Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt
CHƯƠNG 5
TỪ GHI CHÉP ĐẾN DẠY DỖ
MẸ LÀ THÔNG ĐIỆP
Nghiên cứu về cấu trúc Thánh Kinh có thể một cách dễ dàng thu hút độc giả nhiệt tâm – hoặc người tìm hiểu tài tử. Một trong cách hấp dẫn của những phương pháp tìm hiểu như Thánh Augustinô đã nói, Tân Ước được bao gồm trong Cựu Ước, và Cựu Ước được mặc khải qua Tân Ước. Tìm hiểu về nguồn gốc sẽ giúp khai mở chiều kích ẩn dấu tại mỗi trang của Thánh Kinh. Nghiên cứu một cách cẩn thận cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa viết lịch sử qua cách thức và ngôn ngữ của con người, và chính Ngài là tác giả của tác phẩm tuyệt vời tinh vi cùng bản nháp tinh xảo. Ngài không phí phạm một từ nào trong việc mặc khải, không có gì là vô tình hoặc là một tai nạn trong quan phòng của Thiên Chúa.
Khoa khảo cứu về cấu trúc Thánh Kinh rất bao quát. Nó giúp tránh được việc đòi hỏi phải chú tâm vào từng trang sách đang đọc, nhưng phải có sự liên kết với những trang khác trong toàn bộ Thánh Kinh, cũng như thái độ cô lập khỏi truyền thống. Khoa khảo này cũng có thể soi sáng, giải thích sự phong phú của những trang sách trước đây xem như tối nghĩa hoặc không quan trọng.
Thực ra, khoa khảo cứu này có cái nguy hiểm của riêng nó, vì khi bị lợi dụng nó sẽ hướng một số nhà khoa bảng lạc xa khỏi con đường tìm hiểu, và một số khác tiến đến tà giáo. Để tránh những thái quá này, điều quan trọng chúng ta cần phải có, là làm sáng tỏ những mục đích mà chúng ta bắt đầu và kết thúc trong tâm trí. Khi chúng ta đọc Thánh Kinh qua phương pháp khảo cứu nguồn gốc, chúng ta không cố gắng tìm hiểu một điều bí ẩn, hoặc giải quyết một trò chơi ghép hình, hoặc sắp đặt những cái nhìn bất thường về lời đã được linh ứng. Chúng ta đang cố gắng gặp gỡ một người. Chúng ta muốn biết về Thiên Chúa, những đường lối của Ngài, chương trình của Ngài, dân Ngài lựa chọn – và Mẹ của Ngài.
Cho nên, chúng cần tránh một nguy hiểm, tôi gọi là thuyết atomism (theo triết học Hy Lạp, một ý tưởng cho rằng vật chất được cấu tạo bằng những phần nhỏ xoay quanh một không gian trống) – một triết thuyết chú trọng đến những hình thức của Thánh Kinh trong cô lập, như những ẩn ý không liên kết hoặc những mẫu thức cá biệt của một mẫu thí nghiệm. Chúng ta cũng không dùng một số hệ thống bí mật của những biểu tượng khi chúng ta nghĩ đến khoa khảo cứu nguồn cội của Evà, Hòm Bia giao ước, và mẫu hậu. Chúng ta đang nhìn vào những tạo vật được phát sinh do quan phòng để biến thành con người hiện thực, con người lịch sử. Cũng như Isaác, Maisen, và Đavít là những con người thật, những người biểu tượng Đấng Cứu Tinh thần linh, Chúa Giêsu, cũng thế Evà, và Hòm Bia, và mẫu hậu được ban cho chúng ta những cái nhìn thoáng qua của sự thật lớn lao, đó là Đức Maria.
Và rồi, Người sẽ phải là mục đích của chúng ta khi chúng ta khảo sát về những đặc trưng của Người. Vì Người chính là và sẽ tiếp tục là một con người thực sự, sống động; con người của mầu nhiệm không thể giảm bớt, dù một phần hay toàn thể những biểu tượng. Phaolô đã xúc động qua cách thế Chúa Giêsu đã được báo trước qua Adong; nhưng Phaolô đã yêu Chúa Giêsu Kitô. Vì thế chúng ta phải tiến đến sự hiểu biết và yêu mến chính Đức Maria như Người được diễn tả qua những hình ảnh Thánh Kinh.
Đây không phải là những gì tùy ý đối với các Kitô hữu. Nó cũng không phải là những thứ trang trí trong Kinh Thánh. Đức Maria là – trong ý nghĩa thực tế, sống động, và thần thiêng – Mẹ chúng ta. Để hiểu về tình anh em của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải tiến đến sự hiểu biết về Mẹ, người Mẹ mà chúng ta cùng chia sẻ với Chúa Giêsu Kitô. Ngoài Mẹ ra, sự hiểu biết của chúng ta về Phúc Âm khá lắm cũng chỉ là phiến diện. Ngoài Mẹ, sự hiểu biết của chúng ta về ơn cứu độ sẽ không bao giờ là sự mật thiết gia đình. Nó sẽ căn cứ vào giao ước cũ, ở đó thiên chức người cha của Thiên Chúa được coi như là ẩn dụ, và chức vụ làm con của con người giống như thân phận tôi tớ.
Người nữ này là ai – và người Mẹ này, chiếc bình quí được chọn của Thiên Chúa này và của mọi kẻ tin nhận? Người là một con người lịch sử, và Giáo Hội đã giữ gìn một cách cẩn thận những dữ kiện lịch sử về Người trong những dữ kiện Thánh Kinh và trong những mô thức của tín lý.
Giữ Lấy Đức Tin
Tín lý là gì? Một định nghĩa đúng đắn của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, người đã viết “tín lý được định nghĩa không gì hơn một sự chuyển dịch của Kinh Thánh.”
Ý tưởng của vị Hồng Y đã được xác định do Ủy Ban Thần Học Thế Giới trong tài liệu xuất bản năm 1989 về việc giải thích của các Tín Điều: “Trong tín lý của Giáo Hội, đó là điều có liên quan với một giải thích đúng nghĩa của Thánh Kinh”. Vì thế, tín lý là lời chú giải không sai lầm về Thánh Kinh của Giáo Hội.
Có những việc rõ ràng về đời sống Đức Maria mà Thánh Kinh dạy một cách minh bạch: Mẹ đồng trinh khi thụ thai Chúa Giêsu, thí dụ, được nhắc đến một cách rõ ràng và minh bạch trong Phúc Âm của Luca (1: 34-35). Những gì xảy ra khác thì hiểu ngầm trong Thánh Kinh mà đã được Giáo Hội giảng dạy, thí dụ, Đức Maria được đưa về trời cả hồn lẫn xác, và việc Người vô nhiễm nguyên tội. Sự thật về những điều hiểu ngầm này cũng không kém quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về Thánh Kinh. Thực vậy, những chi tiết hiểu ngầm thường quan trọng hơn để tường thuật, bởi vì chúng cho ta biết những gì nhà tường thuật đã dùng để ghi lại. Qua những chi tiết này – về trời, nếu bạn muốn – giữ không nói, chúng làm nên tấm vải mà người tường thuật đã mặc. Không có những hiện diện âm thầm, bản tường trình vỡ mảnh.
Vì vậy, qua các thế kỷ, Giáo Hội đã cẩn thận bảo vệ, che chở, và bênh vực những lời giảng dạy về Đức Maria, bởi vì nếu sao nhãng cũng có nghĩa là sao nhãng Phúc Âm. Để ngăn cấm những điều này sẽ là cướp đoạt người mẹ của gia đình Thiên Chúa. Nếu không có những tín lý, Đức Maria sẽ trở nên không thực tế: một thân thể người phụ nữ nào đó từ Nadarét, một cá nhân không quan trọng, không giá trị đối với tường thuật Phúc Âm. Và khi Đức Maria trở nên không thật sự, thì việc nhập thể của con Thiên Chúa, là điều tùy thuộc vào việc ưng thuận của Đức Maria, việc Chúa Kitô chịu đau khổ trong thân xác, thân xác mà Ngài lấy từ trong lòng Mẹ của Ngài, việc vai trò Kitô hữu như con Thiên Chúa, điều tùy thuộc vào sự chia sẻ của chúng ta qua hình ảnh người nhà của Chúa Giêsu, người con của Đavít, con của Đức Maria cũng không thật.
Tất cả cùng với những trần thuật Thánh Kinh, những tín lý về Đức Maria của Giáo Hội đem chúng ta gần với thực tại nhập thể của gia đình Thiên Chúa. Một lần nữa, đối với những Kitô hữu tin tưởng, thì những tín điều cũng như những sự xuất hiện ấy không phải là trìu tượng hoặc bí ẩn. Chúng là những gì đã xảy ra cho một người sống động, người Mẹ của chúng ta.
Liên quan đến tấm gương Kitô hữu của Thánh Gioan thành Đamátcô, vị Giáo Phụ của Giáo Hội, người yêu mến Thánh Kinh đến nỗi đã rời về Giêrusalem để sống trong khung cảnh của nó. Ngài biết một cách chắc chắn, tất cả mọi hình ảnh của Cựu Ước về Đức Maria và Chúa Giêsu. Và ngài biết những việc xảy ra về cuộc đời của Đức Maria, bao gồm những điều mà không được công bố như những tín điều. Khoảng năm 740 A.D., ngài đã giảng ba bài về sự lên trời của Đức Maria, và ngài đã pha trộn những tín điều của Giáo Hội và những cách thức chúng ta đã trình bày trong sách này: Tân Evà, Hòm Bia Giao Ước, mẫu hậu. Đúng vậy, tuy Thánh Gioan chưa bao giờ giảng về những tư tưởng này; nhưng ngài đã trình bày trong Thánh Kinh khi nói về một người, người được đưa về trời do Thiên Chúa.
Lời cầu xin của ngài khi Đức Maria được đưa về trời là một lời kể đặc biệt: “Đavít là hình ảnh người cha của mẹ, và cha của mẹ trong Thiên Chúa, múa nhẩy vui mừng.” Ông nói: “Các thiên thần ca múa với ông, và các tổng thần vỗ tay.” Tưởng tượng quang cảnh này, Gioan đã không thấy Vua Đavít nhảy múa quanh một tín điều, hoặc quanh một ý tưởng trìu tượng về Hòm Bia Giao Ước (2 Sm 6:14). Hơn thế nữa, Gioan đã thấy Đavít múa nhảy vì tình yêu đối với một người, người đó là ái nữ và cũng là mẹ của nhà vua.
Tuy nhiên, đó là tín lý – sự giải thích Thánh Kinh không sai lầm của Giáo Hội – là điều có thể cho chúng ta thấy người Mẹ thật này một cách rõ ràng như Đavít đã thấy. Vì những tín lý là những dữ kiện của Đức Tin gìn giữ một viễn ảnh chắc chắn của gia đình Thiên Chúa.
(Còn tiếp)
Views: 0