Uncategorized

Stress! Stress! Stress!

New York, 8.45 ngày 11.09.2001: Một chiếc máy bay lớn đâm xuyên qua ngôi tháp thứ nhất thuộc Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, xé toạc một lỗ hổng lớn trên phần thân toà nhà. Lửa bùng lên đỏ rực. 9.06: Một chiếc máy bay chở khách khác đâm vào ngôi tháp thứ hai rồi nổ tung.

 

New York, 8.45 ngày 11.09.2001: Một chiếc máy bay lớn đâm xuyên qua ngôi tháp thứ nhất thuộc Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, xé toạc một lỗ hổng lớn trên phần thân toà nhà. Lửa bùng lên đỏ rực. 9.06: Một chiếc máy bay chở khách khác đâm vào ngôi tháp thứ hai rồi nổ tung.

 

Cả hai toà nhà sập hoàn toàn. 9.43: Lại một chiếc máy bay đâm xuống Lầu Năm Góc, một phần toà nhà đổ sập, khói bụi bay mù mịt. 10.10: Có tin chiếc máy bay chuyến 93 của hãng United Airlines bị rơi tại Somerset County, Pennsylvania, Đông Nam Pittsburgh. Những gì là biểu tượng của sức mạnh kinh tế, tài chính, chính trị, quân sự của một siêu cường, sụp đổ chỉ trong chưa đầy chín mươi phút đồng hồ. Dân Mỹ bị suy sụp, hoảng loạn. Họ tìm một vật gì có thể cho họ một chỗ bám víu, một sức mạnh nào đó có thể giúp họ khỏi phát điên vì sợ hãi, hoài nghi, hoang mang. Bình thường Giáo Hội Công giáo là nơi họ sẽ hướng về những lúc như thế nầy. Nhưng Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ vẫn loay hoay với những chuyện lạm dụng tình dục đáng hổ thẹn, phải dàn xếp và bồi thường những khoản tiền khổng lồ, ở Boston, ở Los Angeles, ở nhiều nơi khác : Giáo Hội ấy còn tư cách gì mà cứu giúp ai! Và năm 2002, khi vụ 11/09 còn nóng hổi và nóng hơn nữa là stress ngày càng đè nặng trên rất nhiều người Mỹ, thì những trang “Sống Theo Đúng Mục Đích” của mục sư Rick Warren xuất hiện đúng lúc, chẳng cần phải cao xa gì và dù được viết theo một chiến lược tiếp thị,với nhiều tham vọng trần tục khác,cũng dễ dàng hấp dẫn những tâm hồn đang lạc lõng bơ vơ,suy sụp vì trầm cảm. Cuốn sách ra mắt vào đầu năm 2002, như một quả bom tấn làm nổ tung bao đè nén của nhiều người dân Mỹ, như một cái van giúp họ xả hết những trấm cảm tích tụ bấy nay. Tóm lại,đúng như lời chính tác giả nói về mục đích cuốn sách : giúp xả stress (destressing).

 

Chỉ được một thời gian ngắn, dân chúng Mỹ lại căng thẳng vì cuộc chiến ở Iraq : ngoài những chi phí quân sự khổng lồ, thì con số thương vong tăng lên từng ngày, khiến kỷ niệm về bãi lầy Việt-Nam, Somalie vốn chưa nguôi hẳn,lại trở về ám ảnh người Mỹ. Thế rồi sự chịu đựng của toàn nước Mỹ đạt đến giới hạn chót, khi một đất nước có hàng ngàn trường đại học kinh tế, có hàng triệu tiến sĩ kinh tế và hàng chục Giải Nobel kinh tế đã như đập nước vị bể tan : ngôi nhà tài chính,kinh tế của siêu cường kinh tế phút chốc tan hoang. Cuộc sống bấp bênh, thất nghiệp, tội ác, những vụ lừa đảo gây thiệt hại ngoài sức tưởng tượng, ..Tất cả làm cho bức tranh xã hội Hoa Kỳ vốn đã ảm đạm, nay càng thêm đen tối.Và thật buồn cười và đáng thương hại khi lần nầy dân Mỹ tìm xả stress qua một sự kiện trở thành đặc biệt do phản ứng dây chuyền và tô vẽ thêm : cái chết của Michael Jackson! Quan tài ông hoàng nhạc pop vừa nằm yên trong lòng đất, thì bao ức chế,lo lắng,mệt mỏi,ngờ vực, căng thẳng, …lại tiếp tục hành hạ nhiều người dân Mỹ! Rick Warren, Michael Jackson, những lời hứa và những chính sách không đem lại cho họ chút an bình, hy vọng nào.

 

1.001 KIỂU XẢ STRESS! BẤT THÀNH!

Gọi 1.001 kiểu xả stress, vì có 1.001 nguyên nhân làm cho con người bị trầm cảm và gần như không có giới hạn tuổi cho “nạn nhân stress”. Không cần đến những bệnh viện tâm thần mới thấy áp lực của stress lên xã hội. Điều tra sơ bộ cho thấy ở Việt-Nam, – một quốc gia vừa được xếp hạng thứ năm về chỉ số hạnh phúc, – có 20% dân số bị tâm thần và nguyên nhân được kể ra thì hết sức đa dạng : Nghèo đói, bất công, thất nghiệp, thất học, lụt lội, di chứng chiến tranh, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, bệnh viêm não, nhiễm độc thần kinh do rượu, các chất gây nghiện, thuốc ngủ… Các sự kiện gây stress trong cuộc sống. Sự tiếp xúc lâu dài với môi trường bạo lực, sự ruồng bỏ, sự lạm dụng hay nghèo khổ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện trầm cảm. Các sang chấn tâm lý hằng ngày như xung đột gia đình tạo thuận lợi cho sự xuất hiện trầm cảm. Giờ đây,mở bất cứ trang báo ngày hay tạp chí nào, cũng không đếm xuể những vụ tự tử, cướp bóc ngày càng táo trợn và những vụ giết người ngày càng tăng về số lượng lẫn tính chất dã man, mất nhân tính, hiếm nghe thấy ở các quốc gia khác. Hình ảnh khu nhà sang trọng Manhattan ở New York,Hoa Kỳ,nằm sát khu Haarlem dân da màu lầm than, trước đây biểu tượng cho bất công của xã hội tư bản, thì nay thấy rõ ở đất nước nầy, khi những sân golf ‘thiên đàng trần thế” – 166 sân (và chưa hết những ‘dự án’) trên tổng số 2.150 sân golf của toàn thế giới – ngạo nghễ toạ lạc giữa dân nghèo, sau khi đã xua đuổi họ và giải toả miếng cơm bao đời của đám bần cố nông: những người dân thấp cổ bé họng chẳng hiểu stress là gì, mà chỉ cam chịu nuốt nước mắt tủi nhục. Người ta xả stress bằng phim ảnh bạo lực và dâm ô; bằng ma túy và nghiện ngập; bằng kết băng đảng; bằng những hành vi bạo lực thua cả loài cầm thú. Hẳn các nhà phân tâm học đồ đệ của Sigmund Freud không còn hơi sức đâu mà phân tích những hiện tượng và biểu hiện trầm cảm nầy nữa. Trong một xã hội như thế,không bị stress mới là chuyện lạ.

 

Dân chúng Hoa Kỳ hay bất cứ người nào trên thế gian, cũng không khó ý thức họ bị trầm cảm. Nhưng để chữa trị, người ta lại lựa chọn những acch thức dễ dãi, như là dùng methanone – một dạng ma tuý nhẹ – phát miễn phí cho những con nghiện, để trấn át cơn nghiện, nghĩa là không thoát khỏi sự thống trị của ma tuý. Những người bị trầm cảm tìm quên lãng trong trác táng,nghiện ngập,bạo lực,ngày càng tuyệt vọng và không có lối thoát. Mọi nguyên nhân gây trầm cảm đều bắt nguồn từ khách quan và chủ quan : khi con người dồn nén mọi khó khăn, đau khổ vào trong tâm hồn, muốn tự mình chịu đựng hoặc chữa trị, nhưng rồi thấy mình bất lực và ngày càng lún sâu trong trầm cảm. Tất cả ứng xử, hành vi của họ bấy giờ hoàn toàn nguy hiểm cho xã hội, cho đạo đức luân lý. Một vài kỹ thuật như Yoga,Thái Cực Quyền có thể giúp họ ổn định tâm lý một phần, thì lại đòi hỏi ý chí, điều mà họ lại không có! Nhưng Yoga hay những kỹ thuật dưỡng tâm khác cũng chỉ như phần mềm ‘nén’ trong vi tính, giúp người tập luyện siêng năng nén các stress bằng sự tự chủ,không giúp giải quyết nguyên nhân và càng không giúp nhìn những trầm cảm bằng một con mắt khác : con mắt đức tin của Kitô hữu!

 

SỐNG BA LỜI KHẤN, LINH MỤC, TU SĨ KHÔNG THỂ BỊ STRESS

Điểm lại tất cả nguyên nhân dẫn đến Stress, từ cá nhân,gia đình,xã hội, kinh tế,chính trị,…thì linh mục và tu sĩ sống đời tận hiến là những người vô cùng hạnh phúc và may mắn, vì các Vị ấy không dính vào bất cứ phạm trù nào có thể gây nên trầm cảm. Những quan tâm lo lắng cho bổn đạo – trong giáo xứ,trong những cơ sở trường lớp do các Vị phụ trách, kể cả lo về người thân,…- không thể là nguyên nhân làm cho các Vị bị ‘stress’. Đó là vì các linh mục và những người sống đời tận hiến không bị trói vào mình gánh nặng cơm-áo-gạo-tiển và không chịu ảnh hưởng, áp lực hoặc cám dỗ nặng nề của tham sân si. Trung thành với ba lời khấn (hứa) Nghèo Khó – Khiết Tịnh – Vâng Lời, các Vị thoát ngay khỏi mọi cám dỗ, mọi áp lực lên thân xác và linh hồn. Từ đó, các Vị nên điểm tựa, gương mẫu, cho giáo dân,nhất là thanh thiếu niên. Điều nầy giải thích phần lớn vì sao sinh viên học sinh,lao động trẻ,các gia đình trẻ Công giáo vẫn giữ được ‘cốt cách’ đạo hạnh, trong khi họ vẫn ở giữa thế gian, như sen giữa bùn (x. Ga 17, 6 – 26). Sẽ như thế nào nếu ‘thần tượng’ của họ – linh mục,tu sĩ,…- xem thường ba lời hứa, đứng núi nầy trông núi nọ, muốn bắt cá hai tay, để rồi bị dục tình, xa hoa, kiêu căng ám ảnh, nuốt chửng, tìm biện hộ cho sự dễ dãi và tìm kiếm thoả mãn cái bụng (x. Pl 3, 19)? Trong kiếm hiệp, người ta gọi đó là “tẩu hoả,nhập ma”: tập luyện sai cách và sai sách!

 

Bộ phim 10 tập “Chiếc Hộp Pandora” vừa kết thúc. Khám phá thứ thuốc chữa lành ung thư nầy – cũng được người khám phá ra nó,bác sĩ Suzuki, đặt tên là “Pandora” – đã làm lộ ra những suy nghĩ, âm mưu và hành động xấu xa từ giới chính trị,y học,kinh doanh : ai cũng mong gắn tên tuổi,sự nghiệp và của cải với thứ thuốc nầy. Những thứ xấu xa vốn bị nhốt trong chiếc hộp, nay thoát hết ra ngoài.Con người với tất cả những tham vọng, ích kỷ, kiêu ngạo, đã để cho những cám dỗ chiến thắng, mà chỉ vẫy vùng chống trả bằng những loại “methanone”, để rồi như những người rơi vào vùng cát lún : càng dãy dụa,càng chìm sâu.

 

BÀI THUỐC PHÒNG – CHỮA STRESS.

Những lời nói thật đơn sơ, dịu dàng, dễ nghe theo : “Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng” (Mc 6,32), một nơi chỉ còn Chúa Giêsu và anh em. Bí quyết bình an, loại bỏ mọi dầu vết của stress – trầm cảm, chỉ có vậy : phải dành thời giờ một mình với Chúa, với anh em ! Một mình với Chúa qua cầu nguyện, phó dâng để thánh hoá mọi nguyên nhân và nội dung mọi biến cố lớn nhỏ trong cuộc sống,cùng với lòng say mê Thánh Thể và Chuỗi Hạt Mân Côi! Với anh em, bằng sồng “Tình Thương Trong Chân Lý”. ‘Nội công” chính là sức mạnh giúp tâm hồn và thể xác nên bất khả xâm phạm trước những ảnh hưởng từ bên ngoài. “Nội công thâm hậu” của Kitô hữu chính là đức tin ngày càng vững mạnh, qua sống đạo và truyền giáo, nghĩa là kết hợp công thủ : nhìn mình (hướng nội), nhìn tha nhân( hướng ngoại), nhưng điểm tựa, điểm quy chiếu, diểm đến, là chính Chúa Kitô.

 

(TV 06 : CON CHẲNG THỂ NÀO GẮNG HƠN NỮA ) – TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI TN (Nam B): Mc 6, 30 – 34

ĐƯỜNG TÌNH CHÚA DẪN CON ĐI 06

 

HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU – THÁNH VỊNH 06:

Bên bờ vực thẳm, kẻ thù xô đẩy chúng ta. Những giác quan,đam mê, kiêu ngạo,…Chỉ cần một bước thôi, thế là hết! Chúa còn có thể xót thương chăng? Chỉ những người thưa với Chúa là không thể gắng được nữa,mới được cứu thoát. Người ta nghĩ đến Chúa Giêsu trong giờ hấp hối. Người ta nghĩ đến biết bao người yếu đuối trong thế gian mục rữa nầy,cũng như biết người thiện tâm mà nơi họ đức tin như chuông treo chỉ mành. Phải chi họ có thể cầu nguyện! Phải chi họ muốn cầu nguyện! Chúng ta cầu nguyện cho họ, với danh họ. Ngọt ngào, êm dịu và hy vọng biết bao khi một Kitô hữu cầu nguyện bằng những câu Thánh Vịnh nầy cho một linh hồn sắp chìm đắm, cho biết bao tâm hồn thấy sức tàn lực kiệt từng phút giây trong đời. Lo âu khắc khoải của họ, cũng chính là của chúng ta. Hy vọng của chúng ta cũng là của họ trong Chúa Kitô.

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.