Chỉ còn khoảng ba tuần lễ nữa, là kỷ niệm BỐN NĂM triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI và sinh nhật thứ 82 của Người. Theo dõi những biến cố,những sự kiện xảy ra trong Giáo Hội, cả về đối nội cũng như đối ngoại, người ta có thể khẳng định HAI ĐIỀU: một là sự Hiện Diện của Chúa Thánh Linh và Bảy Ơn Cả của Người trong Giáo Hội và trên Đức Giáo Tông; hai là Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI có một sức khỏe phi thường, một nghị lực vô song được [Chúa Kitô] tôi luyện và “chuẩn bị” qua bốn triều đại Giáo Hoàng (Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI; Đức Gioan-Phaolô I và nhất là Đức Gioan-Phaolô II) và nhất là …sẵng sàng đương đầu với mọi thử thách, thách đố to lớn, nguy hiểm nhất, đối với cá nhân Người và đối với Giáo Hội mà Người sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ, bênh vực.
Bất cứ ai khác ngoài Người – Đức Biển-Đức XVI – cũng hẳn đã ít nhiều chùn bước hoặc tránh né một số vấn đề hoặc là hẳn đã có thể ít là đôi lần ngã qụy. NHƯNG các kẻ thù của người, những người có nhiều thành kiến với người, những kẻ thấy “tài năng, tiếng tăm, lý thuyết, lập luận” của họ tự nhiên tan biến, mất giá, tự ti trước nhà thấn học lỗi lạc, thánh thiện và kiên quyết đến mức bảo thủ nầy, nay càng “đáng sợ” vô cùng khi ở ngôi Giáo Hoàng: chúng liên kết với nhau, với các thế lực xấu xa đen tối, trong đó có một số không nhỏ các phương tiện truyền thông (đặc biệt là ở phương Tây, nơi đã chìm sâu trong tục hoá và là nơi phát sinh những lệch lạc đạo đức luân lý đến mức chỉ còn có thể gộp chung trong một từ “Satan – do Satan – mang tính chất hoả ngục”). VỰC DẬY một Châu Âu vốn có gốc rễ từ Kitô giáo nay bị tục hoá, là cả một nỗ lực mà nếu không tin cậy vào sức mạnh Chúa Thánh Linh, thì có thể nói ngay đó là một việc “điên rồ”, hoang tưởng. THẾ NHƯNG cổ máy mục rĩ Châu Âu đã rùng mình thay đổi, bắt đầu rơi ra những mảng rỉ sét, băng hoại, để bắt đầu CUỘC HỒI SINH. Với ba tông thư ĐẦY UY LỰC và TRÀN ĐẦY LẠC QUAN, – hai tông thư đã được công bố và người ta nóng lòng chờ đợi tông thư thứ ba như ngọn đèn pha soi sáng hứơng dẫn con tàu thế giới đang hoảng hốt chìm sâu trong khủng hoảng – THÔNG ĐIỆP MÀ ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI muốn gửi đến mọi tín hữu Công Gíao, mọi Kitô hữu và mọi ngừơi có lòng thiện tâm trên thế giới, đó là : NGƯỜI YÊU MẾN THIÊN CHÚA VÒ CÙNG – NGƯỜI QUYẾT TẬN HIÊN CUỘC ĐỜI ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG ĐỂ THI HÀNH TRỌN VẸN SỨ MỆNH CHÚA KITÔ GIÊSU TRAO PHÓ CHO NGƯỜI – NGƯỜI YÊU MẾN GIÁO HỘI VÔ SONG VÀ SẴN SÀNG HY SINH TÍNH MẠNG ĐỂ BẢO VỆ VÀ ĐỂ LỘT HẾT NHỮNG LỚP BỤI BẪN VỀ TÍN LÝ VÀ ĐỨC TIN ĐANG BÁM VÀO GIÁO HỘI VÀ LÀM CHO KHÓ LÒNG NHẬN RA KHUÔN MẶT RẠNG NGỜI TINH TUYỀN NGUYÊN THỦY CỦA HIỀN THÊ CHÚA KITÔ. Ngoài ra, tấm lòng NGƯỜI CHA sâu thẳm, như trong việc dỡ bỏ vạ tuyệt thông cho bốn Vị giám mục phái Lefebvre, chỉ có thể có nơi “Người Cha Biển-Đức XVI” và chỉ có thể hiểu khi người ta chăm chú đọc Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu trong Phúc Âm Luca đoạn 15.
Trận chiến chỉ mới bắt đầu, nhưng đã sôi sục và lộ rõ tính chất một mất một còn. Điều tối thiểu mỗi tín hữu có thể làm là nguyện chung vai sát cánh với Đức Thánh Cha vô vàn yêu kính, cầu nguyện liên lỉ cho người; bênh vực người mạnh mẽ trước BẤT CỨ lời đàm tiếu,chỉ trich, phê phán nào và hiệp nhất với người. Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội Vị Lãnh Đạo kiệt xuất và thánh thiện nầy, tin vào sự che chở cầu bầu của Mẹ Maria, BTGH kính gửi HAI BÀI VIẾT cho chúng ta thấy CON NGƯỜI – CÁ TÍNH – KHÁT VỌNG – KẾ HOẠCH (và chiến lược) của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVVI.
(NB: hai bài nầy đã được giới thiệu trong BTGH)
– BÀI 1 –
TOÀN CẢNH HAI NĂM TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN-ĐỨC XVI
Anita Bourdin
Ngày 19.04.2007 là kỷ niệm hai năm ngày Đức Biển-Đức XVI được bầu làm giáo hoàng.Trước đó ba ngày (16.04) là ngày mừng sinh nhật thứ 80 của người. Một tuần để gợi nhớ về nhữnh hình ảnh và lời nói của hai năm nầy.
Vào hồi 17 g 50 ngày 19.04.2005,khói trắng toả ra từ ống khói Nguyện Đường Sixtine cho biết Đức Tân Giáo Hoàng đã được bầu, rất mau chóng, bởi các hồng y quy tụ trong Mật Nghị, trước phù điêu Ngày Phán Xét Chung của Michel Ange.
VỊ GIÁO HOÀNG CỦA HOÀ BÌNH
Từ hành lang ngoài nơi ban phép lành,Vị hồng Y phó tế Jorge Artoro Medina Estévez loan báo rằng Người Kế Vị mới của Thánh Phêrô chọn danh hiệu BIỂN ĐỨC XVI: một danh hiệu được sự linh hứng của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XV, vị Giáo hoàng của hoà bình,ngay trong thế chiến thứ nhất và cảm hứng từ vị sáng lập dòng Tây Phương, Thánh Biển-Đức Thành Nursie, đồng quan thầy của Châu Âu.
Theo gương các vị tiền nhiệm, đặc biệt kể từ Đức Biển-Đức XV và theo khẩu hiệu của các tu sĩ Dòng Biển-Đức -“Bình An”- , Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng là một lữ khách của hoà bình. Chiều hôm qua, Ngài đã chẳng vừa mới nhận lời mời đến trụ sở LHQ ở New York để hoạt động vì hoà bình giữa các dân tộc đó sao?
Những lời nói đầu tiên của Người chinh phục những con tim vì sự đơn sơ :”Anh chị em qúy mến, sau Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II vĩ đại, các Vị hồng y đã chọn tôi, tôi, một lao công đơn sơ và khiêm nhường trong vườn nho của Đức Chúa’.
Trong hai năm thực hiện thừa tác vụ giáo hoàng, khoảng 7, 5 triệu người đã được Đức Biển-Đức lôi cuốn đến Rôma. Ngài đã có ba cuộc du hành trong nước Ý – và lần thứ tư vào cuối tuần nầy là đến bên mộ của Thánh Augustinô ở Pavia – và 5 cuộc công du quốc tế, mà lần thứ 6 sẽ là đi Brasil từ ngày 9 đến 14 tháng năm. Trong các biến cố để lại dấu ấn của các hành trình nầy, người ta ghi nhận cuộc công du của Đức Giáo Hoàng tới Auschwitz và cuộc viếng thăm đền thờ xanh Hồi giáo ở Istambul.
TÌNH YÊU và LÝ TRÍ
Ba công bố đã đánh dấu hai năm nầy. Đức Giáo Hoàng đã công bố tông thư đầu tiên của người về tình yêu Kitô-giáo “Thiên Chúa là tình yêu” và lời hiệu triệu giáo hoàng đầu tiên của người sau Thượng Hội Đồng về Bí Tích Thánh Thể:” Bí Tích Tình Yêu”. Nhà thần học Joseph Ratzinger vừa mới công bố, ngay khi tròn tuổi 80, tập đầu của bộ sách chú giải kinh Thánh về Chúa Giêsu của Người:”Chúa Giêsu Nazaret: từ Thanh tẩy cho đến Hiển Dung”. Sự nhấn mạnh của Người về tình yêu toát ra trong tất cả các bài nói của người, như sau khi đọc Kinh Truyền Tin ngày 18 tháng 2 vừa qua: Yêu thương kẻ thù nghịch là hiến chương bất bạo động lớn của Kitô-giáo. Đó không phải là một “chiến thuật” của Kitô-hữu, nhưng là “sự mới mẻ có tính cách mạng” của Phúc Âm. Cùng lúc, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến tính chất lý trí của đức tin,khiến cho đối thoại với mọi con người đều có thể được. Ngày 18 vừa qua, Người còn nói với những người sử dụng tiếng Pháp hiện diện trong buổi triều yết chung:” Cha mời gọi các con hãy kết hợp trong bước tiến của mình sự mở rộng lý trí và con tim nhân ái, để tiến lên trong sự hiểu biết mầu nhiệm Chúa Kitô”.
CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II và CHÂU ÂU
Mong muốn tiếp tục đưa công đồng Vatican II vào hoạt động (x. Diễn Văn với Giáo triều,tháng 12.2005), Đức Giaó Hoàng không ngừng hoạt động vì đại kết: những cuộc công du của Người đã cho thấy điều đó và nhất là cuộc gặp gỡ của Người ở Istambul với Đức thượng phụ Bartôlômêô,nhân dịp lể kính Thánh An-Rê, quan thầy của Toà thượng phụ Constantinople. Người đã loan báo công tác tìm kiếm sự hiệp nhất nầy, ngay từ bài giảng đầu tiên của Người,như là một trong các ưu tiên của triều đại giáo hoàng. Những phái đoàn của Constantinople và của Mạc-Tư-Khoa hiện diện trong các lễ Chúa Nhật và thứ hai.
Đối thoại liên tôn cũng có một vị trí quan trọng trong hai năm qua: cuộc gặp gỡ ở Hội đường Do-Thái ở Cologne vào tháng 8.2005 và chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ tháng 11.2006, không kể các cuộc gặp gỡ sắp tới như là cuộc thăm viếng Vatican của cựu tổng thống Iran Khatami.
Khủng hoàng do sự hiểu lầm về diễn văn ở Ratisbonne của Người, vào tháng 9 vừa qua, dường như chỉ kích thích thêm các quan hệ với Hồi giáo. Và những thông điệp mừng sinh nhật đến trong tuần nầy từ các môi trường Do Thái và Hồi giáo.
Châu Âu cũng năm trong ưu tư của Đức Giáo Hoàng: Người thấy mối hiểm nguy không phải vì Châu Âu chối bỏ Thiên Chúa, mà vì nó chối bỏ chính mình khi chối bỏ các cội nguồn Kitô-giáo của nó và tuyên xưng thuyết tương đối và sự tục hóa, như Người đã nhắc nhủ Châu Âu trong bài diễn văn của Người nhân dịp 50 năm Hiệp Định Roma.
Hơn hết, Đức Giáo Hoàng không ngần ngại nhắc lại các giá trị căn bản của xã hội: tôn trọng sự sống và phẩm giá của mọi con người, tôn trọng gia đình, dù bị tiếng là xen vào công việc của nước Ý hoặc bị thủ tướng Tây Ban Nha phản ứng trong cuộc viếng thăm Valence vào tháng 7 vừa qua.
Nhưng đức Giáo Hoàng đã làm cho mọi sự sẵn sàng: Giaó Hội không đòi hỏi một đặc quyền nào cho chính mình; Giáo Hội cũng không bận tâm nhiều hơn về chính trị, nhưng chỉ mong có thể thực thi sứ mệnh của Giáo Hội để phục vụ con người trong tự do hoàn toàn, ở Châu Âu cũng như ở nơi khác.
CẦU NGUYỆN, VẤN ĐỀ SỐNG CÒN
Mà sứ mệnh nầy của Giáo Hội không thể hoàn tất mà không có ưu tiên dành cho “tình bạn với Chúa Giêsu”, như Người đã nhắn nhủ với giới trẻ, cho cầu nguyện và cho suy niệm Lời Chúa, cho Thánh Thể. Ngày 3 tháng ba vừa rồi, Đức Giáo Hoàng nói trong giờ đọc Kinh Truyền Tin: Lời cầu nguyện là vấn đề “sống còn”: “Cầu nguyện không phải là thoát mình ra khỏi thực tại và những trách nhiệm mà nó xử lý, nhưng là đảm đương những việc ấy đến cùng”. Trong một buổi triều yết chúng ngày 21 tháng 2, Đức Giáo Hoàng còn nói:” Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu của Chúa là bí quyết hạnh phúc của chúng ta”. Luân lý nầy, sự bí nhiệm nầy của hạnh phúc, Đức Biển-Đức XVI có được đặc biệt nhờ Thánh Augustinô, một người bạn mà Người đi gặp ở Pavie. Là nhạc sĩ, Đức Biển Đức XVI chơi dương cầm mỗi ngày và Người nhìn thấy trong hoà âm của âm nhạc, chính sự hoà hợp của đời sống trong Thiên Chúa, trong vẻ đẹp của âm nhạc một con đường “hoàn vũ” dẫn tới Vẻ Đẹp của Thiên Chúa.
SÁNG TẠO và NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
Đức Giáo Hoàng lợi dụng một cuộc du ngoạn trong dãy núi Alpes để đi ngắm và vuốt ve mấy con chó nòi Thánh Bernard [loài chó chuyên đi tìm và cứu những người bị nạn trên các dãy núi cao.BTGH]. Người nhìn thấy trong mọi công trình tạo dựng, bàn tay của Đấng Tạo Hoá và Cứu Chuộc và không ngừng nhắc cho nhân loại rằng nói không thể tự trọng nếu như nó không biết tôn trọng những của cải của công trình tạo dựng và nếu như nó không chọn chia sẻ chúng một cách công bằng cho những người nghèo đói nhất, đặc biệt là nước.
Trong thánh lễ kính thờ Thánh Thể năm trước, Người nói:” Vào một thời kỳ mà người ta nói đến sa-mạc-hóa, phải phòng ngừa chống lại một nguy hiểm có thể dẫn tới cái chết vì khát cho nhiều con người và súc vật trong những vùng thiếu nước. Chúng ta ý thức hơn về sự cáo cả của ân sủng mà nước tượng trưng, thứ vật chất mà chúng ta chỉ hưởng, chứ chưa đủ sức để tự cung cấp cho mình” (Corpus Domini,15.06.2006). Người nói thêm: “ Hãy nhìn gần hơn nữa miếng bành bẻ ra nầy là bánh người nghèo, như một tổng đề của tạo dựng”.
Chuyến đi của người tới Ba-Tây đối với Đức Giáo Hoàng sẽ là dịp để nhắc lại sự chọn lựa ưu tiên của Giáo Hội đối với người nghèo.
NGUYÊN LÝ THÁNH MẪU
Cuối cùng, một dấu đặc thù của triều đại giáo hoàng nầy, là vị trí dành cho phụ nữ trong Giáo Hội, tiếp theo sau các tông thư “Mulieris Dignitatem”( phẩm giá phụ nữ) và “ Lettre aux femmes” (thư gửi nữ giới) của Đức Gioan-Phaolô II. Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI nói về điều nầy rất nhiều lần, với hàng giáo sĩ của người chẳng hạn. Khi còn là Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Người đã mời những nhà thần học nữ cộng tác, như Bà Marie Hendrickx.
Tuần Tam Nhật Phục Sinh 2007 được đánh dấu bằng một âm sắc nữ tính, không chỉ nhờ một bài giảng lễ táo bạo và sâu sắc của Cha Giảng Phòng của Đức Giaó Hoàng,Cha Raniero Cantalamessa, mà còn nhờ cac1 suy tư của Cha Gianfranco Ravasi khi đi Đàng Thánh Giá ở Colisê,và nhờ ở cử chỉ của Đức Giáo Hoàng khi Người ban cac1 Bí Tích Khai Tâm cho sáu phụ nữ trong đêm Vọng Phục Sinh.
Trong lễ mừng hai dịp kỷ niệm (sinh nhật và được bầu làm Giáo Hoàng), Đức Thánh Cha hẳn đã tạ ơn Thiên Chúa cho cha và anh Người, nhưng cho cả mẹ và em gái Người và vì ngay từ thời niên thiếu đã cảm nghiệm được ý nghĩa việc có một “gia đình” và là thành viên của “Gia đình Thiên Chúa” tức là Giáo Hội. Quả thật, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của “nguyên lý thánh mẫu” trong Giáo Hội, bên cạnh “nguyên lý Giáo hoàng”. Người không khi nào quên chỉ về Người Nữ Tuyệt Vời, ĐỨC MARIA, hình tượng của Giáo Hội, Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể,Mẹ hay Xót Thương. Tại Bavière, Người đã đi đến Altotting, thánh địa mà người hay lui tới thời niên thiếu. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Người đã đi đến Ngôi Nhà Mẹ Maria ở Êphêsô. Ngày 1 & 2 tháng 9 năm 2007, Người sẽ đi Linh địa Thánh Mẫu ở Nhà Nazaret tại Lorette, trong giáo phận Marches,nước Ý. Tại đó,Ngài chủ tọa cuộc gặp gỡ với giới trẻ và dâng Thánh lễ Chúa Nhật. Chủ đề của cuộc gặp sẽ là :”KÍNH CHÀO MẸ MARIA, đang đối thoại với Chúa Giêsu”.
– BÀI 2 –
BA CHIẾN LƯỢC CỦA GIÁO HOÀNG NHẰM ĐEM LẠI SỨC SỐNG MỚI CHO KITÔ-GIÁO.
Immanuel Wallerstein
Kể từ vụ rắc rối về ngoại giao [sau bài diễn văn ở Regensburg của Đức Giáo Hoàng], các nhà phân tích trên khắp thế giới tự hỏi xem làm sao một con người thông minh như Đức Giáo Hoàng,lại có thể phạm vào một “sai lầm” như vậy. Có thể đó không phải là một sai lầm,mà là một hành vi có tính toán? Ta hãy xem bãn chất của Giáo Hội Công-giáo La Mã. Nó hiện hữu từ 2.000 năm. Đây là một giáo hội cho rằng mình nắm giữ chân lý – về Thiên Chúa và về vai trò cần thiết của Giáo Hội trong việc thực hiện các chương trình của Thiên Chúa. Giáo Hội tin rằng vai trò của mình là rao giảng tin mừng cho khắp thế giới và đạt đến một thế giới mà tất cả mọi con người, không trừ một ai, sẽ là tín hữu Công-giáo La Mã. Bây giờ ta hãy xem lịch sử của nó với tư cách là định chế.
Từ khởi nguồn, nó đã là một giáo hội mở rộng theo số tín đồ. Suốt trong một thiên niên kỷ, nó phát triển đều đặn, chủ yếu ở Châu Âu và trong các vùng Trung Đông. Nó đã đối diện với cuộc ly giáo đầu tiên rất ý nghĩa nếu xét về con số vào thế kỷ XI, cuộc ly giáo của các giáo hội phương Đông. Do vậy Giáo Hội Công-giáo chỉ còn đóng khung ở Châu Âu miền Tây và trung tâm. Vào thế kỷ XVI, Giáo Hội phải đó6i đầu với cuộc cải cách Tin Lành làm mất thêm phần lớn Châu Âu phía Bắc. Và kể từ thề kỷ XVIII, con số tín hữu Công giáo sống đạo (thực hành) giảm sút, điểu mà nó coi như là kết quả của ung nhọt trần tục và tự do tư tưởng phát triển ở Châu Âu.
Sau Thế Chiến thứ hai, con số tín hữu Công-giáo sống đạo chung chung ở Châu Âu đã giảm xuống đáng kể do sự phổ biến của các giá trị thế tục. Người Công-giáo không chỉ thôi tham dự Thánh Lễ trong các quốc gia mà dân số là Công-giáo – như là Ý, Pháp, Bỉ, Áo, Ái Nhĩ Lan,Québec – nhưng ơn thiên triệu cũng căn bản sa sút. Điều đó cũng đúng -tuy ở mức độ nhẹ hơn – ở Nam Mỹ vố đa số là Công-giáo, nơi mà Giáo Hội mất dần đất đai khi Tin Lành rao giảng Phúc Âm. Nói chung, trong các quốc gia Nam Mỹ, con số tín đồ tiếp tục tăng nhờ sự kết hợp giữa tỷ lệ sinh sản cao hơn ở Châu Âu và ảnh hưởng tư duy trần tục còn rất hạn chế. Vì vậy, Giáo Hội Công-giáo không còn là của Châu Âu nữa.
Vấn đề của Giáo Hội không phải là mất đất đai khi đối diện với các tôn giáo khác. Người Công-giáo không cải đạo theo Hồi-giáo, Do Thái giáo hay Phật giáo. Những người Hồi-giáo, Do Thái giáo và Phật giáo cũng không cải đạo theo Kitô-giáo. Các vấn đề thuộc về cơ chế của Giáo Hội phần lớn được tìm thấy lại ở trong thế giới Kitô-giáo. Vấn đề của Giáo Hội Công-giáo từ năm 1945 là biết phản ứng lại với sự thụt lùi hàng loạt và bất ngờ về cơ chế tổ chức. Có ba chiến lược của Giáo Hoàng khác nhau để vực dậy mạnh mẽ Giáo Hội Công-giáo : chiến lược của Đức Gioan XXIII; chiến lược của Đức Gioan Phaolô II và chiến lược của Đức Biển-Đức XVI.
Đức Gioan XXIII đã đòi hỏi một sự canh tân Giáo Hội để làm cho nó thích ứng với thế giới đương đại. Công Đồng đại kết Vaticanô II diễn ra, đã thực hiện rất nhiều thay đổi trong các thực hành của Giáo Hội: một cái nhìn mềm dẻo hơn về những gì liên quan đến ơn cứu độ ở ngoài Giáo Hội; một phụng vụ ít đặt nền tảng trên tiếng Latinh hơn;một vai trò lớn hơn cho hội nghị các giám mục. Những thay đổi nầy chủ yếu dường như nhắm tới việc bác bỏ những chỉ trích ngấm ngầm và công khai của những tín hữu Công Giáo trong thế giới Châu Âu, mong muốn rằng Giáo Hội phải ít tách rời với những giá trị đương thời của Châu Âu. Vatican II trùng hợp với một trào lưu đang lên trong Giáo Hội của cái được gọi là thần học giải phóng,nhất là ở Nam Mỹ. Mục tiêu của nó dường như là để đối nghịch với ý tưởng rằng Giáo Hội là người bênh vực cho những lập trường chính trị bảo thủ cực đoan. Đã có rất nhiều chỉ trích bên trong Giáo Hội chống lại những cải cách “có thể đẩy đi quá xa” nầy. Đức Gioan Phaolô II đã bênh vực các giá trị Công-giáo truyền thống liên quan đến tình dục, vai trò nữ giới trong Giáo Hội và sự lệ thuộc của các giám mục vào Giáo Hoàng. Ngài đã tấn công thầh học giải phóng và thay thế các giám mục theo chủ nghĩa cải cách trong thế giới Châu Âu bằng các giám mục có tính truyền thống hơn. Chiến lược đổi mới của Ngài hình như tập trung ở tiềm năng phát triển của Giáo Hội trong tổng quát các quốc gia phía nam. Vì lý do nầy,Ngài đã đặt nặng vấn đề mở ra đối thoại với các tôn giáo khác. Hình như điều ấy sẽ có thể mở những cánh cửa của Giáo hội trong các vùng miền không phải là Châu Âu.
Đức Biển-Đức XVI tất nhiên có một chiến lược thứ ba. Ngài đồng ý với Đức Gioan-Phaolô II về việc chấm dứt với các cuộc cải cách, song Ngài không đồng ý rằng tương lai của Giáo Hội tùy thuộc vào cuộc đối thoại giữa các niềm tin. Chiến lược của Ngài tập trung vào sự tái xây dựng nền tảng truyền thống của Giáo Hội – các nguồn gốc Châu Âu của Giáo Hội. Bài diễn văn Ngài đọc ở Regensburg chủ yếu là một cuộc tấn công chủ nghĩa thế tục Châu Âu và là một sự can thiệp cấp bách nhắm tái lập học thuyết và một thực hành hoàn toàn Công-giáo ở Châu Âu.
Mục tiêu nầy dính liền với sự chỉ trích của Ngài đối với khả năng gia nhập Liên minh Châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ và sự thất bại của lời Ngài đề nghị rằng hiến pháp Châu Âu gồm có một tham chiếu rõ ràng về vai trò trung tâm của Kitô-giáo ở Châu Âu. Viễn cảnh nầy phù hợp hoàn toàn với sự thẩm định của một hoàng đế Byzantin chống Hồi-giáo. Nó nhắm tới củng cố Châu Âu chống lại một kẻ thù và từ sự việc ấy, khuyến khích tất cả mọi người Châu Âu liên kết lại với Kitô-giáo. Dường như Ngài sẵn sàng với nguy cơ bị thế giới Hồi giáo giận dữ, để củng cố nền tảng Châu Âu của Ngài.
Ba chiến lược” đổi mới, mở rộng về các quốc gia phía nam dựa vào đại kết và củng cố sự bén rể sâu của nó ở Châu Âu bằng việc dựa vào các nền tảng Công-giáo truyền thống. Cái nào trong ba chiến lược nầy, nếu sẽ có được một, sẽ sinh hoa kết trái trong thế kỷ đang đến nầy?
Views: 0