Khoa học

Báo Mỹ phơi bày 4 ‘mánh khoé’ kinh doanh xấu của Huawei

Kiều Mi
image..png

 

Huawei đã “không từ thủ đoạn đánh cắp bí quyết thương mại” các công ty đối thủ lẫn đối tác. (Ảnh: Getty Images)

Tờ Wall Street Journal Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo điều tra dài vào ngày 25/5, tiết lộ Huawei đã “không từ thủ đoạn đánh cắp bí quyết thương mại” và “cạnh tranh không lành mạnh để chiếm lấy thị trường”, giải thích vì sao Huawei đã nổi lên như một hiện tượng trong ngành kỹ thuật số.

The Wall Street Journal tiết lộ lịch sử trộm cắp bí mật kinh doanh của Huawei, bằng cách phân tích các tài liệu tư pháp Hoa Kỳ và phỏng vấn các cựu nhân viên Huawei.

Một trong những mánh khoé Huawei hay sử dụng để đánh cắp là thông qua các nhân viên của họ ở nước ngoài.

https://www.dkn.tv/…/05/screen-shot-2019-05-28-at-18-31-25.…

Ảnh chụp màn hình của tờ Wall Street Journal ngôn ngữ tiếng Trung viết về những thủ đoạn đánh cắp bí quyết thương mại của Huawei.

Ví dụ, Robert Read, cựu kỹ sư tại văn phòng Huawei Thụy Điển tiết lộ, họ sẽ đánh cắp thiết bị được sản xuất ở nước ngoài, giấu nó trong một “căn phòng bí mật” thường được tìm thấy trong các cơ quan tình báo và sau đó vận chuyển về Trung Quốc, bàn giao cho các kỹ sư Huawei để tháo dỡ.

Huawei cũng yêu cầu nhân viên giả mạo danh tính, trà trộn vào các hội chợ thương mại ở nước ngoài, lén lúc chụp ảnh nhằm đánh cắp bí quyết thương mại, một số nhân viên từ chối hợp tác đã bị sa thải.

Mánh khoé thứ hai được Huawei sử dụng là “trong ứng ngoài hợp” với các nhân viên của các doanh nghiệp khác.

Ví dụ, tỷ phú Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), người sáng lập Huawei, đã đánh cắp công nghệ trạm gốc nhỏ SC300 của Motorola thông qua người thân của ông, Pan Shaowei, người làm việc tại Motorola.

Mánh khoé thứ ba là lợi dụng “hợp tác kinh doanh”, yêu cầu các công ty khác để chia sẻ bí quyết công nghệ, sau đó hai bên không thể “hợp tác” nữa, và công nghệ được Huawei độc chiếm sử dụng.

Người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi đứng cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại văn phòng của tập đoàn này tại Luân Đôn năm 2015.

Đối tượng mục tiêu của Huawei bao gồm công nghệ liên quan đến 5G từ nhà phát triển ăng-ten Quintel và bằng sáng chế máy ảnh điện thoại thông minh do Rui Oliveira của Bồ Đào Nha phát minh.

Mánh khoé thứ tư là thông qua các thủ đoạn kỹ thuật trực tiếp lấy cắp tài sản trí tuệ của đối thủ.

Vào tháng 1/2003, Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Cisco Hoa Kỳ đã cáo buộc Huawei, sao chép phần mềm bộ định tuyến và hướng dẫn sử dụng của họ, thậm chí gồm cả lỗi chính tả trong đó. Trong khi đó, ông Nhậm Chính Phi tuyên bố, đây là “sự trùng hợp”.

Bài báo cũng đề cập, hành vi ăn cắp quy mô lớn của Huawei đã được Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che chở. Đơn cử, sau khi Motorola cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật bí quyết kinh doanh, họ đã bị ĐCSTQ trả thù.

Tờ báo Hoa Kỳ cũng giải thích tại sao giá cả thiết bị Huawei đều thấp hơn 20-30% so với các đối thủ, vì ĐCSTQ đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho Huawei.

Thông qua kiểu cạnh tranh không lành mạnh này, Huawei đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường chỉ sau 20 năm và trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

Đầu năm nay, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện Huawei và giám đốc tài chính toàn cầu Huawei, bà Mạnh Vãn Châu (trưởng nữ của ông Nhậm Chính Phi) về 23 tội danh hình sự đánh cắp bí quyết thương mại, trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm lệnh trừng phạt Iran v.v.

Mạnh Vãn Châu

Vào tháng 15/5, Tổng thống Trump ban hành một mệnh lệnh hành pháp viện dẫn Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, trao cho chính quyền quyền hạn chế mọi giao dịch với “đối thủ nước ngoài” liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông. Ngay lập tức Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liệt Huawei cùng công ty con của họ vào danh sách “kiểm soát xuất khẩu”, khiến các chuỗi cung ứng phụ kiện cho Huawei trên toàn cầu lần lượt “cắt đứt” quan hệ kinh doanh với Huawei, vì không có sự cho phép của Washington.

Kiều Mi

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.