Uncategorized

Trinh Nữ Maria: Mẹ của Giáo Hội Công Giáo

Từ khi trở về với Giáo Hội và thực sự sống đời sống Công Giáo, tôi mới thấm được “Tình Mẫu Tử” giữa Mẹ và Chúa cùng với “Lòng Hiếu Thảo” của Chúa đối với Mẹ như thế nào, qua việc đọc kinh và lần chuỗi Mân Côi.

 

 

Phiên Khúc thứ ba

Trinh Nữ Maria: Mẹ của Giáo Hội Công Giáo

 

Từ khi trở về với Giáo Hội và thực sự sống đời sống Công Giáo, tôi mới thấm được “Tình Mẫu Tử” giữa Mẹ và Chúa cùng với “Lòng Hiếu Thảo” của Chúa đối với Mẹ như thế nào, qua việc đọc kinh và lần chuỗi Mân Côi.

 

 

Phiên Khúc thứ ba

Trinh Nữ Maria: Mẹ của Giáo Hội Công Giáo

 

Từ khi trở về với Giáo Hội và thực sự sống đời sống Công Giáo, tôi mới thấm được “Tình Mẫu Tử” giữa Mẹ và Chúa cùng với “Lòng Hiếu Thảo” của Chúa đối với Mẹ như thế nào, qua việc đọc kinh và lần chuỗi Mân Côi.

Tôi luôn luôn đem theo chuỗi Mân Côi trong cái ví xách tay. Tôi nghĩ đến lời kinh Mân Côi trong khi chờ đợi ở bất cứ chỗ nào: ngân hàng, phòng mạch bác sĩ, hay ở trước ngã tư đèn xanh đèn đỏ, v.v… Có thể nói rằng suy niệm kinh Mân Côi là một trong nhiều điều thay đổi lớn của đời sống tôi, từ ngày tôi trở thành đứa con sinh sau đẻ muộn của Giáo Hội. Các bạn cũ của tôi, vì không biết và không hiểu được sự thay đổi ấy mang lại cho tôi niềm hạnh phúc và sự gắn bó mới với Chúa như thế nào, nên có lần, sau khi đọc xong tác phẩm Tìm Về Cội Nguồn Đức Tin của tôi, một người bạn thấy khó chịu nên đã gay gắt hỏi: “Tại sao mày lại thần thánh hóa Bà Mary như vậy?”

Ngày xưa, tôi đã từng hỏi câu hỏi về Trinh Nữ Maria tương tự như trên và chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn là điều răn thứ nhất. Ngày nay, khi được hỏi về Bà, tôi phải mở những trang sử của Giáo Hội để xem lại truyền thống đã có từ thời kỳ tiên khởi, cũng như ôn lại cuộc đời làm con Giáo Hội của mình, vì những năm tháng suy niệm bốn Mầu Nhiệm – Sự Vui, Sự Sáng, Sự Thương và Sự Mừng – đã cho tôi cảm nhận rõ ràng về sự liên hệ giữa Mẹ, Chúa và nhân loại: Mẹ Maria không chỉ là Mẹ của Chúa Giê-su mà còn là Mẹ của Giáo Hội, trong đó, tôi là một thành phần nhỏ bé. Dòng sống của Giáo Hội đã khởi nguồn từ trước khi thánh kinh ra đời và vẫn còn tiếp tục phát triển theo thời gian. Sự trường tồn đó có lẽ đã đủ để nhân loại hiểu rằng Mẹ Maria nên thánh bởi quyền năng của Đấng Tối Cao – và Giáo Hội trần thế khi tôn kính Mẹ là thánh, đã dựa trên căn bản của thánh kinh như sau:

 

“Những ai được Chúa tiền định tuyển chọn thì cũng được Chúa kêu gọi, những ai được Chúa kêu gọi thì cũng được Chúa thánh hóa, những ai được Chúa thánh hóa thì cũng được Chúa tôn vinh.”(Rô-ma 8:30)

 

Theo thánh kinh thì hình ảnh Mẹ đã có từ buổi sáng thế:

 

“Ta sẽ làm cho dòng dõi mày cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mày, còn mày sẽ cắn gót chân người.” (Khởi-nguyên 3:15)

 

Qua sách tiên tri Y-sai-a trong Cựu Ước, chúng ta được biết Mẹ Maria đã là Mẹ của Chúa Cứu Thế từ trước khi Ngài thành hình trong bụng Mẹ:

 

“Này, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sinh ra một con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.”
(Y-sa-ya 7:14)

 

Khi suy gẫm Sự Vui thứ nhất, tôi đã cảm nhận được “Tình Mẫu Tử” nơi Mẹ bắt đầu khi mầm sống Cứu Chúa được đặt trong lòng Bà, và dòng máu luân lưu trong cơ thể Mẹ đã truyền sang để nuôi lớn mầm sống ấy:

 

“Thiên thần nói với Bà: ‘Thánh Thần sẽ đến trên người, và quyền năng Đấng Tối Cao trên người rợp bóng; bởi thế mà trẻ sắp sinh sẽ được gọi là thánh, là con Thiên Chúa!….. Maria mới nói: ‘Này tôi là tôi tá Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài!’ Và thiên thần từ giã bà đi ra.” (Lu-ca 1:35-38)

 

Mẹ đã săn sóc và nuôi nấng Chúa bằng dòng sữa Mẹ khi Chúa Giê-su còn là một em bé nằm nôi, và sau này, bằng những bữa ăn ngon do tay Mẹ nấu, nên Chúa Giê-su đã mang hình ảnh của một người mẹ khéo nuôi nấng và dạy dỗ con thời niên thiếu:

 

“Đức Chúa Giê-su khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta.” (Lu-ca 2:52)

 

Sau biến cố Mẹ lạc mất Chúa khi cả gia đình lên Giê-ru-sa-lem dự Lễ Vượt Qua, thánh kinh không nói đến đời sống của Chúa ra sao nữa. Nhưng khi Ngài bắt đầu cuộc đời hành đạo, nhân loại lại bất ngờ được nghe một dụ ngôn về công việc của người nội trợ: men và bột. Qua đó, con người có thể hình dung ra trái tim Chúa chan chứa những kỷ niệm của thời gian sống bên Mẹ:

 

“Ngài lại nói với họ một ví dụ khác: Về Nước Trời, thì cũng như men, bà nọ lấy vùi vào ba rá bột cho đến khi tất cả dậy men.” (Mat-thêu 13:33)

Chúa yêu Mẹ Maria suốt cuộc đời. Ngài đã nói cho cả nhân loại biết rằng Ngài lo cho Mẹ đến giờ phút cuối cùng của Ngài ở trần thế:

 

“Đức Chúa Giê-su thấy Mẹ mình và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người thì nói với Mẹ rằng: ‘Hỡi Bà, này là con Bà!’ Đoạn lại nói với môn đồ: ‘Này là Mẹ con.’ Bắt đầu từ đó, môn đồ rước người về nhà mình.” (Gio-an 19:26-27)

 

Trước khi lìa đời, Chúa đã đặt môn đồ Giô-an vào lòng Mẹ để Mẹ tiếp tục yêu thương những người đi theo Chúa. Chúa cũng dặn dò môn đồ Ngài yêu phải chăm sóc Mẹ Ngài nên Mẹ Maria đã trở thành Mẹ của Giáo Hội, như Đức Giáo Hoàng Giô-an Phao-lô đệ nhị xác nhận trong tác phẩm Theotókos:

 

“Phúc âm Giô-an đã cho chúng ta hiểu biết hơn về vai trò của Mẹ Chúa Giê-su trong lịch sử cứu độ, khi ghi lại sự hiện diện của Mẹ Maria trong cuộc đời hành đạo của Chúa Giê-su, từ lúc khởi đầu đến giây phút cuối cùng. Nổi bật nhất là hình ảnh Mẹ Maria dưới chân thập giá. Con Người khi chuẩn bị lìa trần, đã trao cho Mẹ Ngài trách nhiệm trông nom môn đồ Ngài yêu, môn đồ ấy là đại diện của tất cả những người đi theo Chúa. Sau đó, sách Tông-Đồ-Công-Vụ cũng đã ghi lại sự hiện diện của Mẹ Chúa Giê-su, đang cùng với nhóm phụ phụ nữ trong cộng đoàn tiên khởi, chờ đợi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Tông-Đồ-Công-Vụ 1:14)”
(Theotókos. Pope John Paul II)

 

Lịch sử Giáo Hội ghi lại nhiều câu truyện Mẹ Maria tiếp tục yêu thương Giáo Hội theo lời Chúa Giê-su dặn dò, qua sự kiện Mẹ đã hiện ra ở nhiều nơi trên thế giới¹ với sứ điệp kêu gọi con người phải ăn năn quay về với Chúa, và siêng năng lần hạt Mân Côi. Theo lời kể lại của những nhân vật được thị kiến Đức Mẹ, chân dung của Mẹ, đôi khi phảng phất hình ảnh sắc tộc ấy; không những thế, Mẹ lại đối thoại với nhân vật được thị kiến Mẹ bằng chính thổ ngữ của dân địa phương, rõ ràng nhất là Mẹ Guadalupe². Điều đó làm cho những người con của Giáo Hội Công Giáo, dù là sắc tộc nào cũng cảm thấy gần gũi Mẹ, và vì vậy, Mẹ Maria còn được mệnh danh là Mẹ của nhân loại.

Lần chuỗi Mân Côi để suy gẫm về cuộc đời của Chúa Giê-su và tước vị của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ là hình ảnh quen thuộc của Giáo Hội, vì nó phản ánh bổn phận và lòng yêu mến Mẹ của những người Công Giáo và của chính tôi nữa. Tâm tình và lòng thành kính gửi trong lời kinh của tôi không đọng lại trên bàn thờ, nhưng vượt không gian và ảnh tượng để đến với Thiên Chúa; như dân Do Thái ngày xưa nhìn lên con rắn bằng đồng trong sa mạc, với tấm lòng ăn năn thống hối để được cứu. Trong sự liên tưởng tới hình ảnh đó, tôi chạnh nhớ tới người bạn cũ mà thương, vì khi tôi đang vui với hạnh phúc có Mẹ, thì bạn tôi vẫn còn hoang mang với câu hỏi: “Trinh Nữ Maria, tại sao Bà được gọi là Thánh?”

 

“Lạy Chúa, Chúa đã nhắc nhở con về bổn phận đối với Mẹ Maria trong lời trăn trối. Xin cho con biết giữ lòng trung hiếu với Mẹ qua việc lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho những linh hồn cần đến lòng thương xót của Ngài. Amen.”

 

“Lạy Mẹ, Mẹ là một gương mẫu sống để con suy gẫm trong những lúc vui buồn của cuộc đời. Khi con sao lãng và thờ ơ với Chúa thì Mẹ lại đến gần con bằng lời Kinh Mân côi, và nhắc nhở con về những điều thiếu sót ấy. Cám ơn Mẹ đã nhắc nhở con và cho con được hưởng những phút giây hạnh phúc trong tình Mẹ bao la. Amen.

 

Tham khảo & Trích dẫn:

Theotókos. Volume Five. Pope John Paul II – Kinh Thánh, Lm Nguyễn Thế Thuấn – Thánh Kinh Tân Ước, Phiên Dịch & Diễn Nghĩa, Lm Anthony Trần Văn Kiệm – Kinh Thánh Tân Ước, Đức Hồng Y Giu-se Trịnh Văn Căn.

 

(¹) Tìm Về Cội Nguồn Đức Tin. 2005. Đặng Thị Kim Dung

“Mẹ đã hiện ra ở rất nhiều nơi trên thế giới như: Á-căn-đình (Argentina), Áo (Austria), Bỉ (Belgium), Bolivia, Gia-nã-đại (Canada), Cuba, Ecuador, Pháp (France), Đức (Germany), Hung-gia-lợi (Hungary), Ái-nhĩ-lan (Irland), Ý -đại-lợi(Italy), Nhật-bản (Japan), Lithuania, Luxembourg, Malta, Mễ-tây-cơ (Mexico), The Netherlands, Phi-luật-tân (Philippines), Ba-lan (Poland), Bồ-đào-nha (Portugal), Tây-ban-nha (Spain), Thụy-sĩ (Switzerland), Việt Nam và Nam-tư (Yugoslavia). Trong mỗi lần hiện ra với nhân loại, Trinh Nữ Maria đều bày tỏ cho con người hiểu rõ thêm:

1. Sứ điệp của Thiên Chúa: kêu gọi con người phải ăn năn, thống hối, nghĩa là từ bỏ tội lỗi và quay trở về với Thiên Chúa.
2. Ơn phúc đặc biệt mà Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ, để những người con Chúa biểu lộ lòng kính yêu Mẹ.
3. Vai trò của Mẹ trong đời sống của Giáo Hội.”

 

(²) “Vào ngày mồng 9 tháng 9 năm 1531, khi anh Juan Diego đang trên đường vội vã đến ngọn đồi Tepeyac để tham dự Thánh Lễ Misa tại trung tâm truyền Giáo thuộc dòng Francisco, thình lình, anh nghe thấy tiếng gọi êm ái của một phụ nữ: ‘Juanito, Juan Dieguito’ ” .
 

 

Đặng Thị Kim Dung
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.