Mai Tá chuyển ngữ
Vai trò của nam- giới thời ấy cũng được định-vị theo cung-cách tương-tự, tức có nghĩa bảo rằng: công việc của nam- nhân thời bấy giờ là kiếm kế sinh nhai, dưỡng nuôi gia đình.
Quyền-uy thế-lực đầy dương-tính ở đàn ông, được định-vị theo cách nhân rộng là do hiệu-năng mà các vị từng tác-tạo ngõ hầu giúp nam-nhân thực-hiện công-tác vốn đề-bạt cho họ.
Nam-nhân, là giới/phái thuộc giòng-giống quý-tộc. Các ông là vua một cõi ở trong nhà, và là người đưa quyết-định xử-lý; bởi thế nên, vợ con trong nhà được trông chờ chuyên lo phục-vụ gia-trưởng hết lòng, hết trí khôn của mình.
Công việc của nam-nhân do bậc cha/bác đề-xuất, vẫn giới hạn. Thông thường thì, hầu hết các việc như thế, đều có liên-quan đến công-tác mà nói theo các nguồn sử-liệu, vẫn do nam-nhân thực-hiện ở xã-hội vốn kéo dài mãi đến thời cách-mạng kỹ-nghệ diễn ra hồi thế-kỷ thứ 19, trong khi xã hội ngoài đời vẫn theo nông-nghiệp.
Mọi người lại cứ coi đây như khúc xương trụ của nền kinh-tế. Thế nên, khi có yêu-cầu đòi hỏi kỹ-năng chuyên-biệt thì, ngay lập tức, một chương-trình huấn-nghiệp được thiết-lập cho mọi người. Điều đó có nghĩa là: cả vấn-đề này nữa, cũng mang cung-cách rất dương-thuần đặt nền-tảng trên tương-quan chủ/nô. Mọi hình-thái sống được tạo-mẫu theo hệ-cấp giá-trị kiểu cha/bác, có trên/có dưới rất đề-huề.
Ngay chuyện học-hành trường/lớp chính-thức, lâu nay được thể-hiện cho quảng-đại quần-chúng, mang dấu ấn rất “dương-cực”, tức: dùng bậc cha/bác làm tiêu-chuẩn để noi gương. Các hiệu-trưởng trường khi xưa mang phong-cách của bậc cha/bác theo dạng-thức thay cho bậc cha/ông trong nhà, tức: đấng bậc luôn có quyền tối-hậu ở nhà trường.
Kỷ-luật ở trường khi ấy rất nghiêm-túc. Có lúc, bao gồm cả việc đánh/đập bằng roi/vọt hoặc trừng-trị thân xác nữa, tức: một thứ trật-tự có từ thời xưa cổ. Còn, giáo-án giảng dạy ở trường vẫn không khác trước; tức: vẫn tùy vào khuôn-thước của giới-tính do thời-thế định-đoạt. Trai tráng trong làng được học hành tử-tế, hết mọi bộ môn như: khoa-học, triết-học. Riêng bậc nữ-lưu chỉ được học môn nào nhẹ và dễ, như: âm-nhạc, thi-ca, hoặc nghệ-thuật tạo-hình, mà thôi.
Là nữ-nhi, các em chỉ được học-hành ở mức tối thiểu, tức tùy nhu-cầu đích-thực, thôi. Các trường trung-học tư-thục hoặc công-lập, ngay từ đầu, vẫn dành riêng cho một số rất ít nam-nhi có đặc-ân, đặc-sủng được hưởng lợi lộc, thế thôi.
Cuối cùng thì, khi ngành-nghề giáo-viên trường/lớp được nới rộng cho phụ-nữ (về lương/tiền trả cho cô-giáo bao giờ cũng kém thua bậc thày, nên không mấy hấp dẫn), và trường/lớp sư-phạm lại được mở ra cho cả thày/cô được điều-nghiên thiết-kế kể từ lúc ấy.
Nhiều lần, sự việc này lại nảy sinh ở các trường dành cho nữ-giới, mà thôi. Còn các trường hỗn-hợp nam/nữ lớn/bé, vẫn là chuyện chưa ai dám tưởng tượng, vào thời đó. Trên nguyên-tắc, nam-nhân và nữ-giới được hiểu là loại người khác nhau đủ mọi bề, kể cả bản-chất, rất đặc trưng. Thế nên, không có dấu vết sử-liệu nào để lại cho thấy là có hay không có, chương-trình giảng dạy được điều-nghiên thỏa-đáng cho hai phái tính.
Cơ sở giáo-dục dành cho nữ-giới học lên cao, ban đầu gọi là “Trường trung-học dành cho thày/cô” đã nghiêm-túc định-vị việc bảo-trì giá-trị cũng như tăm tiếng của học-viên qua qui-chế và luật-lệ cũng rất nặng. Khối hành-chánh, khoa bảng vẫn tự coi mình như tiếng La-tinh gọi là “in loco parentis”, tức: ‘dưỡng-dục tại chỗ’ cho con em phụ huynh.
Thời xa xưa, không ai dám coi hôn-nhân như tương-quan quyền-thế giữa các khanh-tướng, ít xuất-hiện. Là vợ hiền, được mọi người lúc ấy đánh-giá không hơn “chị vú” ở cấp cao, chỉ lo mỗi chuyện dọn giường/dẹp chiếu, có hoa hồng hẳn hoi. Các chị, không được trông mong trở-thành người được phép tham-gia ý-kiến với “đức ông chồng” của mình trong bất cứ cuộc chuyện trò nào đáng kể. Là vợ hiền, còn có nghĩa: không được phép tỏ bày lập-trường chính-trị, hoặc quan-điểm lịch-sử hoặc doanh-thương đích-đáng bao giờ hết. Bởi, những việc như thế bao giờ cũng tùy thuộc lãnh-vực của nam-nhân.
Cuộc sống con người, được hiểu là chỉ duy nhất hoạt-động theo cách như thế, kể từ khi Hiến Pháp nước Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ viết lên thành sử-liệu. Công-dân nước này, nếu được phép lập phe/nhóm đảng/phái chính-trị, thì chắc chắn chỉ có chủ-đất mới là người có quyền được thế, bởi ai cũng hiểu là: vị nào có vai vế tương tự như thế, phải là nam-nhân mới được. Và, nhiều tiểu-bang ở Hoa kỳ, nữ-giới không được quyền làm chủ đất, bao giờ hết.
Phụ nữ, nô-lệ, trẻ con và/hoặc người thuê đất nghèo hèn, không được góp vốn/chung tiền làm chủ đất hoặc sẻ san quốc gia mình đang sống. Và, trật tự cuộc sống đây, lâu nay vẫn được “bên trên” bảo cho biết, là: điều đó do Thiên-Chúa tạo-tác và cho phép hiện-hữu khi Ngài tạo-dựng vũ-trụ. Thành thử, chẳng ai dám lên tiếng cãi tranh về chuyện này.
Giả như ai đó có gan làm loạn chống lại những gì được đặt ra, thì theo lẽ tự-nhiên, người ấy được hiểu là đã đứng lên chống lại Thiên-Chúa-Cha. Tựa hồ câu tuyên-xưng ở các buổi phụng-vụ, xưa nay vẫn phán: “Như đã có từ trước vô cùng, và bây giờ và hằng có đời đời chẳng cùng. Amen.” lại là thành-phần ngôn-ngữ có bậc trên/dưới như quân-đội. Mọi việc nhằm thay đổi trật-tự xã-hội, đều bị phản-bác/khước từ, ngay lập tức.
Năm 1873, tại tiểu bang Illinois Hoa Kỳ, có nữ-phụ nọ tên là Myra Bradford từng muốn hành nghề luật-pháp, dù đã thông qua mọi xét-nghiệm đề ra nhưng trên thực-tế, chị vẫn bị cấm tuyệt đối không được hành-nghề như nam-giới; bởi, muốn được thế, tiểu-bang chị sinh sống, phải lập văn-bằng chính-thức, tức một sự-kiện chưa bao giờ xảy đến. Thấy thế, chị bèn đệ đơn kiện lên cấp trên. Sự việc được trao cho Tòa Án Tối Cao tại đó giải-quyết, bằng số phiếu 8 chống 1, đơn thỉnh-nguyện của chị đã bị Tòa trên bác bỏ, khước-từ.
Thẩm-phán Joseph Bradley có viết lên ý-kiến của đại đa số quần chúng, những bảo rằng:
“Tính nhút nhát và tế-nhị của phụ-nữ, rõ ràng không thích-đáng với các ngành/nghề thuộc đời sống dân sự. Hiến-pháp của cơ-quan gia-đình được thiết-lập theo lệnh-truyền thánh-thiêng cũng như bản chất sự việc cho thấy khuôn khổ nội-trợ thỏa-đáng vẫn là lãnh-vực và vai-trò thuộc nữ-giới. Số mệnh và sứ vụ tổng-quan của nữ-giới cốt hoàn-thành vai-trò có dáng dấp quý-tộc và nho nhỏ của vợ hiền và người mẹ.” (*3)
Não trạng ấy, nay chắc chắn phải đổi thay. Ngày nay, tại tiểu bang Illinois, Hoa kỳ, nữ-giới không chỉ được phép hành-nghề luật-pháp mà thôi, nhưng nhiều bậc nữ-lưu còn được phép trễm trệ ngồi ghế trên, có quyền xét-xử ở Tòa Án Tối Cao của Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ. Xem như thế, rõ ràng là các quyết định ban hành từ năm 1873 trở đi đều trở-thành vô hiệu lực.
“Qui định thần thánh” mà Thẩm phán Bradley lâu nay dựa vào, xem ra không còn mang tính-chất thánh thiêng hoặc vĩnh-cửu được nữa.”
Bằng việc kiếm tìm sao cho có lợi lộc và quyền-thế, nữ-giới đã bắt đầu đấu-tranh đòi quyền bầu phiếu, ngay khi Hiến Chương được thi-hành. Tiếp theo đó, sau cuộc Nội Chiến ở Hoa Kỳ, quyền bầu cử lại cũng được nới rộng cho đám da màu bằng vào tu-chính Hiến pháp thứ 15 vào năm 1870. Điều này lại dấy lên phong trào phụ-nữ đòi được quyền bầu cử vào lúc ấy; thế nên, họ bèn biện-luận rằng: tương tự đám người nô-lệ thời trước, nữ-giới không còn bị coi là những kẻ thiếu học hoặc không được quyền sở-hữu đất đai, nữa.
Giới-chức nắm vững mọi quyền-hạn ban đầu chỉ cười khẩy; nhưng sau đó, họ lại nổi nóng phản đối dữ dội, nhưng sự việc cũng chẳng đi tới đâu hết.
Phong-trào phụ-nữ đòi quyền bầu cử cứ thế lớn mạnh. Và khi ấy, chợt thấy đám phụ nữ độc-lập đã bắt đầu tuyên-thệ theo cách chuyên nghiệp, như: nhà giáo, y tá, thư-ký và những người này cứ tiếp tục tăng cao trong hệ-thống kinh-tế đất nước.
Cuối cùng, vào năm 1920, Tu-chính Hiến-pháp thứ 19 được chỉnh sửa, từ đó tạo cho nữ-giới được quyền đi bầu, là thành-phần cốt-thiết theo tư-cách công-dân. 12 năm sau, một nữ-phụ mang tên Frances Perkins được tổng thống tân-cử bổ làm trưởng sở trong nội-các của ông. Và, khoảng 63 năm sau, một nữ phụ khác cũng được chỉ-định làm phó tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ do một trong hai đảng chính-trị quan-trọng của nước này tạo nên.
Khi ấy, toàn bộ chính-trường đất nước này, đã mở rộng cho phụ nữ tham-gia, dù sự việc này còn mù mờ và ngay việc vận-động ngầm ở trong đó, cũng chưa ngã ngũ. Cấu-trúc phụ-hệ từng khống-chế chính-trường vốn chỉ có một số thách-thức nhỏ, đã bắt đầu phai nhạt dần. Kịp đến khi trật tự thời quá-khứ tan-tành sụp-đổ, thì vai-trò chủ-lực của nam-nhân và nữ-giới qua đó mọi trật-tự được dựng-xây, không còn chống cự được nữa. Bởi thế nên, các đổi thay cứ thế sói mòn vai-trò của giới-tính theo truyền-thống, thay cho cán cân quyền-lực giữa phái-tính đã kéo theo cuộc cách mạng giới tính hồi thế kỷ thứ 20.
Kịp đến khi cách-mạng này bắt đầu chặt/bỏ mọi khuôn-mẫu đạo-đức theo dương-tính, thì ngay lập tức thấy có tiếng kêu than đòi chỉnh sửa những sai-lạc. Vòng cung bao bọc quyền-thế nam-tính, đặc biệt là các vòng quyền-bính trong đạo giáo, lại cứ khăng khăng bảo rằng: hành-vi luân-lý/đạo đức đang còn tồn-tại sẽ không bị đổi thay chút nào hết.
Tựa hồ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời khi xưa khắc chạm trên bia đá vẫn liên-tục tồn-tại chẳng thay đổi, Lề-luật Chúa ban-hành, đã trở-thành phổ-cập và càng ổn-định hơn “Luật của người Medes và Ba-Tư” nữa. Các chuyện hoang-đường về đạo luôn mô-tả tính thánh thiêng thần-thoại xuống thành qui-luật giúp những người ký giao-ước đồng ý sống thuận-thảo, hệt như thế. Và, các luật ấy được đầu-tư bằng phẩm-giá bộc-lộ ý-định thánh thiêng của Đức Chúa (*4).
Thế nhưng, mọi thay-đổi cứ tiếp tục coi thường mọi cự-tuyệt, ràng buộc và kháng-án lên trật-tự thánh-thiêng. Có cái gì đó đang trồi lên, mà không ai có khả-năng khiến nó khựng lại được hết. Các qui-định về luân-lý/đạo-đức sửa trị hành-vi dục-tình ngày hôm nay đang được viết lại, cả trong thực tế lẫn ở pháp luật, mà xem ra, nó không bị ảnh-hưởng gì do các tiếng giọng tìm cách chất-chứa, kiểm-soát hoặc lên án nó.
Mới đây, có giám đốc chủng-viện nọ lại đã viết rằng: bất cứ toan tính nào tìm cách tái suy-tư luân thường/đạo-đức, hoặc muốn đổi thay tính cha/bác của Thiên-Chúa, hoặc từ bỏ ý-nghĩ độc-quyền cho rằng: một nhóm nhỏ sở-hữu duy chỉ một sự thật, phải được “đối đầu ở mọi lãnh vực” (*5)
Quan-niệm này cũng hoàn-toàn bất-lực như nhân-vật Don Quixote từng chiến-đấu địch-thù tưởng-tượng. Thế giới, với giá-trị và định-nghĩa của riêng nó, đang làm thay-đổi không phải vì chúng dân đang trở-thành vô-luân, nhưng vì hiểu biết của con người về cuộc sống nay đang đổi thay. Dùng ngôn-từ của ca-vịnh đặt hồi thế kỷ thứ 19, thì “Vận-hội mới dạy ta bổn-phận mới, thời-gian làm cho những điều xưa kia coi là tốt đẹp, nay ta thấy nó kỳ kỳ.” (*6)
Con người khó có thể trông chờ mọi khuôn-mẫu dục tình phải đổi thay mà không cần đạt thay đổi về hành-xử tình dục. Với nhận-thức mới về sự thật nổi bật từ các điều-tra/nghiên-cứu khoa-học và hiểu-biết thấu-đáo có từ các quan-điểm lịch-sử đang diễn-tiến đổi thay, các hành-xử dục-tình được hướng về thể-trạng tràn đồng, rộng rãi.
Dĩ nhiên, khuôn đạo-đức xưa không có được cung-cách kêu mời ta tái khẳng-định đường lối suy-tư về “đạo-đức truyền thống” theo cách nó khiến ta ra như thế. Tỉ như, hôn nhân xưa chẳng bao giờ yêu-cầu hợp-thức-hóa rộng rãi các sinh-hoạt dục-tình dù ngay trong xã-hội phương Tây cũng không thấy những chuyện như thế.
Ở một số quốc-gia bên trời Tây, nhiều phụ-nữ già-dặn, có kinh nghiệm nhiều về tình dục cho rằng: việc trai tráng ở tuổi sau dậy-thì nên hiểu/biết bí-nhiệm của hành-động làm tình. Điều này có lẽ cũng giúp cho người con trai trở-thành tình-nhân tử tế, hữu-hiệu với cô dâu còn khiết-tịnh.
Theo đường-lối ít cấu-trúc, đám nam-nhân chẳng cần phải chờ đến lúc lập gia đình xong rồi mới được phép ăn nằm xác thịt. Đám gái điếm, nô tỳ, phụ-nữ thuộc giai-cấp thấp hèn và đàn bà sắc tộc bị chèn ép, vẫn thường bị đám dân chơi hoặc đàn ông trẻ-trung, lỗi lạc dùng làm đồ chơi giải trí. Chỉ đàn bà và một số phụ nữ không giống thế, mới được bảo là phải “giữ mình trinh-tiết để còn lo chuyện cưới hỏi”. Và thực sự mà nói, hôn-nhân xưa vẫn định-nghĩa là: sinh-hoạt tình-dục của người vợ, là cốt để cho người chồng hưởng thụ, chứ không phải chuyện ngược lại.
Thời xưa, mục-tiêu chính của hôn-nhân được nhắm vào yếu-tố kinh-tế nhiều hơn luân lý/đạo-đức. Phụ nữ được dạy phải sinh con đẻ cái cho nhiều hầu kế-thừa tài-sản cũng như phúc-lợi từ nam-giới. Trong số những người thuộc giai-cấp trên, tức: những vị ban-hành luật lệ cho người khác tuân-giữ, thì trinh-tiết của cô dâu và đặc-tính đáng tin cậy của nữ-giới có gia đình, là bảo-đảm cho đàn ông/con trai được sở-hữu hầu họ có thể trao thân gửi phận và gia-tài của chính họ.
Có câu truyện cười nọ kể rằng: sự khác-biệt duy-nhất giữa kiến-thức và niềm tin còn tùy vào lúc sinh con, khi đó người mẹ mới nắm chắc đứa con vừa lọt lòng, đích-thị là con đẻ của mình, trong khi đó người đàn ông chỉ mỗi tin. Và, một cách duy nhất khiến niềm tin có thể thay đổi thành thứ kiến-thức không cần bàn cãi đối với đàn ông, là: qua các cấm kỵ đạo đức cực mạnh không cho phép người nữ được hưởng lạc nếu không làm đám cưới và bên ngoài xã-hội, hầu ngăn ngừa người vợ có cơ tỏ ra hớ-hênh, vô ý. Tôn-giáo, văn-hóa, chính-trị và kinh-tế là các đơn-vị đưa ra các cấm kỵ ấy.
Chính vì lý do đó, mà hôn-nhân không bao giờ đòi hỏi hoặc bị áp-đặt từ phía Giáo-hội cả với giai cấp thấp hèn hơn, mãi đến thời kỳ rất trễ trong lịch sử. Là nông-gia, những người này chẳng bao giờ có tài sản để bảo-quản; thành thử, họ chẳng khi nào có nhu-cầu to lớn buộc họ phải tổ-chức lễ hôn-phối hầu củng-cố các cấm-kỵ đối với người vợ.
Ở Anh quốc, hối thế kỷ thứ 17 chẳng hạn, phần lớn các cặp phối-ngẫu đem con đi rửa tội được đưa vào danh-bạ tương-tự như luật đời ấn-định. Vốn không làm lợi cho hàng giáo-sĩ, nam-nhân và nữ-phụ thuộc giai-cấp thấp, chỉ biết làm có mỗi việc là cứ bắt đầu chung sống với nhau rồi cũng xong. Giáo hội, ít ra là Giáo hội Anh quốc, đã tham-gia khuôn-thước tương-tự như thế từ nhiều thế-kỷ nay. Thời cổ, thế-giới chẳng quan-tâm gì chuyện đạo-đức tính-dục như các nhà luân lý ngày nay từng suy-tưởng.
Tuy thế, đã có lúc qui-định hôn-nhân một vợ/một chồng cũng có uy và được coi là tốt đẹp và phải lẽ, và luật ấy được sử-dụng để tạo thế quân-bình cho đời sống cũng như để thánh-hóa các gia đình. Lợi lộc ban đầu ở hệ-thống ấy được đồng-thuận cho phép mọi người coi đó như cách diễn-tả ý Chúa, một dấu-hiệu bảo đảm giòng giống tốt; và ngay chuyện coi đó như hành-xử duy-nhất được coi là có luân-lý, đạo-đức.
Ngược lại, dù không chống lại điều đó, lực đổi-thay sẽ mãi mãi tạo cho thể-chế hôn-nhân có cơ hiện-hữu. Một yếu-tố vô-cảm tạo đổi-thay, vẫn cứ tiến triển nhưng chắc chắn sẽ xuống cấp ngay vào tuổi trung-bình thoạt từ lúc bắt đầu “dậy thì”.
Thế-kỷ 17 và 18, thật không là chuyện bất-thường đối với các cô gái trẻ khởi sự có kinh-nguyệt vào những tháng cuối ở tuổi 16 và 17. Qua kiêng cữ và chăm sóc sức khỏe, tuổi dậy thì ở con trai và cả con gái lâu nay giảm xuống ở mức độ 6 tháng cứ mỗi chu kỳ 50 năm hoặc trăm năm (*7).
Tuổi trẻ hôm nay, về tình-dục, trở nên chín-chắn sớm hơn thế hệ ông/bà nội/ngoại. Xã hội hôm nay, phần lớn các cô gái trẻ đã khởi sự thấy kinh vào những tháng ngày cuối tuổi 12 và 13, trong đời.
Giả như không có thay đổi nào khác, thì đổi-thay nói ở đây cũng kéo dài ở tuổi dậy thì và hôn-nhân, trừ phi độ tuổi kết-hôn giảm sút tùy theo đó. Trên thực tế, mọi người thấy hoàn toàn khác hẳn. Trong khi lực thiên-nhiên làm suy giảm tuổi “dậy thì”, các lực-lượng văn-hóa lại dời đổi tuổi hôn-phối, phần lớn là do phụ-nữ thời nay có cơ hội gia-tăng thời-gian đòi-hỏi để kết-thúc nền giáo-dục và đòi mọi người học cao và đạt cấp-độ thành-thạo cao hơn cho cả nam lẫn nữ.
Thân-mẫu tôi sinh năm 1907, đã bị ông ngoại tôi buộc phải ngưng học ở trường sáu tuần ngay trước khi vào lớp 9. Ông tin rằng, dạy đám con gái nhiều cho lắm chỉ là chuyện mất thì giờ vô lối, thôi. Thế hệ mẹ tôi khi ấy, phụ nữ học đến trung-học thật rất hiếm. Mấy đứa con tôi, tuần tự sinh năm 1955, 1958 và 1959, đều là thành-phần thế-hệ trong đó giới nữ đến trường hầu như ngang bằng đám đàn ông/con trai. Các cháu sau này, mỗi đứa đều lên đại-học tiếp tục học chung nam/nữ đến cả thập-niên.
Ngày nay, khi tuổi dậy thì được tách rời khỏi hôn-nhân chừng mười tuổi hoặc hơn nữa, phải chăng các qui-định văn-hóa và đạo-đức tiếp tục phán bảo: ta chỉ có thể hành-lạc hưởng dục cho đúng khi đã đi vào hôn phối mà thôi không? Nếu thế thì, việc này đặt qui-định đạo-đức vào cuộc xung-đột với thực-tại sinh-lý. Luật luân-lý phải kết-hiệp hài-hòa với thiên-nhiên. Với tư-cách xã-hội, phải chăng ta đã ngưng không còn cân-nhắc các ảnh-hưởng do nền đạo-đức của các đổi thay này gây lên chăng?
Còn một yếu-tố khác về đổi-thay tình-dục có ảnh-hưởng lên khía-cạnh luân-lý/đạo-đức nữa, là: các thành-tựu kỹ-thuật đã tạo ảnh hưởng lên trên phương-pháp kiểm-soát sinh đẻ đáng tin cậy. Trong quá khứ việc sợ-hãi mang thai đã từng tạo căng thẳng lên sinh-hoạt hưởng-lạc dục-tình ngoài hôn-phối. Ước ao hạn-chế và kiểm soát sinh-đẻ có tuổi đời cũng xưa cũ như sự vô ý và cám dỗ.
Sự việc nam-nhân cho tinh-trùng rơi rớt ra bên ngoài trước khi đạt khoái-cảm từng được Sách Sáng Thế mô tả kỹ trong truyện kể Onan (X. Sách Khởi nguyên chương 38). Với người xưa, thời kỳ “an toàn” và “màu mỡ” đều được chú ý cách đặc-biệt. Thuốc uống cùng các phương tiện ngừa thai đều được lưu tâm chế-tạo, nhưng nhìn chung, tất cả đều không hữu-hiệu. Nỗi lo sợ phải mang thai đã khiến phụ-nữ giữ tiết-hạnh. Nỗi lo sợ ấy, xưa nay vẫn được các nền văn-hóa hùng-mạnh ở khắp nơi hỗ-trợ lên án thái-độ của người nữ ngoại-tình sinh con không giá thú. Tác-giả Nathaniel Hawthorne đã khai-thác tình-trạng xúc-động cao độ khi lên án động-thái này trong cuốn The Scarlet Letter (Cánh Thư Scarlet) viết vào năm 1850.
Nỗi hãi-sợ thụ thai tương-tự như thế cũng được sử-dụng để khuyến-khích nhiều người có người tình, coi đó như lối thoát dành cho nam-giới. Phụ-nữ nào từng có năm hoặc sáu đứa con có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi bị phản-bội khi người chồng mình thích thú tìm tình duyên mới khá lãng-mạn.
Cuối cùng thì, tại nhiều nước, vai-trò của nữ tình-nhân cũng được hợp-thức-hóa và thôi không còn là mối bận-tâm lo lắng về luân lý của người dân nữa. Đành rằng, người nữ nói ở đây rất thận-trọng về vấn đề dục tình và chẳng khi nào có cơ hội đưa người tình của mình đến chỗ riêng tư mà cộng-đồng chúng dân ngấm ngầm thỏa-thuận.
Thế nhưng, kế-hoạch kiểm-soát sinh-đẻ thế kỷ thứ 20, điều mà Madonna Kolbenschtag gọi đó là “Nhà Giải-phóng phụ nữ rất lỗi-lạc” (*8) đã mau chóng kết-thúc uy-lực của dục-tình.
Do có kết quả bình-đẳng giữa hai phái tính, thì những gì áp-dụng cho riêng một người lại cũng có thể áp-dụng cho nhiều người khác nữa. Tất cả các dụng-đích do xã-hội dương-tính lập ra để bảo-vệ và kiểm soát phái nữ, trong cùng lúc cũng thích-nghi với ước ao của nam-giới có thêm nhiều hành-lạc thể xác, đã trở thành vấn đề thật sự.
Nay thì, các nhân-vật gọi là “nữ tình-nhân” không còn cần thiết đối với đàn ông/nam-nhi nữa, việc ấy là nhờ chiêu-bài tạo cho nam-nhân ngõ thoát tình dục mà không gây nguy hiểm cho người vợ phải thụ thai. Đàn ông hôm nay, đúng là có khả-năng tỏ ra trung-thành với vợ nhà đồng thời tạo khoái-cảm cả hai mà chẳng mang nỗi hãi sợ tựa như thế.
Việc triển-khai kế-hoạch kiểm-soát sinh/đẻ một cách hữu-hiệu cũng có thể trở-thành phương-tiện duy-trì chính-sách một vợ/một chồng một cách có hiệu-quả; đồng thời lại coi đó như khuôn-mẫu cho hành-xử dục-tình tốt đẹp trên lý-thuyết. Thế nhưng, nam-nhân nào có khuynh-hướng nghiêng về dục-tình và ít ngả về các quyết tâm như thế, nay cũng giảm sút hầu cho phép thành-tựu kỹ-thuật này giới-hạn hành-xử của họ, theo cách này hay cách khác.
Trong khi đó, nữ-lưu dù bị giam giữ nhiều thế-kỷ trong hệ-thống quyền-lực do nam-nhân thống-lĩnh cũng khám phá ra tự-do tình-dục và cùng lúc cả sự bình-đẳng chính-trị cũng như xã-hội. Cách-mạng dục-tình cứ thế tiến về phía trước. Mọi sức mạnh đổi thay nay tăng nhanh nhịp độ qui-tụ mọi người và cơn thủy-triều tình-dục không thể trở đầu lại được nữa.
Nhiều sự việc lại đã xảy ra cùng một lúc, như: phụ nữ được quyền đi bầu hoặc có cơ-hội học cao lên nữa, vẫn gia-tăng. Mặt khác, các trường chuyên-nghiệp nam/nữ lại cũng bãi bỏ việc giám-thị có quyền hành-xử tự phát; việc gia-tăng nhu-cầu xây-cất căn hộ cho gia-đình có ít con hoặc cho người độc thân không muốn có gia-đình, bởi lẽ làm như thế bậc cha mẹ có thể dòm ngó, quản cai đời sống của họ.
Yếu-tố xã-hội, cộng thêm hệ-thống chuyên-chở ngày một khá hơn và tình-trạng giấu kín tên tuổi người hành xử cùng sự-kiện phụ-nữ tham-gia lao-động và/hoặc hiện-tượng cho phép người nữ có vai vế, chức vụ cao trong guồng máy xã-hội hợp với các thành-tựu trong biện-pháp kiểm-soát sinh-đẻ đã thay đổi hình-thái lịch-sử cũng rất nhiều.
Những thứ ấy, từng là sức mạnh bẻ gẫy hệ-thống nam-nhân thống-lĩnh quyền-hành ở xã-hội và các sự việc khác nói lên lý do tại sao qui-định đạo-đức của thời đại trước không còn tồn-tại lâu dài nữa.
Dĩ nhiên, các nhà luân-lý/đạo-đức có lời ăn/tiếng nói công-khai ngoài xã-hội lại đã gióng lên nhiều quan-ngại. Thế-giới mà họ am-tường và yêu quí, tức xã-hội từng phục-vụ họ hết mình, đã và đang chết dần chết mòn. Thời của nam-nhân khuynh-loát mọi thế-hệ đang trên đường quá vãng.
Một khi các hệ-thống xã-hội thuộc thời quá-khứ rày mai một, và khi các cấm kỵ của thời đã qua nay thất-bại, thì cũng dễ hiểu là tình-trạng hỗn loạn về đạo-đức và cả đến tình-trạng điên-loạn ngoài xã-hội rồi cũng theo sau. Các khoản phụ trội tiếp theo sau thời đổi-thay cách-mạng đôi lúc cũng đủ để thuyết-phục được nhiều người và thời-đại ấy đã trờ tới.
Tuy nhiên, vào thời ấy, lại cũng thấy nhiều đạo luật và đường-lối chỉ-đạo cốt để con người tự kềm-chế thu gom các giá-trị tân-tạo có khả-năng khiến cho chúng nở rộ và hoạt-động lâu dài cho tương lai.
Điều đó, chắc chắn đang diễn ra ở đây, hôm nay. Trong cả hai cung vòng đạo-giáo và ngoài đời, bài bản mà nhiều người học hỏi về hành-xử dục-tình bừa-bãi vẫn là những gây hại cả về tinh-thần lẫn cảm-xúc cũng như thể lý; như thế có nghĩa là: không một gặp gỡ nào về thể xác lại có thể trở thành tạm bợ mà không tạo hậu quả. Toàn-bộ trật-tự xã-hội lại đã rút lui không còn có những thể-nghiệm dục-tính vốn dĩ trở thành việc tầm thường nơi độ cao cách mạng.
Tuy nhiên, một trong các khả-năng quay trở về với khuôn mẫu dục-tình của thời đã qua, không còn mở ra cho ta nữa. Từ đó, có lẽ sẽ không còn việc quay trở lại với các giá-trị và đặc-trưng của thời hoàng-kim dương-tính trong đó phần đông mọi người định-nghĩa là qui-luật đạo-đức đầy “truyền-thống” từng được triển khai lâu dài. Thêm vào đó, ta lại sẽ chứng-kiến sự kiện khu-vực xám ấy sẽ phát-triển và mở rộng do sự chung chạ bừa bãi, và/hoặc do bởi qui-định chỉ được ăn nằm xác thịt nếu cưới hỏi đàng hoàng.
Nhiều người sẽ sống trong khuôn khổ hạn-chế, thứ khuôn-khổ đặc-trưng không kiên-định có quyết tâm khác nhau và các loại hình chung chạ xác thịt tư riêng nào khác. Cũng trong phạm-vị mầu xám ấy, lại sẽ thấy nhiều đặc trưng mới mẻ cần tạo ra.
Những gì mà cả nam-nhân lẫn nữ-phụ đi vào ràng buộc hôm nay chính là cuộc chiến quyết tái định-vị chính họ trong một thời-đại mới, có kiến-thức và tư-tưởng mới. Lời kêu gọi Giáo-hội tra thân vào thời đại này là lời mời gọi Giáo hội hãy hiện-diện với người của Giáo hội đi vào trung-tâm cuộc sống xám xịt đang phát-triển rộng rãi, hầu giúp đỡ con người tìm kiếm khuôn mẫu hành-xử khả dĩ nâng cao cuộc sống của mọi người.
Thời đã đến với Giáo hội, nếu các ngài muốn tạo được bất cứ tín-nhiệm nào làm thể-chế thích-đáng để xem xét các vấn-đề của người sống độc-thân, của những người đã từng ly dị, những người đã lập gia-đình rồi và những người đồng tính nam nữa từ một tầm nhìn cởi bỏ khuôn mẫu cha/chú của thời đã qua, và giúp những người này tìm ra con lộ tẻ khả dĩ dẫn đưa họ đi vào cuộc sống khẳng định sự lành thánh riêng tây. Thật cũng quá đủ để ta suy về các quà tặng như thế có thể đang trờ tới từ Giáo hội chăng? Tôi không nghĩ sự việc lại như thế.
Nguồn: vuisongtrendoi@gmail.com
________
Chú thích
- Fritjof Capra, The Turning Point (New York: Simon & Schuster, 1982), tr. 35-39.
- The Episcopal Church, The Book of Common Prayer (Greenwich, Conn.: Seabury Press,
1928), tr. 580.
- Supreme Court case of Bradford vs the State of Illinois, 1873.
- John S. Spong and Denise G. Haines, Beyond Moralism (San Francisco: Harper & Row,
1986).
- John H. Rodgers, “The Seed and the Harvest,” Trinity School for Ministry 3, no. 6 (July 1987)
- James Russell Lowell, “Once to Every Man and Nation,” 1845. Cũng nên ghi nhớ ở đây rằng
Giáo hội Êpiscôpan không sủ-dụng bài ca vịnh này trong tập vịnh ca đã duyệt xét và đưa ra
hồi 1982. Cả đến tự-vựng dục-tình cũng không được dùng đến, nhưng ban hiệu-đính lại cũng
không tin rằng thời-khắc thánh-thiêng để chọn-lựa cũng chỉ đến “một lần là tất cả cho mọi
người và mọi dân-tộc”.
- Janice Delany, Emily Toth và Mary Jane Lupton, The Curse: A Cultural History of
Menstruation (New York: Dutton, 1976)
- Madonna Kolbenschlag, Kiss Sleeping BeautyGood-Bye (San Francisco: Harper & Row,
1988)
Views: 0