Thánh Thể

Tóm lược lịch sử những phép lạ Thánh Thể (Kỳ 6)

Trần Mỹ Duyệt

TẠI SALZANO, Ý

NĂM 1517.

Biến cố đặc biệt đã xảy ra ở Salzano vào năm 1517. Một linh mục đã được mời đem Mình Thánh Chúa cho một kẻ liệt trong cơn hấp hối. Mùa và thời gian không thích hợp để kiệu Mình Thánh, vì vậy vị linh mục chỉ đem theo một chú giúp lễ. Khi đến một cánh đồng được bao quanh bởi sông Muson, có một số con lừa đã quay lại và tiến về phía linh mục. Khi đến gần, chúng đã quì gối và theo sau Phép Thánh Thể cho đến khi đến nhà bệnh nhân. Sau đó, cùng với linh mục, chúng lại quay về nơi đồng cỏ.

 

TẠI GUADALUPE, MỄ TÂY CƠ

NĂM 1531.

Lịch sử không thể chối cãi hay phản biện về Thánh Thể và Nhập Thể của Con Thiên Chúa, “Thân xác Chúa Cứu Thế và thân xác Maria,” theo Thánh Augustine. Giáo Hội “suy niệm Đức Maria với niềm vui trong hình ảnh tinh tuyền nhất – hình ảnh mà Mẹ ao ước và hy vọng là sự toàn vẹn của Mẹ” (SC, 103): nhà tạm, cung lòng, hộp nhỏ đựng Mình Thánh.

Đức Mẹ đã hiện ra trong áo choàng Guadalupe trong một áo choàng được thắt lưng bằng một dây nịt đen, hình ảnh nói lên rằng nó được mang bởi những phụ nữ địa phương trong lúc mang thai.

 

TẠI PONFERRADA, TÂY BAN NHA

NĂM 1533.

Trong phép lạ xảy ra tại Ponferrada, Juan De Benavente quyết tâm ăn cắp một chén   bằng bạc quí trong nhà tạm, chứa đựng Mình Thánh Chúa của giáo xứ hắn. Thời gian sau đó là một cuộc tìm kiếm xảy ra phép lạ là các Mình Thánh được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn không bị hư hao.

 

TẠI FAVERNEY, PHÁP

NĂM 1608.

Trong đêm vọng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các tu sỹ của Faverney quyết định đặt Thánh Thể cho mọi người kính viếng. Đêm đó, một trận hỏa hoạn đã xảy ra phá hủy bàn thờ và những tủ thánh, ngoại trừ mặt nhật có Mình Thánh Chúa. Mặt nhật đã được tìm thấy sau đó ít ngày trong tình trạng còn nguyên vẹn. Thánh Thể vẫn còn được lưu giữ cho đến hôm nay và hàng năm có rất nhiều khách hành hương đến kính viếng, tôn thờ phép lạ này.

 

TẠI CALANDA, TÂY BAN NHA

NĂM 1640.

Thiếu niên Miguel-Juan Pellicer bị cưa chân vì một tai nạn. Do được nuôi dưỡng bởi lòng sùng kính Phép Thánh Thể và Đức Mẹ trên Cột, một phép lạ đã xảy ra cho em, đó là em lập tức nhận được sự chấp thuận của Đức Tổng Giám Mục của Zaragoza, người cũng đã chủ sự tiến trình phong thánh của em. Trong một nhận định, ngài viết rằng, “Miguel-Juan Pillcer của Calanda được ban lại chân phải cho em là một phép lạ, cái chân mà đã bị cắt trước đó nhiều năm, và điều này không xảy ra theo tự nhiên, mà là một phép lạ.”

Tuy nhiên, theo một tài liệu trong tiến trình phong thánh, hai nhà giải phẫu có liên quan là Juan de Estanga và Diego Millaruelo đã được phỏng vấn, cùng với vị phụ tá phẫu thuật Juan Lorenzo Garcia và vị linh mục tuyên úy nhà thương Pascual del Cacho. Tất cả đều thề rằng, chân của Miguel Pellicer đã bị cưa.

Bài viết trên The Skeptoid tác giả Brian Dunning đã phổ biến một bài cải chính cho bài viết nguyên thủy. Trong bài sau này, đã chấp nhận rằng “Hai vị bác sỹ được Pellicero nhắc đến (Estanga và Millaruelo) đã được phỏng vấn trước tòa. Nhưng không ai trả lời là họ đã liên quan đến việc cắt bỏ chân của Miguel-Juan Pellicer.

 

TẠI TURIN, Ý

NĂM 1640.

Trong khi bị chiếm đóng bởi quân đội của Count Harcourt, những tên lính đã xông vào thánh đường St. Maria del Monte và giết hại nhiều thường dân.

Nhiều tu sỹ Capuchin bị phân tán. Một tên lính người Pháp đã mở được nhà tạm trong đó có chứa Mình Thánh Chúa. Một ngọn lửa bỗng bốc ra bao trùm lấy hắn – đốt cháy mặt hắn và áo quần hắn. Cánh cửa của nhà tạm được tôn thờ khảm bằng đá mã não, thạch anh và những viên bích ngọc vẫn còn giữ dấu in của bàn tay bị cháy của tên lính.

 

TẠI PRESSAC, PHÁP

NĂM 1643.

Trong phép lạ Thánh Thể tại Pressac, một bình thánh đựng Thánh Thể đã bị bỏ lẫn lộn sau một cuộc hỏa hoạn xảy ra trong thánh đường giáo xứ. Trong những gì tồn tại là một chén thánh được tìm thấy trong đống tro tàn, trong đó Thánh Thể hoàn toàn còn nguyên vẹn. Bánh Thánh lạ đã được cho rước ngày sau đó, nhưng có nhiều tài liệu làm chứng phép lạ đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Trong số những tài liệu này là những cửa sổ của thánh đường Pressac có ghi lại nhiều cảnh khác nhau về phép lạ.

 

TẠI LOUVRE, PHÁP

NĂM 1667.

Trong các tướng phục vụ dưới thời Louis XIV (1643-1715) nước Pháp, Henri de La Tour d’Auvergne, Tử Tước Turenne (1611-1675), một trong sáu vị tướng được trọng vọng hơn cả. Ông thuộc giáo phái Calvin và rất phản đối sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể. Ông từng tuyên bố:

“Nếu ai thuyết phục được tôi tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích ấy, tôi sẽ sấp mình xuống đất liên lỷ để thờ lạy Ngài”.

Trong số những người thường xuyên trao đổi với ông về Bí Tích Thánh Thể có đức giám mục hùng biện thời danh lúc ấy là Đức Cha Bossuet, nhưng ông vẫn không bị thuyết phục.  Một lần hai bên hẹn gặp tại lâu đài Louvre, địa điểm này ngày nay được xử dụng triển lãm nghệ thuật. Trong khi hai bên đang trao đổi, thì một ngọn lửa cháy tại gian phòng bên cạnh. Ngọn lửa dọa thiêu rụi mọi công trình nghệ thuật.

Để giập tắt ngọn lửa, Đức Giám Mục Boussuet đã đến nhà nguyện, kiệu Mình Thánh Chúa và tiến sát ngọn lửa cầu nguyện và ban phép lành. Bỗng nhiên ngọn lửa từ từ tàn dần và tắt hẳn. Trong số những người quì gối hát kinh Tedeum tạ ơn Chúa lúc bấy giờ có Tử Tước Turenne.

Từ khi phép lạ xảy ra năm 1667 cho đến khi qua đời, tướng Turenne đã trở về với Giáo Hội và hết lòng yêu mến, sùng mộ Phép Thánh Thể.

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.