Lý Bích Thủy
Khổng Phu Tử (tiếng Trung: 孔夫子) hoặc Khổng Tử (tiếng Trung: 孔子) là danh hiệu của Khổng Khưu (chữ Hán: 孔丘; sinh ngày 28 tháng 9, 551 TCN – mất ngày 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼). Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia của Trung Hoa. Còn được dân Trung Hoa tôn vinh như là”Vạn Thế Sư Biểu”.
Nguyên danh: Khổng Khâu (孔丘). Biểu tự: Trọng Ni (仲尼).Thụy hiệu: Bao thành tuyên Ni công (褒成宣尼公; năm 1 triều Hán Bình Đế), Văn Tuyên vương (文宣王; năm 739 triều Đường Huyền Tông), Đại thánh Văn Tuyên vương (大聖文宣王, năm 1008 triều Tống Chân Tông), Chí thánh tiên sư (至聖先師; năm 1560 triều Minh Thế Tông), Đại thành chí thánh Văn Tuyên vương Thánh sư (大成至聖文宣王聖師; năm 1645 triều Thanh Thế Tổ).Khi dịch sách Trung Hoa sang ngôn ngữ Tây phương, các tu sĩ dòng Tên đã chuyển âm Khổng Thuyết thành Confucius. Phần lớn nhân sinh quan của Khổng Tử được ghi chép lại trong sách Luận Ngữ. Khổng Tư làm công việc đào tạo ra các quân tử, ông vạch ra một mẩu người quân tử. Thường thường những lời giáo huấn của Khổng Tử có hai vế: Người quân tử thì… còn kẻ tiểu nhân thì… . Khổng Tử không tiết kiệm lời đề cao người quân tử và cũng không tiếc lời miệt thị tiểu nhân. Những lời gọi là vàng ngọc của Khổng Tử luôn đứng hẳn về phía các vua chúa, giai cấp thống trị – Trong lịch sử Trung Hoa và thế giới chưa có ai có thái độ khinh bỉ đối với quần chúng bằng ông. Điều rất đáng ngạc nhiên là phần lớn khi bàn luận về Nho Giáo, đa số họ coi thường các giai cấp khác như: sĩ (sĩ, nông, công, thương, binh). Trong thời phong kiến Khổng Thuyết thường khuyến khích và đề cao giai cấp lãnh đạo và quân tử trong xã hội – mặc dù hai giai cấp nầy là thành phần thiểu số trong xã hội đương thời.
Khi Mao Trạch Đông lên ngôi, đương nhiên là Khổng Thuyết Confucius (Konfuzius) sẽ bị trù dập để Mao Thuyết ( Maoism) lên ngôi. Không ai lạ gì bản chất cộng sản – tôn sùng lãnh tụ. Nên trong thời đại cách mạnh Văn Hoá (1966), Khổng Thuyết bị đem ra để phế bỏ sau hơn 2000 năm có vị trí cao trong tín ngưởng dân gian của người Trung Hoa.
Mao Trạch Đông là người phát động chiến dịch Cách Mạng Văn Hóa, khởi đầu từ 1964 kéo dài cho đến 1976. Trong cái gọi là cuộc cách mạng văn hóa này có chiến dịch Phê Lâm, Phê Khổng . Phê Lâm là phê bình Lâm Bưu, một đảng viên cao cấp từng được Mao xem là người có thể kế vị Mao rồi không trung thành với Mao nữa . Phê Khổng là phê bình tư tưởng của Khổng Tử là phản động, là lạc hậu . Việc phê Khổng không phải là điều mởi lạ vì người cộng sản Trung Quốc từ lúc chưa lên nắm quyền năm 1949, lúc chỉ mới say mê theo tư tưởng Mác xít từ thập niên 1920 họ đã tin vào lời Karl Marx. Nên những văn hóa tư tưởng cũ của xã hội phong kiến còn tồn tại là còn giai cấp, và là công cụ của giai cấp bóc lột, dùng để bắt dân phục tòng nhằm kéo dài sự cai trị của giai cấp bóc lột, vì thế cần phải xóa bỏ, tất nhiên đó là tư tưởng Khổng Tử, để thay vào đó bằng tư tưởng và văn hóa theo chủ nghĩa Mác.
VÌ SAO KHỔNG THUYẾT SUY THOÁI?
Nho giáo của Khổng Tử chỉ cổ võ và đào tạo ra những người học để ra làm quan, sĩ là những nhà nho được tuyển chọn để được đào tạo thành quan. Quân tử là một giai cấp của kẻ sĩ, nhưng chân dung đích thực là kẻ làm tay sai cho các vua chúa để thống trị tầng lớp quần chúng. Truyền bá Khổng Giáo không phải là một phương pháp tốt trong việc đặt nền móng cho nền giáo dục quốc dân, để nâng cao trình độ cho toàn bộ các giai cấp khác sinh hoạt chung trong một quốc gia. Thế nên trong thời quân chủ, tỉ lệ thất học rất cao chiếm trên 90% trong tổng số dân số của quốc gia như Trung Hoa, Việt Nam ngày xưa. Tình trạng thất học nầy ở VN kéo dài cho đến đầu thế kỹ 19 mới lần lần bị Tây học lấn áp, rồi đến đầu thế kỷ XX, khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời thì “hũ nho” của Khổng Tử mới thật sự bị đẩy vào chân tường. Cái uyên bác của Khổng Tử chỉ chuyên nhắm vào giai cấp thiểu số thống trị. Khi rước Khổng Tử trở lại VN, không biết các quan thái thú Ba Đình có nghĩ gì đến một học thuyết lỗi thời đã hoang phế trong thời cách mạng Văn Hoá ở đại lục, sau đó đàn em của Mao đã lượm từ trong thùng rác ra, tắm gội cho sạch sẻ và đưa vào mặt trận tình báo làm đôi mắt quan sát cho Hoa Nam, tại các nước có nền kỷ nghệ phát triển, quan trọng nhất là Hoa Kỳ và các nước hàng đầu ở Âu Châu, như: Anh , Pháp, Đức..
Nay, trong thời đại Trump, các ổ gián điệp núp trong các Viện Khổng Tử đã bị lôi ra và các Viện này đang lần lượt bị tẩy chay tại các trường Đại Học. Khổng Tử đang bị xét lại tại các nước Âu, Mỹ, Úc.
Một nền giáo dục tốt để đất nước thăng hoa không phải là một nền giáo dục được tiếp sức bằng loại văn hoá lỗi thời của Nho Giáo, miền nam VN, trong chế độ Cộng Hoà đã thiết lập một nền giáo dục dưa vào triết lý Dân Tốc, Nhân Bản và Khai Phóng, không có chổ đứng cho Khổng Thuyết và Nho Giáo.
CÁC NƠI ĐÃ VÀ ĐANG DẸP CÁC VIỆN KHỔNG TỬ
Hoa Kỳ và các nước Tây Phương đã phát giác ngày càng nhiều Viện Khổng Tử là các cơ sở trá hình do TQ thiết lập tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, Âu Châu và khắp nơi để làm các cơ sở hoạt động cho tình báo chiến lược và phổ biến một thứ văn hoá tuyên truyền lỗi cho chế độ độc tài của Trung Quốc, nên nhiều năm qua đã bị tẩy chay khắp nơi.
*Vrije Universiteit Brussel (VUB) xác nhận không tiếp tục ký hợp đồng với Viện Khổng Tử khi thỏa thuận hết hạn vào tháng 6 năm 2020, theo báo South China Morning Post hôm 11.12.2018.
Tuy nhiên vào tháng 10.2019, cơ quan an ninh Bỉ phát hiện ông Song Xinning, từng là viện trưởng của Viện Khổng Tử ở VUB, làm việc cho tình báo Trung Quốc, với nhiệm vụ cụ thể là tuyển gián điệp.
*Chính quyền bang New South Wales (NSW, Úc) tuyên bố sẽ chấm dứt chương trình dạy tiếng Hoa do Trung Quốc tài trợ tại các trường học do lo ngại nguy cơ nước ngoài can dự vào vấn đề nội bộ. Trong một tuyên bố ngày 23.8. 2019, chính quyền NSW đánh giá chương trình này không thể tiếp tục. Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá, chúng tôi phát hiện nhiều yếu tố cho thấy nguy cơ Viện Khổng Tử trở thành công cụ để đẩy mạnh can dự vào vấn đề nội bộ của Úc”, theo tuyên bố của chính quyền NSW.
*Ngày 1/5/2019, Đại học Tây Kentucky, Đại học bang San Francisco và Đại học Oregon cũng đã tuyên bố sẽ đóng cửa Viện Khổng Tử.
Trong tháng 1/2020, Đại học Missouri và Đại học Maryland (Mỹ) cũng thông báo đóng cửa viện Khổng Tử, gia nhập danh sách dài các trường đại học Mỹ cắt đứt quan hệ với viện này.
Trong một số trường hợp cụ thể, FBI cũng bước đầu điều tra sơ bộ Viện Khổng Tử. Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI), Christopher Wray đã tuyên bố , lợi ích chính của việc đóng cửa Viện Khổng Tử là loại bỏ được các mối đe dọa tiềm tàng đối với tự do học thuật trong khuôn viên trường.
*Theo CBC News, việc đóng cửa các học viện Khổng tử trên nước Canada sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là đóng cửa các học viện Khổng Tử tại 18 trường vào cuối tháng 8/2019 này và giai đoạn 2 là đóng cửa các học viện Khổng Tử tại các trường còn lại vào năm 2022.
KHỔNG TỬ TỪNG BỊ MAO PHẾ BỎ TRONG CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HOÁ
Tháng 11/1966, trong “Thảo Khổng Chiến Báo” của nhóm Hồng vệ binh Trường Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”có viết “Hiện nay, Khổng Gia Điếm chính là nơi hội tụ của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại, là rào cản với quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông”.
Đàm Hậu Lan là cái tên được nhiều người nhắc đến khi nói về việc đập phá ở Khổng Phủ. Đàm Hậu Lan chính là người phụ trách của “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”, là người viết bài cho tuần san sinh hoạt của Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, sau đó chuyển sang giúp cho tạp chí “Hồng Kỳ” của Hồng vệ binh. Năm 1966, theo sự xúi giục của Lâm Kiệt, một tác giả chủ yếu của tạp chí “Hồng Kỳ”, Đàm Hậu Lan đã đến huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông để “lật đổ Khổng lão nhị, tạo phản Khổng lão nhị”.
Ngày 15/11/1966, trước cửa chính của Khổng Phủ, có dán chữ “Đại hội triệt để phá tan Khổng Gia Điếm”. Bia đá nằm trước cửa Khổng Phủ, từ năm 1962 được Quốc vụ viện ghi chữ “văn vật trọng điểm toàn quốc được bảo hộ” bị đập tan. Sau đó, Hồng vệ binh chia nhau đi Khổng Miếu, Khổng Lâm, Chu Công Miếu để đập bia, giật biển, đập hủy tượng thờ. Nguồn: https://trithucvn.net/…/canh-mo-cua-gia-quyen-khong-tu-bi-d…
HỌC THUYẾT KHỔNG TỬ PHÁT XUẤT TỪ:
Phân tích qua quá trình sống của Khổng Tử đế thấy học thuyết của ông được hình thành trong bối cảnh của một người tham danh vọng nhưng không thành công trong quan trường cũng như không thành công trong tình trường. Khổng Tử cũng không thành công trong việc tề gia – từ đó đã phá vỡ từng mảng lớn trong khổng thuyết.
*THẤT BẠI TRONG QUAN TRƯỜNG
Tìm trong sử liệu, người ta thấy Khổng Tử năm lên ba, mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi.
Ông là con của một vị quan nhỏ nước Lỗ tên là Thúc Lương Ngột. Năm 19 tuổi ông được bổ nhiệm vào chức vụ một quan thu thuế, rồi sau đó được cử trông coi đàn súc vật dùng vào việc cúng tế. Vào thời đại đó, cúng tế trời đất quỉ thần là một việc quan trọng hàng đầu. Theo sử sách thì Khổng Tử say mê việc cúng tế ngay từ hồi còn thơ ấu cho nên thạo việc cúng tế rất sớm; ngay khi ông còn trẻ đã có những gia đình gởi con theo ông học nghề cúng. Như vậy nghề chính của Khổng Tử là nghề thầy cúng. Hai nghề thu thuế và thày cúng đã có ảnh hưởng quyết định lên cá tính của ông.
Ông sống tại nước Lỗ, không được vua nước Lỗ tin dùng và cất nhắc, đến năm 34 tuổi ông mới bõ nước ra đi để mong được thành công trong con đường quan lộ, nhưng cũng không được như ý, ông quay trở lại nước Lỗ năm ông 51 tuồi. Khổng Tử mới được bổ nhiệm vào chức Trung Đô Tể và sau đó thăng dần tới chức tướng quốc, chức vụ đứng đầu các quan. Nhưng chỉ một năm sau khi nhận chức tướng quốc, ông từ chức vì một lý do rất nhỏ mọn: vua nước Lỗ đã không chia phần thịt cho ông trong buổi tế Giao. Sau khi từ chức, ông lại rời khỏi nước Lỗ một lần nửa. Nhìn nguyên nhân tư chức Tể Tướng của Khổng Tử, người ta chỉ thấy nơi ông là một người có bụng dạ rất hẹp hòi, không biết đặt quyền lợi quốc gia lên trên.
Sau khi từ chức ông bắt đầu phiêu lưu vào một cuộc hành trình mới, lần thứ hai vất vả dài hơn 11 năm, qua nhiều nước để xin làm quan, nhưng ông không được vua nào dùng cả. Khi ông chán nản quay trở về nước Lỗ thì đã 68 tuổi, ông bỏ mộng làm quan và tập trung cố gắng ghi lại những lời giảng với học trò để lưu lại cho những đời sau. Ông mất tháng 4 năm 479 (TCN), thọ 73 tuổi.
Thất bại trong con đường quan lộ đã đưa Khổng Tử đến việc hình thành những căn bản cho nền tảng Khổng Thuyết. Trong quá trình phát huy tư tưởng Khổng Tử, sau thời Đông Chu Liệt Quốc, có những thay đổi về nội dung cho Nho Giáo từ các thế hệ sau Khổng Tử.
Nho Giáo với Khổng Thuyết vẫn là một hệ thống ý thức tôn vinh chế độ quân chủ nhất nguyên, bảo thủ và chuyên chế không còn phù hợp với trào lưu dân chủ và nhân quyền của hướng tiến ngày nay trên thế giới.
*THẤT BẠI TRONG TÌNH TRƯỜNG
Theo các nhà nghiên cứu về Học Thuyết của Khổng Tử, nguyên nhân khiến Khổng Tử cảm thán như vậy có thể từ hai nguyên nhân: Một là Khổng Tử gặp phải trắc trở trong quá trình yêu đương, hai là, sau khi kết hôn, cuộc sống tinh duyên và vấn đề chăn gối của Khổng Tử chắc chắn không có được hạnh phúc mỹ mãn như mong đợi đó. Nói cách khác, có thể cho đó là một người có tâm sinh lý không hoàn mỹ. Chuyện tình duyên trắc trở của Khổng Tử là có thật và liên quan nhiều tới ngoại hình của Khổng Tử.
Theo mô tả của sử sách thì Khổng Tử vốn không phải là một người có ngoại hình khá, nếu như không muốn nói là “dưới mức trung bình”. Hầu hết các tài liệu đều mô tả Khổng Tử là có “dị tướng”: Người cao lớn, có tướng ngũ lộ (mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, răng hở).
Mặt to và có những vạch như quả dưa chín. Bàn tay hổ, ngực rùa, râu rậm, mồm rộng, miệng nói tươi, đi nhanh. Với một tướng mạo như vậy, Khổng Tử khó mà chiếm được cảm tình từ các cô gái hay một người phụ nữ cùng trang lứa, nếu không phải bị ép hôn.
Vì thế, trong quá trình yêu đương, Khổng Tử có thể bị phụ nữ từ chối hay bị cười chế nhạo cũng là chuyện khó tránh. Điều này có thể tạo nên một ấn tượng và ám ảnh không tốt trong quan hệ của Khổng Tử với phụ nữ.
Nếu như chuyện rắc rối trong tình duyên chưa thể chắc chắn thì chuyện cuộc sống hôn nhân của Khổng Tử không mỹ mãn là chuyện hoàn toàn có thực. Trong cuộc đời của Khổng Tử chỉ lấy một người vợ là Nguyên Quan thị, không lâu sau đó, Khổng Tử và Nguyên Quan thị đã ly hôn, thời ấy gọi là “xuất thê, xuất hôn”. Câu chuyện ” xuất thê” của Khổng Tử là một việc làm bất nhân không xứng đáng với tầm vóc gọi là “Vạn Thế Sư Biểu”. Trong khi Khổng Tử đi chu du thiên hạ tư nước nầy qua nước nọ để tìm kiếm một chức quan trong hệ thống cai trị thời quân chủ, Lúc đó Nguyên Quan thị phải ở nhà chờ chồng, nuôi con và phụng dưỡng tứ thân phụ mẫu mà chính là bên chồng, vì thế không có một lý do chính đáng nào làm cho ông phải ruồng rẫy một người vợ như thế. Sự xuất thê của ông chỉ bắt nguồn từ sự oán hận phụ nữ qua cuộc tình thiếu hạnh phúc. Trong khiá cạnh giáo dục con trai Bá Ngư, người ta nhìn thấy được nơi ông là một người cha rất thiếu trách nhiệm.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây: “nếu như Khổng Tử có hạnh phúc trong tình duyên, liệu Khổng Tử có viết ra được Ngũ Kinh để làm nền tảng cho Nho giáo?”
KHỔNG THUYẾT NGHỊCH LÝ TỪ CĂN BẢN
Nho giáo nói rằng, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. “Một cái gia đình mà không tổ chức được gọn ghẽ và ngăn nắp thì làm sao có thể bình được thiên hạ”??. Lý thuyết của Khổng Tử bị rạn nứt ngay từ trứng nước. Khi còn sống, học thuyết của Khổng Tử không được một vị vua nào trọng dụng, không biết có phải Khổng Tử đã thất bại ngay từ việc “tề gia” của mình, một nền móng căn bản nhất mà Khổng Tử cũng đã không bao giờ thành công được.
Căn bản của xã hội đó là gia đình, muốn bình được thiên hạ theo quan niệm Khổng Tử là phải biết tề gia, tuy nhiên Khổng Tử không phải là người biết cách tề gia.
Với vợ, ông không là một người chồng tốt, với con ông không có khả năng giáo dục mà chỉ biết buông lời chê bai, thiếu trách nhiệm. Do đó ngày nay, nếu đọc những lời của Vạn Thế Sư Biểu (Khổng Tử) dạy như là: ” Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” chỉ là những lý thuyết mà chính tác giả cũng chưa bao giờ làm được.
CHXHCNVN lập Viện Khổng Tử chỉ là để sinh viên nước CHXHCNVN tập tành đi theo con đường chuyên chế, nhất nguyên, độc tài, đi ngược thời gian….lội ngược dòng tiến hóa của tư tưởng con người. Muốn thoát Trung và tiến bước trên con đường nhân bản, tự do, dân chủ và vươn vai với các nước trong khu vực, đảng csVN phải thoát Trung, từ chối sự hợp tác với TQ trong việc thiết lập Viện Khổng Tử nhằm phổ biến một thứ văn hoá lỗi thời không còn vị trí đứng trong thế giới văn minh ngày hôm nay. Đừng níu kéo quá khứ để làm chậm trể tiến trình thăng hoa của dân tộc.
Ngày nay nhiều quốc gia thức tỉnh trước âm mưu dùng hình tượng Khổng Tử để phục vụ tình báo qua các viện Khổng Tử của TQ, nên việc bài bác việc thành lập các Viện Khổng Tử đang lan rộng khắp nơi. Phong trào bài Khổng Tử mạnh mẻ nhất ở Mỹ, Canada, Úc, Bỉ, Anh, Thuỵ Điẻn…
Trong thời gian một thập kỷ qua, TQ đã cho xây dựng 400 Viện Khổng tử trên hơn 100 nước trên thế giới , với sự tham gia của 10.000 nhân sự giảng dạy, phần lớn là những nhân viên tình báo TQ. Và cho đến nay Hoa Kỳ là nước đã và đang tháo gở mối nguy hiểm này một cách triệt để, vì sự hoạt động náo nhiệt của các nhân viên tình báo đội lốt giảng viên núp trong các Viện Khổng Tử.
Trong lăng kính chính trị, Khổng Thuyết một học thuyết đã kìm hãm sự khai trí của người phụ nữ trên 2000 năm, cũng như chỉ cổ võ cho giai cấp thống trị và các chế độ độc tài nhất nguyên trong quá khứ – chà đạp nhân phẩm người phụ nữ. Cổ võ cho các chế độ phi dân chủ, đưa đến tình trạng thất học cao trong một quốc gia theo Nho Giáo của Khổng Tử. Chính nhờ thực dân Pháp và nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã giải phóng người phụ nữ VN ra khỏi vòng kim cô của Khổng Tử , từ đó người phụ nữ đã được đến trường trong thời thực dân Pháp cai trị. Chúng ta lên án Pháp xâm ciếm VN, nhưng đừng quên, chính thực dân Pháp đã đặt những viên gạch căn bản đầu tiên trong việc nâng cao tri thức và tinh bình đẳng cho người phụ nữ trong xã hội VN bắt đầu từ đầu thế kỷ 19, đó cũng là một đối trọng rất mạnh với Khổng Thuyết của Nho Giáo.
Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích THuỷ 11.05.2020
Nguồn: FB Peter Nguyenthanh
Views: 0