Y tế

10 thói quen khiến mau chết

Thanh Nguyên sưu tầm

 

Sau đây là 10 lý do khiến bạn mau về chầu Diêm Vương do Thanh Nguyên sưu tầm.

  1. Lười vận động

Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới “The Lancet” đã từng có một bài viết rằng, trong 10 người tử vong sớm thì có 1 người tử vong do thiếu vận động. Ngoài ra còn có những nghiên cứu cho rằng những người mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, u bướu, tiểu đường 2, các bệnh mãn tính có 12%-19% nguyên nhân mắc bệnh là do kém vận động.

Năm 2013 tổ chức y tế thế giới đã từng công bố “bệnh lười vận động” đã trở thành nhân tố có nguy cơ tử vong đứng thứ 4 trên thế giới. Theo thống kê, trên toàn thế giới mỗi năm có 3,2 triệu người chết do nguyên nhân này mà con số này đang tăng lên mỗi năm.

      2. Ngồi vắt chéo chân

Bạn đang ngồi vắt chéo chân hay ngồi ngay ngắn ? Bạn có biết ngồi vắt chéo chân rất nguy hiểm không ?

Khi một chân của bạn vắt chéo vào chân còn lại sẽ gây mất cân bằng cột sống, các cơ mềm xung quanh cột sống sẽ bị co rút lại, lâu dần sẽ gây ra các bệnh biến dạng cột sống, đau cơ và đau lưng.

Tư thế ngồi này cũng khiến đầu gối và các tĩnh mạch bị ức chế khiến máu lưu thông khó và huyết áp tăng cao dễ gây ra các bệnh giãn tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch nén.

Hai chân kẹp chặt vào nhau còn khiến nhiệt độ ở vùng xương chậu tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với nam giới không chỉ làm giảm sức sống của tinh trùng mà còn có khả năng bị viêm tuyến tiền liệt. Đối với nữ giới sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không mau ngồi ngay ngắn lại?

  1. Ngồi lâu trước computer

Tôi tin rằng có rất nhiều người đang mắc phải điều này: ngồi lâu trước computer mà không vận động. Theo như một nghiên cứu của trường đại học Queensland, Úc sự nguy hại của việc ngồi lì một tiếng đồng hồ tương đương với việc hút hai điếu thuốc lá, điều này đồng nghĩa với việc bạn bị giảm “22 phút tuổi thọ mỗi giờ”.

Ngồi lâu trước màn hình máy tính mà không vận động khiến mật độ máu đông tương đối cao lâu dần sẽ gây tình trạng đông máu dưới chân, khi vận động các cục máu đông sẽ bong ra rồi di chuyển gây tắc nghẽn mạch phổi, nghiêm trọng có thể gây đột tử.

Ngồi lâu trước máy tính với một tư thế không đổi còn gây căng thẳng đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh và mạch máu, nhìn lâu vào màn hình máy vi tính còn khiến mắt khô và đỏ, ảnh hưởng tới da và trí não.

  1. Uống ít nước

Uống nước là chuyện nhỏ nhưng uống ít nước lại là chuyện lớn.

Khi bạn cảm thấy khát nước tức là lượng nước trong cơ thể bạn đã bị mất đi 1% so với trọng lượng cơ thể, các cơ quan trong cơ thể đã bắt đầu bị ảnh hưởng.

Khi lượng nước mất đi đạt mức 2% trọng lượng cơ thể thì việc vận động của cơ thể sẽ bị cản trở đồng thời cảm thấy bị ức chế và chán ăn.

Nếu đạt mức 4%-8% sẽ xuất hiện các triệu chứng như khô da, khàn giọng, mất sức… nghiêm trọng hơn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

  1. Dùng sức quá mạnh khi đi vệ sinh

Bị táo bón khi đại tiện nếu như dùng sức quá mạnh có thể khiến cơ tim bị kích thích gây ra các biến cố đột quỵ nghiêm trọng hơn còn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp tính hoặc tai biến mạch máu não.

Điều này thường gặp ở người trung tuổi và người già đặc biệt là những người huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh tim, bệnh tiểu đường…

  1. Thích uống nước ngọt ướp đá

Người già mà thường xuyên uống nước ngọt ướp đá với một lượng lớn vô cùng nguy hiểm. Do thực quản nằm sau tim, dạ dày nằm ở dưới tim, vì vậy nếu như uống một lượng lớn nước ngọt ướp đá dễ gây co thắt mạch vành và dễ dẫn tới đột tử.

  1. Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh

Bạn có thói quen mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh không ?

Vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại dễ gây phân tán mất tập trung, đáng lẽ chỉ cần mất mấy phút để đi vệ sinh thế nhưng vì chú tâm vào điện thoại mà phải mất đến nửa tiếng đồng hồ mà vẫn chưa giải quyết xong khiến chất thải tắc nghẽn lâu trong hậu môn kích thích mạch máu gây tụ máu, lâu dần sẽ khiến tuần hoàn máu tắc nghẽn gây ra bệnh trĩ.

  1. Cúi lưng bê vác đồ nặng

Bê vác vật nặng mà tư thế không đúng rất hại cho lưng.

Cúi gập lưng để bê vác vật nặng khiến địa đệm xương sống của thắt lưng đột nhiên phải chịu sức ép lớn dễ gây thoát vị địa đệm, rất nhiều người đau lưng bị nặng hơn là do việc khom lưng bê vác vật nặng không đúng tư thế.

Hãy cố gắng để tránh việc khom lưng bê vác nặng hay xoay người với đồ. Nếu muốn bê vác vật nặng hãy nên ngồi hẳn xuống thấp chân và thẳng lưng, để vật nặng tựa vào cơ thể mình hoặc các dụng cụ trợ lực. Nếu như bất đắc dĩ phải khom lưng thì nên để tay đỡ hai bên của vật thể để giảm trọng tải cho lưng của bạn.

  1. Trầm lặng ít nói, dễ nổi nóng và cáu giận

Khi công việc không được thuận lợi, quan hệ xã hội không được tốt nhưng lại không thể thổ lộ với ai, dễ bị ỷ lại và dựa dẫm vào người thân nhưng nếu người thân không hiểu hoặc ít thổ lộ sẽ cảm thấy bị bất lực, bế tắc. Thử hỏi nếu như áp lực bị dồn nén lâu ngày trong người thì liệu bạn có thể khỏe mạnh được không?

Sức ép, uất ức khiến tâm lý bị rối loạn khiến sức đề kháng và miễn dịch bị giảm sút tạo cơ hội cho các tế bào ung thư dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể.

  1. Không chú trọng tới những tín hiệu bất thường trong cơ thể

Theo như một báo cáo nghiên cứu nam giới ở độ tuổi trung niên có hơn 70% người mắc một hoặc nhiều loại bệnh chủ yếu liên quan tới cơ quan sinh sản và đường ruột. Nhưng 80% trong số đó xuất hiện triệu chứng bệnh mà không lập tức điều trị, đợi cho tới khi “không thể chịu đựng được nữa” mới tìm đến bác sỹ, 18% người trong số đó khi chẩn đoán chính xác đã phải tiến hành phẫu thuật gấp, số ít còn lại đã là giai đoạn cuối hoặc rơi vào tình trạng nghiêm trọng.

Có bệnh phải kịp thời tìm bác sỹ điều trị nếu không sẽ khiến bệnh tình ngày càng tồi tệ. Có biết bao nhiêu người vì nghĩ bệnh nhẹ mà không đi khám đợi tới khi phát triển thành bệnh nặng có muốn cứu chữa cũng không kịp. Trên đời này không có thuốc hối hận, một khi đã trở thành bệnh nặng thì chỉ còn nước chờ chết mà thôi.

Nguồn: fb Peter Thanh

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.