Ngọc Nguyễn
“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh: chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh-giá, chết và táng xác; xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha…”
Nền văn minh của nhân loại đổi thay cùng với các định chế xã hội.
Từ thời loài người sống thành bộ lạc với người đứng đầu là tù trưởng, hay tộc trưởng như trường hợpTổ phụ Abraham, ông dẫn bộ tộc của mình từ Irag tới Israel. Sau đó những nhà lãnh đạo này tự xưng hay được bầu là lãnh Chúa hay là Vua. Giai đoạn này kéo dài cho tới thế kỷ 19. Để thích hợp với sự thay đổi và sự tiến bộ của nền văn mình, chế độ Vua chúa hay còn gọi là quân chủ biến cải thành Quân Chủ Lập Hiến. Vua chỉ đóng vai là biểu tượng và được cha truyền con nối. Còn thực quyền thì nằm trong tay những người do dân bầu. Thay đổi rốt ráo hơn là thể chế Dân Chủ như hiện nay nhiều nước đang áp dụng.
Giáo Hội chúng ta được khai sinh từ thế kỷ thứ I , trong giai đoạn tất cả các quốc gia đều theo thể chế Vua lãnh đạo từ A tới Z. Hình ảnh một vị tối thượng chỉ có Vua, còn tất cả chỉ là phụ. Do đó sự ra đời của Kinh Tin Kính từ thời các Tông đồ tiên khời chỉ có thể diễn tả Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng cao nhất, thì mọi người còn lại chỉ có thể đứng bên cạnh mà thôi, tương tự như một triều đình. Do đó trong Kinh Tin Kính của các Tông dồ mới có câu: “…lên Trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng….”
Nhưng đến thế kỷ thứ IV, tại Alexandria nước Ai Cập, một bè rối Arius nói về thần tính của Chúa Giêsu, nổi lên với đỉnh điểm khoảng năm 318, cho là Đức Giêsu không cùng thần tính với Thiên Chúa. Do đó Công đồng Nicea được triệu tập năm 325 giúp Giáo Hội làm rõ và củng cố giáo lý về Chúa Ba Ngôi.
Sau đó công Đồng Constantinopoli I năm 381 hoàn thiện bản Kinh này sau khi lạc giáo Macedonianism cho là Chúa Giêsu chỉ là một thụ tạo và phủ nhận thần tính của Chúa Thánh Thần.
**“Kinh Tin Kính Nicêa-Constantinololi (năm 325 và hoàn thiện năm 381)
“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh: chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh-giá, chết và táng xác; xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”
Qua Kinh Tin Kính trên, giáo lý về Chúa Thánh Thần được làm rõ hơn và trở thành một phần không thể thiếu của đức tin Kitô giáo: Thiên Chúa Ba Ngôi là một Thiên Chúa duy nhất trong ba Ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.
Trở lại chủ đề, chúng ta thấy Kinh Tin Kính sau cũng lập lại “Chúa Giêsu ngự bên hữu Đức Chúa Cha” Có lẽ kinh chỉ lập lại quan điểm theo sự hiểu biết phổ biến nhất thời bấy giờ là Vua tượng trưng cho đỉnh cao nhất, một cách diễn tả cụ thể dễ hiểu trong não trạng thời bấy giờ. Cũng như hợp với các ý tưởng trong các bản văn Cựu Ước. Chẳng hạn trong Thánh vịnh thứ Hai, tuần thứ hai , năm 1:
“ The Lord’ revelation to my Master:
‘Sit on my right: ( Hãy ngồi bên hữu ta)
I will put your foes beneath your feet’( Ta sẽ cho quân thù nằm dưới chân ngươi)”
Ngày nay, nhờ sự giải thích của ngành Thần Học, chúng ta càng ngày càng rõ hơn về Thiên Đàng hay Hỏa Ngục: nó là một trạng thái gần Chúa, xa Chúa hay xa Chúa vĩnh viễn. Thì Chúa Giêsu ngự bên hữu Đức Chúa Cha cũng không nên hiểu như Vua ngồi giữa triều đình. Giáo Hội giữ nguyên văn bản trong kinh Tin Kính của Công Đồng Nicea-Constantinopoli có lẽ vì giá trị lịch sử của bản văn.
Ngọc Nguyễn
________
Nguồn tham khảo:
1/ St Pauls Weekday Missal
2/ Chat GPT
https://mail.google.com/mail/u/0/#inbox/FMfcgzQZSjjrmZgRHcGjRSlgrLqSHWpj?projector=1&messagePartId=0.1
Views: 0