chức linh mục thừa tác được xây dựng để tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô. Đó không chỉ là tham gia vào chức vụ linh mục của Chúa Kitô, mà còn phải được định hình với Người bằng việc tham dự với Người bậc sống vốn là của Người. Nói cách khác, người cho mình là được Chúa gọi làm linh mục, mà không thừa nhận bậc sống nầy của Chúa Kitô, cho thấy rằng người ấy không ở trong lô-gic của ơn gọi nầy. Mặt khác, người nào đến với Giáo Hội với mong ước trao ban đời sống mình cho Chúa qua đời sống độc thân linh mục, có thể được nhận, ngay cả khi người đó nói rằng chẳng dễ dàng gì hoà nhập bản chất con người của mình vào trong nhân tính của Chúa Kitô. Công tác đào tạo làm linh mục là một việc đào tạo thiêng liêng từ đó mỗi người sẽ được gọi để được định hình theo hình ảnh của Chúa Kitô trước khi được định hình về bí tích khi thụ phong linh mục. Nhưng đạt đến đểm nầy đòi hỏi một sự trưởng thành thiêng liêng sâu xa, nhưng cũng cả sự trưởng thành trí thức, xã hội, đạo đức, tình cảm và tình dục.

Đời sống tâm linh có thể xung khắc với sống thiêng liêng. Nếu sự xung khắc nầy tiếp tục tồn tại và nếu việc đào tạo nhờ khung sư phạm mà nó đưa ra, không giúp nó giải quyết, thì lúc ấy vấn đề tâm lý sẽ phải được đánh giá vì chính nó và phải được xử lý. Với vấn đề thiêng liêng, phải có giải pháp thiêng liêng ; với vấn đề tâm lý, phải có giải pháp tâm lý. Sẽ có thể gây thiệt hại nếu lầm lẫn. Một sự hiểu biết mình tốt hơn, hiểu biết hơn câu chuyện cá nhân cỉa mình hoặc câu chuyện chủ quan của mình, hiểu biết hơn một số biến cố nổi bật, sự vận hành tâm lý riêng, thậm chí hệ thống giải thích làm sai lạc tương quan với nó,với tha nhân và với thực tế, sẽ cho phép làm sáng tỏ nhân cách của người đó và thủ đắc nhiều hơn tự do nội tâm bằng việc tự giải thoát mình khỏi các xung khắc ấu trĩ nầy. Công việc tâm ký nầy, vốn tạo điều kiện thuận lợi cho một sự hiểu biết tốt hơn về chính mình, cũng sẽ hỗ trợ khả năng ý thức về mình của người đó và ủng hộ những gì đến từ người ấy hơn là cứ luôn yêu sách và cứ gán cho những nguyên nhân khác về các điều xấu của mình. Những người lớn thường trách cứ giáo dục, xã hội, Giáo Hội là nguyên nhân các khó khăn của họ, trong khi chúng đến từ họ và từ cách mà họ sống cuộc sống tình cảm và tình dục của họ. Họ có nguy cơ ở trong dự phóng và cách thể hiện nầy. Nếu Lời Chúa có năng lực làm chân lý nơi chúng ta, thì thỉnh thoảng cũng phải đi đến cùng chân lý nầy, sử dụng một phương pháp tiến hành và một nghiên cứu (điều tra) tâm lý có khả năng gỡ rối những khúc mắc nội tâm. Khi đời sống tâm linh được giải thoát khỏi một số xung khắc nội tâm, thì đời sống thiêng liêng sẽ được hưởng mọi ơn ích.

(H). Trong phần giới thiệu những « Định Hướng » nầy của Thánh Bộ La Mã về công tác đào tạo trong các chủng viện, người ta đã nhấn mạnh rất nhiều về « sự tự do » của ứng sinh và về sự bí mật : không thẩm quyền nào được có những chuyện riêng tư của bác sĩ điều trị, mà không được sự đồng ý của bên liên quan. Có thể được chăng ?

(Đ). Giào Hội rất nhạy cảm đối với việc tôn trọng tính toàn vẹn và sự tự do của con người. Trong một xã hội được cho là « minh bạch », nơi mà tất cả mọi thứ phải được để lộ ra trong khi lẫn lộn giữa công và tư, sự riêng tư và những cái thuộc xã hội, kiến thức với ý thức hệ, thì cần thiết phải nhắc lại nguyên lý nầy.

Hai trường hợp có thể xảy ra :

– Người chủng sinh cần phải làm một điều trị tâm lý liệu pháp đối với những vấn nạn vốn không cáo giác những khả năng thích hợp của người đó với chức linh mục, và trong trường hợp nầy,tất cả mọi sự sẽ diễn ra giữa người thực hành và chính người chủng sinh đó mà không ai khác được can thiệp. Sẽ không thông báo điều gì với cha linh hường hay với giám đốc chủng viện ; ngoại trứ tất nhiên trong trường hợp nghiêm trọng hoặc cần phải cho nhập viện.

– Bề trên và hội đồng của ngài mong có ý kiến chuyên môn về tâm lý học, vì ứng sinh đặt ra những vấn nạn khác nhau và trong trường hợp nầy, người đó sẽ được đề nghị tham gia vào một cuộc kiểm tra tâm lý (trắc nghiệm, kiểm tra lâm sàng nhân cách, trao đổi đánh giá) và nếu người đó chấp nhận,thì sẽ được hướng dẫn đến với một chuyên gia, người luôn có sự đồng ý bằng văn bản của chủng sinh nầy, sẽ trao một biên bản cho những người có trách nhiệm của chủng viện. Biên bản nầy có thể bằng nói miệng hoặc bằng văn bản và sẽ được thông báo cho chính ứng sinh

 

(H). Khi những cản trở chỉ cho thấy sự cần thiết phải cần đến một điều trị tâm lý, điều đó có muốn nói về việc ngưng con đường tới chức linh mục chăng ?

(Đ). Không hẳn vậy. Điều trị tâm lý rất có thể được làm trong thời gian đào tạo,như tôi đã phải theo trong nhiều năm những chủng sinh hoạc tu sĩ vẫn tiềp tục được đào tạo và phù hợp với những đòi hỏi của chủng viện, với việc học tập, với đời sống xã hội và thiêng liêng va đời sống tông đồ và tiến bô đáng kể nhờ vào việc điều trị nầy. Lệ thường, cha linh hướng và bề trên tất yếu được thông tin về tình hình nầy, nhưng phương pháp tiến hành vẫn được giữ kín, để người thanh niên nầy và những người khác có thể bảo toàn tự do tư tưởng và tự do hành động của họ. Bề trên và linh hướng cần phải không được can thiệp vào việc điều trị nầy và nhất là tránh can thiệp khi người thanh niên nầy phàn nàn không có tiến bộ, một lời phàn nàn thường hay xảy ra trong quá trình điều trị tâm lý : họ phải khuyến khích người thanh niên ấy nói chuyện đó với người thực hành. Cũng hãy nhấn mạnh rằng người chủng sinh ấy sẽ không được nhận các thánh chức bao lâu chưa hoàn tất việc điểu trị tâm lý. Ngược lại, nếu đó là một nhân cách ngang ngạnh, nếu các vấn nạn quá nặng nề để có thể được xử lý trong thời gian đào tạo, nếu chúng biểu hiện cho một cản trở bất lợi cho đời sống tinh thần và đời sống công đồng, hoặc nếu chúng thuộc về bệnh tâm lý oặc bệnh tâm thần (tâm thần phân liệt, bệnh hoang tưởng, những rối loạn lưỡng cực), thì tốt nhất là ngưng việc đào tạo và hướng họ đi theo con đường hoặc bậc sống khác.

 

(H). Những thanh niên vào chủng viện có bảo đảm sức khoẻ không ?

(Đ). Với tất cả những người mà tôi có dịp gặp gỡ, tôi thấy họ khoẻ về mặt tâm lý. Họ cởi mở, sẵn sàng, quảng đại và có một ước ao mãnh liệt phục vụ Giáo Hội. Họ đã khám phá và đã được bén rễ trong một tương quan sống động với Chúa Kitô. Họ nhạy bén với vẻ đẹp và sức mạnh của Phúc Âm, và họ khát khao được cảm hứng và làm phong phú Truyền Thống của Giáo Hội. Họ đang khám phá những gì các thế hệ trước đây đã không dạy họ, nhưng vẫn qúy trọng các linh mục đàn anh. Họ thường thấy hạnh phúc để ý đến những linh mục mà, mặc cho những khó khăn của đời sống mục vụ (sự khô khan đạo đức, ánh mắt coi thường của xã hội, thiếu phương tiện làm việc), vẫn giữ vững bất chấp tất cả, nhờ ơn Chúa, trong bậc sống của mình và đổi mới trong lòng trung thành. Đa số những thanh niên nầy đều có tính nhân bản tốt đẹp. Đã hẳn, họ có những thiếu sót của thế hệ mình liên kết với những vần đề ly dị, gia đình chỉ có một cha hoặc mẹ, sự giảng dạy yếu kém của nhà trường, trong vòng vây của các phương tiện truyền thông về những khuôn mẫu xã hội về lứa đôi, gia đình và tình dục, nhưng họ không lừa bịp và biết phân biệt những sự vào cuộc và địa hạt mà họ sẽ phải làm công tác mục vụ trên đó. Họ là mùa xuân chức linh mục của Giáo Hội trong sự tiếp nối liên tục việc tông đồ của những người đi trước họ. Họ thao thức muốn khám phá lịch sử đương đại của Giáo Hội, hầu cho di sản của Giáo Hội không bị phung phí trong một sự tục hoá vốn lụy tàn khi lãng quên những sự phong phú của đức tin Kitô giáo. Họ thật sự ước ao khám phá, sống và loan báo một cách mạnh mẽ và kiên quyết những sự phong phú khôn lường của Lời Chúa. Những người trẻ tuổi nầy thưởng đề cập một cách đơn sơ những vấn đề cá nhân mà họ đặt ra cho mình, mà không ngụy trang chúng đàng sau những cân nhắc ý thức hệ.

 

* Nguyên bản : De l’intervention des psychologues auprès des formateurs et des séminaristes

Đức Ông Tony Anatrella – nhà tâm thần học và là chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý Xã hội
 

 

BÀI ĐỌC THÊM :
Có rất nhiều điều cần thảo luận về vấn đề đào tạo linh mục tương lai, nhất là khi Giáo Hội đang có những kinh nghiệm vừa đau đớn vừa bổ ích giúp cho có những định hướng đầy đủ và chính xác trong công tác đào tạo nầy. BTGH xin góp thêm một đoạn về nhân cách con người, do Paul C. Vitz, giáo sư tâm lý học tại Viện Khoa Học Tâm Lý ở Arlington và giáo sư danh dự tâm lý học tại đại học New York.

 

THUYẾT NHÂN CÁCH (PERSONALITY THEORY):

 

Thuyết phân tâm học cho rằng con người là sự phức hợp của các động cơ hình thành nên cái ID (cái nó). Có thể hiểu nó như bản năng thúc đẩy hành động của con người. Đó là những mong muốn khao khát được thể hiện ra bằng hành động nhưng lại luôn chịu sự kiểm soát của hai tầng ý thức là cái tôi (Ego) và cái siêu tôi (superego). Do bị kiểm soát nên “cái ấy” bản năng tìm những cách thức khác nhau để bọc lộ, có thể thông qua giấc mơ nói lỡ lời hoặc mộng du… Cái tôi (ego) là sự phức hợp các quan điểm tư tưởng thực tế. Con người nhận thức tỏ thái độ chủ tâm và dự kiến trước những hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức. Cái tôi có thể kiểm soát được cái nó. Điều này được cụ thể hóa rất rõ trong cuộc sống con người. Khi chúng ta có những mong muốn bất chợt nhưng sau khi tự nhận thức, tự đánh giá, chúng ta lại từ bỏ những ham muốn đó. Cái tôi đồng thời cũng kiểm soát được cái các mối quan hệ của cá nhân và các vấn đề bên ngoài cuộc sống của chúng ta. Đó là những mối quan hệ xoay quanh chủ thể như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Tầng cao của ý thức con người là cái siêu tôi ( siêu ngã). Khi cái tôi nhận thức đánh giá các vấn đề của cuộc sống gắn liền với các nguyên tắc đạo đức, những giá trị chuẩn mực của xã hội nó sẽ trở thành cái “ siêu tôi”. Khi đó ý thức của cá nhân sẽ phát triển lên một cấp độ cao hơn đó là ý thức của xã hội, ý thức cộng đồng.

– Cái tôi siêu tôi và cái nó tồn tại trong một mối quan hệ chặt chẽ. Cái nó luôn luôn chịu sự đè nén và kiểm soát của cái tôi và cái siêu tôi trong khi họ muốn trỗi dậy. Do đó trong ý thức của con người luôn chứa đựng những áp lực là mầm mống của mâu thuẫn. Khi sức mạnh nhu cầu của cái nó vượt quá sự chịu đựng của cái tôi nó sẽ gây ra trạng thái xung đột. Sự xung đột trong nhận thức này sẽ kéo theo sự khó khăn về mặt hành vi.

– Để giải quyết trạng thái mâu thuẫn, xung đột trên các nhà phân tâm học cho rằng các cá nhân đã thực hiện các cơ chế nhất định. Cơ chế phòng ngự được hiểu như một sự ngăn chặn kịp thời- đó là một đặc điểm vô cùng quan trọng. Ngoài ra, còn một số cơ chế khác như cơ chế chuyển dịch, đồng nhất… Cơ chế chuyển dịch hiểu một cách đơn giản là sự dịch chuyển những ham muốn gắn liền với những vấn đề mà cái tôi không cho phép lên những vấn đề khác. Thực chất của cơ chế này là một sự thỏa mãn thông qua những đối tượng sự việc khác.

– Trong quá trình hình thành thuyết phân tâm, những nghiên cứu của Freud tập trung vào cái nó- tầng vô thức của con người. Từ việc thấy được mối liên hệ giữa vô thức với hành vi của con người mà Freud đưa ra nhiều phương pháp trị liệu. Các phương pháp này được áp dụng trong các bệnh viện tâm thần. Sự trị liệu chủ yếu thông qua hình thức thôi mien để điều chỉnh vô thức con người, làm tiêu tan những ham muốn bản năng của con người. Phương pháp của ông đã có những hiệu quả nhất định đối với bệnh nhân.

– Những nghiên cứu sau này lại đi theo một hướng khác khi tập trung vào cái tôi-ego. Lý thuyết về cái tôi cùng với lý thuyết về những mối liên hệ khách thể cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết những vấn đề của thế giới bên ngoài ngay từ giai đoạn đầu của trẻ. Phát triển cái tôi ở trẻ cũng chính là sự phát triển khả năng học hỏi thông qua những kinh nghiệm. Theo hướng nghiên cứu cái tôi và sự ảnh hưởng của nó đến cấu trúc nhân cách trẻ em, các nghiên cứu phân tâm học tập trung vào hai quan điểm:

+ Thứ nhất là quan điểm về sự ngược đãi: Quan điểm này xuất hiện ở trẻ từ nỗi lo sợ sự cô đơn hoặc từ những thất vọng, sự hủy hoại quan hệ trong gia đình…

+ Thứ hai quan điểm về sự thiếu hụt: Nó bao gồm tất cả những trạng thái tâm lý, sự đau khổ khi chịu đựng sự mất mát hoặc không thỏa mãn những nhu cầu của trẻ…
Cả hai đều có tác động đến sự phát triển của trẻ một cách tiêu cực cũng như những bất lợi sau này của trẻ.

– Ngoài ra còn có một số quan điểm khác về cấu trúc nhân cách như:

+A.G. Côvaliop cho rằng cấu trúc nhân cách bao gồm: Các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân.

+ Có quan niệm cho rằng: Nhân cách bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản: Nhận thức( bao gồm cả tri thức và khả năng trí tuệ) tình cảm( rung động, thái độ) và ý chí ( phẩm chất ý chí, kĩ xảo, kĩ năng).

+ K.K. Platolop nêu lên 4 tiểu cấu trúc nhân cách….

Tóm lại nhờ có cấu trúc nhân cách mà cá nhân có thể làm chủ bản thân, thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt cao vớI tư cách là một chủ thể đầy sáng tạo.

 

Kết luận và đánh giá:

– Ưu điểm:

+ Ứng dụng thuyết phâm tâm học về cấu trúc nhân cách là cơ sở để ra đời đối chiếu của nhiều lý thuyết khác
như thuyết nhận thức…

+ Quan tâm mạnh mẽ đến vấn đề xúc cảm như là cơ sở để xuất phát hành vi. Từ đó ta óc thể nhận biết hành
vi của thân chủ.

– Hạn chế:

+ Chưa nhận rõ các nguyên nhân từ môi trường, hoàn cảnh tác động đến hành vi của cá nhân.

+ Thuyết này, nói rộng hơn là nhấn mạnh đến trật tự xã hội, nhằm giải quyết những hậu quả xã hội. những vấn đề của cá nhân mà không hướng đến sự thay đổi làm biến đổi nó( transfomation).

 

CÁO LỖI : trong khi lấy tài liệu, BTGH đã vô ý không ghi danh tính của dịch giả. Kính mong được thông cảm việc sử dụng bản chuyển ngữ nầy mà chưa xin phép trước. Đa tạ.

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.