Biết Văn
Nhân loại đang đi vào giới hạn cùng cực, của sự hủy diệt chăng?
Năm 2020, thế giới đã dành trọn hơn 365 ngày để ứng phó với SARS-CoV-2, một chủng virus corona mới gây ra đại dịch Covid-19 mà mức độ của nó đã đẩy hệ thống y tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng, đồng thời còn kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ đại suy thoái vào những thập niên năm 30 của thế kỷ trước.
Khởi phát từ TP Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, dịch Covid-19 nhanh chóng lan sang một số nước châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Anh… Sau đó, tâm dịch chuyển sang Ấn Độ, Iran ở châu Á, rồi đến Mỹ, Brazil ở châu Mỹ. Từ cuối tháng 3 đến nay, Mỹ liên tục giữ vị trí đầu tiên trong “bảng xếp hạng” Covid-19 cả về số ca mắc và ca tử vong. Covid-19 đến nay đã quét qua tất cả các châu lục, đặc biệt là châu Âu và châu Mỹ và gần đây nhất, đại dịch lan tới tận châu Nam Cực.
Danh sách các quốc gia ghi nhận hơn một triệu ca bệnh ngày càng dài. Trong hơn 82,4 triệu người mắc Covid-19, 1,8 triệu người đã tử vong và 58 triệu người đã hoàn toàn bình phục.
Đại dịch Covid-19 giống như một đòn giáng mạnh vào con người, vào xã hội, vào nền kinh tế thế giới vốn đã tiềm ẩn không ít bất ổn, và rủi ro. Dịch bệnh vượt ra khỏi kiểm soát của con người và có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Nếu những đợt dịch thứ hai, thứ ba bùng phạt trở lại sẽ giáng thêm “đòn chí tử” lên nỗ lực tái hoạt động, và phục hồi của khối kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các phân khúc gia công, lắp ráp, sản xuất sẽ bị ngưng trệ lần nữa, và nhiều chuỗi cung ứng do các công ty đa quốc gia nắm giữ bị gián đoạn, đứt gãy khó có thể tái cấu trúc trong vài năm.
Covid-19 là nhân tố nới rộng khoảng cách bất bình đẳng xã hội, đẩy những nhóm người dễ bị tổn thương vào tình trạng nguy hiểm hơn và có thể phá hủy nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo mà nhân loại gây dựng trong nhiều năm qua. Hàng triệu việc làm “bốc hơi”, hàng triệu điều sinh kế đã và đang gặp rủi ro và dự báo sẽ có thêm 130 triệu người sống trong cảnh nghèo đói nếu khủng hoảng tiếp tục kéo dài.
Theo WHO, tỷ lệ nghèo cùng cực trong năm 2020 là 8,82% (so với 8,23% năm 2019) và có hơn một tỷ người sống với thu nhập dưới 1,90 USD/ngày, chủ yếu ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, châu Phi cận Sahara.
Chúng ta còn làm gì cho nhân loại hôm nay khi sự mất mát, đau thương, khó khăn, đói khổ đang tràn ngập và sự hủy hoại về niềm tin, giá trị văn hóa, con người và gia đình đứng trước mọi thách thức kéo dài ?
Chúng ta tìm thấy được gì của tận cùng của mọi nổi đau, nỗi sợ hãi trong ánh mắt của từng con người?
Chúng ta than thân trách phận ư? Chúng ta đỗ lỗi cho nhau ư? Hay chúng ta đổ lỗi cho Ông trời ?
Hôm rồi tôi đi lắp đặt camera hệ thống an ninh cho một chủ tiệm tại PLT, buổi trưa họ order cho tôi một hộp “cơm gà kho gừng” của một chị bán dạo tại đây. Chi bán vừa rẻ lại vừa ăn chỉ 6 dollars cho một hộp cơm trưa. Qua câu chuyện trao đổi giữa chị với cô chủ, dù rằng trao đổi nhau qua làn mask che miệng trong cơn đại dịch, chị cũng không giấu nổi sự xúc động. Câu chuyện của chị làm tôi thật sự rất bất ngờ tới khâm phục…
Chị ly dị chồng sau nhiều năm sống chung không mặn nồng và bất đồng trong quan điểm. Chị chấp nhận ra đi, chia tay chồng mà không đòi tiền cấp dưỡng 2 con, lòng chị chỉ hy vọng chồng chị là chủ tiệm vàng bán gần ở đây biết lo và tự chu cấp cho 2 con sống với chị (một trai, một gái).
Chị kể trong ngậm ngùi, mỗi lần các con bán cơm giúp chị, ế quá đến tiệm vàng xin tiền cha chúng hay là nhờ cha mua hộ cơm hộp là bị đai nghiến:
“Lấy tháng này thôi nghe, tháng sau không có đâu…”, còn bác hai thì xiên xỏ: “Tụi bây đi học làm chi, rồi cùng đi bán cơm thôi!” Chị tiếp trong tiếng nấc nghẹn.
Các con chị tự ái và vì long tự trọng, chúng cố gắng học và nói với mẹ:
“Tụi con sẽ bán phụ với mẹ sau những giờ học để kiếm thêm tiền và cố gắng học để bên nội đừng có khi chúng ta.”
Trời không phụ lòng kẻ có tâm và người công chính, ngày qua ngày, năm qua năm, những hy sinh và tạo dựng giá trị cuộc sống, chị tự hào là các con 2 đứa sẽ trở thành Bác sĩ trong những ngày tháng tới. Bọn chúng không cho chị bán dạo nữa, nhưng ở nhà buồn chị vẫn làm cơm phần và bán các mối quen kiếm tiền bằng sức lao động của mình.
Là con người, ai ai cũng sợ đau khổ; nhưng sở dĩ họ có can đảm để chịu đau khổ, vì họ có một niềm tin vững chắc vào kết quả họ sẽ đạt tới. Trong cái khó khăn và đầy nước mắt, đôi khi chúng ta cam tâm chấp nhận và an phận; Nhưng để vượt lên trên số phận chưa chắc ai cũng làm được. Tôi chợt nhận ra rằng:
Chúng ta vẫn còn đó tình yêu, hy sinh và nghị lực để hàn gắn mọi mất mát đau thương, để chuyên chở những hy vọng và niềm tin…
Chúng ta tìm thấy trong tận cùng của nổi đau và sự sợ hãi là giá trị của khiêm nhường biết mình, sự bình an và là sự khích lệ cho nhau trong tình liên đới…
Chúng ta không than trách cho duyên phận, số phận hay do Ông trời mà chúng ta phải biết kiến tạo duyên phận, và mộng đời của mình. Vì chưng hạnh phúc phải do bàn tay chúng ta xây dựng thì giá trị nhân sinh sẽ trường tồn.
Tình yêu, niềm tin, hy sinh và gia đình là những gia sản vô giá mà Đấng sáng tạo đã trao tặng cho chúng ta qua sự cố gắng, hy sinh vượt bực của mỗi một người trong chúng ta để nhân loại luôn trường tồn theo thời gian.
Kiêu ngạo, tham lam, ích kỷ và đố kỵ chỉ dẫn đưa con người tới tội ác và hủy dịệt lẫn nhau. Chúng ta nên tránh xa chúng và chung tay xây dựng lại thế giới.
Phục sinh tháng 4 năm 2021
Biết Văn
Views: 0