Sau một đêm ngủ ngon giấc vì khí hậu tương đối mát mẻ, khách sạn Sheraton, lai nằm cạnh biển hồ Galilêa, chúng tôi ai cũng tươi tắn xuống ăn sáng và chuẩn bị lên đường đến núi Tabor, ngọn núi huyền thoại, nơi chúa Jesus biến hình kỳ diệu uy nghi sáng láng với ông Maisen và tiên tri Elia.
Trên đường đến núi chúng tôi nhìn thấy hai bên đường rất nhiều vườn cây Olive xanh tươi, có lẽ trái Olive và dầu Olive là đặc sản phổ biến nhất của Israel. Đi đâu chúng tôi cũng thấy vườn Olive, mà tiếng Việt mình quen gọi là vườn cây dầu.Núi Tabor khá lớn,(chân núi dài 1000 feet và bề ngang 500 feet), nếu phải đi bộ lên núi thì khá lâu. Nay thì đường lên núi đã được tráng nhụa và có xe đưa khách hành hương lên và xuống núi. mỗi xe chở đươc từ 4 tới 6 người.
Lên núi cao , thời tiết khá lạnh, chúng tôi phải tập trung vào bên trong thánh đường để chờ nhau.Thánh đường này do một kiến trúc sư người Ý thiết kế và xây dựng năm 1924. thánh đường được xây dựng ngay nơi Chúa đã biến hình ngày trước. Phần nền nơi cung thánh, chúng tôi nhìn thấy có 2 khung kính hình chữ nhật, đó chính là nơi Chúa đã đứng đó biến hình. Nhìn qua khung kính, phía dưới chúng tôi thấy có mô đất và hang động.
Theo luật Do thái ngày xưa, hễ việc gí có 3 người làm chứng, thì chứng đó được xem là chứng thực, vì thế chúa Jesus đã mang 3 môn đệ ( Phêrô, Giacôbê, Gioan) đi với mình lên núi Tabor và Chúa đã biến hình nơi đó đễ bày tỏ và chứng thực bản chất Thiên Chúa của Người. Hình ảnh Chúa biến hình sáng láng, uy nghi, kỳ diệu cùng với 2 ông Maisen và tiên tri Êlia đã khiến ông Phêrô sững sốt, xúc động bèn đề nghị dựng 3 lều…Bỗng có tiếng Chúa Cha từ trời phán xuống “ Hãy lắng nghe lời Người” Lạy Chúa xin giúp chúng con luôn biết lắng nghe lời Chúa, vì mới thọat nghe qua, con thấy điều này qúa dơn gỉan, nhưng thực ra khi gặp những khó khăn thử thách trên đường đời, việc lắng nghe lời Chúa thật không dễ chút nào! Vì lời Chúa nhiều khi trái ý con, hoặc không phù hợp với nỗi lòng, sự ấm ức của con…chẳng hạn Chúa bảo: “ Mỗi khi đến nhà thờ dâng lễ, nếu trong lòng còn cảm thấy bất hòa với ai, thì hãy bỏ của lễ xuống, đi làm hòa với người anh em trước, rồi hãy đến dâng của lễ..”. Không biết có ai trong chúng ta dám tự xét và nhận thấy mình đã lắng nghe lời Chúa và thực hiện tốt điều này?? Vì trong mỗi người chúng ta còn quá nhiều tự ái, tự cao, tự đại, còn qúa nhiều sân hận, nên đến với Chúa thi dễ, vì Chúa không làm mất lòng ta, chứ đến với người anh em làm mất lòng ta thì không dễ chút nào! Tha thứ thực sự trong lòng đã khó, nói chi đến việc di làm hòa trước thì còn khó đến đâu, nhất là đối với các ông gia trưởng quyền uy; có khi thấy người khác làm hòa trước, thì lại có dịp làm cao, ra điều kiện này nọ..Tôi nhớ có một nhà tâm lý đã viết:” khi hai vợ chồng cãi nhau, không cần biết ai lỗi, ai phải, người nào xin lỗi trước là người đó hay nhất”….
Đoàn hành hương chúng tôi đã có lịch trình đăng ký trước, nên được cử hành thánh lễ nơi gian thánh linh thiêng ( ngày xưa Chúa đã biến hình). Trong phần chia xẻ lời Chúa, cha linh hướng đã kêu gọi mỗi người nên tự biến đổi con người mình sáng đẹp hơn, trước khi muốn biến đổi gia đình và cộng đồng chúng ta tốt hơn Trong mỗi con người chúng ta đều có ½ bản tính Thiên chúa ( ví chúng ta là con cái Chúa) ½ bản tính con người. Vậy chúng ta hãy sống thế nào để phát huy ½ bản tính Thiên chúa (bản tính Thiện tâm), nơi con người chúng ta nhiều hơn, để người khác nhìn vào sẽ nhận ra chúng ta là con cái Chúa.. Viết tới đây tôi lại nhớ tới một đoạn sách mà tôi đã đọc: “…nguyên nhân tình trạng đau khổ của mỗi người là do chính họ tự gây ra…chúng ta chỉ có thể vượt qua được sự khó khăn bằng cách tự sửa đổi lấy tâm tình tánh chất của mình. điều cần sửa đổi, chính là cái thái độ tinh thần và cách xử thế hằng ngày của chúng ta vậy. Hãy dẹp bỏ tánh hay chỉ trích, chê bai, sẳn sàng lên án những người chung quanh, tánh thù vặt, kiêu căng, ngạo mạn, dững dưng, lạnh lùng. Hãy từ bỏ thói ích kỷ, khinh mạn và đố kỵ. Những khó khăn chướng ngại của ta chỉ có thể giải quyết được bằng cách tu sửa tánh tình, tập đức tính tốt lành, nhân đức, thuộc về địa hạt tâm linh” (Sách” Những bí ẩn của cuộc đời”) Đọc mà giật mình, như có ai nhìn thấu rõ tâm can mình.
Nơi thánh đường Chúa biến hình, chúng tôi gặp nhiều đoàn hành hương người Phi châu, họ cầu nguyện rất sốt sắng, vào đến thánh đường là họ nằm phủ phục xuống đất để cầu nguyện thống thiết. Chúng ta cầu nguyện thì cũng có, nhưng có khi lo lăng xăng chụp hình nhiều hơn. Thường chúng ta luôn tự đánh gía mình cao hơn họ?? Có thể về đời sống vật chất, văn minh, họ thấp hơn chúng ta, nhưng về đời sống tâm linh chưa chắc ai hơn ai?. Tôi thấy họ hòa đồng vui vẽ, cởi mỡ, nhất là khi đươc mời chụp hình chung vói đoàn mình.
Rời thánh đường Chúa biến hình, chúng tôi xuống núi và lên đường đi thăm làng Cana.( Trên đường đi chúng tôi được chỉ cho xem ngọn núi, nơi ngày xưa Chúa bị ma qủy cám dỗ. Nay người ta đã làm những cable treo để mọi người có thể lên ngọn núi tham quan). Làng Cana là một làng nhỏ và có ngôi thánh đường nhỏ được xây lên ở nơi ngày xưa Chúa đã làm phép lạ hóa nước thành rượu khi Ngài và đức Mẹ tham dự một tiệc cưới tại đây.Theo tục lệ của Israel thời Chúa sống, đám cưới đãi tiệc kéo dài cả một tuần, không chỉ mời bà con, họ hàng mà mời cả làng cùng tham dự , nên chúng ta thấy trong phúc âm ghi “Chúa Jesus và các môn đệ người cũng được mời dự tiệc cưới”. Trong khi giúp đỡ họ, Mẹ biết họ bị thiếu rượu và Mẹ đã tự động đến nhờ Chúa giúp đỡ, dù Chúa từ khước, nhưng Mẹ đã quay lại dặn đám gia nhân:’ Người bảo gì, phải làm theo”. Qủa là không ai hiểu con bằng mẹ, vì Me biết chắc là Chúa sẽ làm gì đó để giúp đôi tân hôn. Đó cũng là lời dặn dò duy nhất của Đức Mẹ mà ta nghe được do phúc âm ghi lại!.Xin Đức Mẹ thương giúp chúng con luôn nhớ thực hiện lời Mẹ dặn dò: “ Người bảo gì, phải làm theo”, dù đôi lúc chúng con không hiểu tại sao phải làm vậy? như Chúa bảo gia nhân múc nước đổ đầy các chum ( dùng vào việc thanh tẩy), rồi lại múc nước đó đem cho chủ tiệc nếm! Nhưng các gia nhân đã nghe lời Mẹ dặn, làm theo mà không hề thắc mắc! Xin Mẹ giúp chúng con biết vâng phục lời Chúa khi chúng con gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống hôn nhân. Vì khi xưa, Mẹ đã thông cảm với những thiếu sót của cuộc sồng hôn nhân, và hết lòng giúp đỡ .Khi rượu nồng tình yêu vợ chồng đã cạn khô, hãy chạy đến với Mẹ, người sẽ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để nâng đở chúng ta chu toàn bổn phận trong đời sống hôn nhân. Đây cũng là phép lạ đầu tiên Chúa làm trong cuộc đời rao giàng của người, điều này chứng tỏ Chúa cũng rất quan tâm giúp đở những khó khăn trong đời sống gia đình. Ngày nay hội thánh cũng rất coi trọng Ơn Gọi Hôn Nhân trong đời sống hằng ngày vì Hạnh Phúc Gia Đình mới là sự thành công lớn nhất đời người, hãy làm sao cho gia đình là cái bóng của cõi Thiên Dường Hạnh Phúc đời sau. Nơi thánh đường Cana nhỏ bé này, đoàn hành hương chúng tôi có 5 cặp tham dự lễ tuyên hứa lại lời khấn năm xưa (Wedding Renewal), có 2 cặp làm phép nhẫn lại. Nghi lễ diễn ra rất trang trọng, từng cặp tiến ra trước bàn thờ, trước mặt cha linh hưóng để tuyên đọc lại lời thề hứa năm xưa. Có người khi tuyên hứa lại đã xúc động nói với tất cả tâm tình của mình. Sau này có chị đã kể lại, chị đã xúc động thực sự khi tuyên hứa lại; cách đây mấy chục năm khi tuyên hứa, chị không xúc động mấy vì tâm trí còn bận rộn đủ chuyện về vụ đám cưới…nhất là sau đó với sự khởi xướng của chị Xuân Sơn, mọi người đã đồng ca bài Ave Maria rất tâm tình như trong đám cưới thật . Các chị tuyên hứa đều mặc áo dài VN truyền thống, các anh, có người cũng mặc áo dài khăn đóng VN. Thật là một hình ảnh truyền thống rất đẹp của người Việt Nam. Điều này đã được minh chứng qua việc các đoàn hành hương khác khi vào nhà thờ, nhìn thấy đã trầm trồ khen ngợi và thi nhau chụp ảnh quay phim lia liạ.( thế là qúy vị tự nhiên bỗng trở thành diễn viên điện ảnh của những đoạn video gia dinh sẽ đươc trình chiếu ở “nước ngoài” để giới thiệu về Văn Hóa Việt Nam. Thật đàng tự hào lắm thay!)
Sau nghi lễ này các cặp này đều được cấp giấy chứng nhận “ hấp hôn” của nhà thờ Cana. Trước khi rời nhà thờ, chúng tôi được hướng dẫn lên tầng trên để ngắm nhìn những chum vại to lớn cỡ 120 lít, ngày xưa người Israel dùng đựng nước.Có lẽ Chúa đã làm phép lạ để biến nước thành rượu từ những chum như thế này. Trên đường trở ra xe bus, đoàn đã ghé mua dầu Olive và rượu nho Cana để làm kỷ niệm và có thể để uống cho rượu tình yêu vợ chồng được nồng thắm hơn..
Sau đó chúng tôi đến ăn trưa ở nhà hàng Sahara, là một nhà hàng lớn ở địa phương, vì tôi thấy rất đông khách hành hương đến đây. Trên lối đi vào nhà hàng, chúng tôi thấy họ có lò lớn để quay gà như trong Costco, nhưng dược đốt bằng than củi phía dưới, trông rất hấp dẫn. Bửa ăn trưa gồm bánh không men với một loại sốt đặc biệt, có lẽ làm bằng đậu nành, ăn khá ngon với rau và một ít thịt!
Rời nhà hàng, chúng tôi đến thăm sông Jordan, nơi ngày xưa Chúa đã chịu phép rửa, dòng sông có nước trong xanh, màu ngọc bích rất đẹp.! Chúng tôi gặp nhiều đoàn hành hương tới từ các quốc gia khác nhau, nhưng nhiều nhất là các đoàn đến từ Phi Châu. Họ khoác áo đồng phục trắng và từng nhóm ra gần giữa sông cầu nguyện, rồi chúi đầu dìm mình hẳn xuống nước ( Xem hình); Đoàn chúng tôi đến một góc có thềm để bước ra, mọi người tập trung cầu nguyện, nghe cha linh hướng đọc đoạn phúc âm ghi lại sự kiện thánh Gioan đã làm phép rửa cho Chúa Jesus tại dòng sông này. Sau đó từng người thay phiên, lội xuống mé sông, cúi đầu xuống để cha linh hướng vốc nước từ sông Jordan rưới lên đầu 3 lần để lập lai phép rửa tội (Water Bastism). Sau đó Phụng nói nhỏ với tôi, cha linh hướng mình mới chịu chức, còn nhiều nhiệt tình, nên cha làm đúng lể nghi với từng người, chứ em đi mấy lần trước, các cha toàn rảy nước làm tập thể, ngay cả nghi lễ “hấp hôn” cũng vậy, không có làm từng cặp đâu!. Cám ơn Chúa về sự nhiệt tình của cha linh hướng, cha kiêm nhiệm đủ thứ: thông dịch viên, hướng dẫn viên, kiểm soát viên, kể chuyện vui, hát,…Cha là linh hồn của đoàn hành hương, chúng con may mắn có cha đi cùng.
Ở khu này có rất nhiều phiến đá, ghi khắc lại đoạn phúc âm Chúa chịu phép rửa tại sông Jordan, với nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới.chúng tôi tìm thấy có 2 bản viết bằng tiếng Việt( 1bản của Tin Lành và 1 bản của Công Giáo). Một số người múc nước sông Jordan đem về để làm nước phép, cửa hàng phục vụ du khách ở đây có bán những lọ nhỏ để du khách tự lấy nước sông Jordan, nhưng giá khá đắt từ 3 tới 5 dollars. Ở đây đi đâu gía niêm yết tòan tính bằng tiền dollar Mỹ. Trên đường về chúng tôi thấy phố xá vắng vẻ, nhiều cửa hàng đóng cửa, hỏi thăm thì được biết, họ nghỉ ngày Sabat. Ở đây người dân giử ngày Sabat khà nghiêm nhặt: từ 3 giờ chiều ngày thứ 6 tới 3 giờ chiều ngày thứ 7, họ không làm việc xác: phố xá, chợ búa, cửa hàng đều đóng cửa. Về việc giử luật kiêng việc xác( ngày chúa nhật), họ hơn người Công giáo chúng ta nhiều.
Sau một ngày đi khá nhiều, chúng tôi về khách sạn nghỉ ngơi, tắm rửa, rồi xuống dùng bửa tối( buffet dinner) rất ngon miệng. No bụng rồi chúng tôi rủ nhau đi tản bộ ở khu vực biển Hồ ngay phía sau khách sạn. Biển Hồ chảy vào sông Jordan, rồi đi vào Biển Chết, nhưng nước ở biển Hồ và sông Jordan thỉ ngọt, nhưng nước ở Biển Chết thì lại mặn Để chứng thực điều này chúng tôi xuống vốc nước biển Hồ để nếm thử, qủa là nước ngọt Có lẽ.vì nó chia xẻ nguồn nước với các suối nguồn, nhưng khi chảy vào biển Chết nước lại trở nên rất mặn( 75% muối) và không sinh vật nào có thể sống đươc với nó. Tương tự, nếu sống biết chia xẻ, con người và tâm hồn mình sẽ nhẹ nhàng, hòa đồng với mọi người. Nếu chỉ ích kỷ, nghỉ đến mình, sống co cụm, tâm hồn chúng ta sẽ trở nên mặn đắng và không ai muón đến gần ta. Viết tới đây, tôi lại nhớ tới, bài hát “Đi qua vùng cỏ non”, cách đây mấy chục năm, mà tôi rất thích nghe với nội dung cũng tương tự như vậy.
Tối về đến khách sạn thì lại gặp một chương trình nhạc sống, thế là mọi người rủ nhau vào tham dự.chúng tôi được thưởng thức một chương trình nhạc Sống với những bản nhạc Pháp nỗi tiếng của thập niên 60-70 rất hay.
Tạ ơn Chúa đã cho chúng con hưởng một ngày bình yên vui vẻ và nhiều thú vị
Views: 0