Trần Mỹ Duyệt
LTS: Dưới đây là một áp dụng thần học thực tế và cần thiết để ứng phó với những trường hợp mà nhu cầu dậy đạo, học đạo không được sẵn sàng và khó khăn. Thực tế, chúng ta không biết phải dậy đạo bao lâu, và bao nhiêu trước khi rửa tội cho một người. Và liệu sự chuẩn bị được coi như kỹ lưỡng kia có bảo đảm cho một người sau khi đã được rửa tội khay không? Kinh nghiệm dậy giáo lý tân tòng cho biết rằng, một số đã bỏ đạo sau khi được rửa tội, mặc dù trước đó đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, và người tân tong cũng đã tỏ ra rất nhiệt thành tham dự chương trình một cách tích cực. Do đó, không nên quá câu nệ và hình thức trước một người với ước muốn trở thành con Chúa. Tác giả những suy tư này đã cho phép phổ biến bài viết với một số thay đổi tế nhị hầu tránh hiểu lầm. Cám ơn bạn.
Cha MA ơi, con cám ơn Cha đã chia sẻ, chuyện nhập đạo, con hứa sẽ viết email song cứ bận hoài nên có lẽ chỉ viết vắn tắt cho Cha MA thôi, còn ông Bản thì cũng già rồi, chẳng có ảnh hưởng thêm được bao nhiêu, thôi kệ ông ấy!
Con đã từng “chịu trách nhiệm” việc chuẩn bị rửa tội cho ít nhất vài trường hợp đặc biệt, một ông là huyện ủy viên, một ông là phó chủ tich Luật Sư Đoàn của tỉnh…
Thật ra con CHẲNG có dạy họ giáo lý gì cả, vì họ đâu có giờ để nghe, và cho dù có nghe thì cũng đâu có giữ được như chúng ta. Con chỉ nói chuyện với họ về Chúa và về một ít nếp sống của người Công Giáo. Con chỉ xin họ từ nay hãy quan tâm giúp đỡ tất cả những ai có thể, và nhất là hãy sống quảng đại với chính gia đình mình…. Và xin họ hãy tin rằng lúc nào Chúa cũng nhìn thấy và yêu thuong họ, cho dù họ không nhận ra Ngài…
Cả hai sau đó đều sống rất tốt dù con cũng không dám chắc họ có giữ được ngày Chúa Nhật hay không, vì đảng viên thì rất khó có thể đi dự lễ. Con cũng không đủ can dảm để bảo họ bỏ đảng…, một trong hai người ấy cho đến nay vẫn giữ liên lạc với con…
Rất nhiều “lý thuyết gia” đã tranh cãi về việc này: thí dụ, nếu người ta không giữ được (biết trước là không thể giữ) thì KHÔNG nên rửa tội cho họ, v.v…/ Vậy xin hỏi, ngay bản thân mỗi người chúng ta đây, có ai dám chắc chắn mình sẽ… theo Chúa đến hơi thở cuối cùng hay cũng vẫn có thể ngã ngựa giữa dường? Ngay cả mấy người đạo gốc sao vẫn bỏ Chúa? Tại ai?
Vì vậy, theo con thì “ai xin thì cứ cho”, còn việc họ nhận để làm gì thì lại không phải là việc của chúng ta nữa rồi. Con có một linh mục đàn anh, lớn hơn con độ 10 tuổi, khi ngài chuyển xứ vào Kinh tế mới một thời gian, ngài có về thăm con và kể lại rằng: Khi mình còn là Cha phó ở một giáo xứ nề nếp, toàn tòng…, hơi tý là quát nạt trách mắng, nào là đi lễ trễ, về sớm, nào là ngồi ngoài dường xem lễ, nào là…, đủ chuyện…
Còn bây giờ thì, đang rửa tội đầu tháng cho trẻ em gần xong, có hai vợ chồng trẻ chở nhau trên xe đạp thồ. Nó chở con nó đến bảo cha rửa tội cho cháu, chẳng có miếng giấy tờ nào cả, cũng chẳng có người đỡ đầu, cũng chẳng có biết nhà nó ở chỗ nào vì cả một vùng nương rẫy rộng lớn, nó có chỉ nhà cho thì mình cũng chịu thôi. Nhìn mặt mũi hai vợ chồng nhếch nhác mình chạnh lòng quá sức và thưa với Chúa rằng: “Tạ ơn Chúa đã dẫn dắt họ đến với con”, và vui vẻ cử hành nghi thức cho riêng nó…
Xem ra vô số chuyện mình cứ nghĩ là mình đúng, thậm chí cương quyết bảo vệ lập trường, NHƯNG có ai dám chắc đó là ý Chúa? Hay chỉ là ý của một kẻ kiêu căng, ích kỷ và thiển cận?
Con vẫn cứ bị cám dỗ suy nghĩ rất “phản động”, Sao Giáo Hội không tuyên bố “Ban ơn Toàn Xá Vô điều kiện” mà lại cứ phải thòng thêm câu “với những diều kiện thông thường”? Chẳng lẽ con sẽ nói với con cái của con rằng:”Ba sẽ cho con cai này, cái kia.. với diều kiện…?”
Rất thương mến
HĐ
Views: 0