Võ Thị Linh
Người miền Nam trước 1975, không ai mà không biết cái tên Sài Gòn, một cái tên không do chính thể VNCH đặt ra, mà là cái tên lịch sử của suốt chiều dài phát triển của Nam Kỳ Lục Tỉnh, cái tên đó đã hiện diện hơn 300 năm. Một cái, gắn liền với nền kinh tế phát triển phồn thịnh của giửa thập niên 50-60 của thế kỷ 20. Một cái tên đã từng hảnh diện với các nước trong khu vực một thời, với cái tên là Hòn Ngọc Viển Đông.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SÀI GÒN
1.ĐIẠ LÝ:
Về phương địa lý hành chánh, Sài Gòn hiện nay có tọa độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Sài Gòn cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm SG cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, SG còn là một trục giao thông giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam – Tây Nam và Ðông Nam SG, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Vì không chú ý độ cao này, nên đám tham quan thiếu kiến thức trong việc xây dựng đô thị, thay vì phát triển thành phố về hướng bắc Sài Gòn, thì đám đỉnh cao này phát triển Sài Gòn về hướng nam. Nên khi mùa mưa về, thành phố Sài Gòn đã bị ngập nặng – chúng xử dụng không biết bao nhiêu là ngân sách để chống ngập, nhưng rồi đến nay 45 năm qua ngập vẩn hoàn ngập.
2.LỊCH SỬ:
Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển, vượt bộ tới khai khẩn vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam qua Campuchia và Xiêm. Hai sự kiện quạn trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ ba cơ quan chính quyền này.
TÊN GỌI SÀI GÒN
Cái tên Sài Gòn xuất phát từ nhiều gủa thuyết khác nhau, theo “Thuyết Bến Củi” lại cho rằng: Dọc theo con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam có nhiều bến bên các dòng sông: Bến Vân đồn, Bến Thủy, Bến Hải, Bến Quan, Bến Ván, Bến Thóc, Bến Đình, Bến Tranh, Bến Tre, Bến Súc, Bến Tắm Ngựa, Bến Thành, Bến Củi… Bến Ván đã được đổi ra Bản Tân, Bến Thóc đã đổi ra Mễ Tân. Bến Thành nay vẫn lưu tên ở chợ Bến Thành. Bến Củi theo nhiều nhà nghiên cứu về Sài Gòn thì có thể đã được đổi ra thành Sài Tân, Sài Ngạn do người Quảng Đông sống ở khu vực này gọi chữ bến (bờ) là ngạn. Chữ Sài Ngạn có lẽ sau này được đọc thành Sài Gòn.
Theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret (người Pháp), vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá lũy Sài Gòn. Như vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor hay Sài Gòn đã được phát triển. Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi “Rai Gon Thong” (Sài Gòn Thượng) và “Rai Gon Hạ” (Sài Gòn Hạ). Đó la theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn) có nghĩa là “thị trấn ở trong rừng”, “Prei” hay “Brai” đều là “rừng”, “Nokor” hay “Nagara” là “thị trấn”. Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế. Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành “Sài”, Nokor bị bỏ “no” thành “kor”, và từ “kor” thành “gòn”.
Trả lại tên Sài Gòn không có nghĩa là trả lại cái thủ đô của miền Nam VN thời VNCH, mà là trả lại cho lịch sử một thành phố có tên gọi trên 300 năm. Người miền nam vẩn quen gọi Sài Gòn mặc dù đã bị ép buộc đổi tên sau khi CS chiếm được miền Nam VN sau ngày 30.4.1975. Nhưng sau 45 năm cưỡng bức tên gọi Sài Gòn người dân miền nam không ai thèm gọi cái tên mới của SG là HCM, vì đó là một tên của sát thủ tiếng tăm lừng lẩy với đôi tay đầy máu đồng bào trên trường chính trị thế giới và là tên của một nhân vật xác Việt hồn Tàu. Cái tên HCM là mối sỉ nhục quốc thể! Đám đầu lĩnh Ba Đình đã cố gắng vận động cho LHQ công nhận tên của ác tặc HCM là danh nhân thế giới nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật 100 năm của họ “hồ”. Nhưng đã bị thất bại trước sự phản đối của người Việt hải ngoại. Tuy nhiên cho tới nay, chúng vẩn trơ trẻn và láo khoét với người dân trong nước là hcm được Unesco công nhận và vinh danh là nhà văn hoá thế giới. Xem video clip nói về việc này:https://www.youtube.com/watch?v=hwvJ0WnX3Rk
Unesco khi nhìn về HCM toàn thấy y một con người xảo trá, từ ngày sinh đến tên tuổi (174 tên tuổi khác nhau) là một thứ cáo đội lốt người! Một tên tuổi thiếu đạo đức. Thay tên đỗi họ Sài Gòn là việc làm nghịch lý từ sự kiêu căng tự tôn của sự chiến thắng sau mùa cướp bóc khắp miền nam VN. Trả tên Sài Gòn là việc làm phù hợp với truyền thống tôn vinh của nhân dân miền nam.
Hãy trả lại tôi tên gọi Sài Gòn
Tên phố tên phường tôi đã nghe quen
Hòn ngọc Viễn Đông vang bóng một thời
Sài Gòn dấu yêu còn đây kỷ niệm
Mãi mãi muôn đời không thể thay tên
Hãy trả lại tôi tên gọi ngot ngào
Tên những con đường tôi đi qua
Tên những công viên rì rào lá đổ
Nhớ thành phố xưa một thời náo nhiệt
Du khách bên đường ngăm hoa ngày xuân.
Hãy trả lại tôi tên gọi Sài Gòn,
Nhà thờ Đức Bà vang tiếng chuông ngân
Chu Văn An, Gia Long , Trưng Vương
Đây những ngôi trường bạn bè thân thương
Khi mỗi tan trường lại tìm nhau
Hãy trả lai tôi Công Lý , Tự Do,
Chùà Vĩnh nghiêm,hưong khói uy nghiêm
Đây Trưng Vưong, Văn Khoa ngày ấy
Hãy trả lại tôi ,hãy trả lai tôi Sài Gòn dấu yêu
Hãy trả lại tôi bến cảng Bạch Đằng
Nơi nhũng con tàu rẻ sóng ra khơi
Một ngày tháng tư khói lửa ngập trời,
Tựợng buồn đứng in hẹn ngày trở lại
Ta sẽ quay về trong ánh Vinh Quang
………………………………
Sài gòn dấu yêu còn đầy kỷ niệm
Ta sẽ quay về trong ánh vinh quang…….
(Việt Dzũng)
Tên gọi Sài Gòn yêu dấu đã nằm trong da thịt, đời sống và hơi thở của bao thế hệ con người Việt Nam hơn 300 năm qua. Bao người dân thành thị đã hãnh diện vì mình là dân Sài Gòn , Bao dân chúng mọi miền đất nước mơ ước hay hồi hộp và thao thức khi may mắn có một chuyến về thăm Sài Gòn hoa lệ năm xưa . Hầu như tất cả người dân Miền Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung, hãnh diện vì đã tạo ra hay đã có Sài Gòn “ Hòn Ngọc Viễn Đông “ năm xưa vang danh thế giới khi mà các thủ đô của các quốc gia khác trong vùng không thể sánh cùng. Sau ngày 30.4.1975 Sài gòn đã bị đổi thành tên ác tặc hồ chí minh. – Cái tên mang âm vang của sợ hải vì những sự cuồng sát dân lành, của chết chóc của bao thế hệ thanh niên VN cả hai miền nam bắc, vì bị lừa dối vào cuộc chiến phi nghĩa theo lệnh của quốc tế cộng sản đệ tam, là cuộc chiến nhuộm đỏ Đông Dương dưới chiêu bài ” Giải phóng miền nam”.
HCM cái tên của một con người lửa đảo, vô đạo đức, bịp bợm, nên phải dùng hàng trăm tên tuổi khác nhau để có thể đánh lừa khắp nơi hcm sinh sống. Tên ác tặc này này từ chối cái tên thật, cái tên cúng cơm được cha mẹ đặt là Nguyễn Sinh Cung. Nguyễn Tất thành phải dùng tên tuổi khác nhau, để che dấu tông tích của những việc làm bất chính. Sài Gòn không thể mang cái tên của một con người hoang dâm vô độ, lừa thầy phản bạn, đạp trên xác người VN, để thực hiện mộng bành trướng thế lực đỏ ở vùng Đông Nam Á.
Đã 45 năm trôi qua Sài Gòn đã mất tên, nhưng tiếng gọi Sài Gòn thân thương vẫn còn đó, vẩn còn trong trái tim của người miền nam, các công dân VNCH và trong lòng những người VN xa xứ . Đã đến lúc danh xưng Sài Gòn phải trả lại cho thành phố Sài Gòn năm xưa, và Việt Nam Tự Do Dân Chủ đích thực phải trả lại cho người VN, để cùng nhau xây đựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Một dân tộc đã quá đau khổ về một tương lai đen tối – một chế độ lệ thuộc vào quĩ đạo của TQ, nợ nần chồng chất năm này qua năm kia. CsVN đang sống bám vào chùm khế ngọt hải ngoại và tiền vay mượn khắp nơi. CSVN cố gắng thay da đổi thịt Sài Gòn, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì thất bại bấy nhiêu, không có lấy một người miền Nam gọi đó là thành phố HCM. Vì SG một tên gọi theo thói quen từ lâu đời của tổ tiên đễ lại, là cái tên gần như ăn sâu vào tâm thức của người miền nam, kế đến là cái tên Sài Gòn vừa gọn vừa dể kêu khác với cái tên HCM.
Sài Gòn đã trãi qua bao mùa khói lửa binh đao, bao cuộc chiến hào hùng tự vệ khi phong trào Cộng Sản Quốc Tế muốn Việt Nam nằm trong quỹ đạo của họ ,qua chiêu bài giả tạo là giải phóng dân tộc. Sự gian trá , xảo quyệt này đã giúp chủ nghĩa CS tạm thời chiếm được VN. Nhưng đây là khởi đầu cuộc hành trình thất bại của cả một dân tộc trong nửa thế kỷ qua. Trong niềm đau chung đó , Sài Gòn đã mất tên trong gần 45 năm qua. Nhưng điều đau khổ và sỉ nhục hơn nữa , Sài Gòn kiều diễm năm nào lại khoác cho cái tên mới là “ thành phố HCM” trong cơn say “chiến thắng” ngắn ngủi của những kẻ gian trá, lừa đảo cả một dân tộc.
Ngày nay, phe chiến thắng gần nửa thế kỷ qua, đã không xây dựng cái gọi là thiên đường ảo tưởng CS, đảng csVN đã sạch vốn về nhân vật và tài lực để chạy theo cái khống về một xã hội công bằng, không có người bóc lột người (?!). Những cọn người man rợ này đã điên đảo thị phi với VNCH, chúng cố tô son trét phấn cho cái chế độ mới ngày càng bẩn thỉu, tan nát thêm từ mọi mặt. Cuối cùng vì không thể chạy theo cái ảo của CNXN, nên phải quay mặt 180 đô, muối mặt chạy theo con đường Tư Bản chủ nghĩa để tạm thời thoát chết – đó là cái mà đám đầu lĩnh Ba Đình gọi là Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng XHCN.
Đã đến lúc những đỉnh cao trí tuệ suy dinh dưỡng của thập niên 1975 phải trã lại cho nhân dân miền Nam VN cái tên gọi Sài Gòn, cái gì của César hãy trả lại cho César, trước khi bị nhân dân đào thải. Trong mùa quốc nạn thứ 45 của nước VNCH, là móc thời gian để thay tên gọi TP.HCM bằng cái tên Sài Gòn trên bản đồ địa lý thế giối.
Hậu Duệ VNCH, Võ Thị Linh 30.4.2020
Nguồn: FB Peter Nguyenthanh
Views: 0