ĐTC Biển Đức XVI với Pháp Tòa Rota ở Rôma nhân dịp khai mở Năm Pháp Tòa truyền thống hằng năm, 29/1/2009
Quí vị đang mong đợi, vào lúc mở màn cho năm hoạt động của mình, vị Giáo Hoàng nói lên một lời lẽ khôn sáng và hướng dẫn cho việc thi hành những nhiệm vụ tế nhị của các vị. Chúng ta đã suy tư về nhiều đề tài ở những dịp như thế này, thế nhưng, trong khoảng cách 20 năm từ những bài diễn từ của Đức Gioan Phaolô II về việc thiếu tư cách của khoa tâm thần trong vấn đề hủy hôn, ngày 5/2/1987 (Address to the Roman Rota, L’Osservatore Romano English edition [ORE], 23 February 1987, p. 6,) và ngày 25/1/1988 (ORE, 15 February 1988, n. 7, p. 7), thật là thích hợp để tự hỏi mình rằng những bài diễn từ góp ý ấy có được các tòa án của giáo hội đón nhận một cách thích đáng hay chăng và tới đâu.
Đây không phải là lúc vẻ lên một bản cân bằng xem sao, thế nhưng sự kiện về một vấn đề đang tiếp tục xẩy ra là những gì rất thật hiển nhiên trước mắt mọi người. Trong một số trường hợp, tiếc thay, người ta vẫn có thể cảm thấy một nhu cầu khẩn trương được vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi nói tới: nhu cầu về việc bảo trì cộng đồng giáo hội “khỏi gương mù khi thấy trong thực hành giá trị hôn nhân Kitô giáo đang bị hủy hoại bởi tình trạng quá đáng và hầu như tự động đối với vấn đề tăng bội những cuộc công bố hủy hôn, ở các trường hợp trục trặc về hôn nhân, dựa vào lý do thiếu trưởng thành nào đó hay yếu kém về tâm thần nơi các phần tử hôn ước” (Address to the Roman Rota, n. 9, 5 February 1987, ORE, 23 February 1987, p. 7).
Trong cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay đây, tôi muốn nhắc các vị luật sư chú ý tới nhu cầu giải quyết những trường hợp một cách sâu xa kỹ lưỡng theo thừa tác vụ chân lý và bác ái xứng hợp với Pháp Tòa Rôta Rôma. Thật vậy, đối với việc cần phải có một phương thức ngặt nghèo theo những bài Diễn Từ được đề cập tới trên đây, dựa trên nền tảng của những nguyên tắc về nhân loại học của Kitô giáo, hãy cung cấp những qui chuẩn căn bản, chẳng những đối với việc khảo sát kỹ lưỡng về chứng cớ liên quan tới tâm thần và tâm lý, mà còn đối với cả ý nghĩa về pháp luật của các căn nguyên ấy nữa.
Về vấn đề này thật là thích thuận để nhắc lại một số phân biệt ranh giới, trước hết, giữa “tình trạng trưởng thành về tâm thần được coi như mục đích của việc phát triển con người” với “tình trạng trưởng thành về giáo luật lại là những gì tối thiểu căn bản cần cho việc ấn định tính cách hiệu thành của hôn nhân” (ibid., n. 6, p. 7). Thứ hai, sự phân biệt giữa việc thiếu khả năng với vấn đề khó khăn, ở chỗ, “chỉ khi nào thiếu khả năng chứ không phải bị khó khăn trong việc ưng thuận và hiện thực hóa một cộng đồng sự sống và yêu thương mới vô hiệu hóa cuộc hôn nhân mà thôi” (ibid., n. 7). Thứ ba, sự phân biệt giữa chiều kích bình thường theo giáo luật, một chiều kích được tác động bởi một quan niệm trọn vẹn về con người “cũng bao gồm cả những hình thái trung độ nơi vấn đề khó khăn về tâm lý”, với chiều kích bàng quan loại trừ đi theo quan niệm của nó hết mọi giới hạn của vấn đề trưởng thành và “hết mọi hình thức tâm bệnh” (Address to the Roman Rota, n. 5, 25 January 1988, ORE, 15 February 1988, p. 6). Và sau hết là sự phân biệt giữa “khả năng tối thiểu nhất đủ cần cho việc ưng thuận hiệu thành” với khả năng lý tưởng “của một tầm mức hoàn toàn trưởng thành liên quan tới đời sống hôn nhân hạnh phúc” (ibid., p. 7).
Tới đây tôi muốn chứng thực cho việc bao gồm của các tài năng về trí khôn và lòng muốn trong việc hình thành vấn đề ưng thuận về hôn nhân, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong bài Diễn Từ ngày 5/2/1987 trên đây, đã tái khẳng định nguyên tắc cho thấy tình trạng thực sự thiếu khả năng “chỉ được cứu xét tới khi nào thấy một dị tật có tính chất trầm trọng, dù được định nghĩa thế nào chăng nữa, làm hư hoại thực sự khả năng hiểu biết và/hay việc ưng thuận” (Address to the Roman Rota, n. 7, ORE, 23 February 1987, p. 7).
Về vấn đề này cũng thích hợp để nhắc lại qui chuẩn của Giáo Luật liên quan tới tình trạng thiếu khả năng về tâm thần, cũng như tới việc áp dụng căn cứ vào đó, những qui chuẩn đã được phong phú hóa và thống nhất hóa bởi Bản Hướng Dẫn “Dignitas connubii” ngày 25/1/2005 mới đây. Thật vậy, vấn đề thiếu khả năng này muốn được công nhận, cần phải là một dị tật đặc biệt về tâm thần (art. 209 1) gây lũng đoạn trầm trọng cho việc sử dụng lý trí (art. 209 2, n. 1); can. 1095, n. 1), vào lúc cử hành hôn phối, và việc sử dụng lý trí này hay tài năng nhận định cùng chọn lựa liên quan tới các quyết định quan trọng, nhất là trong việc tự do chọn lực bậc sống (art. 209 2, n. 2; can 1095, n. 2), hoặc nó làm cho phần tử hôn ước chẳng những ở trong trường hợp thật là khó khăn mà còn thậm chí không thể duy trì được các tác động chất chứa trong những đòi buộc của đời sống hôn nhân (art 209 2, n. 3; can 1095, n. 3).
Tuy nhiên, nhân cơ hội này, tôi cũng muốn tái xét tới đề tài về tình trạng thiếu khả năng để thực hiện việc giao kết hôn nhân được khoản giáo luật 1095 nói tới theo chiều hướng của mối liên hệ giữa con người và hôn nhân, và nhắc lại một số nguyên tắc nồng cốt cần phải hướng dẫn các vị luật sư.
Trước hết cần phải tái khám phá ra cái khả năng tích cực mà theo nguyên tắc mỗi người có được để thành nhôn theo bản tính là nam hay nữ của mình. Thật vậy, chúng ta đang có nguy cơ rơi vào một hình thức bi quan yếm thế về nhân loại học, một khoa học theo chiều hướng của tình hình về văn hóa hôm nay coi hôn nhân hầu như là những gì bất khả. Ngoài sự kiện là một tình trạng như thế không phải là đồng nhất ở các miền đất khác nhau trên thế giới, người ta cũng không thể lẫn lộn những khó khăn thực sự đang gây khó dễ cho nhiều người, nhất là giới trẻ, thành phần chủ trương rằng việc hiệp nhất hôn nhân thường là những gì không thể nào nghỉ tưởng nổi và bất khả thực hành bởi việc thực sự thiếu khả năng ưng thuận. Trái lại, khi tái khẳng định cái khả năng bẩm sinh của con người đối với hôn nhân chính là khởi điểm để giúp cho các cặp vợ chồng khám phá ra thực tại tự nhiên của hôn nhân cùng với tầm quan trọng của nó đối với phần rỗi. Cái thực sự nguy hiểm ở đây là sự thật về hôn nhân và về bản chất pháp lý nội tại của nó (cf. Benedict XVI, Address to the Roman Rota, 27 January 2007), một sự thật là điều kiện bất khả thiếu nếu người ta muốn hiểu biết và thẩm định cái khả năng cần phải có để thành hôn.
Theo đó, thì cái khả năng ấy cần phải được liên kết với ý nghĩa thiết yếu của hôn nhân, tức là với “việc thân mật chia sẻ đời sống và tình yêu làm nên đời sống hôn nhân được Đấng Hóa Công thiết định và được Ngài phú bẩm bằng những luật lệ thích hợp của nó” (Second Ecumenical Vatican Council, Pastoral Constitution, Gaudium et spes, n. 48), và nhất là bằng những ràng buộc thiết yếu kèm theo nó là những gì đôi phối ngẫu cần phải chấp nhận (can. 1095, n. 3).
Khả năng này không được đo lường theo tầm mức định đoạt về việc hiện thực tồn tại hay hiệu năng của mối hiệp nhất hôn nhân ở chỗ viên trọn các thứ ràng buộc thiết yếu của hôn nhân, mà là theo ý muốn hiệu năng của mỗi một người phối ngẫu, thành phần làm cho việc hiện thực này trở thành khả dĩ và có tác dụng ngay vào lúc giao ước hôn nhân.
Vấn đề về khả năng hay thiếu khả năng, bởi thế, hệ tại việc đo lường liên quan tới chính tác động của việc giao ước hôn nhân, vì mối liên kết này được tác hành bởi ý muốn của đôi phối ngẫu là những gì làm nên tác động pháp lý của một thứ giải thích thánh kinh cao quí về tình trạng “một xác thịt” (Gn 2: 24; Mk 10: 8; Eph 5: 31; cf. can. 1061 1), một tác động pháp lý vẫn tồn tại một cách hiệu lực không căn cứ vào những tác hành sau đó của đôi phối ngẫu trong đời sống hôn nhân của họ.
Đàng khác, theo quan điểm giảm thiểu không công nhận sự thật về hôn nhân, thì mối liên hệ tốt đẹp của một cuộc hiệp thông thực sự của sự sống và tình yêu, những gì được lý tưởng hóa ở mức độ tình trạng phúc hạnh thuần túy nhân loại, lệ thuộc chính yếu vào những yếu tố phụ thuộc mà thôi, chứ không phải vào việc hành sử tự do của con người được ơn Chúa trợ giúp.
Thật sự quyền tự do này của bản tính con người, một quyền tự do “bị tổn thương ở các khả năng tự nhiên” và “hướng chiều về tội lỗi” (Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 405), là những gì hạn hẹp và bất toàn, nhưng không phải vì thế mà trở thành không chân thực và không đầy đủ trong việc hoàn thành tác động tự quyết của những phần tử thực hiện giao ước hôn nhân, những phần tử cống hiến sự sống cho hôn nhân cũng như cho gia đình được đặt nền tảng trên hôn nhân.
Một số trào lưu có tính cách nhân loại học và “nhân bản” hiển nhiên nhắm tới việc hiện thực hóa bản thân và siêu việt hóa bản thân một cách duy ngã đang lý tưởng hóa con người và hôn nhân cho tới độ chối bỏ khả năng tâm thần của nhiều người, dựa vào những yếu tố không tương hợp với những đòi hỏi thiết yếu của mối liên hệ hôn nhân.
Đối diện với quan niệm này, các chuyên gia giáo luật không thể nào không lưu ý tới chủ nghĩa hiện thực lành mạnh được Vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi nói tới (cf. John Paul ii, Address to the Roman Curia, 27 January 1997, n. 4, ORE, n. 6 5 February 1997, p. 3), vì khả năng này liên quan tới những gì tối thiểu căn bản mà đôi phối ngẫu có thể cống hiến hữu thể là nam nhân hay nữ giới của mình trong việc thiết lập mối liên hệ mà đại đa số nhận loại được kêu gọi sống.
Theo đó, về nguyên tắc, những nguyên nhân hủy hôn vì thiếu khả năng tâm thần đòi vị thẩm phán phải sử dụng đến những dịch vụ của các chuyên gia để xác định việc hiện hữu của tình trạng thật sự thiếu khả năng (can. 1680; art. 203 1, DC), một tình trạng bao giờ cũng được miễn trừ đối với nguyên tắc tự nhiên về khả năng cần thiết để hiểu biết, quyết định và hoàn thành việc hiến thân là tác động làm nên mối liên hệ hôn nhân.
Quí phần tử thuộc Pháp Đình Rôta Rôma khả kính, đó là những gì tôi muốn nêu lên trong dịp trọng thể này, một cơ hội tôi luôn cảm thấy hoan hỉ. Trong việc huấn dụ quí vị hãy kiên trì với lương tâm Kitô hữu cao quí nơi việc hành sử vai trò của mình, một vai trò có tầm vóc quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội, cũng xuất hiện cả những điều vừa được tôi đề cập tới. Xin Chúa luôn hỗ trợ quí vị trong công việc tế nhị của quí vị bằng ánh sáng ân sủng của Ngài, một công việc được bảo chứng bằng việc tôi hết lòng cảm mến ban Phép Lành Tòa Thánh cho từng vị.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh (những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20090129_rota-romana_en.html
Views: 0