Bài nói chuyện của Đức Phaolô VI với các thành viên Hội Nghị Chuyên Đề về Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu, thứ bảy ngày 04.04.1970
Thưa qúy vị,
Chúng tôi (*) hết sức cảm động về những lời trìu mến và tin cậy mà Cha Dhanis vừa nói với chúng tôi nhân danh Quý Vị và chúng tôi cảm tạ Chúa vì cuộc hội nghị nầy mà Người ban cho chúng ta được có với các chuyên gia được đánh giá rất cao về khoa chú giải kinh Thánh, thần học và triết học, cùng đến đây thân ái bỏ chung nhau những nghiên cứu của họ về Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô. Quả đúng vậy, chúng tôi rất vui mừng về hội thảo chuyên đề nầy, được Dòng Thánh Đa Minh đường Cassia tạo điều kiện đăng cai rất đáng mến, và Chúng Tôi hoan nghênh những người chịu trách nhiệm và tất cả những người tham dự hội thảo nầy, mà chúng tôi vui mừng hân hạnh tiếp đón nơi đây, muốn bày tỏ với họ với sự đánh giá rất cao của chúng tôi, lòng ân cần và sự cổ vũ nhiệt tình nhất của chúng tôi.Để đáp lại sự chờ mong của Quý Vị, với hết lòng đơn sơ, Chúng Tôi muốn gửi đến Quý Vị một số suy nghĩ mà chủ đề quan trọng về Sự Phục Sinh của Chúa Kitô gợi ra trong chúng tôi, chủ đề mà Quý Vị đã chọn làm đồi tượng hội thảo một cách thật hay.
1. Trước hết, có cần phải nói với Quý Vị về tầm quan trọng nền tảng mà Chúng Tôi gắn với nghiên cứu nầy, như tất cả mọi con cái và anh em Kitô giáo của chúng tôi, và chúng tọi còn dám nói, là còn hơn tất cả họ, ở vị trí mà Đức Chúa đã đặt Chúng tôi trong Hội Thánh Người, như là nhân chứng và người có vinh dự canh giữ đức tin? Tất cả qúy vị đã tin chắc điều đó!
Phải chăng toàn bộ lịch sử Phúc Âm tập trung trên Sự Phục Sinh : Không có sự phục sinh, thì bản thân các Phúc Âm sẽ là gì, những sách vốn loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu? Chẳng phải chúng ta d8ang tìm kiến ở nguồn mọi rao giảng Kitô giáo, kể từ lời tuyên bố KERYGME đầu tiên, lời sinh ra từ chứng từ vè6 sự Phục Sinh (x.Cv 2,32)?
Phải chăng đó luôn là cực PÔLE của mọi nhận thức luận về đức tin, mà không có cực nầy thì nhận thức luận sẽ mất đi sự vững chắc, theo chính những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô :” Nếu Chúa Kitô đã không chết […], thì đức tin của chúng ta chỉ trống rỗng” (x. I Cor 15,14)
Phải chăng cũng chính sự Phục Sinh, mà duy nhất nó, ban ý nghĩa cho toiàn bộ Phụng vụ, cho các phụng vụ Thánh Thể của chúng ta, với việc bảo đảm cho chúng ta sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh, mà chúng ta cử hành trong hành vi tạ ơn :”Lạy Chúa, chúng con loan triyển Chúa chịu chết; và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến” (Anamnèse)?
Đúng vậy, toàn thể hy vọng Kitô giáo được đặt nền tảng trên sự Phục Sinh của Chúa Kitô, trong đó chính sự sống lại của chúng ta được “neo chặt” với Người. Còn hơn thế nữa, ngay từ bây giờ chúng ta đã được sống lại với Người (x. Col 3,1) : toàn bộ lớp vải đời sống Kitô hữu của chúng ta được dệt nên nhờ niềm tin không thề chuyển lay nầy và bằng thực tại được ẩn dấu nầy, với niềm vui và sức mạnh mà nó làm phát sinh.
2. Vì vậy chẳng ngạc nhiên gì khi một Mầu Nhiệm như thế, hết sức căn bản với đức tin của chúng ta, hết sức kỳ diệu với trí khôn của chúng ta, đã luôn SUSCITER, với niềm say mê thích thú của các nhà chú giải Kinh Thánh, một tranh luận hình thức phong phú suốt dòng lịch sử. Hiện tượng nầy đã tỏ lộ ngay khi Thánh Sử Gioan còn sống, Ngài đã thấy là cần thiết phải xác định rằng Thánh Tôma cứng tin đã được mới đưa cả hai tay sờ vào dấu các lỗ đinh và cạnh sườn bị thương tích của Lời Sự Sống đã Phục Sinh ( x. Ga 20, 24 – 29)
Làm sao không gợi lên, kể từ đó, những mưu toan của một sự ngộ đạo luôn xuất hiện lại dưới nhiều hình thức, để thâm nhập vào Mầu Nhiệm nầy với tất cả những khả năng của trí khôn con người và còn cố gắng để giảm thiểu chỉ còn là những chiều kích phạm trù hoàn toàn thuộc con người? Cám dỗ rất dễ thông cảm, hẳn nhiên, và không thể tránh được, nhưng một dốc cao đáng sợ có khuynh hướng rút đi từ từ tất cả những sự phong phú và tầm quan trọng của những gì ban đầu là một sự việc : sự Phục Sinh của Đấng Cứu Độ.
Chính hôm nay – và hẳn không phải với quý vị mà Chúng Tôi cần nhắc lại điều đó – Chúng tôi nhìn thấy khuynh hướng nầy biểu lộ những hậu quả bi thảm tối hậu của nó, đi tới chỗ phủ nhận, -bên cạnh những tín hữu tự xưng là Kitô hữu,- giá trị lịch sử của những chứng từ được linh ứng, hoặc vừa mới đây, bằng việc giải thích theo cách thuần thần thoại, thiêng liêng hoặc tinh thần, sự phục sinh phần xác của Chúa Giêsu. Làm sao chúng ta lại không cảm nhận được một cách sâu xa tác động làm tan rã phân hủy của những thảo luận độc hại nầy, đối với biết bao tín hữu?Nhưng Chúng Tôi mạnh mẽ công bố điều đó : Chúng tôi chẳng hề sợ hãi xem xét hết mọi sự đó, vì, hôm nay cũng như hôm qua, chứng từ “Nhóm 11 và những kẻ theo họ” có khả năng với ơn Chúa Thánh Linh, khơi dậy đức tin đích thực :” Đúng vậy! Đức Chúa đã phục sinh và Người đã hiện ra với Phêrô (Lc 24, 34 – 35).
3. Chính trong những tâm tình nầy mà Chúng Tôi quan sát với hết lòng kính trọng công việc khoa giải thích Kinh Thánh và chú giải mà những người làm khoa học có trình độ cao như qúy vị đang hoànb tất chung quanh chủ đề nền tảng nầy. Thái độ nầy thích hợp với các nguyên tắc và tiêu chí, mà Giáo Hội Công Giáo đã thiết lập đối với các nghiên cứu Kinh Thánh; chiủ cần chúng ta nhớ lại ở đây những tông thư hết sức nỗi tiếng của các Vị tiền nhiệm chúng tôi : Providentissimus Deus,của Đức Lêô XIII năm 1893; Divino Afflante Spiritu của Đức Piô XII năm 1943; cũng như Hiến Chế Tín Lý mới đây Dei Verbum của Công Đồng Vatican II : không chỉ sự tự do nghiên cứu lành mạnh được thấy tôn trọng ở đó, mà người ta còn đề nghị nỗ lực cần thiết làm cho nghiên cứu Kinh Thánh nầy thích ứng với các nhu cầu ngày nay và để ‘thật sự khám phá những gì tác giả thánh đã muốn khẳng định” (x. Dei Verbum, s.12)
Viễn cảnh nầy khiến thế giới văn hoá phải chú ý và là nguồn cho những sự làm giàu mới đối với các nghiên cứu Kinh Thánh. Chúng Tôi vui mừng vì sự việc nên như thế. Cũng như mọi lần, Gaío Hội tỏ ra như một người canh gác khư khư giữa cho mình mạc khải được viết; và ngày nay Giáo Hội cho thấy được làm sinh động vì một mối ưu tư thực tế : biết tất cả và cân nhắc tất cả với sự nhận thức sáng suốt, với việc giải thích theo cách phê bình bản văn Kinh Thánh nầy. Như vậy, trong khi tự trao cho mình phương tiện hiểu biết tư duy của những người khác, Giáo Hội tìm cách xác minh tư duy của riêng mình và tạo ra những cơ hội gặp gỡ trung thành và mang tính củng cố cho biết bao tâm hồn ngay thẳng trong nghiên cứu. Hơn thế nữa, Giáo Hội cũng gặp những khó khăn gắn liền với khoa chú giải các văn bản không rõ rệt và khó, và Giáo Hội cảm thấy lợi ích của những quan điểm khác nhau. Thánh Augustinô đã lưu ý điều nầy :”Utile est autem ut de obscuritatibus divinarum Scripturarum, quas exercitationis nostrae causae Deus esse vuluit multae inveniatur sententiae,cum aliud alii videtur, qua tamen omnes sanae fidei doctrinaeque concordant” ( Thư gửi Paulinum, 149, 3,34) [ tạm dịch : Đàng khác, sẽ hữu ích khi gặp những đoạn tối nghĩa trong Kinh Thánh, – mà Thiên Chúa đã cho phép để chúng ta được khuyến khích rèn luyện trong nghiên cứu,- gặp được nhiều quan điểm, miễn sao sự khác nhau giữa các lời giải thích không đi ngược với tín lý đức tin lành mạnh].
Và Giáo Hội cổ vũ – luôn dưới sự hướng dẫn của Thánh Augustinô – nghiên cứu những giải pháp qua nghiên cứu và cầu nguyện kết hợp nhau :” Non solum admonendi sunt studiosi venerabilium Litterarum, ut in Sripturis sanctis genera locutionum sciant […]; verum etiam,quod est praecipuum et maxime necessarium, orent ut intelligant” (Về Tín Lý Kitô giáo, III, 37,56) [ tạm dịch : Về phần những chuyên gia các văn bản thánh, không những phải thúc đẩy họ nhận biết những loại văn chương được sử dụng trong Kinh Thánh [..] mà còn – và đó là điều chủ yếu và cần thiết – cầu nguyện để hiểu được].
4. Nhưng chúng ta hãy quay lại với chủ đề vốn là đối tượng hội thảo chuyên đề của qúy vị. Dường như,về phần chúng tôi, tổng hợp những phân tích và suy tư nầy dẫn tới việc xác nhận, – cùng với sự giúp đỡ của ac1c nghiên cứu mới – tín lý rằng Giáo Hội nắm giữ và tuyên xưng về những gì liên quan đến Mầu Nhiệm Phụ Sinh. Như Cố linh mục Romano Guardini đã lưu ý điều đó hết sức tinh tế và tế nhị, trong một bài suy niệm thấm thía về đức tin, những trình thuật Phúc Âm “thường thường nhấn mạnh rằng Chúa Kitô Phục Sinh là một người hoàn toàn khác với người trước lễ Phục Sinh và khác với những người còn lại. Bản chất của Người, trong các trình thuật nầy, có một cái gì đó xa lạ. Mỗi khi tiêp cận với Người, người ta bị choáng váng, tràn đầy kinh hãi. Trong khi ngày trước, Người đi tới,đi lui, nay thì lại được nói là “hiện ra”,”bất thình lình”, bên cạnh những người lữ hành, “Người biến mất” (x. Mc 16, 9 – 14;Lc 24,31-36). Những rào cản thân thể không còn nữa đối với Người. Người không còn bị gò bó ở biên giới không gian và thời gian. Người di chuyển với một sự tự do mới mẻ, chưa từng ai trên trái đất nầy biết đến […], nhưng đồng thời,Người được khẳng định mạnh mẽ là chính Giêsu Nazaret bằng xương bằng thịt, như xưa Người đã sống với những người thân của Người, chứ không phải là ma [..]”. Đúng vậy, “Đức Chúa đã được biến đổi. Người sống khác với trước đó. Sự hiện hữu hiện tại của Người không thể nào hiểu được với chúng ta. Tuy thế sự hiện hữu đó là về phần xác, chứa đựng toàn thể con người Chúa Giêsu,[…] và qua các vết thương của Người, chứa đựng toàn bộ cuộc sống mà Người đã sống, số phận mà Người đã chịu, cuộc khổ nạn và cái chết của Người”. Như vậy đó không chỉ là một sự sống sót vẻ vang của cái tôi của Người. Chúng ta đang đứng trước một thực tại sâu xa và phức tạp, một sự sống mới,hoàn toàn là con người :”sự thẩm thấu,sự biến đồi sự sống trọn vẹn, kể cả thân xác, nhờ sự hiện diện của Thánh Linh […]. Chúng ta nhận ra sự thay đổi trục nầy vốn được gọi là đức tin và thay vì nghĩ Chúa Kitô vì thế gian, nó làm cho ta nghĩ thế gian và mọi sự vì Chúa Kitô [..]. Sự Phục Sinh triển khai một mầm giống mà Người luôn mang trong mình”. Quả thế, chúng ta nói theo Romano Guardini, “chúng ta phải có sự Phục Sinh và sự hiển dung thì mới hiểu thật sự thân xác con người là gì […]. Thực tế, Kitô giáo duy nhất đã dám đặt thân xác trong những nơi sâu thẳm ẩn kín nhất của Thiên Chúa” ( R.Guardini, Le Seigneur, NXB Alsatia 1945, trg 119..).
Trong Mầu Nhiệm nầy, hết thảy chúng ta sững sờ thán phục và tràn đầy ngạc nhiên,hoàn toàn như trước những Mầu Nhiệm Nhập Thể và Sinh Con [mà vẫn] Đồng Trinh (x. Thánh Grêgôriô Cả, bài đọc kinh phụng vụ Chúa Nhật áo trắng). Hãy để chúng ta,cùng với các tông đồ,tiến vào trong đức tin vào Chúa Kitô phục sinh, đức tin duy nhất đem ơn cứu độ cho chúng ta ( x. Cv 4,12). Chúng tra cũng hãy đầy lòng tin cậy vào sự bảo đảm của Thánh Truyền mà Giáo Hội bảo đảm với huấn quyền của Giáo Hội, vốn cổ vũ nghiên cứu khoa học đống thời tiếp tục tuyên xưng đức tin các tông đồ.
Thưa Quý Vị, một vài lời đơn sơ nầy, sau khi qúy vị đã hoàn tất những công việc bác học của qúy vị, chỉ là muốn động viên qúy vị tiếp tục trong cùng đức tin nầy, mà không bao giờ quên việc phục vụ dân Chúa, toàn bộ ‘được tái sinh nhờ sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô từ kẻ chết, để có một niềm hy vọng sống động”(I Pet 1,3) Và Chúng Tôi, nhân danh “Đấng đã chềt và đã lấy lại sự sống”, nhân danh “chứng từ tín trung bầy, trưởng tử giữa những kẻ chết” (Kh 1,5;2,8), với hết tấm lòng, bảo đảm những ân huệ dồi dào cho những nghiên cứu của qúy vị, Chúng tôi ban cho qúy vị phép lành Toà Thánh của chúng tôi”.
BTGH chuyển ngữ
Views: 0