SỐNG TIN MỪNG

“Người phải sống lại từ cõi chết”


Dr. Lương Huỳnh Ngân chuyển ngữ

 

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an (20:1-9).

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.
Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”
Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ.
Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước.
Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào.
Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó,
và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.
Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.
Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

Chính bà Ma-ri-a Mác-đa-la là người đầu tiên chứng kiến buổi bình minh của nhân loại mới! Ma-ri-a Mác-đa-la, người phụ nữ tội lỗi… Bà là hình ảnh toàn nhân loại được mặc khải Đấng Cứu Độ mình. Nhưng rõ ràng, bà không hiểu ngay chuyện gì xảy ra: trên điểm này, bà cũng trình bày đúng với nhân loại.

Thánh Gio-an ghi rõ, sáng sớm trời còn tối: ánh sánh của Phục Sinh đã đâm thủng màn đêm. Điều này làm nghĩ đến phần mở đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an: «Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.» (Ga1, 5), chữ diệt ở đây có hai nghĩa, hiểu và chặn lại. Bóng tối không hiểu được ánh sáng, bởi vì, như Chúa Giê-su nói, cũng trong Phúc Âm Thánh Gio-an: «thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người» (Ga14, 17), chẳng biết, theo Pháp ngữ có hai nghĩa: «không hiểu» và «không bắt» được Ngài. Bóng tối không thể hiểu ánh sáng, bởi vì như Chúa Giê-su nói trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an: «thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người» (Ga 14,17) hay là «… ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng» (Ga 3, 19) Nhưng dù sao, bóng tối không thể chận Ngài lại được, trong nghĩa không để Ngài chiếu sáng; luôn luôn, chính Thánh Gio-an đem lại cho chúng ta câu vinh thắng của Đức Ki-tô: «…can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian» (Ga 16, 33)

Vậy thì: «bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. (người ta giả thiết rằng đây ám chỉ chính Thánh Gio-an) Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”. Dĩ nhiên hai môn đệ chạy nhanh đến. Các bạn hẳn đã chú ý cử chỉ nhượng bộ, kính nể Thánh Gio-an đối với Thánh Phê-rô; Thánh Gio-an chạy nhanh hơn – có thể ngài trẻ hơn – nhưng ngài nhường cho Thánh Phê-rô vào mồ trước.

«Ông Si-môn Phê-rô… thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi» (c.6). Các ông khám pha chỉ có thế: mồ trống và băng vải vẫn còn ở đó. Nhưng đến khi Thánh Gio-an vào mồ, bài viết: «Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin» (c.8). Đối với Thánh Gio-an, những băng vải này là những tang vật, chứng minh sự Phục Sinh. Trong lúc hành quyết Đức Ki-tô và lâu sau nữa, những địch thủ các tín hữu gieo tin rằng các môn đệ Chúa, chỉ cần dấu xác Ngài. Thánh Gio-an trả lời: nếu cất lấy xác Ngài thì cũng đã lấy cả băng vải đi chứ! Và nếu Ngài đã chết, là cái xác chết thì, dĩ nhiên ai mà tháo băng vải bao cái xác. Các băng vải ấy là tang chứng, từ nay Chúa Giê-su được giải thoát khỏi cái chết: hai băng vải quấn xác, tượng trưng cho sự thụ động của cái chết.

Đứng trước hai mảnh vải bỏ lại ở đấy, Thánh Gio-an nhìn thấy và tin; Ngài hiểu ngay. Hẳn các bạn còn nhớ, khi La-da-rô được Chúa Giê-su làm cho sống lại, vài hôm trước, lúc anh ấy bước ra, thân anh còn quấn băng; thân xác anh còn bị giam hãm bởi những xiềng xích của thế gian, vì đây không phải một thân xác được phục sinh. Trong lúc Chúa Giê-su đi ra, thân được giải thoát: hoàn toàn giải thoát; thân xác phục sinh của Ngài không bị vướng bận gì cả.

Câu sau cùng khá đáng ngạc nhiên: «trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.» (c.9). Thánh Gio-an đã lưu ý nhiều lần trong Tin Mừng, theo ngài rằng phải chờ Chúa Phục Sinh, các môn đệ mới hiểu mầu nhiệm Chúa Ki-tô, các lời của Ngài và cách hành xử của Ngài. Trong giai đoạn thanh tẩy Đền Thờ, khi Chúa Giê-su thật sự công phẫn, xua đuổi những người buôn súc vật và đổi tiền; Phúc Âm theo Thánh Gio-an viết: «khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói.» (Ga2, 22). Khi Chúa vinh thắng tiến vào Đền Giê-ru-sa-lem, Thánh Gio-an ghi rằng: «Lúc đầu, các môn đệ không hiểu những điều ấy. Nhưng sau khi Đức Giê-su được tôn vinh, các ông mới nhớ lại là Kinh Thánh đã chép những điều đó về Người, và dân chúng đã làm cho Người đúng y như vậy.» (Ga 12, 16)

Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng: trong toàn Thánh Kinh, không có một câu nào nói Đấng Mê-si-a sẽ phục sinh. Trước nấm mộ trống, không phải hai Tông Đồ Phê-rô và Gio-an vừa nghĩ ra một câu nào đó trong Thánh Kinh đã quên, bất chợt trở lại trong trí nhớ. Cùng một lúc toàn kế hoạch của Chúa hiện ra cho hai ông. Như Thánh Lu-ca nói cho các môn đệ trên đường Emmau, thần trí các ngài mở ra cho «lời các ngôn sứ» (Lc 24, 25) «Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh” (Ga 20, 8-9a). Vì Thánh Gio-an tin, nên mọi sự có vẻ hiển nhiên: cho đến lúc bây giờ, biết bao điều của Lời Chúa đối với ngài còn tối tăm. Thế nhưng, bất thình lình ngài dùng đến đức tin, không ngần ngại, thì mọi sự trở nên sáng sủa, rõ ràng: ngài đọc Lời Chúa cách khác, và mọi sự trở nên sáng ngời; Trong câu «Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.», chữ «phải» nói lên điều hiển nhiên ấy.

Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng sẽ không có chứng cứ gì cho sự Phục Sinh của Chúa, ngoài nấm mộ trống… Trong những ngày kế tiếp, có những cuộc hiện ra của Đấng đã Phục Sinh, nhưng không có một chứng cứ nào thật tình thuyết phục… Đức tin chúng ta, luôn luôn cần những nhân chứng của các cộng đồng Ki-tô hữu, đã duy trì cho chúng ta; không có một chứng cứ nào khác.

Sau đây là một lưu ý nhỏ khác về bài này: cho đến khi thấy ngôi mộ trống, các môn đệ không chờ đợi sự phục sinh của Chúa Giê-su. Họ đã thấy Chúa chết, mọi sự đã hết. Thế nhưng, họ còn nghị lực để chạy đến ngôi mộ… Đến lượt chúng ta, cũng phải tìm nghị lực để nhận ra trong cuộc sống của chúng ta, trong cuộc sống của nhân loại, những dấu chỉ của sự Phục Sinh. Thần Khí ban cho chúng ta để thực hiện điều ấy. Từ nay: «Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần» (c.1), những tín hữu cùng với anh em mình, chạy đến gặp gỡ mầu nhiệm Đấng Phục Sinh.

 

***

Tác giả: Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions

Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân

Hiệu đính: Phêrô Nguyễn Thế Hoằng

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.