Bữa tiệc cuối cùng trong Kinh Thánh
Bữa tiệc ly là thời điểm cuối cùng Chúa Jesus ngồi ăn với các môn đồ của mình trước khi ngài bị chính quyền La Mã bắt và bị đóng đinh lên thập tự giá. Muốn hiểu rõ ràng hoàn cảnh của bữa tiệc này, chúng ta cần phải đặt nó trong hoàn cảnh sự xuất hiện của Chúa Jesus.
cảnh Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá
Thời bấy giờ, trong hoàn cảnh nhà cầm quyền La Mã cùng với giới lãnh đạo tôn giáo lợi dụng tín ngưỡng của người dân để trục lợi và làm điều xấu, sự xuất hiện của Chúa Jesus đã làm chấn động Do Thái giáo. Ngài đã chỉ ra sự giả trá trong đời sống tôn giáo, chỉ ra rằng nơi cầu nguyện ăn năn đã biến thành chốn trục lợi, chỉ ra thói đạo đức giả trong cách suy nghĩ của người làm chính trị, v.v.
Chính vì lẽ đó, nhà chức trách quyết định phải bắt giữ Chúa Jesus vì xem ngài là mối đe dọa cho quyền lực của họ. Tuy nhiên, họ chỉ dám làm việc này vào ban đêm hầu tránh bùng nổ bạo loạn vì Chúa Jesus được dân chúng yêu mến.
Trong bữa tiệc cuối cùng trước khi bị bắt giữ, Chúa Jesus bẻ bánh, dâng lời tạ ơn, đưa bánh cho các môn đồ mà nói rằng “Này là thân thể ta”; Rồi lấy chén, tạ ơn, đưa cho các môn đồ mà nói rằng “Hết thảy hãy uống đi; vì này là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Sau cùng, ngài căn dặn môn đồ: “Hãy làm điều này để nhớ đến ta”. Chúa Jesus đã tiên tri với các môn đồ rằng, có một người sẽ bán rẻ ngài…
Quả là như vậy, Judas đã phản bội Chúa Jesus để đổi lấy 30 đồng bạc, bằng cách chỉ điểm ngài cho quân lính qua một nụ hôn…
Bức “Bữa tiệc cuối cùng”
Trong bức “Bữa tiệc cuối cùng”, Leonardo da Vinci tập trung mô tả phản ứng của từng môn đồ khi nghe lời tiên tri của Chúa Jesus. Mỗi môn đồ lại có một cung bậc cảm xúc riêng biệt. Do sự phá hủy của bức “Bữa tiệc cuối cùng” theo thời gian, chúng ta sẽ sử dụng một tác phẩm phục chế lại (1520) của Andrea Solari. Ở đây, chúng ta sẽ đi từ trái qua phải của bức tranh, chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm ba môn đồ:
– Nhóm thứ nhất: Bartholomew, James, và Andrew đều biểu lộ ra nét ngạc nhiên khi nghe lời tiên tri của Chúa.
– Nhóm thứ tư: Matthew và Jude Thaddeus quay qua Simon với vẻ thắc mắc, hỏi xem liệu Simon có câu trả lời cho câu hỏi của họ về lời tiên tri của Chúa Jesus.
Bản thân Chúa Jesus lộ rõ sự bình thản và nét thoáng buồn, như biết trước tội lỗi của Judas, cũng như những gì mình sắp phải trải qua. Ngài được đặt giữa bức tranh, là tâm điểm trong tranh, thu hút từ mọi góc nhìn thông qua bố cục điêu luyện của người họa sĩ.
bên tay phải tượng trưng cho việc lời tiên tri ứng nghiệm vào Judas
Ngoài ra, trong bức tranh, chúng ta còn thấy rằng tay phải của Chúa Jesus đang với tới một chiếc bánh mì, còn tay trái đang đặt mở trên bàn, cũng hướng tới chiếc bánh mì khác. Điều này cũng được nhắc đến trong Kinh Thánh, là do Chúa Jesus đã tiên tri rằng kẻ phản Chúa sẽ lấy bánh mì vào cùng thời điểm với ngài. Ngài diễn đạt lời tiên tri đó bằng tay trái, khiến cho Thomas và nhất là James kinh ngạc sửng sốt. Cùng lúc đó, vì bị phân tâm bởi cuộc nói chuyện giữa Peter và John, Judas đã đưa tay ra lấy một cái bánh, cũng chính là cái bánh mì mà tay phải của Chúa Jesus đang với tới. Từ đó, Judas chính là kẻ phản Chúa ứng nghiệm với lời tiên tri.
Âm nhạc trong tranh vẽ
Là một tuyệt phẩm nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci, “Bữa tiệc cuối cùng” cũng được coi là một bức họa tiềm ẩn nhiều thông điệp và gợi ý lạ lùng bên trong. Do thời gian tàn phá nên giờ đây chúng ta chỉ có thể thấy được một dị bản phục chế không hoàn chỉnh của “Bữa tiệc cuối cùng”. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể làm vơi đi những bí ẩn của “Bữa tiệc cuối cùng” khi một nhạc sĩ kiêm chuyên viên máy tính người Ý công bố phát hiện mới cho thấy, trong bức tranh còn ẩn giấu âm nhạc…
Giovanni Maria Pala, tác giả của phát hiện trên cho biết ông bắt đầu nghiên cứu kỹ bức tranh Bữa tối cuối cùng từ năm 2003. Điều đầu tiên khiến ông chú ý là tấm khăn trải bàn với những đường kẻ ngang, dọc, bên trên là những lát bánh mỳ, trông giống như các nốt nhạc. Quan sát một cách tổng thể, Pala nhận thấy 12 tông đồ của Chúa được bố trí thành 4 nhóm, mỗi nhóm 3 người. Cách bố trí này gợi sự liên tưởng đến các bản nhạc theo nhịp 3/4, vốn rất thịnh hành ở thế kỷ 15, khi Da Vinci thực hiện bức tranh. Cuối cùng, Pala phát hiện ra rằng nếu coi bàn tay của Chúa và các tông đồ cùng với các lát bánh mỳ là những nốt nhạc, rồi đọc chúng theo chiều từ phải sang trái như cách viết thường thấy của Leonardo Da Vinci thì người ta thu được một bản nhạc thực sự.
Tuy nhiên, nếu chỉ có dấu hiệu về những nốt nhạc thì chưa đủ làm nên một giai điệu đúng nghĩa, cho tới khi Pala phát hiện ra điểm mấu chốt: khuông nhạc này phải được đọc từ phải sang trái – theo đúng cách viết của Leonardo Da Vinci. Trong cuốn sách của ông mang tựa đề “La Musica Celata” (Tạm dịch là “Giai điệu ẩn giấu”), Pala đã mô tả chi tiết về hành trình tìm kiếm của ông về giai điệu đằng sau bức danh hoạ. Từ đó, ông đã đưa ra một bản hòa tấu có độ dài 40 giây, với tiết tấu trang nghiêm giống như loại nhạc dùng cho lễ cầu nguyện. Nhạc sĩ người Ý này cho biết, bản nhạc nghe hay nhất khi được chơi bằng đàn ống, loại nhạc cụ phổ biến trong các dàn nhạc nhà thờ vào thời của Da Vinci.
Không chỉ có vậy, Pala còn nhận thấy vị trí các “nốt nhạc” trong bức tranh nếu được liên kết với nhau theo từng dòng sẽ làm thành những ký hiệu rất lạ, giống như loại chữ hình nêm của các nền văn minh Tây Á thời cổ đại. Một chuyên gia nghiên cứu về kinh Thánh nổi tiếng ở Rome đã xác nhận phát hiện của Pala và cho biết thêm rằng những ký tự hình nêm này tạo thành một câu bằng tiếng Do Thái cổ có nghĩa là “vinh quang và hiến dâng bên Người”.
Quang Minh
Nguồn: trithucvn
Tác giả bài viết: Quang Minh
Nguồn tin: trithuc.vn
Views: 0