Lm. Thinh Duc
Đạo thì phải có đối tượng để thờ :
– Chúa – Phật – Allah …
Đạo thì phải có Giáo lý và Nghi thức thờ phượng –
Lý thuyết và Thực hành.
Trong đạo Công giáo, Chúa Giêsu dạy :
“Yêu Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn, và yêu tha nhân như chính mình”.
Tin và theo đạo là phải kết hợp cả TÂM – TRÍ và HÀNH ĐỘNG. Thế nên người Công giáo nào nói: “Tôi giữ đạo tại tâm” rồi không đến nhà thờ, không lãnh các bí tích, không hiệp thông trong các sinh hoạt của xứ đạo … thì có thể xem là đang công khai từ chối thờ phượng Chúa.
“Giữ đạo tại tâm” là giữ thế nào ? Nói chỉ cần tâm có Chúa là được. Vậy cách nào chứng minh trong “tâm” đó có Chúa ? Nếu nói chỉ cần có lòng là được, thì cuộc sống cần gì ăn với uống chi cho tốn kém mất thời gian, ăn uống trong tâm là được rồi!
Cần chi yêu đương hẹn hò, quà cáp, tâm sự chi cho mệt xác, yêu trong tâm là được rồi ! Tiệc tùng, cưới hỏi, chén rượu nước trà, nhậu nhẹt chi cho mệt mỏi gia đình, bà con … “Cưới Hỏi tại tâm” trong lòng là được rồi !
Ai đang thất vọng, chán nản, mất niềm tin … cứ mạnh dạn nhận lỗi với Chúa để có cơ hội hay động lực, đến nhà thờ để bắt đầu lại từ đầu cho hành trình đức tin của mình.
Đừng làm biếng giữ đạo rồi nói những lời “ba phải” để bào chữa, như “đạo tại tâm”, “đạo nào cũng là đạo”, “đạo nào cũng ăn ngay ở lành”… Đó là trốn tránh và phủ nhận tôn giáo mình đã chọn thờ.
Lm. Thinh Duc
(sao chép lại từ Thông Tin Công Giáo)
Views: 0