Một con số hết sức ấn tượng những người dân trên khắp đất nước [Hoa Kỳ. BTGH] đã tích cực cầu nguyện cho những người bảo vệ sự sống ra ứng cử vào ngày 04.11.2008.
Không chỉ có rất đông những người cầu nguyện riêng, mà còn không đếm xuể những nhóm được thông báo công khai tụ họp nhau để cầu nguyện, làm tuần cửu nhật, lần chuỗi, chầu Thánh Thể. Những lời cầu nguyện nầy được những người có đức tin sâu xa dâng lên, những kẻ biết rõ rằng chúng ta cần đến một phép lạ và tin cậy vào Chúa ban cho điều đó. Nhưng rõ ràng là Chúa đã không đáp lời. Như vậy tại sao chúng ta vẫn còn tin nơi Người?
TIN DỮ TRƯỚC HẾT
Với nguy cơ trở thành tiêu cực thụ động một lát, chúng ta hãy xem xét trước tiên đến các tin xấu. Dù Thiên Chúa đã không can thiệp – ít nhất một cách tỏ tường – để ngăn chận sự lún sâu của văn hoá sự chết trong mùa bầu cử, thì thực tế hiện còn tồi tệ hơn thế nhiều. Nền văn minh phương Tây đã ở trên một đà tuột dốc từ khoảng năm trăm năm qua. Tôi không có ý đưa ra lý lẽ để chứng minh rằng thời Trung Cổ của Kitô giáo là một thời hoàn hảo, hoặc cho rằng đã không có những vấn đề nghiêm trọng trong thời kỳ ấy. Nhưng xét từ góc độ ảnh hưởng chung của những điều Kitô giáo tin và sức mạnh của Đức Tin Công Giáo gọt dũa uốn nắn văn hoá, ta thấy đã có một đường xoắn ốc đi xuống chí ít là từ cuộc Nổi Dậy Tin Lành vào thế kỷ 16. Sự phát triển ngày càng mạnh của thuyết tương đối và chủ nghĩa tục hoá kể từ thời đó, đã dẫn đến tình trạng hỗn độn hoàn toàn mà chúng ta đang sống ngày nay, mà không thấy một sự đảo ngược lâu bền nào.
Bắt đầu tình trạng các Kitô hữu trong cuộc bị gạt ra ngoài lề. Trong một thời gian dài cho đến nay, trẻ chưa sinh được luật pháp bảo vệ và những ai mạnh mẽ bênh vực trẻ chưa sinh hoặc cả tính chất hôn nhân hoặc cả chính luật tự nhiên, thì ngày càng bị coi không ra gì và bị dành cho một vị trí hợp pháp ngày càng thấp hơn. Việc họ tự do thực hành các quyền của mình ngày càng bị xem như là một sự tấn công xã hội. Nếu họ đưa ra lý lẽ chứng minh đồng tính dục là bừa bãi hỗn loạn, thì họ bị buộc tội là phát biểu vì hận thù. Nếu họ cố khuyên can các phụ nữ đừng nạo phá thai con cái mình, thì người ta buộc cho họ có âm mưu tội ác. Những luật lệ mới đã được thảo ra (chẳng hạn hư FOCA) để bảo đảm tiếp tục sự loại bỏ nầy và những quan toà mới sẽ sớm được bổ nhiệm ở mọi cấp tòa án, bảo đảm rằng những ai tán thành hoặc duy trì một cái gì đó giống như một nhãn quan luân lý Kitô giáo, có thể bị lấy đi quyền phát biểu, hội họp, công ăn việc làm và tiền bạc.
Trong một cụôc trao đổi qua địen thoại hôm qua, Phil Lawler nói rằng ngày nay các Kitô-hữu tốt lành có cảm tưởng “bọn chúng đi theo sau chúng tôi”. Theo như tôi thấy, những người cảm thấy như vậy hoàn toàn có lý. Bọn chúng – những người ưu tú về văn hoá – đang theo dõi chúng ta và xem ra việc nầy không có vẻ sẽ sớm thay đổi. Đó là tin dữ và sự thật gây rùng mình là có vẻ như Thiên Chúa không có ý định làm bất cứ điêu gì về chuyện nầy, bất chấp đức tin và lời cầu nguyện của chúng ta. Vì vậy (xin vui lòng trở thành tiêu cực với tôi thêm một ít thời gian nữa) tại sao chúng ta lại vẫn đặt niềm cậy tin của chúng ta nơi Thiên Chúa?
TIN CHĂC CHẮN
Vấn đề nầy chập chờn hiện ra trong tâm trí tôi thường xuyên hơn kể từ Ngày Bầu Cử và tôi không nghi ngờ rằng những cử tri bị ngã lòng khác, cũng cảm nghiệm điều tương tự. Câu trả lời, một cách nào đó, rất khó khăn và kinh nghiệm của chúng ta về câu trả lời đó thường hết sức mơ hồ tế nhị. Ngay lúc nầy tôi đang băn khoăn về những điều khó khăn nầy, và tôi có thể nhìn thấy mình đang đi tìm một câu trả lời không dễ gì diễn tả được. Vì lý do đó, khi tôi viết đến chỗ nầy, tôi đã ngừng lại và lần hạt Mân Côi, để cầu xin Thiên Chúa giúp cho tôi nói những gì Người muốn tôi nói.
Giờ đây xin hãy ngừng lại. Hãy nghĩ về những gì tôi đã viết trong hai đoạn vừa rồi. Tôi bận tâm lo lắng về vấn nạn làm sao chúng ta biết được Thiên Chúa có thực và Người chăm sóc dưỡng nuôi như thế nào, và vì vậy tôi đã không thôi cầu xin Chúa giúp tôi nghĩ ra và sắp xếp câu trả lời. Mệnh đề thứ nhất diễn tả một điều khó khăn hoặc thậm chí một sự hồ nghi rất nhiều ở bên ngoài tâm trí tôi; nhưng mệnh đề thứ hai chỉ cho thấy một điều chắc chắn, một điều chắc chắn đang diễn ra ở một mức độ rất sâu xa. Ở môt mức độ nào đó, tôi tự nhủ liệu tôi có thể chứng minh để thoả mãn chính mình, mà bỏ mặc sự hài lòng thoả mãn của người khác, rằng một Đấng Thiên Chúa yêu thương quả là hiện hữu. Ở một mức độ sâu xa hơn, tôi chỉ đơn thuần hướng về Người và thỉnh cầu. Ở một mức độ nào đó, tôi khó chịu vì đủ thứ câu hỏi hóc búa và những phiền toái luôn đi sát cuộc mạo hiểm nầy, mà chúng ta gọi là Đức Tin. Nhưng ở một mức độ sâu xa hơn, vấn đề nầy được giải quyết vượt trên mọi nghi ngờ. Tôi có thể nêu lên một ngàn vấn nạn về Thiên Chúa, nhưng tôi sẽ chẳng một chút do dự hướng về Thiên Chúa để có được câu trả lời.
Trong công trình hộ giáo nầy, việc đặt cạnh nhau giữa một sự nan giải và một sự chắc chắn, rất thông thường là điều cuối cùng phải được đề cập đến. Chúng ta giải quyết trước hết những lập luận đặc trưng để làm tan đi những phản đối về điểm nầy hoặc điểm nọ của đạo tư nhiên hoặc của Mạc Khải; sau đó chúng ta mới chọn ra tất cả mọi động cơ khiến chúng ta tin cậy (chẳng hạn sự chịu đựng của Giáo Hội hoặc sự thánh thiện của các thánh).
Chỉ sau khi tất cả những điều nầy được giải quyết ổn thoả, thì chúng ta mới xét đến sự xác tín, mà đức tin truyền đạt cho thấu mức độ sâu thẳm nhất của cuộc sống chúng ta. Hộ giáo cho thấy, không giống như chính Hộ giáo, hình như sự xác tín như thế không phải là một sự chuẩn bị cho đức tin, mà đúng hơn sự xác tín như thế là chính sự kiện đức tin, ân sủng lãnh nhận được, nay là một thực tế không thể chối cãi được.
CỦNG CỐ ĐỨC TIN CỦA MỘT NGƯỜI
Trong nhiều cách thế, Kitô giáo có bên trong mình một Catch – 22 [Hoàn cảnh con gà và quả trứng]. Chúng ta thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Đức Chúa mà nhờ Người mọi sự đã được tạo thành, Chúa Tể tuyệt đối của vũ trụ mà Đấng Quan Phòng đã sắp xếp trật tự mọi sự. Người yêu thương chúng ta nhiều đến nỗi đã cứu thoát chúng ta khỏi tội lỗi của chúng ta. Không gì có thể hoàn hảo tốt đẹp hơn, cho dù chúng ta đang sống trong một thung lũng nước mắt đã thành cách ngôn. Hơn nữa, khi quay về Thiên Chúa trong những lo lắng muộn phiền, chúng ta tin chắc rằng tất cả mọi lời cầu nguyện được nhận lời – nhưng đôi khi (có thể là thông thường) câu trả lời là không. Điều đó làm tức giận, nhưng chúng ta cũng có thể quay mặt với chính nghịch lý nầy. Vì chúng ta không ngừng kinh nghiệm sự thất bại, như Chúa Kitô đã làm trước chúng ta, tuy thế, chúng ta vẫn là những người vui sướng nhất, có được an bình nội tâm vượt xa bất cứ thứ gì mà một con người thành đạt nhất trên đời có thể có được.
Thỉnh thoảng, đứng trước các khó khăn hoặc thất vọng hoặc chán nản, chúng ta cần nhắc nhủ mình về tất cả những lý do ngoại tại mà chúng ta đã chấp nhận Đức Tin đầu hết. Chúng ta cần phải xem xét lại lần nữa những lý lẽ về sự hiện hữu của Thiên Chúa và tính bất tử của linh hồn, để đoan chắc lần nữa ý nghĩ rằng sự thừa nhận những điều nầy không phải là phi lý. Chúng ta cần nhớ rằng cách giải thích hợp lý nhất về ngôi mộ trống và lịch sử Giáo Hội thời sơ khai khác xa việc Chúa Giêsu Kitô thật sự đã sống lại từ kẻ chết. Chúng ta hưởng lợi từ việc làm quen trọn vẹn hơn với cái lô-gic nội tại về quyền bính của Đức Giáo Hoàng trong một Giáo Hội phải đại diện cho một thoả ước với thế giới cho đến tận thế. Chúng ta cố thăm dò sâu hơn nữa các bản tường thuật những phép lạ đã được kiểm chứng kỹ càng và không có giải thích nào khác ngoài quyền lực của Thiên Chúa, và suy tư sâu xa hơn nữa về nhiều loại phép lạ mà chính chúng ta đã trải nghiệm – những thời khắc hiếm hoi và qúy giá trong đó hành động của Thiên Chúa có thể nhìn thấy được không thể nhầm lẫn bằng tâm trí và bằng các giác quan.
Cũng vậy, chúng ta biết khôn khéo xem xét lại những khía cạnh đặc biệt của Kitô giáo, mà hầu hết giúp cho chúng ta, – khía cạnh theo cách riêng độc nhất của nó, – nhận ra một cách dễ dàng hơn chân lý của nó. Với người nầy, sự kiên định bền vững tinh thần đặc biệt của giáo lý Công giáo qua hai ngàn năm, cung cấp một động cơ mãnh liệt để tin rằng Giáo Hội phải đưọc chính Thiên Chúa soi sáng. Với người khác, sự sinh hoa kết trái dồi dào tuyệt diệu trong mọi hình thức việc lành do các thánh nhân,có thể dẫn người ấy tới sẵn sàng hơn để tin cậy Hội Thánh đã chăm sóc dạy dỗ họ. Với người khác nữa, sự việc Hội Thánh qua các thời kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng ngăn trở chính cho tiến bộ nhân loại do những người ủng hộ hết chế độ ý thức hệ nầy sang chế độ ý thức hệ khác (tất cả đều xung khắc nhau), đủ để nói rằng có một điều gì đó rất đặc biệt về Hội Thánh. Với chính tôi, tôi nhận thấy rằng khi tôi suy nghĩ về những gì Hội Thánh yêu cầu tôi trở thành với tư cách một con người, thì tôi không thể tưởng tượng ra được một kiểu mẫu nào tốt hơn hoặc cao qúy hơn. Điều đó cũng là một lý do sự đáng tin.
KINH NGHIỆM ĐỨC TIN
Rất cần nuôi dưỡng tâm trí chúng ta về mặt thiêng liêng theo cách nầy, và hơn nữa, còn cần phải nhiệt tâm trong việc tránh né những thói quen luân lý ngược với đức tin của chúng ta, vì nếu có bất cứ khía cạnh nào của cuộc sống chúng ta để lâu không được thay đổi, thì khía cạnh đó có thể bị dùng như một cái nêm để biến mọi khó khăn và thử thách thành những vật bị loại bỏ. Khi chúng ta trở nên ươn lười trong việc chấp nhận những ý tưởng văn hoá hủy hoại các nguyên lý Kitô giáo, bằng việc từ chối sử dụng trí khôn để nhìn xem chân lý thật sự nằm ở đâu; hoặc khi trở nên lười biếng trong việc chấp nhận những thói quen trần tục hoặc những thói hư nết xấu, bằng việc từ chối sử dụng ý chí của chúng ta để hoàn tất những gì mà một cuộc sống thật sự kết hợp đòi hỏi. Rồi chúng ta để cho những sự việc phát triển trong tâm hồn chúng ta, đến mức có thể làm cho quà tặng đức tin bị lâm nguy, khi chúng ta ngày càng ước ao thoát khỏi Thiên Chúa.
Nhưng không có bất cứ lập luận có tính hộ giáo nào,bất cứ động cơ sự đáng tin nào hoặc thói quen luân lý nào trong những lập luận, động cơ hoặc thói quen nầy, tự nó là đức tin. Không có điều nào trong những điều nầy cấu thành sự xác tín sâu xa ,vốn chỉ đến qua một hồng ân Chúa ban mà thôi. Vì đức tin không chỉ là một hồng ân, mà là cuộc sống của Một Đấng Khác, Ba Ngôi ngự trong linh hồn chúng ta. Để đáp lại, chúng ta dần dà học chuyện vãn với Thiên Chúa trong cầu nguyện, để cho sự tiếp đón Chúa của chúng ta đừng nên nguội lạnh và chúng ta không trở mặt với Người. Ở chính trung tâm sự sống chúng ta, như thế, chúng ta biết Chúa, cảm nhận sự hiện diện của Người và nhận biết công trình của Người trong chúng ta. Tôi đã từng nói rằng sự hiện diện nầy của Thiên Chúa bên trong chúng ta nói chung rất khó thấy. Nhưng Thánh Phaolô diễn tả nó như sau :”Tôi đã bị đóng đinh thập giá với Chúa Kitô. Không còn là tôi sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Và cuộc sống tôi sống bây giờ trong thân thịt, tội sống nhờ đức tin nơi Con Thiên Chúa” ( Gl 3,20).
Theo tôi, cần phải hiểu rằng đức tin không thể khai thác hợp lý bằng bất cứ cách nào khác. Kitô giáo phải được quân bằng đến mức những gì chúng ta nhìn thấy hiện tại bằng mắt thịt, vừa không đủ để buộc chúng ta phải hoán cải, vừa không phải là một thay thế cho sự hoán cải ấy. Vì Thiên Chúa đã làm nên chúng ta chính là để sao chúng ta có thể yêu thương và tình yêu thương phải luôn vượt lên trên tư lợi, qua một vận dụng tự do ý chí. Thánh Phaolô lần nữa diễn tả điều nầy một cách rất hay : "Thật vậy, chúng ta biết rằng : cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quặn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng : chúng ta đã lãnh nhân Thần Khí như ân huệ mở đâu, nhưng còn trông đợi thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa. Quả thề, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa : vì ai lại trông mong điều mà mình đã thấy rồi?”(Rm 8,22 – 24)
NGHỊCH LÝ CHỦ YẾU
Nếu tin cậy vào những điều không thấy được là một nghịch lý, thì sự việc đáng ngạc nhiên là chúng ta, những kẻ tin, lại tin chắc chắn đó là một nghịch lý đúng đắn, nghịch lý mà thoạt đầu tỏ ra kỳ cục nhất, nhưng sau hết lại chứng minh cho thấy là thật nhất, bí quyết cho mọi nghịch lý khác của cuộc đời. Một lần nữa, đó là xác tín của đức tin, sự hiểu biết trong sáng, như Newman đã nói, rằng một ngàn sự khó khăn cũng không thể phủ bóng mây mù lên sự việc không thể bác bỏ được rằng Tôi biết Chúa và Chúa biết tôi.
Hãy nghĩ tới Thánh Phaolô lần nữa:
“Vì thế chúng ta đừng chán nản.Trái lại dù con người bên ngoài của chúng ta có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng ta ngày càng đổi mới. Thật vậy một chút gian truân tạm thời trong hiện tại, sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời.Vì thế chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn” (2 Cor 4:16-18).
Bây giờ tôi không còn nói rằng đó là lập luận mà bạn phải dùng, để giúp chuẩn bị cho một ai để họ tiếp nhận đức tin ban đầu. Xét cho cùng, đó khó lòng là một lập luận biện giáo, khi nói rằng một ai đó phải tin, bởi vì tôi tin chắc chắn (dù một người khác rất có thể nhìn thấy trong cuộc đời tôi rằng điều đó chắc chắn mang hoa trái tuyệt vời,mà người đó cũng ước ao được chia sẻ). Điều tôi muốn nói, đúng hơn, là nếu bạn là một người tin bị thất vọng chán nản, nay đang xem xét một ít sự khó khăn, tôi nghĩ bạn sẽ khám phá ra, rằng ở một mức độ sâu xa hơn, bạn chẳng hề có nghi ngờ thực sự nào hết. Bạn có thể bối rối hoặc kể cả bị phiền hà bởi tất cả những sự khó khăn mà chúng ta phải đương đầu (mặc cho tất cả những kinh nguyện mà chúng ta đã đọc), nhưng nếu bạn suy nghĩ thêm một chút nữa thôi, bạn sẽ khám phá ra rằng, nhận thức về Chúa của bạn vẫn hoàn toàn không chút gơn sóng, và rằng cả sự bối rối và khiếp hãi của bạn cũng được neo chặt nơi Người một cách vững vàng. Tới chừng đó, cuối cùng, lúc nầy bạn bị làm cho bối rối bởi Thiên Chúa, bị quấy rầy nơi Thiên Chúa hoặc kể cả giận dữ với Thiên Chúa.
Điều đó không có gì là phi lý cả.
Đó là vì tận sâu thẳm trong nội tâm, bạn đơn thuần biết rõ.
Và đó chính là đức tin
Đức tin vào Thiên Chúa không phải là một kiến thức, mà tôi có thể học được, như tôi học toán hay hoá học. Mà nó vẫn là đức tin. Nghĩa là đức tin có một cấu trúc luận lí, ta sẽ bàn chuyện này sau. Đức tin không đơn giản là một thứ gì mờ mờ ảo ảo, mà tôi chỉ việc cứ yên tâm thả mình vào đó. Đức tin mang tới cho tôi nhận thức. Và có đủ lí do phải lẽ để ta bám vào nó. Nhưng nó không bao giờ là một kiến thức thuần tuý.
Bởi đức tin đòi hỏi toàn lực đời sống – í chí, tình yêu, bước ra khỏi mình – nên nó luôn vươn lên trên cái kiến thức thuần tuý, trên cái chứng minh cần thiết. Mà cũng vì thế mà tôi cũng luôn có thể lìa xa nó, và xem ra có đủ lí do để chống lại nó.
Có đủ thứ lí do chống lại đức tin, như anh biết. Ta chỉ cần nhìn nỗi đau khổ ghê gớm trên thế giới. Chỉ riêng cảnh này cũng đủ để phản chứng Thiên Chúa. Hoặc xem sự bé mọn của Ngài. Với người có đức tin, thì đó chính là nét cao cả, nhưng với người không thể và không muốn tin, thì đó lại là lí do để chống Ngài. Người ta cũng có thể tháo gỡ cái toàn thể ra thành những tiểu tiết. Có thể gạt bỏ những đoạn những câu trong Kinh Thánh, trong Tân Ước để chỉ còn lại vài chỗ, và một học giả giờ đây có thể nói: phục sinh là chuyện người ta mới thêm thắt về sau này, mọi thứ đều là bịa đặt, hoàn toàn chẳng đáng tin.
Vâng, mọi chuyện đều có thể. Bởi vì lịch sử và đức tin đều là những thứ mang tính người. Do đó, cuộc cãi vã về đức tin chẳng bao giờ chấm dứt. Cuộc cãi vã đó cũng chính là cuộc vật lộn của con người với chính mình và với Thiên Chúa, nó sẽ kéo dài mãi tới tận hoàng hôn của lịch sử. (ĐHY – Giáo Hoàng đương kim hiển trị – Joseph Ratzinger, Thiên Chúa và Trần Thế)
TS Jeff Mirus, 07.11.2008
BTGH chuyển ngữ
Views: 0